Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hùng-vĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hùng-vĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

29/03/2024

Góc nhìn văn hóa 2024 : về xu hướng rước kiệu thần theo lối mới (gắn bánh xe, sử dụng xe chuyên dụng)

Có một xu hướng mới, với phổ rộng trên toàn cầu.

Mở đầu là một bài vừa đăng hôm nay trên Dân trí của nhà giáo danh tiếng Nguyễn Hùng Vĩ. Thầy là học trò của các nhà giáo danh tiếng Đinh Gia Khánh (đọc ở đây) hay Bùi Duy Tân (đọc ở đây). Thầy lại là thầy của nhiều lớp học trò đang giữ nhiều cương vị quan trọng, ví dụ có đương kim Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn.

Với chủ nhân Giao Blog, thầy Nguyễn Hùng Vĩ là một người thầy tạo cảm hứng và ảnh hưởng quan trọng, ví dụ như đã kể trên Giao Blog về hồi năm 1993 tại Phủ Tây Hồ hay chùa Tây Hồ, cũng thời gian đó là những điều tra chung tại vùng Phủ Giầy Nam Định (đọc lại ở đây hay ở đây). Chúng tôi hay nói vui là: thầy và trò đi dọc đi ngang miền Bắc hồi đầu thập niên 1990 bằng xe máy nhãn hiệu Honda 50 phân khối - chiếc xe thần thánh được thầy mang về từ Căm Bốt. Một học trò ruột mua lại "chiếc xe thần thánh" đó hiện nay là đương kim Tổng Biên tập báo Hà Nội mới.

01/04/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Tròn 30 năm Phủ Tây Hồ (3/1993 - 3/2023) và thầy Nguyễn Hùng Vĩ

5 năm trước, năm 2018, đã nói về nhân duyên 25 năm Phủ Tây Hồ (ở đây).

Bây giờ, cộng thêm 5 năm nữa vào, là vừa tròn 30 năm. Mà nhìn vào ngày tháng, thì lại càng giật mình: 27/3/1993-31/3/2023 ! Thật là như sắp đặt ! Mà là sự sắp đặt như đã có từ 30 năm về trước.

Đại khái đều là tháng 3, mà là năm 1993 và năm 2023, khoảng cách vừa tròn 30 năm. 

Ngày 27/3 của năm 1993, thì thầy Nguyễn Hùng Vĩ và mình cùng lên khu vực làng Tây Hồ (chùa Tây Hồ, phủ Tây Hồ,...) bằng xe máy 50 phân khối. 

Ngày 31/3 của năm 2023, thì tối muộn thầy Nguyễn Hùng Vĩ nói chuyện với mình qua zalo và e-mail. Hai thầy trò nói về Phủ Tây Hồ và những chuyến điền dã chung ngày trước, rồi về hội thảo sắp tổ chức ngay tại Phủ Tây Hồ. Đại khái hội thảo đó như sau:

25/09/2022

Phủ Giầy Nam Định 2022 : kỉ niệm 5 năm (2016-2022) thực hành tín ngưỡng được ghi danh, tại Phủ Chính

Hoạt động kỉ niệm 5 năm tại phía Nam, xung quanh Phủ Giầy Sài Gòn, hồi tháng 8 năm 2022, thì Giao Blog đã điểm tin ở đâyở đây.

Bây giờ là đi nhanh một chút về hoạt động tại phía Bắc, xung quanh Phủ Giầy Nam Định, vào hạ tuần tháng 9 năm 2022.

07/09/2022

Tin tức học thuật : Hội thảo "Văn hóa quản lý với di sản văn hóa..." (ngày 7/9/2022)

Hội thảo được tổ chức Hội trường tầng 2 - Nhà khách Văn phòng Trung ương Đảng - số 8 đường Chu Văn An, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội, vào buổi sáng ngày 7/9/2022 (Thứ Tư).

Mình vui nhất là được ngồi cạnh và hầu chuyện thầy Nguyễn Hùng Vĩ cả một buổi sáng. Rất lâu rồi mới có cơ hội này. Mình đã gửi thầy (qua zalo) ghi chép của mình về cuộc điều tra chung mà hai thầy trò thực hiện vào đầu năm 1993 tại khu vực Phủ Tây Hồ (đọc lại ở đây - tháng 10/2018).

Cũng thật vui mừng được nhận một loạt sách Phật giáo do nhóm sa môn Thích Pháp Nhẫn tặng, kèm theo là một tâm thư (đã được phép của sa môn, nên Giao Blog sẽ đưa tâm thư đó lên sau).

Gặp gỡ rất nhiều thầy cô, bạn bè, anh chị em. Gặp nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, mình có nhắc lại chuyện chiếc ô bỏ quên ở công viên Nhật Bản (Giao Blog đã đăng ở đây - tháng 9 năm 2016). Gặp đàn anh Nguyễn Hữu Thức (gắn bó với Hà Tây cũ), thì ôn lại chuyện năm 1993 anh tới thăm nhóm mình làm thực tập tại Cống Xuyên (đọc lại ở đây). Vân vân.

20/07/2020

Nhớ về một người đàn anh, thầy giáo Phạm Ánh Sao (1966-2020)

Người đàn anh ở Khoa Ngữ văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) ngày trước của chúng tôi. Khi anh đã ra trường và được giữ lại làm giảng viên ở Khoa, thì chúng tôi mới vào trường.

