Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/09/2018

Trở về với đất mẹ Kim Sơn, làng xóm lập nên bởi các doanh điền sứ

Kim Sơn và Tiền Hải là hai vùng đất gắn với công lao "doanh điền" của các doanh điền sứ thời nhà Nguyễn. Một trong các doanh điền sứ lừng danh là Nguyễn Công Trứ, cụ đã được dân lập miếu thờ sống (sinh từ) ngay lúc đương thời.

Vì việc được dân thờ sống, nên nhà vua có lúc đâm ra nghi ngờ Nguyễn Công Trứ. Là bởi tưởng cụ sẽ mưu phản ! Cụ làm phản làm gì cơ chứ, bởi vợ thì có hơn 10 bà, còn con thì khoảng 40 người, dân thì tôn thờ như thần, vướng bận việc nhà và việc dân lắm rồi ! Đến nay, nhân dân Kim Sơn và Tiền Hải vẫn thờ phụng cụ và truyền tụng những giai thoại thú vị.

Một ngôi đền lớn ở Kim Sơn phụng thờ cụ Nguyễn Công Trứ được tu sửa khoảng chục năm về trước, là bởi công đức của gia đình họ Trần. Chúng tôi đã tới khảo sát khu vực đó, cả trước và sau khi miếu thờ doanh điền sứ được tu sửa. 

Bây giờ, một người con của dòng họ Trần chuẩn bị trở về với đất mẹ Kim Sơn, với vùng đất gắn với cụ Nguyễn doanh điền sứ.

Cụ Nguyễn còn gắn với nhiều sấm kí đặc biệt. Ngôi miếu hưng thịnh rồi suy tàn, rồi lại hưng thịnh. 

Tin cập nhật dần từ các nơi.


















---



Thông cáo đặc biệt về lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang



Chủ Nhật, 23/09/2018, 15:25:07
 Font Size:     |        Print
TTXVN - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956; quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/7/1980; Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII; Chủ tịch nước (từ tháng 4/2016 đến nay), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 10 giờ 05 phút ngày 21/9/2018 (tức ngày 12-8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Suốt quá trình hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, Huy hiệu 35 năm tuổi Đảng.
Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Trần Đại Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Trần Đại Quang với nghi thức Quốc tang.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
_______________________

TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐẠI QUANG
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/7/1980.
7/1972 - 10/1975: Đồng chí là học viên Trường Cảnh sát Nhân dân; học viên Trường Văn hóa ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
10/1975 - 6/1990: Là cán bộ, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Cục Bảo vệ Chính trị, Bộ Nội vụ.
6/1990 - 9/1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh rồi Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh.
9/1996 - 10/2000: ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh.
10/2000 - 4/2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Được thăng quân hàm Thiếu tướng An ninh Nhân dân và phong hàm Phó Giáo sư năm 2003.
4/2006 - 01/2011: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; được thăng quân hàm Trung tướng An ninh Nhân dân (tháng 4/2007) và phong hàm Giáo sư năm 2009. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
01/2011 - 7/2011: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
7/2011 - 12/2012: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công An Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an. Được thăng quân hàm Thượng tướng (tháng 12/2011); Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.
12/2012 - 4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công An Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, được thăng quân hàm Đại tướng (tháng 12/2012); Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (tháng 01/2016). Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII (tháng 4/2016) được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (tháng 7/2016) được bầu lại làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ tháng 4/2016 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII; ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII; Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV.
Do có nhiều công lao đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, huy chương cao quý và Huy hiệu 35 năm tuổi Đảng.
------------------------
DANH SÁCH BAN LỄ TANG
Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Lễ tang.
2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
5. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
6. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
7. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
8. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
9. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội.
10. Đồng chí Trương Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.
11. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
12. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.
13. Đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
14. Đồng chí Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.
15. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
16. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước.
18. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
19. Đồng chí Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
20. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
21. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
22. Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
23. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương.
24. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
25. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
26. Đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
27. Đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
28. Đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
29. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
30. Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
31. Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
32. Đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
33. Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
34. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
35. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.
36. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
37. Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
_______________

THÔNG BÁO
Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đại Quang
Tang lễ đồng chí Trần Đại Quang tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Linh cữu đồng chí Trần Đại Quang quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang bắt đầu từ 7 giờ 00 phút, ngày 26/9/2018, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang tổ chức vào 7 giờ 30 phút, ngày 27/9/2018 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại Nghĩa trang huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh và tại Hội trường ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang.
Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đại Quang tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Trong hai ngày Quốc tang (ngày 26 và 27/9/2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
BAN LỄ TANG
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/37707802-thong-cao-dac-biet-ve-le-tang-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang.html


---





BỔ SUNG

.

18.

Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang

TTXVN/VIETNAM+ | 
Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc điếu văn tưởng nhớ và đưa tiễn Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Sáng 27/9, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê hương Chủ tịch nước - xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Lễ tang đọc Lời điếu, tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang về nơi an nghỉ cuối cùng. 
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu:
"Thưa đồng bào, đồng chí và các bạn,
Thưa gia quyến đồng chí Trần Đại Quang,
Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đại biểu Quốc hội, nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, đã vĩnh biệt chúng ta.
Đây là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến Đồng chí.
Hôm nay, trong niềm tiếc thương vô hạn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đồng chí, đồng bào, bạn bè và gia đình tổ chức trọng thể lễ tiễn đưa Đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng.
Thưa đồng bào, đồng chí và các bạn,
Thưa gia quyến đồng chí Trần Đại Quang,
Đồng chí Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956 tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước và cách mạng. Đồng chí trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 7/1980.
Hơn 45 năm hoạt động, công tác, từ khi là học viên Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương đến khi giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an rồi Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động, công tác của Đồng chí gắn liền với lực lượng Công an nhân dân, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, đại biểu Quốc hội khoá XIII, Đồng chí đã cùng tập thể Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) về đảm bảo an ninh, trật tự.
Chủ động chỉ đạo nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, giải pháp cơ bản, có ý nghĩa chiến lược về đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm; giữ vững thế chủ động chiến lược, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Những cố gắng, nỗ lực và kết quả nêu trên của Đồng chí với cương vị là người đứng đầu lực lượng Công an nhân dân đã góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và hoạt động đối ngoại của đất nước.
Từ sau Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII tháng 4/2016 đến nay, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đồng chí đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Quốc hội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp và pháp luật. Qua đó, đã tích cực góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị-xã hội; nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, gương mẫu và giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng, thương yêu đồng chí, đồng bào; thực sự cầu thị, khiêm tốn học hỏi, trân trọng lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp; luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, được đồng chí, đồng bào quý mến, bạn bè quốc tế trân trọng.
Trong công tác, Đồng chí là cán bộ lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng và lợi ích quốc gia, dân tộc; có ý chí chiến đấu cao; kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước và nhân dân.
Trong gia đình, Đồng chí là người chồng, người cha mẫu mực, đức độ và giàu lòng nhân ái.
Với 63 tuổi đời, 38 năm tuổi Đảng, đồng chí Trần Đại Quang đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đảng và Nhà nước đã ghi nhận trao tặng Đồng chí nhiều huân, huy chương cao quý và Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Thưa anh linh đồng chí Trần Đại Quang,
Hôm nay, chúng tôi có mặt tại đây để bày tỏ lòng tiếc thương và tiễn đưa Đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng.
Vĩnh biệt Đồng chí, chúng tôi quyết tâm đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đi theo con đường cách mạng vẻ vang mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta đã lựa chọn; kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong giờ phút tiếc thương và xúc động này, chúng ta trân trọng gửi đến gia quyến đồng chí Trần Đại Quang lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương, mất mát không gì bù đắp được.
Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Trần Đại Quang của chúng ta"./.
http://soha.vn/toan-van-loi-dieu-tai-le-truy-dieu-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-20180927151949637.htm




17.

(Tổ Quốc) - Đầu giờ chiều nay, đoàn xe đưa linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã về đến quê nhà, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Rất đông người dân đã có mặt để đón người con ưu tú của quê hương trở về.
Thứ Năm, ngày 27/09/2018 - 14:54
Lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 27/9/2018 tại quê hương Chủ tịch nước xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 
Tham dự lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng đông đảo người dân Kim Sơn, Ninh Bình. 
16h'08: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Tổ chức lễ tang phát biểu cảm ơn.
"Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!
Kính thưa các đồng chí Lão thành cách mạng!
Thưa đồng bào, đồng chí!
Thưa gia quyến đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang!
Trong những ngày qua, Lễ Quốc tang đồng chí Đại tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, đã nhận được sự quan tâm với tình cảm quý trọng và niềm tiếc thương vô hạn của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, của đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế. 
Đến nay, Ban tổ chức Lễ Quốc tang đã cùng với gia quyến đồng chí Trần Đại Quang hoàn thành chu đáo việc tổ chức Lễ viếng, Lễ Truy điệu, Lễ tiễn đưa đồng chí Trần Đại Quang về nơi an nghỉ cuối cùng tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Thay mặt Ban tổ chức Lễ tang và gia quyến đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các đồng chí Lão thành cách mạng, đại diện các ban, bộ, ngành, địa phương, các lực lượng vũ trang nhân dân, đồng bào, đồng chí, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ các nước, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế đã bày tỏ tình cảm, niềm tiếc thương sâu sắc, đến viếng, gửi vòng hoa, gửi điện chia buồn, dự Lễ truy điệu, Lễ an táng và tiễn đưa đồng chí Trần Đại Quang về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ban tổ chức Lễ tang và gia quyến đồng chí Trần Đại Quang cũng đặc biệt cảm ơn Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đồng bào, đồng chí, các lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Ninh Bình và các cơ quan thông tấn báo chí đã tích cực, giúp đỡ, hỗ trợ hiệu quả để Ban tổ chức hoàn thành nhiệm vụ tổ chức Tang lễ đồng chí Trần Đại Quang theo nghi thức Quốc tang trọng thể, an toàn, chu đáo.
Xin cầu chúc hương hồn đồng chí Trần Đại Quang yên nghỉ cõi vĩnh hằng!
Xin vĩnh biệt đồng chí Trần Đại Quang!
Thay mặt Ban tổ chức Lễ Quốc tang, tôi xin tuyên bố Lễ an táng đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến đây kết thúc.
Xin trân trọng cảm ơn./.
16h'03: Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đi vòng quanh mộ để tiễn biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trước đó, òng người trang nghiêm làm lễ mặc niệm, tiễn biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 1Chủ tịch nước đã yên nghỉ vĩnh hằng trong lòng đất tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Những dòng hoa với dòng chữ “Vô cùng thương tiếc Chủ tịch nước Trần Đại Quang” được các chiến sĩ trong Đội tiêu binh trang trọng đặt trên phần mộ của ông.

Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 2

Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 3
15h40': Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình thả nắm đất đầu tiên xuống huyệt mộ Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 4
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 5Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 6Đội nghi lễ đã sẵn sàng cho lễ hạ huyệt
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 7Nơi an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 8Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang phát biểu.
15h20': Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thay mặt Ban tổ chức lễ tang điều hành buổi lễ.
14h38': Người dân tập trung rất đông quanh khu vực an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Công tác chuẩn bị cho lễ an táng đã hoàn tất.
Trưởng đoàn nội tộc Chủ tịch nước đọc lời điếu, nhấn mạnh sự ra đi của Đại tướng Trần Đại Quang là một mất mát bất ngờ.
Đoàn họ tộc nội, ngoại từng người đi quanh linh cữu Chủ tịch nước. Tiếp sau đó, đoàn đại biểu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình dâng hương.
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 9Đội tiêu binh rước di ảnh và chuyển linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại nơi an táng - xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 10 Hình ảnh đoàn xe chở linh cữu Chủ tịch nước về tới xã Quang Thiện- quê hương của Chủ tịch nước.
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình và các lãnh đạo cấp cao có mặt trước khu vực đặt ban thờ. Tới khu mộ, di hài của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được đưa khỏi xe, di chuyển vào khu vực đặt bàn thờ.
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 11Đoàn xe đưa linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang về quê hương Kim Sơn, Ninh Bình
14h27': Đoàn xe tang đã tập kết tại khu vực an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Hàng nghìn người dân đã tập trung xung quanh khu vực này. 
Trước đó, đoàn xe nghi lễ cũng đi qua trường THPT Kim Sơn B, nơi Chủ tịch nước đã có những năm tháng học tập đáng nhớ.
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 12
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 13
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 14
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 15
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 16
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 17
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 18
Hàng nghìn người dân Ninh Bình đội mưa đón đoàn xe đưa linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang về với quê hương.
Đất mẹ Ninh Bình đã đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang yên nghỉ ngàn thu - ảnh 19Đoàn xe đưa linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang về tới quê hương Ninh Bình
13h30': Rất đông người dân Ninh Bình đã túc trực nhiều giờ, dưới mưa để chờ đón linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang để đưa ông về an nghỉ nơi quê nhà.
Tiếp tục cập nhật
http://toquoc.vn/Thoi_su/dat-me-ninh-binh-da-don-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-yen-nghi-ngan-thu-366861.html






16.




Người dân Ninh Bình ôm di ảnh đón thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Nhóm PV | 



Người dân Ninh Bình ôm di ảnh đón thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Sau lễ truy điệu tại Hà Nội, thi hài Chủ tịch nước Trần Đại Quang được đoàn linh xa đưa về quê hương Ninh Bình.

Người dân Ninh Bình ôm di ảnh đón thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Đoàn linh xa đưa thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang chưa về đến Ninh Bình nhưng hàng nghìn người đã sắp hàng 2 bên đường...
Người dân mang di ảnh Chủ tịch Trần Đại Quang đón đợi đoàn đưa linh cữu Chủ tịch.
Người dân mang di ảnh Chủ tịch Trần Đại Quang.
Người dân Ninh Bình ôm di ảnh đón thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh 3.
Rất nhiều người dân đón đợi bên đường chờ đón lĩnh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Trời Ninh Bình bất chợt đổ mưa...
Nhưng người dân vẫn nán lại để đón cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Nhưng người dân vẫn nán lại để đón cố Chủ tịch nước.
Người dân Ninh Bình ôm di ảnh đón thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh 6.
Người dân Ninh Bình ôm di ảnh đón thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh 7.
Người dân Ninh Bình ôm di ảnh đón thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh 8.
Thầy trò trường cũ của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra đưa tiễn.
Thầy trò trường cũ của cố Chủ tịch nước.
Người dân Ninh Bình ôm di ảnh đón thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh 10.
Người dân Ninh Bình ôm di ảnh đón thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh 11.
Người dân Ninh Bình ôm di ảnh đón thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh 12.

http://soha.vn/hang-ngan-nguoi-dan-ninh-binh-doi-mua-don-thi-hai-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-20180927124743823.htm




15.


Con trai Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ tâm nguyện của cha

 - Tâm nguyện của cha tôi là suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng và dân tộc, con trai của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói.
Hình ảnh bùi ngùi trong tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Lời lay động tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang
XEM CLIP:
Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang diễn ra sáng nay tại Nhà tang lễ quốc gia, Hà Nội. 
Sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Trần Quân - con trai của Chủ tịch nước Trần Đại Quang có lời đáp từ.
Con trai Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ tâm nguyện của cha
Ông Trần Quân - con trai Chủ tịch nước Trần Đại Quang 
Mở đầu, ông thay mặt gia đình bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Các ban, bộ, ngành, cơ quan đoàn thể Trung ương, địa phương; Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ TƯ, Bệnh viện TƯ Quân đội 108; Các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế trong nước và Nhật Bản đã quan tâm, chăm sóc, hết lòng điều trị cho cha trong thời gian lâm bệnh cho đến những giây phút cuối đời, tổ chức tang lễ trọng thể, chu đáo và động viên gia đình vượt qua nỗi đau thương mất mát vô cùng lớn lao này.
Ông Quân chia sẻ: "Những tình cảm chân thành, sự chia sẻ sâu sắc và những cử chỉ tốt đẹp mà lãnh đạo các nước, bạn bè quốc tế, đồng chí, đồng bào dành cho cha tôi trong những ngày qua cũng chính là dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đất nước và nhân dân Việt Nam anh hùng".
"Tâm nguyện của cha tôi là suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng và dân tộc. Về với các bậc tiền nhân, anh linh cha tôi sẽ hòa cùng anh linh các thế hệ cha anh, các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đồng chí đã cống hiến trọn đời vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, phồn vinh và hạnh phúc.
Gia đình chúng tôi nguyện kế thừa, phát huy sự nghiệp và những ý tưởng tốt đẹp của cha tôi, nỗ lực đóng góp nhiều hơn cho quê hương, đất nước", ông Quân xúc động nói.
Thay mặt gia đình, ông cũng chân thành cảm ơn các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc VN, đồng bào, đồng chí, lãnh đạo các nước và bạn bè quốc tế đã gửi thư, điện, hoa chia buồn, tổ chức viếng, tưởng niệm, dự lễ Quốc tang, đưa tiễn cha về nơi an nghỉ cuối cùng.
Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt đầu lúc 7h30 sáng nay, sau đó linh cữu Chủ tịch nước được đưa về an táng tại quê hương Ninh Bình.
Điều đặc biệt ở đoàn 800 người vào viếng Chủ tịch nước

Điều đặc biệt ở đoàn 800 người vào viếng Chủ tịch nước

Mặc cho thời tiết khá oi nóng và cơn mưa lớn bất chợt, hàng nghìn người vẫn đổ về Nhà tang lễ quốc gia để viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tình anh em của Chủ tịch nước trong mắt hai Giám đốc Công an

Tình anh em của Chủ tịch nước trong mắt hai Giám đốc Công an

Giám đốc Công an TP Hải Phòng và tỉnh Nghệ An chia sẻ những kỷ niệm khó quên với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Món quà của Chủ tịch nước và vành khăn trắng ngày Quốc tang

Món quà của Chủ tịch nước và vành khăn trắng ngày Quốc tang

Một cụ già 90 tuổi chống gậy, nắm tay vợ đến nhà tang lễ. Một doanh nhân bay từ TP.HCM ra tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Hẹn về bên Chủ tịch nước, gọi từ 'bằng hữu' để mãi chia xa

Hẹn về bên Chủ tịch nước, gọi từ 'bằng hữu' để mãi chia xa

Đồng đội cũ, bạn bè từ thuở ấu thơ sáng nay hẹn nhau từ mọi miền đất nước về Ninh Bình cùng tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Thái An
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/con-trai-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-chia-se-tam-nguyen-cua-cha-479999.html


14.





Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà

Nhóm PV | 





Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà

Từ sáng sớm, người dân Thủ đô ra các con đường mà đoàn xe tang đi qua để tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang về nơi an nghỉ cuối cùng.


Đoàn linh xa đưa linh cữu cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi qua Lăng Bác.
00:00:52

Đoàn linh xa đưa linh cữu cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi qua Lăng Bác.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 2.
Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang tổ chức vào 7h30 ngày 27/9 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại Nghĩa trang quê hương Chủ tịch nước, xóm 13 xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc lời điếu văn, lược lại quá trình công tác của Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 3.
Sau khi lễ truy điệu kết thúc, đoàn linh xa bắt đầu lăn bánh qua các ngõ phố Hà Nội... Từ sáng sớm, nhiều người dân Thủ đô đứng 2 bên đường để tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang về quê Ninh Bình.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 4.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 5.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 6.
Đoàn linh xa đưa thi hài cố Chủ tịch nước đi qua Phủ Chủ tịch.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 7.
Đoàn linh xa tiến qua Lăng Bác.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 8.
Các chiến sĩ công an trang nghiêm chào cố Chủ tịch nước lần cuối.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 9.
Rất đông người dân đứng hai bên đường theo dõi đoàn linh xa lăn bánh.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 10.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 11.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 12.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 13.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 14.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 15.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 16.
Đoàn xe tang qua các ngõ phố Hà Nội.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 17.
Đoàn linh xa đi qua Cột Cờ Hà Nội
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 18.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 19.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 20.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 21.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 22.
Hành trình linh xa đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua các ngõ phố Hà Nội để về quê nhà - Ảnh 23.
Khi về đến Ninh Bình, đoàn sẽ đi qua đường Lương Văn Thăng - Trần Hưng Đạo - cầu Lim – Quốc lộ10 - Kim Sơn sau đó di chuyển về đường làng Lưu Quang, xã Quang Thiện. Lễ an táng từ 15h30 cùng ngày tại quê hương Chủ tịch nước (xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình).
http://soha.vn/hanh-trinh-linh-xa-dua-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-qua-cac-ngo-pho-ha-noi-de-ve-que-ninh-binh-20180927092803894.htm




13. Nhà báo Vũ Hữu Sự bày tỏ thỉnh nguyện (sáng 27/9, trên Fb)

"

Vũ Hữu Sự (cử tri, nhà văn)

KÍNH THƯA CÁC VỊ :
Nước ta có diện tích chỉ 32 triệu ha. Nhưng dân số hiện đã gần 100 triệu người. Bình quân đất đai cho mỗi người dân Việt Nam hiện nay chỉ trên dưới 3.000 m2, và con số đó sẽ còn ít hơn nữa trong tương lai, do dân số tăng, do thiên tai gây lở sông lở núi, do biển tiến (mỗi năm mất thêm hàng trăm ha đất). Trong khi đó, Trung Quốc tuy có trên 1 tỷ người, nhưng bình quân đất đai cho mỗi người dân của họ tới 30.000 m2, tức là gấp 10 lần ta.

