Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Lê-Trịnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Lê-Trịnh. Hiển thị tất cả bài đăng

03/03/2023

Tổ Như Trừng Lân Giác (1696-1733) và sơn môn Liên Tông

 Đại khái nhà sư Như Trừng Lân Giác là người cùng thời của các nhân vật sau:

- Nguyễn Tông Quai (1693-1767) là sứ giả nhà thơ thế kỉ XVIII, nổi tiếng thơ hay và sử dụng chữ Nôm để viết thơ trên đường đi sứ nhà Thanh (có lẽ là người duy nhất viết thơ chữ Nôm trên đường đi sứ).

- Nguyễn Kiều (đại khái năm sinh gần ngang Nguyễn Tông Quai) là phu quân của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

Nhà sư vốn là con trai của chúa Trịnh, lại được vua Lê gả con gái cho (tức là phò mã của vua Lê). Nhưng từ rất sớm đã đặt chí hướng xuất gia tu Phật. 

Sau khi được phép xuất gia, ông xây chùa Liên Tông (là chùa Liên Phái ngày nay), mở ra sơn môn Liên Tông.

Hai ngôi chùa chính của Liên Tông hiện nay là chùa Liên Phái (Hà Nội) và chùa Hàm Long (Bắc Ninh), đều nổi tiếng là chùa nhốt vong và trị trùng tang.

Vào ngày đầu tiên của tháng 3 năm 2023, có một hội thảo về nhà sư Như Trừng Lân Giác và sơn môn do ông mở ra được tổ chức tại chính chùa Liên Phái.

15/03/2018

Một số thông tin bổ sung về danh tác "Sứ Hoa tùng vịnh" của Nguyễn Tông Quai

Hôm nay, đi bài  này trên Giao Blog để động viên một người bạn đang loay hoay 

Bài của Lê Thị Vỹ Phượng. Đã xuất bản năm 2012. Về tác phẩm danh tiếng Sứ Hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai (viết trên đường hai lần đi sứ nhà Thanh với tư cách phó sứ rồi chánh sứ; lần đi đầu tiên thì là phó sứ, còn chánh sứ là Nguyễn Kiều - phu quân của Đoàn Thị Điểm).

Tác giả trích phát biểu một phần từ luận văn thạc sĩ (Ngữ văn Hán Nôm) về Nguyễn Tông Quai. Bài đưa ra một số thông tin bổ sung cho nhận thức trước năm 2012 của học giới.

26/05/2017

Thông tin nhanh về bản dịch của tập sách "Tưởng Lê an Mạc tập"

Tưởng Lê an Mạc tập, có nghĩa là: Tập hợp về việc tưởng Lê an Mạc. Mà tưởng Lê an Mạc thì có nghĩa là: "thưởng/khen Lê và giữ nguyên Mạc".

Đó là kế sách ngoại giao của nhà Minh đối với tình hình An Nam lúc Lê - Mạc chiến tranh. Minh muốn giữ Lê và cũng giữ luôn Mạc. 

10/10/2016

Chị Ouru-san : nữ phiên dịch người Nhật trong phủ chúa Trịnh thời 1630s

Thông tin về chị Ouru chưa được xác định rõ.

Có tài liệu nói chị kết hôn với một vị tướng trong quân đội của chúa Trịnh. Chị làm công việc phiên dịch giữa người Việt và người Hà Lan. Nên phải chăng chị biết tiếng Hà Lan, và dĩ nhiên là giỏi tiếng Việt.

Tuy nhiên, chưa xác định rõ được phu quân của chị. Chỉ biết đại khái là người vùng Phố Hiến.

13/08/2016

Truyền thống lắm quan chức và nhiều nhũng lạm ở Đại Việt

Bộ máy công quyền ngày trước của Đại Việt, nhìn chung, cũng rất cồng kềnh và kém hiệu quả. 

Đọc người phương Tây chê hệ thống quan lại của Đại Việt, tính từ hồi đầu thế kỉ 16, thì nhiều lắm. Có thể đọc nhanh từ cuốn sách đã in năm 2010, ở đây. Xem thêm cả sách của Toan Ánh đã xuất bản thời 1970s ở Sài Gòn (tại đây).

