Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nội-hôm-nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nội-hôm-nay. Hiển thị tất cả bài đăng

07/01/2025

"Trồng cây trồng người" ở thủ đô - phố đi bộ Ngọc Khánh đầu năm 2025

Hôm nay, có việc, nên ở bên hồ Ngọc Khánh lâu lâu.

Bây giờ, thật thú vị, là theo đúng như thiết kế đô thị gần đây, phố đi bộ Ngọc Khánh đi vào hoạt động. Hôm nay, khách qua lại khá đông. Phố đi bộ nhộn nhịp, chứ không hắt hiu như một số bài báo đưa tin gần đây.

Mình thích nhất là đầu phố có đình làng Ngọc Khánh.

Ngày xưa, tìm mãi mới thấy ngôi đình. Còn bây giờ, đến đầu phố là đã thấy rõ ! Phố đi bộ mở đầu bằng một ngôi đình làng thờ đức Linh Lang, bây giờ đã được chỉnh trang và hiện lên một cách bắt mắt trong khung cảnh toàn con phố, bất giác đưa đến cảm giác thú vị.

Mình có tạt ngang vào một số quán hỏi thông tin về phố đi bộ, thì được biết: phố đi bộ Ngọc Khánh mới đi vào hoạt động được vài tháng (từ cuối năm 2024).

Mình cũng tạt vào mua nhanh một ít đồ từ các quán hàng mới khai trương trên phố đi bộ.

Đi một cái ảnh của mình (chụp vào sáng nay). Bổ sung bằng một cái ảnh cũ chụp cảnh nhà văn Thiên Sơn đang kí tên vào bộ tiểu thuyết "Đại gia" - lúc ấy, chưa có ý tưởng về phố đi bộ Ngọc Khánh. Nhà văn kí tên trong một quán nhỏ ven hồ. Mà bẵng đi, đã 12 năm vèo trôi !

23/08/2024

Chuyện cũ chuyện mới Hà Nội : Hiệu sách bác Dư 180 Bà Triệu có truyền thống từ "hiệu Đức Hiên"

Một ít thời gian trước, hậu đại dịch Covid-19 được một thời gian, tôi lên thăm hiệu sách 180 Bà Triệu. Đây là hiệu sách cũ nổi tiếng ở Hà Thành gắn với ông chủ đặc biệt: ông Dư - tên đầy đủ là Lương Ngọc Dư.

Chúng tôi biết ông là một trong những hậu duệ của "hiệu Đức Hiên" - một nhãn hàng nổi tiếng ở Hà Thành trước năm 1954. Về hiệu Đức Hiên, tôi sẽ viết riêng sau. Lần gặp vừa rồi, tôi cũng có hỏi ông Dư thêm về hiệu Đức Hiên.

Ngày trước, có khi, tôi nghe người ta gọi ông bằng một cái tên khá vui: "Dư mắm tôm". Sao lại mắm tôm ? Có lẽ là gắt như mắm tôm ! 

Đó là cách nhìn hài hước về sự đặc biệt của chủ nhân hiệu sách. Một con người có trí nhớ siêu việt, gọi vui là "bộ óc điện tử". Hồi đầu thập niên 1990, hay la cà ở quán ông, ông nhớ, nên tôi biết tính ông. Điểm đặc biệt nhất của ông: đến hiệu sách của ông, thì không nên ngó nghiêng, mà cần hỏi ngay là đang cần tìm cuốn gì. Lập tức ông đọc vanh vách thông tin về cuốn sách và tác giả của nó, và đặc biệt là: hiện hiệu sách còn không, hay phải đợi ông bố trí.

Giới sinh viên đại học, dù là dân Bách - Kinh - Xây (Bách khoa - Kinh tế - Xây dựng) đến hỏi "Dư mắm tôm" sách kĩ thuật, thì ông cũng vanh vách. Vì có lẽ ông vốn học bên kĩ thuật.

Nhưng dân Cao - Xà - Lá (khu vực có các công ty Cao Su - Xà phòng - Thuốc lá) mà tiêu biểu là dân Văn của Tổng hợp, như tôi, đến hỏi, thì ông cũng vanh vách không kém ! Hồi đầu thập niên 1990 tôi mua mấy lần bộ ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Diệp Quang Ban. Ông Dư biết và nhớ. Ông hỏi tôi: sao cậu mua lắm thế, mua một bộ là được rồi còn gì ! Tôi bảo: bộ đầu tiên thì của em, còn các bộ sau là em đi tặng đấy. 