Đất đai chật hẹp, nên việc tiết kiệm đất, để dành đất cho người dân canh tác và đất để xây dựng các khu công nghiệp, nhằm phát triển đất nước, đã trở thành cấp thiết và càng lúc càng trở nên cấp thiết hơn. Muốn dành đất cho người sống, thì con đường duy nhất là tiết kiệm đất dành cho người chết. 

Việc tiết kiệm đất cho người chết đã được tiền nhân thực hiện từ rất lâu. Đức Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, khi chết, đã được người thân thiêu xác rồi chôn giữa rừng không để lại dấu vết, theo lời dặn dò của ngài. Đức Ngô vương Quyền cũng chỉ dành cho mình một cái lăng vài chục m2 ở quê mình là làng Đường Lâm (Sơn Tây), Và rất nhiều anh hùng dân tộc khác nữa, khi nằm xuống, cũng chỉ dành cho mình một chỗ đất rất khiêm tốn, không khác gì người dân thường. Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương vận động nhân dân an táng theo hình thức hỏa táng, để vừa tiết kiệm đất cho người sống, lại vừa khỏi ô nhiễm môi trường. Về phần mình, Người dặn, hãy hỏa thiêu thi hài của Người sau khi Người đi “gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các bậc cách mạng đàn anh khác”, mang tro cốt rải ở ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước. Hàng triệu liệt sỹ trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chống quân Pônpốt và quân xâm lược Trung Quốc, cũng chỉ nhận cho mình một chỗ nằm vô cùng khiêm tốn, vẻn vẹn 1 m2 trong các nghĩa trang Liệt sỹ.

Thế mà ngày nay, rất nhiều vị lãnh đạo đảng và nhà nước, khi nằm xuống, đã tự cho mình cái quyền nằm trong một khu đất rộng mênh mông, với những lăng mộ đồ sộ, hoành tráng, và buồn thay, con cháu họ lại lấy đó làm vênh vang, hãnh diện. Gần đây nhất là một vị, đã tự cho mình cái quyền nằm trong một khu đất nông nghiệp rộng tới 3 ha (có người nói là tới 6,5 ha). 3 ha, tức là 30.000 m2. Diện tích ấy bằng không gian sống cho 10 người dân hay một vài nhà máy trong một khu công nghiệp, hàng năm đóng góp cho đất nước rất nhiều, và bằng chỗ nằm cho một sư đoàn liệt sỹ. Thử hỏi, làm như vậy có nên không ?

Các vị đều tự nhận mình là những “học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nhưng “học trò xuất sắc” tại sao lại không nghe lời dạy của thầy ? Tại sao sau khi chết lại không đi vào đài hóa thân hoàn vũ như lời dạy của thày, để rồi người thân mang tro cốt của mình gửi ở một ngôi chùa nào đó, nương nhờ cửa Phật, vừa thanh tịnh lại vừa vệ sinh. Trong nhà trường, những học trò không nghe lời thầy được gọi là những học trò hư, học trò cá biệt.

Đức Hưng đạo Đại vương và rất nhiều anh hùng dân tộc khác không xây lăng mộ, để cho thân xác của mình từ cát bụi lại trở về cát bụi. Nhưng các ngài đã có những cái lăng vô cùng vĩ đại. Đó là những lăng mộ tồn tại muôn đời trong lòng dân. Còn những lăng mộ đồ sộ, trên những khu đất rộng mênh mông của những người lúc sống đã chót vót ngôi cao nhưng lại là những học trò hư của chủ tịch Hồ Chí Minh kia, thì tồn tại trong lòng ai ? Đó chỉ là những núi gạch, núi xi măng đồ sộ đầy phản cảm trong mắt người dân. Có thể do sợ họng súng, sợ dùi cui và sợ còng số 8 mà họ không nói ra, nhưng trong lòng họ bất phục. Và khi sống, nếu người nằm trong đó đã làm những gì trái lòng dân, thì khi chết đi, cái núi gạch, núi xi măng đó chỉ trở thành mục tiêu để người dân chỉ vào đó mà nhiếc móc, chứ hay gì mà phô trương ? Hơn thế nữa, những núi gạch, núi xi măng đó chỉ phơi bày những dấu hiệu bất minh của người nằm trong đó lúc sống. Ai cũng biết, lương của lãnh đạo đảng, nhà nước cấp cao nhất cũng chỉ chưa đầy 20 triệu/tháng. Với mức lương đó, thì tiền đâu để lúc sống đã ở trong những biệt thự khổng lồ trong những khu đất vàng ở thủ đô, trị giá cả trăm tỷ, lúc chết lại còn nằm trong cái lăng trị giá cả trăm tỷ nữa. Hỏi, tức là đã trả lời.

Và nếu cứ đà này, lăng mộ của người sau rộng hơn, đồ sộ hơn lăng mộ của người trước, thì chẳng bao lâu nữa, nước ta sẽ hết sạch đất canh tác và đất xây các công trình. Trên dải đất hình chứ S thân yêu này chỉ còn la liệt những cái lăng. Người dân muốn có đất sống, chỉ còn cách...Đi sang hành tinh khác.

Lúc sống, làm những việc thuận lòng dân, rồi lúc chết, dẫu chỉ còn một bình tro gửi cửa chùa, nhưng được nhân dân xây lăng mộ trong lòng mình. Với lúc sống làm trái lòng dân, khi chết nằm trong cả núi gạch đá, xi măng trên một khu đất rộng mênh mông nhưng lại là mục tiêu để người đời xỉ vả. Đằng nào hơn ?

Để ngăn chặn lòng tham vô độ của những học trò hư của chủ tịch Hồ Chí Minh, chết rồi vẫn cố vơ vét, dành giật không gian sống của người khác. Tôi kính mong các vị hãy ban hành một đạo luật về mai táng, trong đó quy định rõ diện tích đất dành để mai táng cho người chết, để bảo vệ phần đất đai ít ỏi, nhưng là tài nguyên quý giá vô ngần cho nhân dân. 

Trân trọng.
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=513275665766212&id=100012513496781




12.

Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang diễn ra từ 7h30 sáng nay, sau đó linh cữu Chủ tịch nước được đưa về an táng tại quê hương Ninh Bình.
Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Đảm bảo an ninh, an toàn đưa di hài Chủ tịch nước về Ninh Bình
Sơ đồ hơn 20 tuyến phố phục vụ Quốc tang Chủ tịch nước
 XEM CLIP:
8h28
Linh cữu Chủ tịch nước được chuyển lên cỗ linh xa di chuyển về an táng tại quê hương Ninh Bình: 
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
{keywords}
Ảnh: Hồng Nhì
{keywords}
{keywords}
 Ảnh: Hồng Nhì
{keywords}
Ảnh: Hồng Nhì
{keywords}
Ảnh: Hồng Nhì
{keywords}
Ảnh: Diệu Bình
8h10
Linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã được các sĩ quan QĐND Việt Nam chuyển lên cỗ linh xa, có gắn đại bác phía sau.
{keywords}
Các sĩ quan QĐND Việt Nam phủ lá Quốc kỳ lên linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
{keywords}
Linh cữu Chủ tịch nước được chuyển lên cỗ linh xa
{keywords}
8h01
Bắt đầu lễ di quan để đưa linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang về quê nhà ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
 Các sĩ quan QĐND Việt Nam và Đội nghi lễ đang chuẩn bị các thủ tục để tiến hành lễ di quan.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
Các sĩ quan QĐND Việt Nam đang rước di ảnh, khung gắn Huân chương, Huy chương của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng lá Quốc kỳ bắt đầu di chuyển.
7h30
Tại Nhà tang lễ Quốc gia 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành, gia quyến của đồng chí Trần Đại Quang và thân bằng cố hữu đã có mặt tại Nhà Tang lễ Quốc gia để chuẩn bị cử hành trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang.
{keywords}
Dòng người vẫn tiếp tục đến viếng và chờ dự lễ Truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Tại Ninh Bình: 
{keywords}
Tại xã Quang Thiện- quê hương của Chủ tịch nước, không khí nghiêm trang chuẩn bị cho Lễ truy điệu Chủ tịch nước
{keywords}
Trời mưa rất to
Tại TP.HCM: Dự lễ truy điệu Chủ tịch nước ở TP HCM có Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng; ông Nguyễn Văn Nên, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; ông Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương và đại diện nhiều Bộ, ban, ngành cùng người dân TP HCM....
{keywords}
Ảnh: Văn Đức
{keywords}
Ảnh: Văn Đức
7h29
Ban Tổ chức Lễ tang viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang trước khi lễ truy điệu bắt đầu.
{keywords}
Ảnh: VOV
{keywords}
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng ban tổ chức Lễ tang thắp hương viếng Chủ tịch nước
7h28
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh viết trong sổ tang: “Thưa anh, mấy ngày qua, cơ quan luôn trong không khí buồn rười rượi, vì sẽ vĩnh viễn thiếu vắng anh và không thể tin anh ra đi mãi mãi và ra đi thực sự rồi. Phòng ăn trưa hàng ngày anh vẫn ngồi ăn, anh chị em vẫn chuẩn bị tươm tất bữa ăn nhưng vẫn còn nguyên vẹn, cùng với những nén nhang thơm nhưng thấy xé lòng anh ạ! Kính chúc anh ngủ một giấc bình an cõi vĩnh hằng. Xin thành kính chia buồn sâu sắc đến chị Hiền và gia đình”.
7h25
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Đồng chí ra đi để lại bao niềm tiếc nuối trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Sự đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước , hết lòng vì nhân dân của đồng chí sẽ mãi mãi được đồng chí, đồng bào ghi nhớ. Xin vĩnh biệt đồng chí, ngàn thu yên giấc nơi cõi vĩnh hằng”.
{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi sổ tang.
7h20
Ghi vào sổ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã viết:
"Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Trong cuộc đời công tác hơn 40 năm của mình, đồng chí Trần Đại Quang luôn tận tụy, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó. Đồng chí đã có nhiều cống hiến, đóng góp đối với sự nghiệp đổi mới , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
{keywords}
Ảnh: Zing
Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, để lại niềm tiếc thương vô hạn không gì bù đắp được đối với gia đình đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Thay mặt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, tôi xin gửi tới gia quyến đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang lời chia buồn sâu sắc nhất. Xin vĩnh biệt đồng chí Trần Đại Quang".
7h18
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi sổ tang tưởng nhớ Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
{keywords}
Ảnh: TTXVN
7h15
Các lực lượng tiêu binh đã sẵn sàng trước sân Nhà tang lễ quốc gia.
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
6h58
Người dân chờ bên đường để đưa tiễn linh cữu Chủ tịch nước về an táng tại quê hương Ninh Bình. 
{keywords}
Một cụ bà bày tỏ tiếc thương .... Ảnh: Diệu Bình
{keywords}
Dù trời mưa nhưng người dân đứng bên ngoài nhà tang lễ... Ảnh: Hồng Nhì

