Home
03/03/2023
Tổ Như Trừng Lân Giác (1696-1733) và sơn môn Liên Tông
Đại khái nhà sư Như Trừng Lân Giác là người cùng thời của các nhân vật sau:
- Nguyễn Tông Quai (1693-1767) là sứ giả nhà thơ thế kỉ XVIII, nổi tiếng thơ hay và sử dụng chữ Nôm để viết thơ trên đường đi sứ nhà Thanh (có lẽ là người duy nhất viết thơ chữ Nôm trên đường đi sứ).
- Nguyễn Kiều (đại khái năm sinh gần ngang Nguyễn Tông Quai) là phu quân của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Nhà sư vốn là con trai của chúa Trịnh, lại được vua Lê gả con gái cho (tức là phò mã của vua Lê). Nhưng từ rất sớm đã đặt chí hướng xuất gia tu Phật.
Sau khi được phép xuất gia, ông xây chùa Liên Tông (là chùa Liên Phái ngày nay), mở ra sơn môn Liên Tông.
Hai ngôi chùa chính của Liên Tông hiện nay là chùa Liên Phái (Hà Nội) và chùa Hàm Long (Bắc Ninh), đều nổi tiếng là chùa nhốt vong và trị trùng tang.
Vào ngày đầu tiên của tháng 3 năm 2023, có một hội thảo về nhà sư Như Trừng Lân Giác và sơn môn do ông mở ra được tổ chức tại chính chùa Liên Phái.
01/02/2023
Trúc Lâm tư tưởng : chùa Phật và Đạo quán thời Trần đang bừng sáng ở xứ Đông
Vẫn đang trong mạch "Trúc Lâm tư tưởng", ở đây điểm lại quá trình kiến thiết lại các chùa Phật và quán Đạo thời Trần đã và đang diễn ra ở xứ Đông.
31/01/2023
Trúc Lâm tư tưởng : tấm bia niên đại 1366 tạc hình tượng "vua Bụt" Trần Nhân Tông vừa được ghi danh bảo vật quốc gia
"Vua Bụt" là cách gọi của chính thời Trần để chỉ vua Trần Nhân Tông. Ngày nay, chúng ta quen gọi là "Phật Hoàng" (cũng có nghĩa nôm là "vua Bụt").
Hơn 20 trước, giới khoa học Việt Nam đã phát hiện một tấm bia chùa có niên đại 1366 (niên hiệu Đại Trị 9, thời Trần) có tạc hình tượng vua Bụt (cũng có ý kiến cho là hình tượng Ngọc Hoàng). Đó là bia chủa Giàu (Giầu/Dầu), tức Khánh Long tự, ở thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam.
Bia này gắn với công lao phát hiện và nghiên cứu của các học giả: Dương Văn Vượng, Hồ Đức Thọ, Tống Trung Tín, Phạm Văn Thắm, Chu Quang Trứ,...
Do tính trọng yếu về phương diện tư liệu lịch sử và mĩ thuật, nhiều học giả đã đề cử tấm bia 1366 này là bảo vật quốc gia.
Vào ngày 30/1/2023, chính phủ đã ra quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia mới, trong đó có tấm bia chùa Giàu.
29/01/2023
Bài văn bia viết năm 1578 (Diên Thành 1) của Trạng Trình cho chùa Tam Giáo ở Thái Bình
Một tấm bia quí giá. Trạng Trình viết bia khi đã gần 90 tuổi.
Đặc biệt, với tư cách là một nhà Nho tiêu biểu của nhà Mạc lúc bấy giờ, Trạng Trình có tóm tắt giải thích về đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho. Lời giải thích rất ngắn gọn nhưng thú vị.
Chùa Tam Giáo lúc đó hiện ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.
Bản dịch và diễn giải của hai học giả Hán Nôm, đã đăng trên số 1 năm 1990 của Tạp chí Hán Nôm.
07/04/2016
Về bức họa nổi tiếng Trúc Lâm đại sĩ (nghiên cứu của Nguyễn Nam)
Gần đây, trong một số tạp chí, thấy có bài của anh Nam và của mình (xem lại ở đây, và ở đây). Bài của anh về tư liệu của Đông Kinh nghĩa thục, cũng công phu như thường thấy.
Tin cũ, từ năm 2013, nhưng về một chủ đề vẫn rất mới.