Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/11/2018

Vừa đi vừa đọc lại Tứ Thư : "Tư thục私淑" trong Mạnh Tử

Hôm nay, nhân có việc, bàn đến chữ Tư Thục 私淑 trong sách Mạnh Tử. Nhờ có mạng toàn cầu, mà không cần phải mở lại bản in giấy.

Chữ ấy xuất hiện trong tiết 22 của chương "Ly lâu chương cú hạ" cũng gọi tắt là "Ly lâu hạ 離婁下" của Mạnh Tử. Nguyên văn cả tiết ấy là:

Nhà dân tộc học Antonina Leskinen (Tố Nga) của nước Nga nghiên cứu về Việt Nam (qua lời kể của Võ Xuân Quế & Bùi Việt Hoa)

Một cái tên không xa lạ, nhưng cũng không thật thân quen, với ngành dân tộc học Việt Nam.

Bà đã đến Việt Nam từ thập niên 1960, học hỏi và giao lưu với nhóm các nhà dân tộc học mở đường của Việt Nam: Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Mạc Đường,...

09/11/2018

Tin buồn : nhà giáo hưu trí Phạm Thùy Hương vừa qua đời (1941-2018)

Gia đình cụ ông Phan Đăng Nhật vô cùng đau đớn báo tin buồn dưới đây.

Sau một thời gian bệnh nặng kéo dài, cụ bà Phạm Thùy Hương vừa từ trần hồi 8h sáng Thứ Năm ngày 08 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 2 tháng 10 năm Mậu Tuất). Hưởng thọ 78 tuổi.

Tang lễ được tổ chức vào Thứ Bảy ngày 10 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 4 tháng 10 năm Mậu Tuất), tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (đường Trần Vỹ - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội).

07/11/2018

Doanh nghiệp quê : nước dùng, mì, hành,...tất cả đều do trụ sở cấp hàng sáng

Đó là lối làm việc theo luật riêng của công ty mì Makino-udon, ở vùng quê, như tôi cũng đã biết nhiều năm về trước. Phải mật phục nhiều lần mới vỡ lẽ ra. Sau đó, lúc vào Fukudai, kể chuyện này ở trường, mọi người mới biết, cùng "thế à, thế à" hay "thì ra thế".

Về món mì độc đáo của vùng quê, gọi là mì Makino-udon, thì đã kể ở đây (năm 2016), hay ở đây (năm 2014). Một món, với tôi, như là đồ nghiện.

Có tới dăm ba lần, tôi đã dậy rất sớm, phục kích ở trụ sở công ti. Từ chỗ nhà tôi mà ra trụ sở công ti thì chỉ khoảng 15 phút đạp xe. Phải có mặt ở đó khoảng 7h hơn một chút. Phục kích có kết quả rồi, thì là đi xơi luôn mì sáng !

Ông chủ lớn Bạch Thái Bưởi mắng công nhân gần 100 năm trước : "Chính chúng mày bóc lột tao" !

Chuyện từ hồi năm 1920. 

Lúc ấy, cụ Bạch Thái Bưởi là chủ lớn rồi. Chàng thanh niên họ Bạch có một thời đi giúp việc cho Bà Bé Tí (tức cô Tư Hồng từng được nhóm các bô lão đồ nho khoa bảng Trần Tán Bình dâng câu đối mừng phẩm hàm), là lính của bà ấy. Cũng nhờ thông minh, học được nhiều mánh của cô Tư Hồng, mà chàng Bạch sau phát tài. Lúc bấy giờ, ông đã lên hàng ông chủ tiếng tăm cõi Đại Nam.

Bây giờ, thì con cháu cụ, ở đầu thế kỉ 21, đang kể về cụ ở đây (tháng 3/2017).

Bầu cử giữa kì ở xứ Đồ Nam Trump và tiếng Việt

Tiếng Việt được ghi bằng quốc ngữ hiện nay, thời điểm các năm 2014-2018, đang có xu hướng quốc tế hóa mạnh. Đi và ngó nghiêng nhiều nơi trên thế giới, cả Đông cả Tây, đã thấy bảng hiệu hay ghi chú bằng tiếng Việt bên cạnh các tiếng khác (Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Thái,...).

Các di tích liên quan đến người Việt trên thế giới, gần đầy cũng đã có bảng giới thiệu hay chỉ dẫn nhanh bằng tiếng Việt, ví dụ với công chúa thời chúa Nguyễn đi làm dâu nước Phù Tang thì đọc ở đây (năm 2017).

Bây giờ là về mùa bầu cử đang diễn ra tại Mĩ. Tâm điểm là chàng Đồ Nam Trump. Liếc nhanh, thấy tiếng Việt.

06/11/2018

Một đời bút mực học giả Phan Đăng Nhật (tự thống kê trước tuổi 90)

Ảnh mới nhất của cụ được chụp vào tháng 10 năm 2018. Cụ sinh năm 1931 (Tân Mùi), nên tính tuổi tây thì 87, còn tính tuổi ta thì 88.