{keywords}
Ảnh: Diệu Bình
6h30
Tại TP.HCM, lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ diễn ra tại hội trường Thống Nhất, 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1.
{keywords}
Hội trường Thống Nhất. Ảnh: Văn Đức
{keywords}
Đoàn Bộ tư lệnh TP là đơn vị đầu tiên xếp hàng chờ vào hội trường dự lễ truy điệu Chủ tịch nước. Ảnh: Văn Đức
6h10
Trước khi bắt đầu lễ truy điệu, tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), các lực lượng tiêu binh đã tập hợp đội hình trước sân nhà tang lễ. Đoàn xe tang, xe nghi thức và đội ngũ sẵn sàng ở khu vực quy định.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
{keywords}
Các lực lượng phục vụ lễ truy điệu Chủ tịch nước đã có mặt tại các tuyến phố khu vực Nhà tang lễ quốc gia để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự giao thông. Ảnh: Hồng Nhì
{keywords}
Nhà tang lễ quốc gia. Ảnh: Hồng Nhì
6h05
Tại Ninh Bình, quê hương Chủ tịch nước, các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông đã sẵn sàng cho lễ truy điệu.
{keywords}
Ảnh: Lê Dương
{keywords}
Ảnh: Lê Dương
5h50
Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang diễn ra từ 7h30 hôm nay tại Nhà tang lễ quốc gia. Lễ an táng bắt đầu lúc 15h30 chiều nay tại quê hương Chủ tịch nước, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
{keywords}
Hình ảnh tại nhà tang lễ Quốc gia số 5, Trần Thánh Tông (Hà Nội)
Tại hội trường Thống nhất TP.HCM và hội trường UBND huyện Kim Sơn cũng tổ chức lễ truy điệu Chủ tịch nước.
Theo Ban tổ chức lễ tang, tính đến 17h hôm qua, đã có khoảng 1.500 đoàn trong nước và quốc tế với số lượng ước tính khoảng 50.000 người đến viếng.
Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam cùng các ban, bộ, ngành, đoàn thể TƯ, các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, các lực lượng vũ trang, các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã đến viếng và chia buồn cùng gia đình.
{keywords}
Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn, viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: TTXVN
Một số lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước do điều kiện không đến được đã gửi vòng hoa viếng và chia buồn cùng gia đình.
Nhóm phóng viên Thời sự

























































































































































































































































































































































































































































































http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/le-truy-dieu-va-an-tang-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-479962.html







11.

Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang

 - Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang được cử hành trọng thể từ 7h sáng nay và diễn ra trong 2 ngày. Báo VietNamNet tường thuật trực tiếp lễ viếng và lễ truy điệu Chủ tịch nước.
XEM CLIP:
(Nguồn clip: VTV)
Sáng nay, lễ viếng chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang diễn ra đồng thời ở Hà Nội, Ninh Bình và TP.HCM.
Tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội), nơi quàn linh cữu Chủ tịch nước, lễ viếng diễn ra từ 7h.
Lễ truy điệu được tổ chức vào 7h30 ngày mai (27/9) tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng từ 15h30 cùng ngày tại quê hương Chủ tịch nước, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Tại hội trường Thống nhất TP.HCM và hội trường UBND huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Chủ tịch nước.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang
{keywords}
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi sổ tang
Ghi vào sổ tang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết:
“Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà lãnh đạo đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nhất là với lực lượng Công an nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với tất cả chúng ta.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí!
Xin gửi đến gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát vô cùng lớn lao này”.
{keywords}
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ghi sổ tang
{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang
{keywords}
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi sổ tang
{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi sổ tang
8h00
Đoàn Ban Tổ chức TƯ do ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
Đoàn Ban Tuyên giáo TƯ do ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
Đoàn Ban Dân vận TƯ do ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
Đoàn UB Kiểm tra TƯ do Bí thư TƯ Đảng, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Trần Cẩm Tú làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
Đoàn tỉnh Ninh Bình do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
Đoàn tỉnh Vĩnh Phúc do Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
Đoàn TP Hà Nội do Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
7h55
Đoàn Bộ Quốc phòng do ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
{keywords}
Ảnh: Phạm Hải
Đoàn Bộ Công an do ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Tô Lâm làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
{keywords}
Ảnh: Trần Thường
{keywords}
Ảnh: Phạm Hải
{keywords}
Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu đoàn Bộ Công an vào viếng Chủ tịch nước. Ảnh: Phạm Hải
{keywords}
Ảnh: Phạm Hải
7h45
Đoàn Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam do ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Vòng hoa của đoàn ghi dòng chữ Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang.
{keywords}
{keywords}
Đoàn Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn, viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: TTXVN
Đoàn Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam do ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm trưởng đoàn viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
{keywords}
Ảnh: TTXVN
{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia buồn cùng gia quyến. Ảnh: Phạm Hải
{keywords}
Ảnh: Hồng Nhì
{keywords}
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Phạm Hải
{keywords}
Gia đình nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh Trần Thường
7h40
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia buồn cùng gia quyến. 
{keywords}
Ảnh: Hồng Nhì
7h35
Tại Dinh Thống Nhất, TP.HCM, đoàn Thành ủy, UBND, HĐND TP do Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân làm trưởng đoàn viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
XEM CLIP:
{keywords}
Ảnh: Văn Đức
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân ghi sổ tang. Ảnh: Văn Đức
{keywords}
Kính cẩn nghiêng mình, tưởng nhớ Chủ tịch nước Trần Đại Quang 
Đoàn Bộ Công an khu vực phía Nam viếng Chủ tịch nước.
{keywords}
Ảnh: Văn Đức
7h30
Các đoàn vào thăm viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
XEM CLIP LỄ VIẾNG TẠI NINH BÌNH:
{keywords}
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Lê Dương
{keywords}
Lãnh đạo địa phương và người dân đến viếng ở quê nhà, dõi theo truyền hình trực tiếp từ Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), nơi quàn linh cữu Chủ tịch nước. Ảnh: Lê Dương
{keywords}
Ảnh: Lê Dương
Sau khi các đoàn ban ngành của tỉnh, huyện thực hiện xong nghi thức lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến đoàn người dân địa phương lần lượt vào thắp hương tiễn biệt.
Những giọt nước mắt của người thân, xóm làng, nhân dân quê nhà Chủ tịch nước lặng lẽ rơi thay lời từ biệt.
{keywords}
Người dân đến lễ tang Chủ tịch nước rưng rưng nước mắt tiếc thương
7h27
Đoàn Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
{keywords}
{keywords}
Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn, viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: TTXVN
{keywords}
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam đi quanh linh cữu tiễn biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang
7h19
Họ hàng nội ngoại Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi quanh linh cữu để tiễn biệt. Vòng hoa của gia đình mang dòng chữ Vợ và các con vô cùng thương tiếc.
XEM CLIP:
 (Nguồn clip: VTV)
{keywords}
{keywords}
Gia đình tiễn biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: VOV
{keywords}
Bà Nguyễn Thị Hiền, phu nhân Chủ tịch nước Trần Đại Quang
{keywords}
Ảnh: Phạm Hải
7h00
Tại nhà tang lễ quốc gia số 5  Trần Thánh Tông, Hà Nội: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban tổ chức lễ tang đọc thông cáo đặc biệt tổ chức lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956; Quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đồng chí Trần Đại Quang vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/7/1980; Ủy viên Trung ương Đảng các khóa 10, 11, 12; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa 11, 12; Chủ tịch nước (từ tháng 4/2016 đến nay), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội các khóa 13, 14; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 10h05 ngày 21/9/2018 (tức ngày 12/8 năm Mậu Tuất), tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
{keywords}
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban tổ chức lễ tang. Ảnh: VOV
Hơn 46 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Trần Đại Quang đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Trần Đại Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Trần Đại Quang với nghi thức Quốc tang.
6h58
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuẩn bị vào viếng.
{keywords}
 Ảnh: Phạm Hải
{keywords}
 Ảnh: Trần Thường
6h30
Nhiều người tập trung đông ở sân Nhà tang lễ tại Hà Nội để chờ vào viếng Chủ tịch nước.
{keywords}
 Ảnh: Hồng Nhì
{keywords}
Vòng hoa của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước được chuẩn bị. Ảnh: Trần Thường 
6h28
Tại Hà Nội: Cô Vũ Thị Thanh Hồng (66 tuổi) ở khu dân cư 13 phường Phương Liệt (Thanh Xuân) chia sẻ, đã đi từ 5h30 sáng đến nhà tang lễ để viếng Chủ tịch nước.
"Chúng tôi vô cùng biết ơn, cảm động và tỏ lòng thương tiếc tới Chủ tịch nước...", cô Hồng rưng rưng nước mắt chia sẻ.
Cô cũng chia sẻ mong muốn được theo đoàn xe để đưa Chủ tịch nước về nơi an nghỉ cuối cùng.
{keywords}
 Ảnh: Hồng Nhì
Tại TP.HCM: Lễ viếng Chủ tịch nước bắt đầu từ 7h ngày 26/9. Lễ truy điệu bắt đầu vào lúc 7h30 ngày 27/9 tại Hội trường Thống Nhất (135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1). 
{keywords}
Các đoàn lãnh đạo Thành ủy, HĐND - UBND – MTTQ và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nghỉ hưu tại thành phố, nguyên lãnh đạo thành phố là đoàn vào viếng đầu tiên. 
Tiếp đó, đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Quân khu 7; Bộ Công an phía Nam, Văn phòng Trung ương Đảng...và các đoàn thể, sở - ban - ngành, trường học sẽ vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.   
{keywords}
Ngay từ sáng sớm, nhiều đoàn thể đã tới Hội trường Thống nhất viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang 
{keywords}
Đoàn người xếp hàng vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Sự ra đi của chủ tịch nước để lại nỗi tiếc thương đối người dân TP HCM và cả nước.  
{keywords}
Lực lượng an ninh bảo vệ trước cổng Hội trường Thống nhất 
.
Tại Ninh Bình: Các đoàn khách vào khu vực tổ chức lễ viếng.
{keywords}
 Ảnh: Đoàn Bổng
{keywords}
6h
Các tuyến phố quanh khu vực tổ chức lễ Quốc tang đã cấm đường.
{keywords}
{keywords}
 Ảnh: Lê Anh Dũng
{keywords}
Ảnh: Hồng Nhì 
5h45
Tại các tuyến phố hướng về khu vực Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, các lực lượng phục vụ tang lễ Chủ tịch nước đã có mặt để thực hiện nhiệm vụ như lực lượng cảnh sát giao thông, dân phòng, chuẩn bị hỗ trợ đảm bảo trật tự giao thông trong lễ viếng Chủ tịch nước.
{keywords}
Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội
{keywords}
 Ảnh: Trần Thường
Ban tổ chức lễ tang thông báo: Ban tổ chức đã chuẩn bị vòng hoa cho các đoàn vào viếng Chủ tịch nước. Đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân không mang vòng hoa vào viếng. Gia đình Chủ tịch nước xin chân thành cảm ơn và xin phép không nhận tiền phúng viếng.
5h40
Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngày
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956; quê quán: xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, Chủ tịch nước đã từ trần hồi 10h05 ngày 21/9/2018 (tức ngày 12/8 năm Mậu Tuất), tại BV Trung ương Quân đội 108.
{keywords}
Tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày 26-27/9. Linh cữu quàn tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng, lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang diễn ra tại Hà Nội, Ninh Bình và TP.HCM. Lễ an táng từ 15h30 ngày 29/9 tại quê hương Chủ tịch nước, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Trong hai ngày Quốc tang, các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Xem tóm tắt tiểu sử Chủ tịch nước Trần Đại Quang TẠI ĐÂY.
Đêm trước ngày Quốc tang ở Ninh Bình
Đêm qua, tại xóm 13, hàng trăm người dân trong và ngoài tỉnh Ninh Bình đã đến khu vực bên ngoài nơi tổ chức lễ tang Chủ tịch nước. Nhiều người ngồi hàng giờ, mắt nhìn xa xăm, buồn thương.
{keywords}
Người dân ngồi quanh bên ngoài, ánh mắt hướng về nơi diễn ra lễ tang Chủ tịch nước. Ảnh: Đoàn Bổng

