Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn-Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn-Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

11/10/2024

Nữ nhà văn châu Á đầu tiên nhận Nobel Văn chương - Hàn Giang (Han Gang 韓江 ) của Hàn Quốc 2024

Tin chính thức của ngày 10 tháng 10 năm 2024.

Nữ nhà văn Hàn Giang sinh năm 1970, đã bắt đầu sáng tác từ đầu thập niên 1990, gần đây nổi tiếng thế giới với tiểu thuyết "Người ăn chay" - đã được dịch ra tiếng Anh và nhận giải thưởng văn chương Man Booker International vào năm 2016.

29/08/2021

Thiên Chúa Giáo và đồng cốt ở Hàn Quốc - vì sao Hàn Quốc có nhiều con chiên của Chúa, liên quan với đồng cốt (sách của thầy Choi)

Về lên đồng của Hàn Quốc, thì trên Giao Blog, tạm thời xem nhanh ở đây hay ở đây.

Tôi đã nhiều lần xem người Hàn Quốc tự nhiên nhập đồng ở các cơ sở tín ngưỡng, tại Hàn Quốc, hồi du lãng các nơi. Lúc ấy, tôi vượt biển từ Nhật Bản sang (đi tàu biển), có lần suýt bị bắt máy ảnh. Cũng vì tính du lãng của công việc lúc đó ! Cũng có lần vào được ngân hàng mà họ linh động đổi tiền cho lúc đã gần 5 h chiều, tức là làm không đúng qui định của hệ thống ngân hàng (thường 3h30 chiều thì đóng cửa) ! Có lẽ cũng vì tính mến khách nước ngoài của cư dân Hàn Quốc !

Bây giờ, là một cuốn sách in dạng phổ biến kiến thức của thầy Choi - người thầy mà Giao Blog vẫn cập nhật tình hình của ông, ví dụ ở đây.

10/02/2020

Tin vui trong đại dịch Cô Vy 2020 : sáng tạo Hàn Quốc trong điện ảnh được lên ngôi

Một sáng tạo nữa của người Triều Tiên được thế giới công nhận.

Một sự đầu tư có chiều sâu của giới doanh nhân trong nước.

Tài năng xuất chúng của lớp đạo diễn và diễn viên.

24/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : ngưng bút trước chùa Phạn Ngư tự, nhớ lại thời tiếng Hàn bắt đầu dạy ở Khoa Ngữ văn

Những lần du lãng Pusan (cũng viết Busan) - một thành phố biển ở miền Nam của Hàn Quốc ở ngay sát với tỉnh Fukuoka của Nhật Bản - tôi hay trở đi trở lại la cà ở khu vực chùa Phạn Ngư tự. Bẵng một cái, thời du lãng ấy đã lùi vào quá khứ tới quá nhiều năm rồi, xem ra sắp tới 18-19-20 năm !

Tôi lên tàu ở bờ biển Nhật Bản, chỉ ngủ gật một lúc, là cập bến tàu Hàn Quốc. Gần đến mức mà sang bờ Hàn Quốc rồi, tôi vẫn có thể gọi điện thoại di động trực tiếp về phía Nhật Bản bằng sóng của J-phone (để nói chuyện với người trong làng Nhật Bản). Những năm đầu thế kỉ XXI ấy, là điện thoại cục gạch của  hãng J-phone (nhưng đã có thể gửi e-mail các loại, truy cập mạng ở mức tàm tạm), sau thì họ chuyển thành Vodaphone (bắt đầu xem truyền hình rất tốt), một hồi nữa thì thành Softbank.

Hồi ấy, tuổi trẻ đầu xanh, có thể đi bộ cả ngày không biết mệt. Vì có thời là học theo gương đi bộ của cụ Miyamoto - nhà văn hóa dân gian Nhật Bản - đã nói nhanh ở đây (tháng 11/2016).

24/02/2019

Sự kiện thú vị 2019 : cặp sông nổi tiếng "Áp Lục" và "Hồng Hà" xuất hiện trở lại từ hành trình đường sắt vạn dặm của ông Kim

Sông Áp Lục là con sông gắn bó sâu sắc với người Triều Tiên (gồm hai miền nam bắc, là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay). Tựa như là sông Hồng, hay Hồng Hà (hay sông Nhị, tức Nhị Thủy), đối với người Đại Việt chúng ta.

Hồi ngày xưa, khi gặp nhau trên đất Trung Quốc, thì các đoàn sứ bộ Đại Việt với đoàn sứ bộ Triều Tiên (cùng đến triều cống thiên triều) hay có dịp đàm đạo và xướng họa thơ văn với nhau.

Khi họ xướng họa với nhau, thì một bên hay nhắc đến sông Áp Lục, còn một bên hay nhắc đến sông Hồng (cũng gọi sông Nhị). Chính sứ thần Lê Quí Đôn đã có những bài thơ thù tạc với sứ thần Triều Tiên, mà trong đó có nhắc đến cả sông Áp Lục và sông Hồng.

01/09/2018

Đừng vội và đừng nản : chữ Hangul vẫn vô địch, chữ Nôm đã vào tầm cao châu lục

Dự đoán về việc Hàn Quốc lên ngôi vô địch của Asiad 2018, thì đã được đưa ra mấy hôm trước rồi. Đọc lại ở đây, và ở đây. Huy chương vàng cho chữ Hangul là hợp lí, không gì hơn.