Vào hiệu sách của ông, thì nên hỏi tên sách để được chỉ dẫn tức khắc từ bộ vi xử lí cực nhanh, là não bộ chạy cơm (không phải là AI như hiện nay, cũng không phải CPU như máy tính chúng ta còn đang dùng). Chứ nếu cứ ngớ nghiêng, không chịu hỏi, là bị "gắt mắm tôm" ngay. 

28/06/2023

Hệ thống thư viện cấp quận của Hà Nội hiện nay - ghi chép nhanh tháng 6 năm 2023

Bước vào nghỉ hè, bọn trẻ muốn đến đọc thử ở thư viên gần nhà. Tôi gợi ý về "thư viện quận", rồi vào tìm hiểu ngay.

Chiều 27/6, tôi tới thư viện quận Cầu Giấy trên đường Nguyễn Phong Sắc, lúc đó đã hơn 4 h chiều, thấy cổng dạng tự động được đóng kĩ, gọi người thì không thấy. Phòng bảo vệ cũng không có ai trực. Nhìn vào thì thấy có một tốp thợ đang làm gì đó ở bên trong tầng 1. Nhìn lên tầng 2 thì thấy hình như có biển cấm vào.

Vẫn tạm thời xem như mình đến muộn (dù mới hơn 4 h chiều), nên lặng lẽ ra về. 

01/11/2022

Khu vực Láng chuẩn bị phục hồi Đám rước Thánh Láng vào tháng Ba âm lịch năm 2023

Nghe nói là phục hồi sau khoảng 70 năm đứt quãng.

Đại khái nhiều làng ở Hà Nội đã đứt mạch hội làng từ sau những năm 1954-1956.

Hồi Hà Nội bị tạm chiếm trong khoảng 9 năm (1946/1947-1954) thì hội hè đình đám ở làng ở phố vẫn rộn ràng. Đây là 9 năm vẫn còn nhiều điểm mờ trong nhận thức chung về cuộc sống của người Hà Nội (ví dụ đọc ở đây).

Lễ hội Phủ Tây Hồ (của làng Tây Hồ) đã đứt mạch từ sau năm 1955 đến nay, chưa từng được khôi phục.

Lễ hội Thánh Láng vào thượng tuần tháng Ba âm lịch (với nội dung trọng tâm là đám rước Thánh Láng từ chùa Láng Cả sang chùa Hoa Lăng) cũng đứt mạch ở sau năm 1954. Sau Đổi Mới thì có khôi phục một phần. Riêng đám rước thì chưa từng được khôi phục (tính đến hôm nay).

Bây giờ, các làng cũ ở khu vực Láng đã ngồi lại với nhau và muốn khôi phục lại đám rước vào năm 2023. Giai đoạn chuẩn bị đang bắt đầu.

27/10/2022

Vận động "làm mới sắc phong" : làng Tri Chỉ mở hội nhận bàn giao 22 sắc phong vào ngày 30 tháng 10 năm 2022

Làng Tri Chỉ hiện thuộc xã Tri Trung huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội.

Làng Tri Chỉ vốn có gần 30 đạo sắc phong, được lưu giữ cẩn mật hàng trăm năm tại đình làng. Đến năm 2006, kẻ trộm đã đột nhập vào đình, lấy đi gần hết số sắc phong (chỉ còn duy nhất 1 đạo thời Nguyễn).

Sau 16 năm lưu lạc, có 22 đạo sắc phong được trở về làng vào ngày 30 tháng 10 năm 2022. Bây giờ là 22h40 ngày 29 tháng 10, tôi đang viết những dòng này và tranh thủ chuẩn bị để có thể xuất phát sớm vào sáng mai, cùng về Tri Chỉ tham dự lễ hội nhận sắc phong của làng.

07/07/2022

Dòng sông Tô Lịch trong dự án tổng thể 2022 của công ty JVE ("trên công viên, dưới hầm ngầm")

Ngày hôm nay (Thứ Năm ngày 7/7/2022), công ty JVE tổ chức một hội thảo mang tính ra mắt chính thức và quảng bá cho dự án tổng thể. Tôi có tới tham dự từ lúc 15h (muộn lại khoảng 1 tiếng do vướng việc khác).

Tin tức cũ của mấy năm trước, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Tôi muôn tóm gọn dự án tổng thể này bằng câu sau:"Trên công viên, dưới hầm ngầm". 

Cụ thể hơn thì là: "trên là công viên lịch sử văn hóa, dưới là hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm". Ở phần công viên, thì có thiết kế một quảng trường Thăng Long Tứ Trấn và một quảng trưởng Tứ Bất Tử. 

18/06/2022

Kì thi vào Phổ thông Trung học (cấp 3) ở Hà Nội năm 2022

Trời như đổ lửa.

Học sinh Hà Nội thi trong 2 ngày đổ lửa này (cả ngày 18 và buổi sáng 19 tháng 6 = Thứ Bảy và Chủ Nhật).

Có một hướng dẫn tổng quát như sau.

14/06/2022

Hà Lội 2022 - trung tuần tháng 6

Trận mưa lớn đêm 13 rạng sáng ngày 14 tháng 6 năm 2022 lại biến Hà Nội thành Hà Lội. Từ trong đêm, đã thấy người dân đưa hình ảnh cùng lời kêu cứu trong các nhóm zalo.

Dĩ nhiên, Hà Nội đã có truyền thống Hà Lội từ xa xưa rồi. Trong du kí của các nhà du lịch hay nhà buôn phương Tây thời thế kỉ 17-19, đã thấy có những đoạn miêu tả mưa làm cả kinh thành lội bì bõm. 

70 năm trước, vào mùa hè năm 1952, cũng Hà Lội dĩ nhiên rồi. Xem lại ở đây.

06/06/2022

Phố biến thành sông : Hà Lội đúng 70 năm trước (loạt ảnh tháng 8 năm 1952)

Hà Lội, cái tên rất dễ hiểu, đâu phải chơi chữ, mà là sự thực vậy.

Đầu mùa hè năm 2022, chúng ta thêm một lần chứng kiến Hà Lội.

Năm 2008 thì Hà Lội kéo dài cả tuần. Năm 2018 thì xem ở đây.

Cách nay 70 năm, vào mùa hè năm 1952, Hà Lội cũng đã là Hà Lội rồi.

11/12/2021

Sông Tô Lịch và ao hồ Hà Nội trong vụ án tham nhũng Nguyễn Đức Chung

Tại tòa, ông Nguyễn Đức Chung (nguyên Giám đốc Sở Công an Hà Nội, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội), có nói: "tâm tư đắm đuối với xử lý ô nhiễm vì sông hồ ở Hà Nội hôi thối vô cùng".

Ý ông là: sông hồ Hà Nội đang hôi thối lắm, là do ô nhiễm nặng bao lâu nay; với tư cách người đứng đầu cơ quan hành chính của Hà Nội, bản thân ông ông đã dốc sức dốc tâm cho việc xử lí ô nhiễm, mong sông hồ Hà Nội trở lại thơm tho.

Ông Chung có bằng Tiến sĩ Luật học (xem lại ở đây và ở đây về quang cảnh ông bảo vệ luận án Tiến sĩ khi đương chức lớn), bởi vậy, ông có thể tự tin tự bào chữa cho mình. Gia đình cũng đã huy động tới 5 luật sư bào chữa cho ông.

Đọc kĩ các lời tự bào chữa của ông Chung mà báo chí chính thông đăng tải, thì thấy: tự chúng đã mâu thuẫn với nhau rồi. 

11/11/2021

Đường sắt trên cao : tuyến Cát Linh - Hà Đông sau hơn 10 năm (tháng 11 năm 2021)

Tình hình đến tháng 6 năm 2020, thì đọc lại ở đây.

Bây giờ, tháng 11 năm 2021, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông bắt đầu vận hành với một thời gian cho chạy miễn phí (20 ngày, tính từ 6/11).

20/10/2021

Cập nhật về bức thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của quan thượng thư và nhà cũ của Mẹ Đồng Quan

Hồi tháng 12 năm 2017, tức là cách nay tới gần 4 năm rồi, tôi đã có ghi chép nhanh Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng

Thời gian trôi nhanh quá ! Tôi chưa kịp đặt bút viết một chữ nào về bức thủ bút đó hay về Mẹ Đồng Quan ấy, thế mà, đã 4 mùa cây lần lượt qua đi. Trở đi trở lại nơi đó nhiều lần, mà vẫn chưa động được bút. Còn một chút cần xác nhận nữa.

Bây giờ là một cập nhật của bạn Nguyễn Phong trên Fb - một bạn dòng họ Nguyễn phát Chúa rồi phát Vua (9 đời Chúa Nguyễn và 13 đời Vua Nguyễn).

05/09/2021

Giáo dục quốc dân trong đại dịch : Lễ khai giảng qua mạng đầu tiên trong lịch sử (ghi từ Hà Nội)

Theo hướng dẫn của nhà trường, nhóm cha mẹ học sinh chúng tôi theo dõi lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 qua TV tại nhà.

Học sinh dạy sớm chuẩn bị, trang phục hệt như đến lớp trực tiếp, rồi vào mạng từ 7h10. Các cháu vào lớp của mình, dự lễ khai giảng qua mạng theo hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, từ 7h30 đến khoảng 9h. Sau đó, là buổi học nội qui với chủ đề học sinh thủ đô thanh lịch (làm thế nào để tạo được tác phong thanh lịch cho học sinh thủ đô trong học tập và rèn luyện tại trường lớp, sống tại gia đình và cộng đồng). 