Bà Nguyễn Thị Thắm, người dân xóm 7, xã Quang Thiện cho biết: "Những ngày qua, nghe tin Chủ tịch nước mất chúng tôi rất buồn. Chúng tôi mong ngóng từng ngày thi hài Chủ tịch được đưa về với quê cha đất tổ". 
Bà Ninh Thị Nụ (xóm 13, xã Đông Phương) cho biết, kể từ ngày nhận tin Chủ tịch nước từ trần, đêm nào bà cũng tìm đến đây để xem công tác chuẩn bị cho tang lễ. 
{keywords}
Bà Ninh Thị Nụ chia sẻ: "Từ hôm nhận tin bác Quang mất, đêm nào tôi cũng ra đây ngồi xem mọi người chuẩn bị cho tang lễ". ẢNh: Đoàn Bổng
"Mặc dù biết ra đây không giúp sức được gì, nhưng ở nhà cũng đứng ngồi không yên nên đêm nào tôi cũng ra đây ngồi", bà Nụ tâm sự. 
Ban Thời sự  

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/le-quoc-tang-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-479769.html
































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































10.

Lời lay động tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang

 - Lãnh đạo Đảng, Nhà nước sáng nay lưu lại sổ tang những lời thương tiếc, xúc động tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết:
“Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà lãnh đạo đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nhất là với lực lượng Công an nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí!
Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với tất cả chúng ta.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí!
Xin gửi đến gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát vô cùng lớn lao này”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi:
"Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam! 
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xin vĩnh biệt đồng chí Trần Đại Quang!
Trong cuộc đời công tác hơn 40 năm của mình, đồng chí Trần Đại Quang luôn tận tuỵ, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Đồng chí đã có nhiều cống hiến, đóng góp đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương vô hạn, không gì bù đắp được đối với gia đình, đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Thay mặt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, tôi xin gửi đến gia quyến đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang lời chia buồn sâu sắc nhất.
Xin vĩnh biệt đồng chí Trần Đại Quang!
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân viết: 
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân: Đồng chí ra đi để lại bao niềm tiếc nuối...

"Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Đồng chí ra đi để lại bao niềm tiếc nuối trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Sự đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, hết lòng vì Nhân dân của đồng chí sẽ mãi mãi được đồng chí, đồng bào ghi nhớ.
Xin vĩnh biệt đồng chí ngàn thu yên giấc nơi cõi vĩnh hằng".
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh viết:
Thưa Anh!
Mấy ngày qua, cơ quan luôn trong không khí buồn rười rượi, vì sẽ vĩnh viễn thiếu vắng Anh và không thể tin Anh ra đi mãi mãi và ra đi thực sự rồi.
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh viết trong sổ tang

Phòng ăn trưa hàng ngày Anh vẫn ngồi ăn, anh chị em vẫn chuẩn bị tươm tất bữa ăn nhưng vẫn còn nguyên vẹn, cùng với những nén nhang thơm nhưng thấy xé lòng Anh ạ!
Kính chúc Anh ngủ một giấc bình an cõi vĩnh hằng.
Xin thành kính chia buồn sâu sắc đến chị Hiền và gia đình.
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết:
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi sổ tang
Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước
Cũng trong sáng nay, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã lưu lại những dòng xúc động trong sổ tang. 
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân ghi sổ tang
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước
Gia đình Chủ tịch nước Trần Đại Quang xin miễn nhận tiền phúng viếng

Gia đình Chủ tịch nước Trần Đại Quang xin miễn nhận tiền phúng viếng

Gia đình Chủ tịch nước Trần Đại Quang có nguyện vọng xin được miễn nhận tiền phúng viếng, chấp điếu khi cá nhân, tổ chức đến viếng.
Sơ đồ hơn 20 tuyến phố phục vụ Quốc tang Chủ tịch nước

Sơ đồ hơn 20 tuyến phố phục vụ Quốc tang Chủ tịch nước

Nhiều phố quanh Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) bị phong tỏa trong hai ngày thứ 4 và thứ 5 tuần này.
Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang được cử hành trọng thể từ 7h sáng nay tại Hà Nội, Ninh Bình và TP.HCM.
Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm

Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm

"Tôi rất quý anh ấy vì anh ấy học giỏi, vừa học giỏi vừa ngoan. Khi nghe Chủ tịch mất, tôi ngỡ ngàng, luyến tiếc", thầy giáo Toàn tâm sự.
Đoàn viếng Chủ tịch nước mang băng tang, không mang vòng hoa

Đoàn viếng Chủ tịch nước mang băng tang, không mang vòng hoa

Các đoàn đến viếng lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ mang băng tang, không mang vòng hoa.
Thu Hằng 
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/loi-lay-dong-trong-so-tang-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-479819.html




9.

"
Graenge cuor psoul dejs le hejs pseenu slone, psi nongi no. Bail tsan psuod Bjoca Gid maik thais nonu teyk toome jar — tsol nhaengu ngani mid li pik mail heyk lais gaanu, heyk dine tsi wal dine myongu chouk, heyk thas nak cuor Bjoca Gid tor nak tsaengu tsi ja 4 chair.
Sau khi chết đi, các TT Mỹ phần lớn đều có những mộ phần khiêm tốn và bé nhỏ. Nhưng hiện nay có 13 ông TT Mỹ (kể cả mấy ông còn sống) đã có mỗi ông một công trình to lớn và rộng rãi cho hậu thế. Đó là thư viện tổng thống.
Các thư viện tổng thống Mỹ, mang tên từng ông, bắt đầu từ Thư viện TT Franklin Delano Rốevelt mở cửa vào năm 1939 và gần đây nhất là G Bush con. Các thư viện này sẽ chứa đựng sách vở, tài liệu, tư liệu, các hiện vật có liên quan tới từng tổng thống cho người dân có thể tham quan, học hỏi, nghỉ ngơi . Tất cả hiện vật do TT hiến tặng. Đất xây thư viện có thể của chính TT tặng luôn hay của các tư nhân tặng. Và tiền xây thì do tiền của các ông từ việc viết sách, thuyết trình cùng người dân và các tư nhân tự quyên góp. Diện tích của các thư viện này có thể rộng từ vài ha hoặc vài chục ha.
Điều rất hay là sau khi xây dựng xong, các tổ chức tư nhân đứng ra làm thư viện sẽ chuyển giao toàn bộ thư viện cho NARA là Cơ quan lưu trữ hồ sơ quốc gia Mỹ vận hành và bảo trì. Túm lại là dân quý ông TT nào thì cùng ổng quyên góp tiền làm thư viện cho ổng. Xong rồi thì sung công.
Các thư viện này không chỉ là nơi tham quan, học hỏi cho người dân, mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng trong vùng. Vì nó xây ở quê của các TT Mỹ. Thành thử, xây một cái thư viện TT xong rồi thì dân vùng đó có cơ kiếm tiền từ du khách. Thư viện Tổng thống Bill Clinton tại thành phố Little Rock, tiểu bang Ankansas đã tạo nên một làn sóng đầu tư phát triển khu vực xung quanh, với hàng loạt cửa hàng, nhà hàng, chợ, các dự án đầu tư mới trị giá hàng tỉ USD phục vụ nhu cầu của du khách đến tham quan thư viện. Thư viện của ông rất to, rộng vài chục ha, có cả công viên sinh thái với sông nước, ao hồ, rừng cây rất đẹp, du khách rất ưa thích.
Phần nhiều các TT dân sự sẽ đặt mộ phần của mình trong khuôn viên thư viện vì là muốn về quê. (Các TT xuất thân là quân nhân sẽ có mộ phần trong Nghĩa trang quốc gia Arlington). Nhưng dù ở đâu thì công thức vẫn là: một cái bia đá be bé trong một diện tích nhỏ tí chừng vài m2. Nhưng được cái là dân chúng sau khi đi chơi và thăm thú thư viện, du ngoạn thả cửa thì tới nghiêng mình chào các cụ chút xíu gọi là con cháu cám ơn vì đã cho thưởng thức một nơi hay ho.
Các thư viện này cũng có nguyên tắc là rất trung thành với sự thật. Ví dụ thư viện của TT Nixon có khu trưng bày ấn tượng về vụ tai tiếng Watergate, thư viện của TT Clinton có trưng bày và tư liệu rõ ràng về vụ bê bối tình dục Monica Lewinsky. Nói chung là khá vui.
Thư viện của các TT Mỹ là bằng chứng cho thấy sau khi rời tột đỉnh quyền lực, các TT minh bạch mọi thông tin, mọi công việc các ông từng làm để hậu thế học hỏi, đánh giá, rút kinh nghiệm, và đem lại nguồn lợi lạc cho dân về du lịch, về kinh tế. Vì thế tên tuổi của họ sẽ được nhớ tới mãi mãi.
Những gì văn minh ta nên học hỏi và làm theo để dân ta có lợi, các bạn ạ.
Ảnh: Mộ phần của John Kennedy, cựu tổng thống Mỹ, một quốc gia siêu cường.
Tác giả bài viết: Đào Nguyên Ngọc
Nguồn: trang Fb của Tran Nguyen Ngoc
"
https://www.facebook.com/degio.quondi/posts/1842088425906311?__tn__=K-R


