Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/10/2016

Lévi-Strauss viết về Nhật Bản (đã có bản dịch tiếng Việt)

Dĩ nhiên Levi-Strauss không biết tiếng Nhật.

Nhưng ông từng cho biết: các bản dịch tiếng Nhật dành cho số tác phẩm của ông có chất lượng mà ông ưng ý nhất, trong đó có cả những dịch phẩm còn tốt hơn cả nguyên bản tiếng Pháp (trong việc truyền tải suy nghĩ của ông tới độc giả)!

Lí do ông cho biết: cách làm việc của giới khoa học Nhật Bản dành cho việc dịch thuật làm ông khâm phục. Chi tiết về việc này, sẽ được viết kĩ ở một dịp khác.

Bây giờ là giới thiệu một bản dịch tiếng Việt cho tác phẩm của ông (bằng tiếng Pháp) về nước Nhật.

Bản sắc Việt : mũ cối

Mũ cối nên được xem là một vật dụng thể hiện bản sắc Việt. 

Thêm nữa cho đủ bộ: "áo dài và mũ cối", hay ngược lại là "mũ cối và áo dài".

20/10/2016

Dừng lại ở bến tàu ngày trước cụ Cường Để rời Nhật Bản, mới tìm ra manh mối đính chính cho bức ảnh cũ

Dự định suốt từ năm ngoái (ở đây, tháng 1/2015), về việc sẽ đưa ra chứng cớ cho việc đính chính bức ảnh chụp chung 2 người đàn ông (lâu nay được xem là Cường Để và Phan Bội Châu).

Bức ảnh sau:

Tới khu vực bến tàu ở miền Tây nước Nhật nơi mà cụ Cường Để xuất phát để vào Thượng Hải

Đọc tư liêu gốc thì thấy nhắc đến các địa danh MoriShimo-ga-seki (hay Shimo-no-seki). Đó là tên của các bến tàu biển ngày trước, hồi đầu thế kỉ XX, cụ Cường Để đã bí mật tới, rồi khai là người Quảng Đông để từ đó mà về được Thượng Hải. Đi trốn mật thám.

Đại khái các cụ Đông Du hay khai mình là người Quảng Đông hay Quảng Tây. Nhiều khi được chính phủ Trung Hoa cấp học bổng cho học ở các trường hồi đó. Nhiều cụ sau khi Đông Du tan rã thì về Trung Hoa đại lục làm việc, ở đó luôn.