Anh Sao là bạn cùng lớp với anh Nguyễn Kim Sơn (hiện là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi chúng tôi nhập học thì đã biết anh Sơn có nhà riêng ở gần trường, chỗ Hạ Đình hay Thượng Đình gì đó, một vài lần chúng tôi ghé chơi. Một dạo thấy các anh Sơn anh Sao học tiếng Anh tại nhà - mời một người bạn tới dạy cho.

Hồi ấy, có một dạo anh Sao và anh Thành (công tác tại Khoa Sử) cùng lớp thuê nhà trọ ở đầu làng Triều Khúc. Tôi có đến chơi với các anh mấy lần. Hình như là phòng khá rộng rãi, ở tầng một và có chỗ để xe lợp tấm nhựa màu xanh rất tươm tất, mà là trong một khu tập thể nào đó. Hồi ấy, khí gas ở dưới lòng đất phụt lên chỗ gần cổng ra vào, người ở khu tập thể còn mang kiềng ra và đặt ấm nước hay cái gì đó lên mà đun. Chúng tôi có kéo nhau ra xem quang cảnh ấy.

Hồi ấy, anh Sao và thầy Vĩ đang làm cái gì đó về kiêng cữ hay cấm kị. Hai người truyền tay một tập sách nguyên bản tiếng Trung viết về cấm kị trong văn hóa Trung Quốc. Đã tới hơn cả 20 năm rồi, nên không còn nhớ rõ là cuốn gì.

Mùa hè năm 2020, do bạo bệnh, anh Phạm Ánh Sao đã từ trần ở tuổi 55.

08/12/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Đêm thơ "Vừng ơi mở cửa" với Khoa Ngữ Văn (1991-2018)

Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) ngày trước. 

"Vừng ơi mở cửa" là tên một tập thơ cũ, từ ngày chúng tôi mới vào học tại khoa. Năm 1991. Tìm trên giá sách, thế nào cũng sẽ có một bản (sẽ tìm lại sau). Lúc đó kĩ thuật in ấn còn rất kém, thậm chí còn mất dấu trọng âm. Còn nhớ: chữ "mở cửa" ở bản in ấy, đọc không tinh mắt, sẽ thành ra "mò cua" (trong tập, có bài "khi mở cửa" mà trông như "khỉ mò cua").

Năm đầu tiên ở khoa, vào năm 1990-1991, chúng tôi hay du lãng các trường cụm Thanh Xuân (tổng hợp, kiến trúc, ngoại ngữ, nhạc họa, công an,...). Đó là các đêm thơ sinh viên, đọc "khỉ mò cua". Về cơ bản, thơ trong tập đó tương đối non nớt.

28/10/2018

Vừa đi vừa đọc lại : 25 năm nhân duyên với Phủ Tây Hồ (từ thời là cán bộ Đoàn, chuyên xe đạp)

Đó là hồi tháng 3 năm 1993.

Vậy là đã 25 năm nhân duyên với Phủ Tây Hồ và làng Tây Hồ (bao gồm cả các làng xung quanh Hồ Tây như Nghi Tàm, Yên Phụ, Quảng Bá,...). 25 năm là tính cho tròn (1993-2018), chứ thực ra là hơn thế. 25 năm, rất nhanh qua đi, ấy là 1/4 của thế kỉ !

Ngày ấy, phương tiện chính để đi lại là xe đạp. Ăn cơm máng nhà bếp có chị Thường hay cho thêm miếng cháy (xem lại video ở đây), đọc sách thư viện Mễ Trì có bác Vần thủ thư tốt bụng (thường giữ cho một số tíc-kê để có chỗ ngồi), và đi thì là xe đạp mà về cơ bản thì không phanh và rất hay tuột xích ! Loại xe căng hải cũng là phương tiện phổ cập.

29/05/2018

Ông Hoàng Mười trong văn chầu (bài Nguyễn Hùng Vĩ)

Một bài viết mà tôi có dịp được quan sát tác giả chuẩn bị tư liệu từ lúc bắt đầu. Mang tới nhà cho thầy một cuốn sách quan trọng của Durand và một quyển khá lạ của Nguyen Tan Chieu (tên không có dấu trọng âm).

Hôm tới nhà thầy, thì thầy có nhắc lại kỉ niệm những lần rong ruổi bằng xe 50 phân khối và thuốc lá bao xanh. Đợt hai thầy trò tới khảo sát Phủ Tây Hồ các năm 1994 - 1995 sau đó đã được phản ánh ngay vào sách của cụ Đặng Văn Lung (sách xuất bản trong năm 1995, ghi rõ tên hai người ở chính văn). Máy ảnh ngày đó phải chụp rất tiết kiệm, cứ tính từng tấm trong 36 kiểu mỗi cuộn, chứ không kiểu "thoải mái vãi đạn" như bây giờ.

Thầy là một trong những người gieo hạt đúng nghĩa. 

03/02/2015

Sau dị bản của thần tích thành hoàng (tướng quân và tướng cướp), là thương đến Cụ Ỉn ở trời Tây

Nhớ và ghi xuống kiểu Toan Ánh

Có bạn bảo: nhiều khi ranh giới giữa tướng quân và tướng cướp, không ngờ, là không bao xa.

Dị bản của thần tích thành hoàng làng Ném đã được tôi "chợt nhớ đến" vào ngày cuối tháng 1 năm 2015 (vì đã có "duyên xa tít" với cụ Toan Ánh trong một sự kiện cách nay khoảng 15 năm).