8.

Đảng có quy định của 19 điều đảng viên không được làm. Luật có quy định phận sự của người lãnh đạo. Luân lý và đạo đức xã hội có chuẩn mực và giá trị mà mọi thành viên cần tuân thủ như là thành viên hữu cơ.
Vì sao không nhìn thấy sự liêm chính cho hiện tại mà chỉ thấy cái sai cái chướng mắt được phô bày?
https://www.facebook.com/tnguyenquoc3/posts/2244971362242125?__xts__[0]=68.ARALE75yw6NPb9yfJKe466je9IZrfwaJNBuGcyUqNhJAiso3-d6qhil1ijx9OXRt44790zSJ7a8rTXgTusuE-IJPfXZdZmBS6ahIjikrRnb4FMhmNDn-mX2l3cbFzBlUoQgHMS7VBJXQdesmMArpOYOyxKFwhAcAHBjbb0jwIyXVrleRXJDNyEsU1J6w2NlKdPEmECCy9PEDHBlnvcIBOuYI2wwr0bFoe0tWFHg&__tn__=-R



7.



1. Thú thật từ lâu rồi, tôi rất sợ cảnh ngày mưa lây dây ngồi trên xe lướt qua những làng mạc của người Việt vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, hay dọc ven biển miền Trung đầy mồ mả. Những bãi tha ma san sát chật cứng các nấm mồ chen lấn, cái to cái nhỏ cái thấp cái cao cái ốp đá cái quét vôi ve lòe loẹt, như một đám quân hồi vô phèng song câm nín đáng ngờ trong mưa rơi. Có lẽ đó cũng là một phần của bản chất Việt, "tâm hồn" Việt chăng ?

2. Năm 2001 sang Hawaii, hòn đảo ngọc của nước Mỹ. Một ngày chủ nhật, ngồi trên xe đi vòng quanh đảo. Xe tiến đến một triền đồi thoai thoải xanh mướt cỏ cây và đầy hoa. Lúc đầu ngỡ tưởng đó là công viên, nhưng khi xe băng qua mới biết đấy là nghĩa địa. Những ngôi mộ không có nấm, mộ chí đặt nằm phẳng phiu, và có chỗ để cắm hoa. "Giời ạ ! Đúng là Mỹ, chết nằm cũng sướng !".

3. Năm 2014 qua Lào, được đi xe từ Viêng Chăn đến Champasack khoảng 700 km, dọc theo triền sông Mê Kông, vượt qua bao làng bản mà chỉ đếm được hai ba cái mộ gì đó (chưa biết chừng của người Việt cũng nên). Người Lào khi chết nằm ở đâu ? Chắc họ giống một số nơi của đồng bào Thái nước mình. Mộ đặt trong rừng, rồi sau đó cũng hòa vào cỏ cây hoa lá. "Giời ạ ! Hóa ra người Lào lúc chết, nằm sướng hơn người Mỹ !". 
https://www.facebook.com/tinh.vuongxuan/posts/1827254277391784?__xts__[0]=68.ARAQJfN3an9WBcFIw3yZoJqYBacxnjyJQmrOGaVspbfinPDU7G3uExrhojLbfiuaKSRKxI6tJ4onfh66_nXaMa9QNQIEA681518GA3LptH6BEi5sdgVM4Prh5aHiarfDvJMbPiEBeYXhYLQOsHWZtBV1rx8eLGsFO2OL4rQj5oHtjb2D2YXHmTA02QXOQWxq3h2Tg592G76q27VNogkCuVMWsm72PFhzQhSBvlI&__tn__=-R

6.

Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm

- "Tôi rất quý anh ấy vì anh ấy học giỏi, vừa học giỏi vừa ngoan. Khi nghe Chủ tịch mất, tôi ngỡ ngàng, luyến tiếc", thầy giáo Toàn tâm sự.
Thái Lan treo cờ rủ 3 ngày tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Thủ tướng Campuchia và kỷ niệm 5 lần được Chủ tịch nước Trần Đại Quang cắt tóc
Quy định về lễ quốc tang
XEM CLIP:
Trong căn nhà cấp 4 ở thôn 10, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình, ông Lê Kim Toàn (80 tuổi, thầy giáo chủ nhiệm 3 năm trung học của Chủ tịch nước Trần Đại Quang) còn lưu giữ nhiều kỷ niệm về cậu học trò ngoan hiền.
Ông kể, ngày trước nhà nghèo lắm nhưng Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi đó là cậu học trò ít nói, trầm tĩnh, rất thông minh, học giỏi. 
Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm
Thầy giáo Lê Kim Toàn 
Bố mất sớm, từ khi Chủ tịch nước còn học tiểu học, gia đình có 6 anh chị em nên gánh nặng  đè lên đôi vai người mẹ.
Thầy Toàn kể, cả 6 anh chị em của Chủ tịch nước đều được ông giảng dạy. Hôm nào cậu học trò Trần Đại Quang cũng phải đi bộ 6km từ nhà đến trường rồi lại theo thầy về nhà hỏi han bài cũ.
"Tôi rất quý anh ấy vì anh ấy học giỏi, vừa học giỏi vừa ngoan. Khi nghe Chủ tịch mất, tôi ngỡ ngàng, luyến tiếc. Buồn", ông Toàn tâm sự.
Với thầy trò trường THPT Kim Sơn B, ấn tượng về Chủ tịch nước Trần Đại Quang không chỉ ở sự ân cần, gần gũi, mà còn là tình cảm tri ân của ông đối với nhà trường.
Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm
Ảnh lưu niệm giữa thầy Lê Kim Toàn và Chủ tịch nước Trần Đại Quang 
Thầy hiệu trưởng Vũ Xuân Sinh chia sẻ, thầy là thế hệ sau, nhưng nghe kể lại, ngày đó trường lớp đâu được như bây giờ. Bàn ghế, sách vở đều thiếu thốn, nhất là ở vùng quê Kim Sơn.
“Nhiều lần trở về với mái trường xưa, dù ở cương vị nào, ông Trần Đại Quang cũng dành những tình cảm kính trọng, thân thương và gần gũi các thầy cô, bạn bè, giáo viên và học sinh đang theo học tại đây. Để có được ngôi trường khang trang như hôm nay cũng là nhờ Chủ tịch nước kêu gọi, hỗ trợ”, thầy Sinh chia sẻ.
Món quà đặc biệt của Chủ tịch nước
Dọc con đường làng dẫn vào xóm 13, xã Quang Thiện, những ngày này, người dân trong xã tạm gác công việc đồng áng, buôn bán hàng ngày để mỗi người một tay, chung sức sửa sang, phong quang khu vực tổ chức đón tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Ông Trần Thanh Hải (71 tuổi), người dân xóm 12, xã Quang Thiện chia sẻ: "Nhận tin Chủ tịch nước từ trần, cả gia đình tôi bàng hoàng, đau xót".
Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm
Ông Trần Thanh Hải ôn lại những lần gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang 
Ông Hải kể: "Thời còn đi học, ông Trần Đại Quang nổi tiếng khắp vùng về sự hiếu học, hiền lành và rất cần cù, chịu khó. Sau này ông thành đạt, tham gia công việc nhà nước, rồi làm Chủ tịch nước. Mỗi lần về thăm quê, ông đều ân cần, thân thiện và gần gũi với bà con trong xã. Đặc biệt, ông ấy rất quan tâm đến các cháu thiếu nhi, thường xuyên động viên, tặng quà giúp các cháu vượt qua khó khăn để học tập, trưởng thành", lời ông Hải.
Ông Vũ Văn Ba (65 tuổi) xóm 12, xã Quang Thiện chia sẻ: Ấn tượng lớn nhất trong tôi về Chủ tịch nước là ông dành sự quan tâm rất đặc biệt và ân cần tới các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm
Ông Vũ Văn Ba
"Cách quan tâm của Chủ tịch nước rất giản dị nhưng đầy tình yêu thương, từ việc xây trường học, tặng quà là những chiếc mũ bảo hiểm, sách vở... cho các em học sinh. Những dịp Tết trung thu, Chủ tịch nước đều có những lời động viên đến các cháu nhỏ chăm ngoan, hiếu thảo", ông Ba tâm sự.
Khi về xã Quang Thiện, có một món quà đặc biệt mà các em học sinh ở đây đều lưu giữ như một kỷ vật quý giá mà Chủ tịch nước dành tặng - chiếc mũ bảo hiểm.
Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm
Cháu Trần Ngọc Hiền (áo xanh) cảm động trước món quà của Chủ tịch nước
Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm
Thông điệp in trên chiếc mũ bảo hiểm giúp các em học sinh tham gia giao thông an toàn
Cháu Trần Ngọc Hiền (6 tuổi), học sinh trường tiểu học Quang Thiện chia sẻ: "Nhân dịp khai giảng năm học mới 2018-2019, trong buổi lễ khai giảng cháu được tặng món quà của bác Trần Đại Quang, là chiếc mũ bảo hiểm".
Chiếc mũ nhỏ xinh với thông điệp: "Đi đúng đường, nhường đúng lối, không cần vội, vui tới trường" như lời nhắc nhở các em học sinh tham gia giao thông an toàn.
Chị Trần Thị Vân, mẹ cháu Hiền kể: "Từ ngày nhận được món quà của Chủ tịch nước, mỗi lần đưa đón con tới trường cháu đều đội và nâng niu chiếc mũ mà Chủ tịch nước tặng".
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thoi-hoc-sinh-cua-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-qua-ky-uc-thay-chu-nhiem-479365.html



5.
