Bản viết này do cụ tự soạn trên máy tính.

Đôi khi, cụ bỗng quên một lệnh nào đó trong xử lí word, thì đã có sổ ghi chép (mở sổ ghi chép cũ ra là nhớ lại ngay) hoặc tự vào mạng tra cách giải quyết.

05/11/2018

"Linh Hựu quán" ở kinh thành Huế - một cơ sở Đạo giáo bị Tây phá bỏ


Tiêu chuẩn Việt Nam : Bảo vệ tiến sĩ, hành là chính, chất lượng... hên xui (bài Quý Hiên)

Theo đúng qui trình, và đúng Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, thì nhiều người có học vị tiến sĩ từ đại học nước ngoài chắc cũng phải giơ tay hàng. Tiêu chuẩn Việt Nam này đã sản sinh ra các nhà khoa bảng như ông Trương Minh Tuấn (đọc ở đây, 2010) hay ông Nguyễn Đức Chung (đọc ở đây, 2013), ông Trần Quốc Tỏ (đọc ở đây, 2013), ông Dương Chí Dũng, và rất nhiều vị khác đã - đang.

Quang cảnh buổi bảo vệ cuối cùng, ở Đại Việt hiện nay, thì đại khái đã nhắc, ở đây hay ở đây.

Bây giờ là góc nhìn của phía báo chí.

04/11/2018

Bằng tiến sĩ danh dự : bây giờ là Huỳnh Ngu Công của Đại Nam, sau Trịnh Văn Quyết của FLC

Huỳnh Ngu Công, tức là "Dũng lò vôi" theo cách gọi quen của dân cư mạng. Tôi thì từ lâu gọi ông là "Đại gia Sử thi". Đọc lại ở đây (tháng 7/2017) và ở đây (tháng 11/2014).

Gần đây, phu phụ Huỳnh Ngu Công đã nhận bằng tiến sĩ danh dự từ một đại học nước ngoài. Trước đó, thì là tin tương tự với ông Trịnh Văn Quyết của FLC.

03/11/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : trở lại thăm nhanh ngôi trường Nhật ngữ thân yêu

Sáng nay, ngày 3 tháng 11, nhân có việc trên phố Núi Trúc (Hà Nội), mình ghé thăm nhanh ngôi trường cũ ở trên con phố ấy. Bẵng cái, đã rất nhiều năm tháng đi qua. Tính từ lúc còn học (thời các cô giáo Nhật là Okumura, Izuka; các thầy Long, thầy Cảnh, thầy Chính người Việt), thì chắc là trên 20 năm ! Còn tính từ lần ghé thăm gần nhất, trước hôm nay, cũng tới cả 10 năm !

Một ngôi trường đặc biệt, gắn với tên tuổi của nghệ sĩ chuyên hát Enca - đại sứ thân thiện Sugi Ryotaro. Đã kể về nghệ sĩ Sugi ở đây (tháng 2/2017) hay ở đây (tháng 2/2014). 

02/11/2018

Bài mới vừa ra : "Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt nhìn từ văn hóa khu vực: Di sản chữ Nôm trong so sánh đương đại"

Tôi cũng chưa nhận tạp chí. Mới chỉ biết là vừa ra lò.

Đăng trên số 3 năm 2018 của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

Khi nào nhận được bản in chính thức, sẽ bổ sung.

Lẽ ra đã in trong số 2 năm 2018, nhưng do lỗi liên lạc giữa hai bên, nên bị muộn lại (lỗi xảy ra bất ngờ đến khó tin, nhưng đã thành ra một kỉ niệm thú vị và đáng nhớ). 

Con cháu khen các cụ "nói thật", "làm thật" và "chơi...thật" (bài của Phó Chủ tịch HĐND tỉnh)

Chuyện phiếm. Mà hóa ra chuyện thật. Gì thì gì, cụ Trứ thì cả mấy trăm năm nay vẫn vang danh "nói thật", "làm thật" và "chơi (rất) thật (lực)".

Câu chuyện phiếm nhưng hóa thật, giữa bác Mai Trọng Nhuận (Đại học Quốc gia Hà Nội, đọc nhanh ở đây) và người Hà Tĩnh. Người ghi lại cuộc chuyện phiếm thì là một Phó Chủ tịch HĐND tỉnh của Hà Tĩnh.

Bây giờ, văn bản hành chính vẫn quen lối viết tắt kiểu rất "vô lối" như là UBND và HĐND. Còn rất nhiều. Các cháu tiểu học mang tài liệu ra hỏi UBND, HĐND, CAND, THND,.... là gì. Cô giáo không còn trẻ và rất vui tính, bảo ND có nghĩa là "NÓI DỐI". Thế thì bọn trẻ ghép luôn thành "Ương bướng Nói dối", "Ủy ban Nói dối", "Hội đồng Nói dối", "Hói đầu Nói dối",... Tai hại của viết tắt.