Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-nôm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-nôm. Hiển thị tất cả bài đăng

15/03/2018

Một số thông tin bổ sung về danh tác "Sứ Hoa tùng vịnh" của Nguyễn Tông Quai

Hôm nay, đi bài  này trên Giao Blog để động viên một người bạn đang loay hoay 

Bài của Lê Thị Vỹ Phượng. Đã xuất bản năm 2012. Về tác phẩm danh tiếng Sứ Hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai (viết trên đường hai lần đi sứ nhà Thanh với tư cách phó sứ rồi chánh sứ; lần đi đầu tiên thì là phó sứ, còn chánh sứ là Nguyễn Kiều - phu quân của Đoàn Thị Điểm).

Tác giả trích phát biểu một phần từ luận văn thạc sĩ (Ngữ văn Hán Nôm) về Nguyễn Tông Quai. Bài đưa ra một số thông tin bổ sung cho nhận thức trước năm 2012 của học giới.

06/02/2018

Tư duy sáng tạo của người Việt: đến cụ Hà Văn Thùy cũng phải thốt lên "sáng tạo hay tối tạo"

Xưa nay, cụ Thùy vốn rất tự tôn người Việt. Cụ xem đó là một tộc người hàng thượng đẳng, hay một giống người tinh hoa, ví dụ xem lại ở đây (đầu năm 2014) hay ở đây

Sang xuân 2018, trong bài khai bút đầu năm, cụ đã làm một bước ngoặt đáng chú ý trong suy tưởng về Việt tộc. Lời thốt lên "sáng tạo hay tối tạo" của cụ dành cho sản phẩm tinh hoa của giống người tinh hoa ấy, là chữ Nôm, hẳn là một sự khác thường đến kì lạ so với trước nay.

30/01/2018

Ăn mừng thế là đã quá đủ, hãy sớm trở lại mặt đất thực sự bình dị

Tất cả mới là bước đầu. Mới là phó vương một giải đấu trẻ ở Á châu - dù thế nào vẫn đang còn là vùng trũng của bóng đá thế giới. Để tạo được đẳng cấp thực sự, trong bóng đá châu lục và thế giới, còn phải cố gắng gấp năm gấp mười với thành quả không đáng mấy vừa có được.

24/11/2017

Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt : đề án cải tiến "cực chất" của nhà ngôn ngữ Bùi Hiền

Đề án cải tiến chữ quốc ngữ của cụ Bùi Hiền, nói chơi chút, là: nếu cụ Đắc Lộ (tác giả của từ điển Việt - Bồ - La xuất bản tại châu Âu hồi đầu thập niên 1650) mà có được thấy thì chắc cũng sẽ phát hoảng. Rồi Đắc Lộ sẽ lẳng lặng đem đốt luôn cuốn Việt - Bồ - La tiêu tốn mấy chục năm bôn ba cả Đàng Trong và Đàng Ngoài của cụ, lại cộng với mấy năm ròng rã suốt ngày ngồi tự sắp chữ ở bên trời Tây.

Về cơ bản, cách viết quốc ngữ của chúng ta bây giờ, năm 2017, như tôi đang gõ trên màn hình này, là bắt đầu đã được tạo khuôn từ chính tả do nhóm Đắc Lộ đưa ra từ mấy trăm năm trước.

27/09/2017

Người Thái ở Việt Nam đã từng sử dụng chữ Nôm, gọi là Nôm Thái ?

Liên quan đến cuốn sách độc đáo Thanh Hóa quan phong của Vương Duy Trinh, với kiến giải của Catherine Churchman (New Zealand).

Người Chăm cũng có dùng chữ Nôm, tạm gọi là Nôm Chăm. Nên người Thái, cũng có thể, đã từng sử dụng chữ Nôm.

23/08/2017

Cần thanh toán cái lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (bản dịch Nguyễn Hải Hoành)

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn miệt mài dịch những bài thú vị từ tiếng Trung ra tiếng Việt. Nể phục sức làm việc của cụ. Lần này là bản dịch một bài phân tích về sự lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (nguyên bản tiếng Trung đã lên mạng từ 11 năm trước, tức năm 2006).

19/07/2017

Chuyến đi Pháp hồi đầu thế kỉ XX của nhà khoa bảng Trần Tán Bình

Đó là những năm 1905-1906. Tức ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu bắt đầu xuất du sang Nhật, khởi động phong trào Đông Du.

Lúc đó cụ Trần Tán Bình  đang giữ chức Tri phủ Hoài Đức. Cụ là một trong những vị quan Việt Nam đầu tiên sang Pháp theo chương trình của chính phủ bảo hộ. Mới tầm khoảng 40 tuổi (Trần Tán Bình sinh năm 1868, mất năm 1937).

Mấy năm sau nữa thì cụ Phan Chu Trinh mới có điều kiện tới Pháp.