19:03 21/09/2018
pno
Trong mắt người thân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một học trò siêng năng từ tấm bé. Gia đình khó khăn, cậu học trò ấy từng phải bắt đóm đóm vào vỏ trứng làm đèn học tới đêm thâu...















Sáng 21/9, theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần do mắc bệnh hiểm nghèo. Vậy là người học trò nghèo năm nào của làng quê Ninh Bình, giờ đã trở về với đất mẹ. 
Vinh biet cau tro ngheo bat dom dom lam den hoc
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định giáo dục phải đặt ở vị trí trung tâm trong tiến trình phát triển, khi dự lễ khai giảng đầu năm học mới tại trường Chu Văn An, Hà Nội
Sinh ra trong gia đình có tới 6 anh chị em, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từng có tuổi thơ đầy vất vả, gian khó. Đặc biệt là khi ông mới bước vào bậc tiểu học thì bố qua đời, người em út trong gia đình vẫn đang trong thời gian còn bế ngửa. Thế nhưng, trong mắt người thân, bạn bè, Trần Đại Quang luôn là cậu học sinh có nghị lực phi thường.
Nhà báo Vũ Thanh Hương – Phó Ban An ninh thế giới (Báo Công an nhân dân) kể lại, chị đã từng có cơ hội ăn bữa cơm thân mật cùng gia đình Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào năm 2011, khi ông còn là Thứ trưởng Bộ Công an. Trong bữa cơm dân dã nhưng nhiều đặc sản của Ninh Bình, chị được nghe nhiều câu chuyện về tuổi thơ của Chủ tịch Trần Đại Quang từ chính người chị gái của ông.
Suốt bữa ăn, bác Tuyết (chị gái chủ tịch nước – PV) liên tục gắp thức ăn cho mình và mọi người. Vừa ăn bác vừa kể chuyện cậu Quang thông minh, siêng học từ nhỏ, cậu bắt đom đóm cho vào vỏ trứng làm đèn học đến đêm khuya...”.
Còn trong mắt nhiều bạn bè cùng học thời niên thiếu, Trần Đại Quang không chỉ là cậu bạn cao to nhất lớp, quần áo lúc nào cũng cộc hớn mà còn học giỏi và vô cùng điềm tĩnh. Năm cấp III, cậu học trò ấy đã được nhà trường tặng một chiếc xe đạp của Đức - một tài sản “khổng lồ” ở thời điểm ấy, để ghi nhận những nỗ lực học tập và phấn đấu không ngừng nghỉ.
Vinh biet cau tro ngheo bat dom dom lam den hoc
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng quà cho học sinh giỏi
Năm 2016, cố Hiệu trưởng trường THPT Kim Sơn B, từng chia sẻ trên báo về “cậu học trò nhỏ” Trần Đại Quang khi ông được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam - một học sinh vừa chăm chỉ, vừa yêu thương bạn bè: “Tôi còn nhớ hồi đó, mỗi khi học xong bài là tầm 11g đêm, anh Quang còn đi xem xem các bạn còn học hay đã ngủ. Bạn nào học khuya mà bài chưa giải được thì anh ý giảng cho bạn hiểu, đến khi xong bài mới thôi”.
Là người hiếu học, nên Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn quan tâm tới công tác giáo dục trong những năm qua. Đánh trống khai giảng năm học mới tại trường Chu Văn An hồi đầu tháng 9/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, giáo dục là quốc sách hàng đầu và luôn đặt ở vị trí trung tâm trong tiến trình phát triển.
Trong bức thư cuối cùng gửi thiếu nhi nhân ngày Tết Trung thu (ngày 20/9), Chủ tịch nước không quên dặn dò: “Đảng, Nhà nước, các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh luôn quan tâm, chăm lo để các cháu được sống, học tập, rèn luyện trong môi trường an toàn, lành mạnh. Bác mong các cháu tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy, chăm ngoan, học giỏi hơn nữa, sau này tiếp bước cha anh xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn vinh”.
Nhà lãnh đạo thân thiện, giàu tình cảm
"Hồi là phóng viên Ban Thời sự Chính trị nghiệp vụ, tôi có cơ hội vài lần được gặp bác Trần Đại Quang - xin được gọi Chủ tịch nước là bác. Với tôi, bác Quang dù ở chức vụ nào cũng luôn thân thiện, yêu mến và tạo điều kiện cho báo chí tác nghiệp.
Vinh biet cau tro ngheo bat dom dom lam den hoc
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời phỏng vấn 
Thời gian bác làm Thứ trưởng, tôi vài lần dự hội nghị do bác chủ trì. Cuối buổi, tôi xin bài phát biểu, chỉ đạo của bác để đưa tin, dẫn lời cho chính xác. Bác vui vẻ đưa và dặn sau khi sử dụng trả lại bác qua thư ký. Các bài phát biểu được bác đọc rất kỹ, sửa chữa và viết bổ sung thêm ở bên lề với nét chữ đẹp, nắn nót. 
Khi trúng Uỷ viên Bộ Chính trị, vào tháng 1/2011, bác đang là Thứ trưởng Bộ Công An. Đúng dịp sát tết, bác đi trao quà các mẹ Việt Nam Anh hùng ở 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình. Hôm đó trời rét, bác đang ốm, ho, khan tiếng, có lúc nói bị mất tiếng. Các gia đình được bác đến thăm đều hết sức xúc động khi được bác đến tận nhà trao quà và chụp ảnh kỷ niệm rất tình cảm".
Nhà báo Vũ Thanh Hương

T.Minh
https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/vinh-biet-cau-tro-ngheo-bat-dom-dom-lam-den-hoc-141675/













4.






















































































































































































THỨ HAI, 24 THÁNG 9, 2018

Bác Quang được an táng khu riêng hay trong nghĩa trang ?

Theo thông báo của Trung ương, Chủ tịch Quang sẽ được an táng tại Nghĩa trang quê nhà, xóm 13 xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình. Khi đọc tin này, mình thấy hơi bất ngờ vì lựa chọn của bác khiêm tốn quá, vào sống chung chật chội, bẩn thỉu với dân nghèo trong nghĩa trang làng. Không ngờ đọc một số tin trên mạng, thấy nơi an táng của bác có vẻ khủng quá. Các báo chính thống đưa tin không dùng từ nghĩa trang mà chỉ viết "được an táng tại quê nhà" như trang Dân trí dưới đây. Phải chăng học tập Đại tướng Giáp, các bác đua nhau chọn xây khu mô riêng, hoành tráng như tướng Giáp (ông này mình rất không ưa), hay trong vườn nhà như cựu Thủ tướng Phan Văn Khải. Nhiều bài viết đã cho rằng việc bác Khải chọn an táng ngay trong khuôn viên của nhà riêng của mình cho thấy dấu hiệu vi phạm hoặc không tôn trọng chính sách của Nhà nước theo Điều 84, Luật Tài nguyên và Môi trường, là "khu mai táng, hỏa táng phải bảo đảm các yêu cầu sau: a) Phù hợp với quy hoạch; b) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư; c) Không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh, và 5. Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch. Điều 4, Nghị định số 23/2016/NĐ-CP cho biết diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 05 m2. Không hiểu trường hợp bác Quang có như trường hợp bác Khải không ? Nếu tứ trụ cụ nào cũng làm như tướng Giáp thì đất nước này sẽ sớm có nhiều khu lăng bộ cho khách tham quan và... khen hay chê ???


Quê nhà gấp rút chuẩn bị nơi an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Dân trí - Theo thông báo đặc biệt phát đi về kế hoạch tổ chức lễ tang, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ được an táng tại quê nhà Ninh Bình. Công tác chuẩn bị cho Quốc tang và lễ an táng Chủ tịch nước đang được triển khai gấp rút, khẩn trương tại Kim Sơn, Ninh Bình. Theo ghi nhận của PV Dân trí, nơi chuẩn bị lễ an táng Chủ tịch nước nằm trên khu đất bên kia mương nước trước nhà ông. Con mương đã được kè sạch sẽ, đường thông thoáng. Hệ thống điện chiếu sáng gồm hàng chục bóng điện cao áp đã được lắp đặt.

Khu vực an táng Chủ tịch nước được thi công gấp rút trong những ngày qua.

Con đường dẫn vào nhà và vào nơi Chủ tịch nước yên nghỉ.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Ông sinh ra trong gia đình có 6 anh chị em. Ông sớm mồ côi cha từ khi còn học tiểu học. Gia đình nghèo nên thân mẫu cố Chủ tịch nước phải tảo tần sớm hôm lo cho các con. Một mình bà xoay sở gánh nặng mưu sinh, quyết không để các con thất học. Cũng vì thế mà 6 anh em nhà Chủ tịch nước Trần Đại Quang đều được học hành bài bản. Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người con ham học hỏi, có chí tiến thủ và thành công hơn cả.



Khu vực tổ chức lễ an táng Chủ tịch nước 
Trần Đại Quang được dọn dẹp, cắt tỉa cẩn thận.

