Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tứ-vị-thánh-nương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tứ-vị-thánh-nương. Hiển thị tất cả bài đăng

14/07/2024

Nhóm các vị thần Sát Hải ở Việt Nam - 1 (ghi chú về hội thảo ở Nghệ An)

Có một nhóm các vị thần được định danh là "Sát Hải". Chúng tôi có quan tâm đến nhóm các vị "Sát Hải" này nhiều năm nay.

Đây là một ghi chú về một hội thảo vừa tổ chức ở Nghệ An về vị thần "Sát Hải".

10/04/2024

Tháng Ba ta năm 2024 và lễ hội Điện Huệ Nam ở Huế (lần đầu có rước bộ 3 km, ngày 10-11/4)

Về điện Huệ Nam và lễ hội tháng Ba tháng Bảy ta tại đây, trên Giao Blog có thể xem lại ở đây hay ở đây (tháng 8 năm 2017).

Bây giờ là cập nhật tình hình năm 2024. Nổi bật là lễ hội Điện Huệ Nam năm 2024 lần đầu tiên tổ chức đám rước bộ (đi bộ khoảng 3 km, sau đó mới lên thuyền).

22/03/2024

Học giả Vũ Ngọc Khánh (1926 - 2012) và cuốn "Đạo Thánh ở Việt Nam" (2001)

Cuốn sách được thầy Vũ Ngọc Khánh hoàn thành vào tháng 9 năm 1999. Ở tập bản thảo đánh máy vi tính và đóng bìa mềm hôi đó, tại trang 93, ông viết lạc khoản: "Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 1999". Toàn số 9.

Bản thảo nói trên gồm có 94 trang khổ A4, cộng thêm mấy chục trang phụ lục, để toàn bộ là 115 trang.

24/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy: trở lại bản đồ ở thập niên 1650 gắn với "vương quốc Cao Bằng" và Chúa Khánh

Đại khái, ở các bài viết từ nhiều năm về trước (bài đầu tiên là từ 2009), liên quan đến vương quốc Cao Bằng hay Đàng Trên (ví dụ xem ở đây), hoặc liên quan đến Tứ Vị Thánh Nương (ví dụ xem ở đâyở đây), tôi đã sử dụng hai tấm bản đồ được in vào thập niên 1650 trong các tác phẩm quan trọng của giáo sĩ Đắc Lộ.

Cả hai bản đồ này đã được in vào thập niên 1650 trong các cuốn sách của Đắc Lộ. Nhắc lại cho thêm rõ vậy. Dĩ nhiên, cụ Đắc Lộ không phải là người vẽ ra. Cụ chỉ sử dụng lại các tấm bản đồ có sẵn ở châu Âu vào thời điểm đó, dĩ nhiên đã được chỉnh lí thêm bởi chính các giáo sĩ đã hoạt động ở Việt Nam (đọc thêm ở đây). Đại khái là hai tấm sau.

07/01/2023

Trở lại với tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương - giả thiết về nguồn gốc nữ thần Shakti và 3 hầu cận

Một người vừa nhắc lại giả thiết này là bạn Brian Wu. Nhìn chung là nhấn mạnh đến quan hệ Việt - Ấn (qua màng lọc Chăm). Trước nay, cũng đã có nhiều học giả đề cập theo hướng nhấn mạnh quan hệ này.

20/10/2021

Cập nhật về bức thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của quan thượng thư và nhà cũ của Mẹ Đồng Quan

Hồi tháng 12 năm 2017, tức là cách nay tới gần 4 năm rồi, tôi đã có ghi chép nhanh Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng

Thời gian trôi nhanh quá ! Tôi chưa kịp đặt bút viết một chữ nào về bức thủ bút đó hay về Mẹ Đồng Quan ấy, thế mà, đã 4 mùa cây lần lượt qua đi. Trở đi trở lại nơi đó nhiều lần, mà vẫn chưa động được bút. Còn một chút cần xác nhận nữa.

Bây giờ là một cập nhật của bạn Nguyễn Phong trên Fb - một bạn dòng họ Nguyễn phát Chúa rồi phát Vua (9 đời Chúa Nguyễn và 13 đời Vua Nguyễn).

08/03/2021

Về hai tấm bản đồ Việt Nam trong các sách đã in đầu thập niên 1650 của Đắc Lộ

Có một bài viết rất đáng đọc của học giả Alexei Volkov về hai tấm bản đồ thú vị này, đã đăng tải năm 2018, và vừa được dịch giả Võ Xuân Quế chuyễn ngữ sang tiếng Việt.

Về hai tấm bản đồ này, trước đây, tôi cũng đã sử dụng để nghiên cứu về ngôi đền Cờn (Cần Hải linh từ) ở xứ Nghệ (bài đăng ở đây, các năm 2009-2010), và về ba vương quốc cùng tồn tại ở Việt Nam đầu thế kỉ 17, tức Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong (bài đã đăng ở đây, năm 2019).