13/06/2017

Về tư duy của người Việt qua sáng tạo chữ Nôm, góc nhìn đương đại (của Brian Wu)

Liên quan đến tư duy sáng tạo chữ Nôm, tôi đã bàn ở đâyở đây (trong hội thảo tháng 8 năm 2016). Bản đưa lên mạng của hội thảo đến hiện tại (tháng 6 năm 2017), mới chỉ là bản thoát cảo đầu tiên, chưa phải cuối cùng.

Khi nào có bản cuối cùng (đã chỉnh sửa nhiều so với bản đầu tiên vào tháng 8 năm 2016), thì sẽ bổ sung.

Trước tháng 8 năm 2016, đã nói nhanh ở đây (tháng 1/2015).

Bây giờ thì xem một bàn luận của một bạn tạm gọi là bình dân (có kiến thức về Hán Nôm). Đó là bạn Brian Wu - một người Việt đang sinh sống tại Hoa Kì.

16/01/2017

Học giả Chu Hữu Quang vừa từ trần tại Bắc Kinh, thọ 112 tuổi

Đã viết nhanh về cụ ở một entry trước (xem lại ở đây), cũng đã sử dụng các nghiên cứu của cụ trong một bài viết gần đây (xem lại ở đây).

Cụ được học giới tôn xưng là "cha đẻ của phương án phiên âm tiếng Trung Quốc hiện đại".

Báo chí Trung Quốc mới đưa tin cụ từ trần, thọ 112 tuổi (1906-2017).

17/12/2016

Văn hóa Việt Nam : "Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận" (Trần Ngọc Thêm)

Về truyền thống "hiếu học" của người Việt, tôi đã viết trên mặt báo chí từ mấy năm trước (bản in năm 2012 --- do blog Yahoo bị hỏng từ lâu, nên sẽ post bổ sung ở một entry mới).

Trong bài viết năm 2012, tôi đã nhấn mạnh: hiếu học của người Việt cần phải được nhìn nhận lại. Bởi chỗ: đa phần, "hiếu học" này không phải là "yêu sự học" hay "yêu tìm tòi sáng tạo về tri thức, trí tuệ", mà là nhắm đến "bằng cấp" đến những "danh vọng", tức là "yêu danh vọng".

Bây giờ là quan điểm của học giả Trần Ngọc Thêm (người đã ra cuốn sách về giá trị văn hóa Việt Nam gần đây, đã điểm ở đây, tháng 5/2016). Theo ông, cần cù thực ra chỉ là huyền thoại, còn hiếu học chỉ là ngộ nhận.

26/11/2016

Diễn đàn ngọng N/L: "An Nam" là "An Lam" (bài Nguyễn Cung Thông)

Bài hưởng ứng tham gia "diễn đàn về nói ngọng N/L" - số 001

Ý chính về N/L như một vấn đề lịch sử ngữ âm (xưa thì N và L đã bị lẫn lộn, hay không được phân định rõ ràng, trong một phạm vi rộng ở cả Việt Nam và Trung Quốc), tức N/L qua góc nhìn coi trọng lịch đại, của bác Nguyễn Cung Thông, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây.

Bây giờ là một số bổ sung, cho tổng quan đã trình bày hôm trước, của chính bác Nguyễn Cung Thông.

Trình bày bổ sung này của Nguyễn Cung Thông vốn qua word file, gửi tới bằng e-mail, nhưng bản lên Giao Blog này thì được biên tập theo trật tự được chỉnh lại. Tư liệu mà tác giả đưa ra cũng sẽ được làm rõ thêm trong chừng mực.

11/11/2016

Nghĩ lại về lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ 20 (bài Liam, bản dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Năm 1920 có thể coi là năm bản lề cho sự thay đổi của Việt Nam. 

Ở một hướng nghiên cứu khác với Liam, mình cũng đưa ra thời điểm tương tự, là thập niên 1910.

Còn đang viết dở. Nhưng một phần của nó thì đã có thể thấy một chút qua phân tích liên quan đến Cao Đài (đã công bố từ 2014 và gần đây, tạm xem ở đây). Chưa kịp nói đến trong bài về chữ Nôm mới công bố gần đây, vì không có đủ diện tích giấy do phải hạn chế về số chữ của bài (bài về chữ Nôm tạm xem bản trên mạng ở đây).

08/11/2016

Chong đèn đọc lại "Hoài Nam khúc" : triều chính nát bét vì đồng tiền

Nhân có việc, đọc lại Hoài Nam khúc - chữ Nôm, cuối thế kỉ 18, ở Đàng Trong của chúa Nguyễn.

Đại khái, tác phẩm Nôm đặc biệt quan trọng này của Đàng Trong (theo thể lục bát trường thiên), có những đoạn tả rất chân thực về hiện tình triều chính khi đó, bị đồng tiền tha hóa tất cả: