Hoạt động kỉ niệm 5 năm tại phía Nam, xung quanh Phủ Giầy Sài Gòn, hồi tháng 8 năm 2022, thì Giao Blog đã điểm tin ở đây và ở đây.
Bây giờ là đi nhanh một chút về hoạt động tại phía Bắc, xung quanh Phủ Giầy Nam Định, vào hạ tuần tháng 9 năm 2022.
Loạt bài đi dần trên tạp chí này, của nhiều tác giả.
Thời nhỏ chúng tôi vẫn được kể lại rằng, ngày đó tháng đó năm đó, có khi chính xác là giờ đó phút đó, giữa lúc máy bay Mỹ lượn trên bầu trời thì có anh ấy chị ấy được sinh ra. Những đứa trẻ Bắc Việt được sinh ra ở khu tránh bom Mỹ. Giờ sinh và ngày tháng năm sinh của những đứa bé ấy được đánh dấu thật dễ, bởi là gắn với âm thanh của máy bay Mỹ, với kí ức chân thực về chiến tranh không bao giờ phai.
Bom Mỹ rơi xuống làng quê chúng tôi. Chỗ bom rơi thì lõm xuống, gọi là "hố bom", rồi có cái cứ để nguyên vậy thành ra ao. Nhiều cái ao được hình thành từ hố bom như vậy ở xóm trên xóm dưới. Các ông các bác trong làng ngồi đan rổ rá bên cạnh hố bom ngày trước, đôi khi kể cho chúng tôi nghe chuyện sơ tán khi có báo động về máy bay Mỹ.
Đại khái chúng tôi không có trải nghiệm tại chỗ về chiến tranh chống Mỹ. Hình ảnh về cuộc chiến ấy là được mường tượng từ những cái "ao-hố bom" có thể thả cần câu hồi chúng tôi lên mười, từ những cái kẻng làm từ xác bom treo ở cổng trường hay hợp tác xã, từ rất nhiều chuyện kể dần dần của cha mẹ và hàng xóm láng giềng.
Lần trước, chúng tôi đã đến thăm vườn nhà Nguyễn Huệ tại Bình Định, đọc lại ở đây (năm 2017).
Hôm nay, bàn về một dấu ấn của triều đại Tây Sơn trên tư liệu văn bản.
Hiện đang có hai thuyết. Một thuyết đọc là "Tiên nhu chi bảo", một thuyết đọc là "Hòa nhu chi bảo" cho hình dấu triện trên các văn bản thời Tây Sơn.