Ghi nhận của PV Dân trí, chiều 21/9, sau khi thông báo Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần được phát đi, người dân xã Quang Thiện quê ông hết sức bàng hoàng. Mọi người tạm gác nhiều công việc để ngóng tin về ông, chuẩn bị đón ông về lại mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, yên nghỉ vĩnh hằng, để bà con quê hương được gần ông hơn.


Hai ngày qua, con đường từ Quốc lộ 10 vào nhà Chủ tịch nước ở xã Quang Thiện được người dân, chính quyền địa phương dọn vệ sinh sạch sẽ. Trong ngày hôm qua, công tác chuẩn bị cho lễ tang Chủ tịch nước tại khu vực gần nhà ông được triển khai.



Theo ghi nhận của PV Dân trí, nơi chuẩn bị lễ an táng Chủ tịch nước nằm trên khu đất bên kia mương nước trước nhà ông. Con mương đã được kè sạch sẽ, đường thông thoáng. Hệ thống điện chiếu sáng gồm hàng chục bóng điện cao áp đã được lắp đặt.


Một số người dân địa phương chia sẻ, biết tin Chủ tịch nước sẽ được an táng tại quê nhà, thân nhân thấy an lòng. Ông ở đây sẽ gần gũi bà con nhân dân nơi ông sinh ra hơn. Mặt khác, quê hương cũng là nơi ông dành nhiều tình cảm dù đi xa công tác. Ông về quê an nghỉ, quê hương được ấm lòng.


Nơi Chủ tịch nước Trần Đại Quang an nghỉ gần nhà của ông ở quê (xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).


Chiều 23/9, sau khi có thông báo đặc biệt về việc tổ chức lễ tang Chủ tịch nước, công tác chuẩn bị tại Ninh Bình khẩn trương hơn. Theo một lãnh đạo huyện Kim Sơn, chính quyền địa phương sẽ nỗ lực hết sức, phối hợp chặt chẽ để lễ tang của Chủ tịch nước trên quê hương ông được diễn ra an toàn, trang nghiêm.


Thái Bá
https://dantri.com.vn/xa-hoi/que-nha-gap-rut-chuan-bi-noi-an-tang-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-2018092317142525.htm

https://toithichdoc.blogspot.com/2018/09/bac-quang-uoc-tang-khu-rieng-hay-trong.html



3.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Những dấu mốc cuộc đời

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-nhung-dau-moc-cuoc-doi-479248.html



2.

Quê nhà Ninh Bình gấp rút chuẩn bị lễ Quốc tang Chủ tịch nước

 - Chiều nay, công tác chuẩn bị cho lễ Quốc tang Chủ tịch nước tại quê nhà Ninh Bình đang được chuẩn bị gấp rút.
Thái Lan treo cờ rủ 3 ngày tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Giáo hoàng gửi điện chia buồn về Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
500 tăng ni, phật tử TP.HCM tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang
XEM CLIP:
Sau khi nhận tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã huy động máy móc, chung tay vệ sinh, phong quang mặt bằng ở xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn để đón tiếp các vị lãnh đạo, các đoàn khách trong và ngoài nước cùng nhân dân đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Cùng với việc gấp rút thi công, người dân địa phương có mặt từ rất sớm để dọn dẹp vệ sinh dọc tuyến đường.
Ngành điện lực được huy động kiểm tra, gia cố đường dây để đảm bảo điện cho những ngày lễ Quốc tang.
Xung quanh nơi này, lực lượng công an, quân đội bố trí chốt chặt để đảm bảo an ninh từ xa.
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước từ trần
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước từ trần
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước từ trần
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước từ trần
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước từ trần
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước từ trần
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước từ trần
Trần Đại Quang,Chủ tịch nước,Chủ tịch nước Trần Đại Quang,Chủ tịch nước từ trần
Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngày

Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngày

Ban chấp hành TƯ Đảng, QH, Chủ tịch nước, Chính phủ, UB TƯ MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Chủ tịch nước với nghi thức Quốc tang.
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ chức quyền Chủ tịch nước

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ chức quyền Chủ tịch nước

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ được an táng tại Ninh Bình

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ được an táng tại Ninh Bình

Sau lễ viếng và lễ truy điệu, ngày 27/9, linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ được an táng tại nghĩa trang huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Thủ tướng Campuchia và kỷ niệm 5 lần được Chủ tịch nước Trần Đại Quang cắt tóc

Thủ tướng Campuchia và kỷ niệm 5 lần được Chủ tịch nước Trần Đại Quang cắt tóc

Thủ tướng Hun Sen kể kỷ niệm đã 5 lần ông được Chủ tịch nước Trần Đại Quang - khi còn là đồng đội - cắt tóc.
Những ngày làm việc cuối cùng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Những ngày làm việc cuối cùng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có những ngày làm việc cuối cùng với nhiều hoạt động quan trọng.
Lê Dương - Đoàn Bổng

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/quoc-tang-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-que-nha-ninh-binh-gap-rut-chuan-bi-479341.html


1.
























Chủ Nhật, 23/9/2018 19:12 GMT+



Nơi an táng nằm giữa cánh đồng bằng phẳng ở xã Quang Thiện (Ninh Bình), cạnh quốc lộ 10.

Ba ngày nay, trên công trường - nơi được chọn an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn có hàng trăm công nhân làm việc hối hả. "Các tốp thợ làm không kể ngày đêm suốt từ chiều 21/9", một người dân địa phương nói. Ban đêm, khu vực này được thắp điện cao áp sáng trưng.
Hàng trăm máy xúc, máy ủi, máy lu và ôtô tải cũng được huy động chở vật liệu và san ủi nền đất. Giữa khu đất trống, một huyệt mộ cỡ lớn được máy xúc đào sâu. Những người thợ xây dùng gạch đỏ, đặc truyền thống lát đáy và các vỉa tường quanh huyệt mộ. "Chúng tôi được huy động đến đây ba ngày rồi, ai cũng làm việc chuẩn bị chu đáo", một thợ xây nói với VnExpress.
Hàng trăm ôtô tải, máy móc cơ giới được huy động đến công trường. Ảnh: Lê Hoàng.
Hàng trăm ôtô tải, máy móc cơ giới được huy động đến công trường. Ảnh:Lê Hoàng.
Khu đất được chọn rộng khoảng 2-3 ha nằm trên cánh đồng lớn ở xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), phía trước là ngôi làng gắn với tuổi thơ của Chủ tịch nước. Vị trí này cũng nằm sát quốc lộ 10, tuyến tránh thị trấn Phát Diệm, giao thông khá thuận tiện.
Theo một cán bộ xã Quang Thiện, khu vực dự kiến an táng thi hài cố Chủ tịch Trần Đại Quang trước đây là cánh đồng lúa của người dân nhưng đã được hợp thửa sau đó san ủi, đổ đất đá làm nền và trồng cây xanh từ mấy năm trước. Giáp với khu nghĩa trang này có một dòng sông nông giang nhỏ, nước trong xanh. Hai bờ sông (dài khoảng hơn 500 m) đã được kè đá hộc và làm ba cây cầu đá kiên cố bắc qua. Các tuyến đường gom bao quanh khu đất đều trải nhựa, lát vỉa hè bằng đá xanh.
Khu lăng mộ nằm giữa cánh đồng lúa ở xã Quang Thiện, bên cạnh là dòng sông nhỏ nơi gắn với tuổi thơ Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Lê Hoàng.
Khu lăng mộ nằm giữa cánh đồng lúa ở xã Quang Thiện, bên cạnh là dòng sông nhỏ nơi gắn với tuổi thơ Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Lê Hoàng.
Để đảm bảo an toàn và tiến độ, nhà chức trách cử lực lượng công an, quân đội đến giữ trật tự quanh công trường, người dân không được đến gần mà chỉ có thể quan sát từ xa.
Nhiều người dân xã Quang Thiện mấy ngay nay đã nghỉ việc đồng áng, dành thời gian dọn dẹp vệ sinh, chỉnh trang đường làng. Ông Vũ Hồng Quyết, Phó chủ tịch HĐND xã Quang Thiện cho hay, địa phương huy động cán bộ công chức, các tổ chức đoàn thể thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh... làm công tác vệ sinh môi trường.
Hai bờ sông ở vị trí khu lăng mộ đã được kè, lát đá và xây cầu từ nhiềunăm trước. Ảnh: Lê Hoàng.
Hai bờ sông ở vị trí khu lăng mộ đã được kè, lát đá và xây cầu từ nhiều năm trước. Ảnh:Lê Hoàng.
Theo ông Quyết, các khu phố, đường làng ngõ xóm đã được dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất để đón thi hài cố Chủ tịch nước.
Sau thời gian mắc bệnh hiểm nghèo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần ở tuổi 62 vào sáng 21/9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Ông quê ở Ninh Bình, là giáo sư, tiến sĩ Luật học; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, đại biểu Quốc hội khoá XIII, XIV. Ông làm Bộ trưởng Công an trước khi được bầu làm Chủ tịch nước tháng 4/2016.
Tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang được tổ chức với nghi thức Quốc tang trong hai ngày 26-27/9. Lễ viếng bắt đầu từ 7h ngày 26/9, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu diễn ra lúc 7h30 ngày 27/9, lễ an táng từ 15h30 cùng ngày tại Nghĩa trang huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
http://baophapluat.vn/thoi-su/khu-an-tang-co-chu-tich-nuoc-duoc-gap-rut-hoan-thien-414000.html
.

1 nhận xét:

  1. 13. Nhà báo Vũ Hữu Sự bày tỏ thỉnh nguyện (sáng 27/9, trên Fb)

    "
    Vũ Hữu Sự















    32 phút ·

    THƯ NGỎ GỬI ỦY BAN THƯƠNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA XIV
    Vũ Hữu Sự (cử tri, nhà văn)

    KÍNH THƯA CÁC VỊ :
    Nước ta có diện tích chỉ 32 triệu ha. Nhưng dân số hiện đã gần 100 triệu người. Bình quân đất đai cho mỗi người dân Việt Nam hiện nay chỉ trên dưới 3.000 m2, và con số đó sẽ còn ít hơn nữa trong tương lai, do dân số tăng, do thiên tai gây lở sông lở núi, do biển tiến (mỗi năm mất thêm hàng trăm ha đất). Trong khi đó, Trung Quốc tuy có trên 1 tỷ người, nhưng bình quân đất đai cho mỗi người dân của họ tới 30.000 m2, tức là gấp 10 lần ta.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.