19/06/2016

Bia thờ một đại thần hậu Lê, đồng thời là sử gia chỉnh sửa "Đại Việt sử kí toàn thư"

Đó là đại thần Phạm Công Trứ (1600-1675), quê ở huyện Đường Hào (Hưng Yên ngày nay).

Vâng lệnh chúa Trịnh, đại thần này đã chỉnh sửa bộ Đại Việt sứ kí toàn thư. Đại khái tư tưởng chủ đạo là tâng công nhà chúa, và ghi kiệm lời về vua Lê, chê trách vua Mạc.

Bia thờ Phạm Công Trứ có niên đại rất đáng chú ý: Vĩnh Thịnh 4, tức năm 1679. Tức là sau khi Phạm Công Trứ mất được 4 năm, thì con cháu lập bia.

Rất tiếc là nội dung bia thì khá nghèo nàn, hầu như không giúp ích được gì nhiều.

30/01/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : nước An Nam ở Đàng Ngoài với bức vẽ khoảng 400 năm trước

Bức họa của người phương Tây.

Lúc đó, tiếng Việt còn ở dạng gọi "Vua" (ngày nay) là "Bua".

Các ông Vua này được người phương Tây có mặt ở Đàng Ngoài lúc đó miêu tả như là dạng bù nhìn. Thực quyền nằm trong tay Chúa.

07/12/2015

Lại chê Lê Quí Đôn

Hôm trước, đã nói đến việc ông hoàng tử Miên Thẩm chê Lê Quí Đôn kém cỏi về thơ (xem lại ở đây).

Hôm nay, thử xem các sử thần triều Nguyễn chê Lê Quí Đôn lươn lẹo, tham nhũng và hối lộ ra sao.

19/11/2015

Hai danh tướng cuối thế kỷ XVII trên đất Cao Bằng (bài Hoàng Triều Ân)

Hôm trước, đã có bài của con cháu chúa Trịnh viết về các chúa, ở đây.

Hôm nay là con cháu của các tướng quân họ Hoàng (dưới trướng chúa Trịnh) viết về tổ tiên của mình.

16/05/2015

07/05/2015

Nội chiến : Quân ta đổ lộn cùng quân nó

Nội chiến ở Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời như chiến tranh chống ngoại xâm. Nhìn chung, lúc nội chiến thì mỗi bên đều tự xem mình là chính đáng.

Vậy nên, mới có "quân ta" với "quân mình". Rồi "nước nó" với "nước mình".

Các nhà tiên tri thời trước đã viết như sau (tư liệu đích thực đang lưu ở các kho sách chính qui của Việt Nam, đây là bản tạm phiên âm Nôm của tôi):

Nửa đêm giờ tí khắc canh ba,
Thoắt tiến quân vào phá lũy ra.
Một tướng thượng cửng vào cửa hiểm,
Hai viên đứng nấp trực biên hà.
Quân ta đổ lộn cùng quân nó,
Nước nó ra đầu với nước ta.
Đánh đoạn rút về lau khí giới,
Tìm nơi phủ khố để can qua.

27/01/2015

Trạng Bùng bị chúa Trịnh thích chữ vào mặt, và phải trốn vào rừng sâu ?

Có một số dã sử bằng Hán Nôm cho biết việc chúa Trịnh nổi cáu, đã cho người thích chữ vào mặt Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan (một công thần hàng bậc nhất của nhà Lê Trung Hưng). Cụ Trạng phải trốn vào rừng sâu rồi viết những trang văn buồn thảm. Tuy nhiên, không thấy sử chính thống ghi.

30/12/2014

Lăng mộ Lê Thì Hiến ở xứ Thanh

Nhân vật tôi có nhiều quan tâm. Được ghi trong chính sử Việt Nam và sử địa phương của Trung Quốc. Sở dĩ quan tâm là vì cha con ông nối tiếp nhau lên công chiến với nhà Mạc ở Cao Bằng.