Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-thị-oanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-thị-oanh. Hiển thị tất cả bài đăng

25/07/2023

Hội thảo quốc tế ở Trường Đại học Thăng Long - ghi nhanh

Hội thảo quốc tế Giao lưu văn hóa-văn học giữa Việt Nam và các nước Đông Á thời kì Trung - Cận đại được tổ chức trọn trong một ngày Chủ Nhật vừa rồi (ngày 23/7/2023), tại Trường Đại học Thăng Long (Hà Nội).

Hội thảo có một phiên toàn thể trọn trong một buổi sáng tại hội trường lớn, buổi chiều là dành cho các tiểu ban, cuối cùng là trở lại tổng kết tại hội trường lớn. 

22/05/2022

Văn nghệ Thứ Bảy : Geisha ở quán ăn sẵn sàng phục vụ khách tới bến - viết từ tư liệu điền dã dân tộc học

Gần đây, Giao Blog có điểm tin về Geisha liên quan đến các tiểu thuyết và tự truyện, xem lại ở đây

Dù là tiểu thuyết (bán rất chạy) hay tự truyện (cũng bán chạy không kém), thì đó đều là truyện kể về Geisha ở vùng cố đô Kyoto (quận Gion), gắn với một Geisha nổi danh là Mineko (sinh năm 1949, lúc làm nghề thì có thu nhập tới nửa triệu USD một năm).

Còn Geisha ở vùng chủ nhân Giao Blog đã làm điều tra dài hạn trong các năm đầu thế kỉ XXI thì chỉ là Geisha quê mùa nằm giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga, chủ yếu phục vụ anh em thợ mỏ của vùng khai thác than thời Chiêu Hòa mà thôi (về vùng khai thác than ấy, trên Giao Blog có thể xem ở đây hay ở đây).

1. Có khi là một Geisha được chính bố đẻ đem bán đi để cốt có tiền uống rượu. Họ đến khu vực làng xóm ấy từ nơi rất xa, để tựa như mai danh ẩn tích.

Họ đến làm việc trong các quán ăn hay các quán trà ở địa phương vùng mỏ. Các phu mỏ sẽ tới. Các ông chủ mỏ cũng tới. Trong các chủ mỏ nổi danh thời Chiêu Hòa đã đến các quán trà vùng mỏ này có ông Ito-Den-emon, Giao Blog đã đề cập nhanh ở đây (tháng 7 năm 2014).

16/04/2020

Viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo (bài Nguyễn Thị Oanh)

Bài đã lên trang của Văn hóa Nghệ An.

Theo bản đưa lên Fb của tác giả, thì bài cũng đã in trong tạp chí Đông Nam Á.

Bác Oanh có cho biết lần viếng mộ cụ Trần Đông Phong vào tháng 10 năm 2018 là lần thứ hai trong đời. Còn trước đó thì năm 1993, bác đã theo học giả Takeuchi (một học giả nghiên cứu về Việt Nam và Trung Quốc) tới viếng lần đầu tiên.

Tuy nhiên, chắc do nhầm, nên qua mấy lần in rồi, vẫn đều ghi khoảng cách từ 1993 đến 2018 là 35 năm. Vì bác Oanh có viết mấy câu như sau: