Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

14/09/2018

Bia đá năm 1918 tưởng niệm bác sĩ Asaba : đính chính một chi tiết nhỏ (năm 2018)

Mới nhận được văn bản ấn hành năm 2018 của ngôi trường danh tiếng Quốc Học Huế. Một tập hợp các bài viết đóng chung, với tên Giai phẩm xuân 2018.

Trong tập Giai phẩm này, có một bài nói về tấm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918 để tưởng niệm cụ Asaba. Có một chi tiết nhỏ về vấn đề dịch thuật trong bài đó cần đính chính nhanh một chút, vì bây giờ đã là 2018 rồi.

Đó là: tác giả trong Giai phẩm có lẽ dựa theo tư liệu cũ nào đó, ghi là tôi dịch bài văn bia từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Đại khái là trùng dịch: ông Goto người Nhật dịch từ Hán văn ra Nhật văn, rồi ông Giao lại dịch từ Nhật văn ra Việt văn (tức là dịch qua bản trung gian là Nhật văn của Goto).

04/09/2018

mùng 4 tháng 9 : vườn nhà Phan Bội Châu, bia mới nói về bia 100 năm (1918-2018)

Về tấm bia 100 năm, thì đang có chương trình kỉ niệm, ví dụ là một trưng bày tại quê nhà Asaba thì xem ở đây (tháng 8 năm 2018).

Và hôm nay, ngày 4 tháng 9, một người chắt của cụ Phan Bội Châu vừa chụp một ít ảnh trong vườn nhà cụ ở Huế và đưa lên. Người chắt ấy, đợt trước đã nhắc đến, ở đây (tháng 10 năm 2016).

Một tấm bia mới được lập, mới chỉ từ 2010 (tức là được khoảng 8 năm), để kỉ niệm cho tấm bia 100 năm. Tấm bia mà cụ Phan Bội Châu đã dựng cách năm 2018 tới 100 năm tại thị trấn Asaba trước đây để tưởng niệm bác sĩ Asaba (xem lại ở đây).

26/12/2017

Hôm nay, ở Huế : Phan Bội Châu 150 năm (26/12/1867 - 26/12/2017)

Ở huyện Nam Đàn và tỉnh Nghệ An thì đã làm từ trung tuần tháng 12, tức sớm lên.

Huế thì tổ chức đúng ngày.

Có thấy người cháu nội của cụ Phan, là bác Phan Thiệu Cát (đã kể ở entry trước). Đứng cùng hàng còn có thầy Đỗ Bang (sử học), anh Dũng (Sở Văn hóa),...

12/12/2017

Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng

Hồi ngày xưa, trong những lần du lãng Huế, đã nghe danh quan thượng thư Tôn Thất Quảng. Tức Bộ trưởng ngày nay. Ông là Bộ trưởng của cả hai bộ thời Bảo Đại, là Bộ Lễ nghi và Bộ Công.

Hình như rất ít người làm đồng thời Bộ trưởng của cả hai cái bộ như vậy.

Bây giờ, đi du lãng ở bãi sông Hồng vào dịp cuối năm, ngẫu nhiên phát hiện thủ bút của ông dâng lên Thánh Mẫu.

01/11/2017

Số tạp chí mới, và bài cũ (tiếp theo và hết)

Mình chưa nhận được nguyên vật của số 4 vừa ra.

Đại khái là có các bài như ở dưới.

Bài của mình là "tiếp theo và hết", vì kì 1 thì đã đi ở số 3 năm 2017 (đã điểm tin ở đây). Bài có trường độ, nên phải chia làm 2 kì đăng.

21/10/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Hoàng hậu Nhật Bản bày tỏ ấn tượng sâu sắc về chuyến thăm Việt Nam 2017

Hôm qua, ngày 20/10/2017, là sinh nhật lần thứ 83 của Hoàng hậu Nhật Bản.

Hoàng hậu đã trả lời phỏng vấn báo chí bằng văn bản. Ngay ở phần mở đầu, bà đề cập đến ấn tượng tốt về chuyến tháp tùng nhà vua tới thăm Việt Nam trong năm 2017 (đã điểm tin trên Giao Blog, ở đâyở đây). Bà có nói đến các chí sĩ trong phong trào Đông Du, về tình bạn Phan Bội Châu - Asaba.