Riêng Đàng Trên, thì đó là vương quốc Cao Bằng của các vua nhà Mạc (đọc nhanh về Đàng Trên trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Bản dịch dưới đây lấy về từ trang nhà của hai học giả Việt Nam hiện đang cư trú ở Phần Lan là Võ Xuân Quế và Bùi Việt Hoa.

Có bản gốc bằng tiếng Anh của Alexei ở đường link đặt cuối bản dịch.

31/03/2020

Vẫn luận bàn về "chữ quốc ngữ" giữa đại dịch Cô Vy bùng phát toàn cầu

Đó là số chuyên đề vừa ra mắt của tạp chí Văn hóa Nghệ An. Hóa ra, là một điềm báo trước cho việc phong tỏa từ 0h ngày 1/4/2020 ! Phong tỏa tuyệt đối trong 14 ngày, thì chỉ nên cố thủ ở trong nhà dạng "stay at home" (đã nói ở đây).

Khoảng ngày 25/3 hay 26/3 gì đó thì tờ Văn hóa Nghệ An đã in ấn xong (ngày phát hành ghi trên bìa là 25/3). Rồi ngày 30/3 thì thấy mục lục được đưa lên trang web. Sang ngày 31/3 thì lệnh phong tỏa tuyệt đối 14 ngày được phát đi. Đại ý là khi cố thủ trong nhà bởi phong tỏa tuyệt đối thì lại cần phải luận bàn những thứ như "chữ quốc ngữ".

Đại khái như ở dưới.

Do được tạp chí huy động, nên mình có góp mặt trong số chuyên đề này.

17/06/2019

Nước mắm truyền thống ở Cát Bà thời 1950s, và dòng họ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Gần đây, trong một bài viết học thuật ngăn ngắn về Cát Bà (tâm điểm của huyện đảo Cát Hải - Tp. Hải Phòng), tôi có nhấn mạnh đến nước mắm Cát Hải - nước mắm Cát Bà với mùi khăm khẳm đặc trưng. Bài đó đã nói nhanh ở đây.

Nước mắm Cát Hải có mùi khăm khẳm đặc trưng, đó là kiến thức có được qua trải nghiệm cá nhân bằng các lần ra Cát Bà. Lần gần đây nhất là năm 2013, xem ở đây.

Lần ấy, lúc trở vào bờ, phải đi phà, thì ngẫu nhiên gặp hai ông khách say rượu người huyện Kiến Thụy, rõ ràng chở 10 lít nước mắm bằng can nhựa trắng trên xe máy, mà liêng biêng thế nào, lúc sang bờ kiểm tra đã vơi quá nửa (can bị rò rỉ hay bật nút đậy gì đó) ! Cả cái xe máy một mùi khẳm khẳm ! Hai ông thì nồng nặc mùi rượu, trộn lẫn với mùi nước mắm ! Nhớ rất rõ !

Bây giờ, qua sưu tập của bác Tạ Thu Phong, chúng ta có cơ hội nhìn lại cái thời 1950s nước mắm sản xuất ở Cát Hải - gắn với gia tộc họ Đoàn. Đó là gia tộc sản xuất nước mắm truyền đời, gắn với thương hiệu nước mắm Vạn Vân nổi danh một thời, cũng là gắn với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.

Thêm một nốt nhạc nữa, để biết đến Đoàn Chuẩn trong tương quan với nước mắm Vạn Vân có mùi khẳm khẳm đặc trưng, với sóng nước Cát Bà, với các làng chài của người Việt gốc Hoa.

18/04/2019

Hôm nay, chúng tôi nói về Cát Bà và du lãng cửa sông Tam Bạc

Lại là về một chiếc cầu quay danh tiếng ở vùng đất Cảng. Đã viết về cầu quay bắc qua sông Tam Bạc trong câu chuyện về đường sắt Đông Pháp tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam, từ năm 2014. Xem cụ thể ở đây.

15/02/2019

đảo Cát Hải và Thánh Mẫu Liễu Hạnh : kiệu thờ 100 tuổi, bỗng dưng thành ra 1000 tuổi

Tin về một cổ vật liên quan đến việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở ngoài huyện đảo Cát Hải (gần Cát Bà, thuộc Hải Phòng). Chúng tôi đã du lãng nhanh ở các huyện đảo này nhiều năm về trước, nên tàm tạm có mường tượng thực tế.

Báo chí giật tít rất ghê, ví dụ: "Đột nhập đình lấy trộm khám thờ Mẫu Liễu Hạnh 1.000 năm tuổi".

Tức là cổ vật cả 1000 tuổi.

14/07/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : theo dấu chân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, chuẩn bị tới Vân Đồn (đảo Quan Lạn)

Câu chuyện Vân Đồn, "thương cảng Vân Đồn xưa" rồi "đặc khu Vân Đồn nay", tựa như đang nóng lên trong dư luận. Khởi sự cho công nghiệp thời nay là bắt đầu từ thời xửa xưa lúc vua Lý Anh Tông lập ra "đồn". Đồn Mây, đồn ở trên mây.

Ngày nay, thì xem khởi sự từ ngài Bí thư Tỉnh ủy các năm đó, xem lại cả hình ảnh và video ở đây (thời điểm các năm 2011-2012).

11/07/2018

con chữ Quốc Ngữ, từ góc nhìn "tay chơi" : văn bản của nhóm Lưu Trọng Văn 2018

Hồi năm 1993, ông Nguyễn Khắc Xuyên một trí thức công giáo thực thụ, vốn rất lịch lãm mà cũng không giữ được bình tĩnh, đã "cáu tiết" khi người ta phán linh tinh về chữ Quốc Ngữ. Xem lại ở đây (bản đưa lên năm 2013). Lời lẽ của ông Xuyên lúc đó, khi tôi dẫn lại thôi (sau 20 năm) mà cũng tự thấy giật mình !

07/06/2018

Tư tưởng Tập Cận Bình ở khắp nơi : hiện hữu và giục giã

Tư tưởng Tập Cận Bình giá trị quan xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Trên bình diện văn bản chính thức, đã thấy rõ từ tháng 10 năm 2017, ở đây (chú ý đặc biệt là: dù có 14 thứ tiếng, nhưng không có bản tiếng Việt).

02/06/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : tới tham bái vị thần chủ của tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương ở Nhai Sơn

"Tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương" hay "tổ hợp thần biển" là các thuật ngữ tôi đã đưa ra năm 2009. Có một số vị đã chấp nhận các thuật ngữ này và sử dụng trong các bài viết học thuật sau đó. Nội dung của bài năm 2009 có thể thấy ở phần đầu tiên bài đã in năm 2010 (ở đây).

12/12/2017

Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng

Hồi ngày xưa, trong những lần du lãng Huế, đã nghe danh quan thượng thư Tôn Thất Quảng. Tức Bộ trưởng ngày nay. Ông là Bộ trưởng của cả hai bộ thời Bảo Đại, là Bộ Lễ nghi và Bộ Công.

Hình như rất ít người làm đồng thời Bộ trưởng của cả hai cái bộ như vậy.

Bây giờ, đi du lãng ở bãi sông Hồng vào dịp cuối năm, ngẫu nhiên phát hiện thủ bút của ông dâng lên Thánh Mẫu.

24/07/2016

Chuyện cũ gắn với Vũng Áng : nàng Bích Châu (Chế Thắng phu nhân) đã trẫm mình ở đó

Người đời sau thường biết nàng Bích Châu đã trầm mình xuống biển huyện Kỳ Anh (ngày nay) vì nghĩa nước, và vì bổn phận tôi thần đối với vua Trần (trên đường đi chinh phạt Champa).

Câu chuyện về nàng, sau được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm viết thành thiên truyện Hải Khẩu linh từ (ngôi đền thiêng ở Hải Khẩu). Hải Khẩu đó chính là Vũng Áng ngày nay. Vũng Áng được xem là cảng biển sâu nhất Việt Nam. Bích Châu đã trẫm mình xuống đó, bởi: thủy thần đoạn biển đó đòi vua Trần hiến cho một người vợ, nếu không, sẽ không cho long thuyền của vua đi qua. Nàng xung phong trẫm mình xuống đó.

16/04/2016

Người Chăm hành hương về xứ Chăm (bài Phú Trạm)

Nơi ấy xem là một thánh địa của người Chăm. Gắn với thần sóng biển Po Riyak. Ông Tạ Chí Đại Trường đã từng có ý gắn Tứ Vị Thánh Nương (ở đền Cờn, Nghệ An) với Po Riyak. Thật ra, ngay bản thân Po Riyak cũng là truyền thuyết ngoại nhập, vốn không phải của Chăm.

Nơi mà thần Po Riyak của người Chăm ngự, thì nay, đang dần dần cuốn vào khu vực nhà máy điện hạt nhân.

25/03/2016

Chung và riêng giữa Tân Sử học và Dân tộc học (tôi viết về Tạ Chí Đại Trường, năm 2010)

Bài đã viết từ lâu, khoảng 6 - 7 năm về trước. Đã in năm 2010, sau đó đăng lại trên mạng Da Màu (ở đây).

Khác với một số bản thảo liên quan đến sử học, riêng bài này, không có điều kiện trao đổi với ông Tạ. Bởi lúc đó, ông Tạ báo là sức khỏe không tốt (một bài khác về cùng chủ đề Tứ Vị Thánh Nương ở Nghệ An công bố trước bài này, thì trao đi đổi lại nhiều lần).

Về bản toàn văn, nếu trên mạng thì đọc ở Da Màu. Dưới là đoạn viết về cách tiếp cận Sử học (Tân Sử học) của Tạ Chí Đại Trường, cũng là chỗ chung và chỗ riêng với Dân tộc học - Nhân loại học Văn hóa của tôi.