Nghe ngang thì thấy cô giáo chủ nhiệm sử dụng từ "tinh quân" - mình hiểu được nghĩa, là tương ứng với "sẵn sàng" hoặc "đầy đủ". Có một chút thú vị !

31/08/2021

Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép 2)

Đang cập nhật các ghi chép từ nhiều nguồn khác nhau. Ghi chép 1 thì ở đây (bắt đầu 30 tháng 7 năm 2021).

Bây là Ghi chép 2.

Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng 8. Khả năng kết thúc giãn cách xã hội của Hà Nội sau ngày 6/9 thì vẫn chưa thấy (tính đến hôm nay). 

06/08/2021

Đọc lại trong giãn cách kéo dài, tháng 8 năm 2021

Đến sáng nay, ngày 6 tháng 8, lại nghe tin là Hà Nội sẽ kéo dài giãn cách xã hội. Chắc là sẽ sớm có văn bản chính thức.

Còn tối hôm qua, ngày 5 tháng 8, thì nhận được hướng dẫn của Ban Tổ chức thuộc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học VI về việc lùi tiếp thời gian hội thảo xuống luôn tháng 10 năm nay (đã lùi một lần từ tháng 7 xuống tháng 8, bây giờ lùi tiếp, thì xuống luôn tháng 10 cho chắc ăn).

Bây giờ thì đọc lại.

Mở đầu là đọc lại phát ngôn của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ hồi mùa hè năm ngoái, tức năm 2020. Bây giờ, bà là Trưởng Ban Chăm sóc Trung ương (viết tắt).

03/08/2021

Linh hồn cây xanh Hà Nội, chuyện mới 2021 và chuyện cũ 2015

Chuyện cây xanh Hà Nội bị đốn bỏ hàng loạt, rồi được thay bằng những loại cây khác nhau, của năm 2015, thì Giao Blog đã đi các bài và sưu tập ở đây hay ở đây. Tôi đã nói đến chữ "báo ứng" ngay trong tháng 3 năm 2015.

Hồi ấy, thiếu tướng Nguyễn Đức Chung là lãnh đạo công an Hà Nội có tổ chức nhiều đợt trồng cây. Chủ tịch thành phố là ông Nguyễn Thế Thảo, dân nói chữ là "Nguyễn thay cây", bởi chữ thế thảo thì có thể tạm hiểu là thay cây (hay thay cỏ). 

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã lên tiếng giữa dư luận nóng ran khi ấy (xem lại ở đây), anh nói về "cây xanh Hà Nội" thời bom Mỹ. Và thế là, chúng tôi đã viết một bài học thuật về cây xanh Hà Nội liên quan đến thơ Trần Đăng Khoa ngay, xem bài đó ở đây.

Bây giờ là tình hình năm 2021, tức là sau 6 năm (hiện tướng Chung vướng vòng lao lí, vẫn đang tiếp tục bị khởi tố ở các vụ án; còn ghế chủ tịch thành phố thì đã đổi mấy lần).

Bài đầu tiên là lấy về từ báo Công an Nhân dân.

31/07/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : hoàn thành mũi thứ 2 trong thủ đô đang giãn cách

Trời vẫn đổ lửa, oi bức quá độ. 

Nhiệt kế trong nhà đã chỉ 34 độ, ngoài trời chắc tầm 36-37 độ. Được dặn là cần sử dụng kính chống giọt bắn, nên đã trương nó lên từ lúc rời nhà. Vừa khẩu trang vừa kính chống giọt bắn, nên đi một đoạn thì phải dừng lại tháo kính chống giọt bắn ra. Cảm thấy khó thở và quan sát kém, nên quyết định tạm chỉ khẩu trang thôi đã.

Đường phố thì vắng ngắt. Chưa bao giờ trải nghiệm những cảnh như thế này ở Hà Nội. Có lẽ là cả thế kỉ XX và hai thập niên đầu thế kỉ XXI, tức là quãng 120 năm qua, đây là lần đầu tiên, Hà Nội có một mùa hè không có chiến tranh nhưng lại vắng ngắt như bây giờ.

30/07/2021

Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép)

Trên không gian mạng vừa rồi xuất hiện những ghi chép dạng nhật kí về cuộc sống giãn cách chống dịch ở Tp. Hồ Chí Minh, một số người đặt tiêu đề là "nhật kí phong thành".

Hà Nội thì từ ngày 24/7/2021 bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.