09/10/2017

Phan Bội Châu nổi cáu khi nói về "đấu tranh giai cấp", và buồn lòng trước việc Nhật Bản mở rộng xâm lược châu Á

Đó là năm 1938, khi cụ Phan bị chính quyền Pháp giam lỏng ở Bến Ngự (Huế). Chính xác là một buổi chiều ngày 22 tháng 9 năm đó.

Nguyên văn cụ nói về vấn đề đấu tranh giai cấp: "Hô hào đấu tranh giai cấp ở xứ này là một việc cực ngu".

20/07/2017

Bộ tạp chí BAVH và Cố Cả

Cố Cả là tên gọi Việt Nam của linh mục Cadiere (1869-1955). Về tuổi, Cố Cả là cùng một lứa với các cụ Phan Bội Châu, Trần Tán Bình, Asaba,...(những người sinh sàn sàn trong khoảng các năm 1868-1869).

Cố ở Việt Nam khoảng nửa thế kỉ, chủ yếu là tại vùng Huế và các tỉnh lân cận.

Một di sản lớn mà Cố Cả để lại cho khoa học Việt Nam là bộ tạp chí BAVH khoảng 120 số. 

03/03/2017

Trước ngày nhà vua Bình Thành tới Huế và ghé thăm nhà cũ Phan Bội Châu

Về chuyến thăm Việt Nam chính thức đầu tiên của nhà vua Bình Thành cùng hoàng hậu thì đang tiếp tục dõi theo ở đây.

Theo như dự kiến đã công bố (ở đây, từ 11/2), thì vào ngày mai, Thứ Bảy ngày 4/3/2017, nhà vua sẽ tới Huế, có ghé thăm nhà cũ Phan Bội Châu. Trong khuôn viên ấy, hiện có một tấm bia mới như sau (entry cũ, đã đi từ tháng 10/2016).

Đầu tiên, đưa một ít tin và suy nghĩ vào hôm nay của con cháu cụ Phan.

11/02/2017

Nhà vua Bình Thành gặp vợ con của các anh lính Nhật tham gia Việt Minh, và viếng thăm nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở Huế

Về chuyến công du chính thức của nhà vua Nhật Bản (từ ngày 28/2-6/3/2017), tới Việt Nam và Thái Lan, đã điểm tin ở entry trước (ở đây).

Bây giờ, lịch trình thăm Việt Nam chi tiết của nhà vua đã được công bố. Đáng chú ý là hai điểm sau.

24/01/2017

Theo mạch tiếp tục suy nghĩ về tình bạn Phan Bội Châu - Asaba trong đương đại (bài mới)

Bài đầu tiên từ năm 2005.

Hơn chục năm sau mới chính thức có bài thứ hai. Mở đầu một mạch tiếp tục suy nghĩ về tình bạn Phan Bội Châu - Asaba trong bối cảnh đương đại.

Bài thứ hai mang tính "căn cơ" (nhiều chỗ có tính liệt kê một cách bắt buộc) để chuẩn bị cho những bài luận tiếp theo.

26/10/2016

Người chắt của Phan Bội Châu đã tới viếng tấm bia mà chính cụ nội mình dựng năm 1918 ở Asaba

Ngày 24/10, đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản đã đến viếng mộ bác sĩ Asaba và dâng lễ trước tấm bia lịch sử đó (đã điểm tin ở đây).

Sang ngày 25/10, thì báo trong nước đưa bài nói về việc chắt nội của Phan Bội Châu tới thị trấn Asaba. Tức là đúng chỗ đại sứ vừa tới hôm qua.

Trước đây, đã thấy hình của người chắt nội này, ở đây, tại Huế. Người ngồi ở giữa chính là người chắt nội, đằng sau lưng của ba người là một tấm bia mới mang bản dịch tiếng Việt do Giao thực hiện năm 2004. Bản dịch được khắc lên bia, và bia đã được dựng ở đó từ năm 2010 (bia có hai mặt, bản dịch nằm trọn ở mặt sau).

17/10/2016

Bản lưu năm 2016 cho trang web lập năm 2003

Từ năm 2003 đến nay, trang web này giữ nguyên trạng, hầu như chỉ lưu, không cập nhật.

Tôi đã lưu riêng nó từ năm 2004 rồi. Nhưng lần đầu tiên lưu với tính chất "công" ở đây. Nhân lúc đang viết (viết lại) về chuyện của hai ông.