Về đội U23+ Việt Nam, thì thầy Phác Hằng Tự vừa nói (sau trận thua UAE bằng luân lưu, vì thế để tuột mất huy chương đồng), rằng: "U23 Việt Nam đã đạt tới tầm cao mới ở châu Á". Chữ Nôm đã nỗ lực bứt phá, tạm đến mức đó ở lần đầu ra biển lớn là hợp lí, không gì hơn. Hôm nay, thua UAE thực sự là thua trên thế thắng.

Không thể một bước lên giời được. Hôm nay là 1/9/2018. Một thành công lớn của văn hóa chữ Nôm mừng quốc khánh. Thành công nhất chính là "tự tin" đạt được bằng thực tế (chứ không phải bằng tưởng tượng), để không sợ bất cứ đối thủ nào, mà bứt lên từ đây.

Nam Triều Tiên đã vật lộn với 28 năm qua, đọc lại ở đây (tháng 1 năm 2018).

29/08/2018

Đừng vội và đừng nản : chữ Nôm vẫn đang còn thua chữ Hangul

Đã nói từ lâu, về cấp độ xuất sắc trong sáng tạo chữ, qua việc so sánh tỉ mỉ chữ Nôm trong bối cảnh văn tự sáng tạo vùng Đông Á (đã mới nhắc lại ở đây).

Người Triều Tiên (kể cả Nam và Bắc) là dân tộc duy nhất sáng tạo ra bộ chữ độc đáo ghi âm, gọi là Hangul (ngạn văn). Tôi xếp đó là văn tự kiệt xuất nhất ở vùng Đông Á, đã hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng chữ Hán của Đại Trung Hoa (chỉ duy nhất còn dấu ấn khối vuông).

28/06/2018

Sức hấp dẫn của Worl Cup 2018 (tiếp): cỗ xe tăng Đức đã hoàn toàn mất bản sắc, đứt xích đau đớn

Việc Đức đã mất bản sắc vốn có của cỗ xe tăng, ở World Cup 2018, thì đã viết một ít hôm trước. Đọc lại ở đây. Hôm đó, Đức thua Mễ với tỉ số 0 - 1, thấy cuống cà kê lắm rồi.

Còn chính thức từ bây giờ, Đức đã bị loại, sau thảm bại 0 - 2 trước Hàn Quốc. Từ "cuống cà kê" vẫn còn là nhẹ. Ê chề, đau đớn của một cựu vương.

Không có gì là không thể. Châu Á với đại biểu là Hàn Quốc đã quật ngã anh chàng châu Âu loại sừng sỏ bậc nhất. Viết tiếp những điều hấp dẫn cho mùa World Cup năm nay, ở đây.

30/04/2018

"Đồng bào" đầu tiên cần phải "ngủ dậy cùng phút cùng giây" : 30 tháng 4 năm 2018, một Triều Tiên thống nhất múi giờ

Một tháng 4 đáng ghi nhớ. Một ngày 30 tháng 4 có thêm một ý nghĩa nữa trên toàn thế giới nói chung, và khu vực Đông Á nói riêng.

Kim Chính Ân và Văn Tại Dần ra tuyên bố chung vào ngày 27/4 tại Bản Môn Điếm để hướng đến việc thống nhất đất nước.

Bản tuyên bố chung nhắc đi nhắc lại chữ ĐỒNG BÀO. Tôi chưa đếm kĩ, nhưng là số khá nhiều lần.

28/04/2018

Nhớ chuyện bị bắt máy ảnh ngày trước, khi xem cảnh Kim - Văn ở Bản Môn Điếm cuối tháng 4 năm 2018

Kim Chính Ân (Bắc Triều Tiên) và Văn Tại Dần (Hàn Quốc, tức Nam Triều Tiên) đã có cuộc gặp lịch sử tại Bản Điếm Môn vào hôm qua, ngày 27/4/2018. Họ đã ra được một tuyên bố chung để hướng đến hiệp định hòa bình giữa hai miền, thống nhất đất nước.

27/04/2018

Hội Thánh của Đức Chúa Trời - xem và nghe tư liệu từ hai phía

Một phía nghe và xem là từ chính Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Quả thực là mình đã ghé chơi các hội sở của nhóm này (hoặc nhóm tương tự) ở Hàn Quốc những lần du lãng thành phố biển Pusan. Hồi ấy là vượt biển từ tỉnh Fukuoka của Nhật Bản sang Pusan du lãng, các năm 2000-2003. Đôi khi ở giữa cánh đồng rất vắng người cũng ngẫu nhiên gặp hội sở của họ. Hình như họ có nhét vào tay một ít tài liệu.

29/01/2018

Tên Việt Nam của thầy Park người Hàn Quốc : Phác Hằng Tự 朴恒緖

Đọc báo của người Triều Tiên mới biết tên thầy Park 박항서 được viết chính thức bằng chữ Hán là: 朴恒緖. Về cơ bản, người Triều Tiên (bao gồm cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay) đều có tên viết bằng chữ Hán.

Như vậy, tên Việt Nam của thầy Park là Phác Hằng Tự. Có thể gọi tắt là "thầy Tự", hay "huấn luyện viên Tự", "giáo Tự".

Từ nay, tôi sẽ gọi ông là "thầy Tự". 

19/11/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : di vật lấy lên từ các con thuyền gặp nạn ngoài khơi

Có rất nhiều cổ vật được vớt lên. Có những cái là đồ vật của thế kỉ 12-13.

Chúng được đưa vào lưu giữ trong nhà bảo tàng ở Hàn Quốc. Bảo tàng có từ năm 1994 (khởi động từ 1975).