Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-á. Hiển thị tất cả bài đăng

25/07/2023

Hội thảo quốc tế ở Trường Đại học Thăng Long - ghi nhanh

Hội thảo quốc tế Giao lưu văn hóa-văn học giữa Việt Nam và các nước Đông Á thời kì Trung - Cận đại được tổ chức trọn trong một ngày Chủ Nhật vừa rồi (ngày 23/7/2023), tại Trường Đại học Thăng Long (Hà Nội).

Hội thảo có một phiên toàn thể trọn trong một buổi sáng tại hội trường lớn, buổi chiều là dành cho các tiểu ban, cuối cùng là trở lại tổng kết tại hội trường lớn. 

01/01/2023

Chúc mừng năm mới 2023 (Quí Mão)

Năm Mão 2023, ngày 1 tháng 1 dương lịch.

Cùng năm Mão, tại Việt Nam là hình ảnh con mèo (Mèo), còn các nước Đông Á khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan) thì là hình ảnh con thỏ (Thỏ).

Nhiều nước là Thỏ, còn Việt Nam ta từ khoảng thế kỉ 17 trở lại đây là Mèo. Có thể đọc lí giải của các học giả, ở đây. Đúng một vòng địa chi, tức đúng 12 năm trước, tôi đã trả lời phỏng vấn của VTV4 về vấn để Mèo/Thỏ này.

07/09/2021

Ngắm nhìn thế giới qua bóng đá đương đại : những cầu thủ nhập tịch của đội tuyển Trung Quốc

Tôi đang xem trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Trung Quốc và đội tuyển Nhật Bản. Xem qua ứng dụng TV 360 độ trên điện thoại, kênh VTV6.

Đang là phút 74, tỉ số là 1-0 nghiêng về phía Nhật Bản.

Thú vị nhất là sự xuất hiện của nhiều cầu thủ Âu Mĩ mới nhập tích vào đội tuyển Trung Quốc.

11/07/2021

Bộ gen của người Việt, người Nhật, người Trung Quốc đã chung sống với corona từ hơn 2 vạn năm trước

Từ cuối tháng 5 năm 2021, các nhà khoa học Mĩ - Úc đã đưa ra phát hiện như vậy. Có nghĩa là, vùng Đông Á đã tiếp xúc sâu sắc với ông tổ của Covid-19 từ hơn 2 vạn năm trước rồi !

Ông tổ cách này hơn 2 van năm của người Việt chúng ta (và người Nhật Bản, người Trung Quốc) đã chung sống với ông tổ của Covid-19 rồi !

Đấy là ý chính của phát kiến khoa học lần này. Nó làm chúng ta nhớ đến phát kiến của một số năm về trước, rằng: tổ tiên của loài người thực sự là một con đười ươi và một con lợn, gen của hai con ấy trộn vào nhau và bây giờ còn lưu giữ trong mỗi chúng ta. Xem lại phát kiến đó trên Giao Blog ở đây (năm 2013).

Dưới là tin tức về bộ "siêu gen" của người Đông Á chúng ta. Đông Á cũng là vùng văn hóa chữ Hán. 

02/11/2018

Bài mới vừa ra : "Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt nhìn từ văn hóa khu vực: Di sản chữ Nôm trong so sánh đương đại"

Tôi cũng chưa nhận tạp chí. Mới chỉ biết là vừa ra lò.

Đăng trên số 3 năm 2018 của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

Khi nào nhận được bản in chính thức, sẽ bổ sung.

Lẽ ra đã in trong số 2 năm 2018, nhưng do lỗi liên lạc giữa hai bên, nên bị muộn lại (lỗi xảy ra bất ngờ đến khó tin, nhưng đã thành ra một kỉ niệm thú vị và đáng nhớ). 

28/08/2018

Việt Nam lần đầu vào 4 đội mạnh nhất châu lục : sức mạnh của vùng văn hóa chữ Hán

Bằng trận cầu lịch sử thắng Syria vào tối hôm qua (27/8), chỉ với tỉ số vừa đủ là 1-0 ở hiệp phụ thứ 2, bóng đá nam Việt Nam lần đầu chính thức xuất hiện ở tuyến đầu châu lục. Chúng ta đã thực sự là trong 4 đội mạnh nhất toàn châu lục.

Hi vọng đội Việt Nam, giống như đội tuyển Pháp, sẽ lên ngôi vô địch trước quốc khánh 1 ngày (như dự đoán ở dưới đây của người hâm mộ). Đúng là trận chung kết Asiad 2018 là vào ngày 1/9, trước quốc khánh Việt Nam đúng 1 ngày.

05/08/2018

Có một "Đông Dương văn khố" đang hình thành ở Đài Loan

Đó là thư viện cá nhân của học giả Hứa ở Đài Loan, thành lập vào năm 2017 sau hơn 20 năm nghiên cứu ở các nơi thuộc vùng văn hóa Đông Á (vùng văn hóa chữ Hán).

Trong đó, có rất nhiều tư liệu nguyên gốc của Việt Nam. Ngay sau Đổi Mới, học giả họ Hứa đã tới Việt Nam, và có những năm tháng "sưu khảo" đáng nhớ.

Đông Dương văn khố là một thư viện tư liệu Đông Á ở Tokyo. Người ta đang kì vọng nhiều về văn khố của học giả Hứa, hướng nó tới Đông Dương văn khố

29/06/2018

Sức hấp dẫn của Worl Cup 2018 (tiếp) : đội duy nhất của châu Á đi tiếp, dù đã thua 1 bàn !

Nhật Bản đã đi qua một khe cửa rất hẹp để vào vòng 1/8. Đó là đội châu Á duy nhất còn lại sau vòng đấu đầu tiên (4 đội khác đã xách va-li về nước).

Người hâm mộ phải canh tin tức giữa hai trận cầu (Nhật Bản vs Ba Lan, và Colombia vs Senegal đá cùng giờ), hồi hộp từng giây từng phút, hệt như canh giá cổ phiếu vậy ! Giữa chừng, có lúc đã tưởng Nhật Bản tụt xuống thứ 3, tức phải về nước.

Thú vị nhất là rồi cuối cùng, Nhật Bản bị thua Ba Lan 1 bàn, mà vẫn đi tiếp ! Ba Lan dù thắng, ở trận cuối cùng, cũng vẫn lên đường về nước cùng Senegal. Mà Nhật thì chỉ vào vòng trong vì ít hơn Senegal 2 chiếc thẻ vàng, tính là hơn 2 điểm "chơi đẹp" !

Nhật vào vòng 1/8 lần này là lần thứ 3, kể từ năm đầu tiên được tham gia Worl Cup là 1998. Lần này cách lần trước tới tận 8 năm.

28/06/2018

Sức hấp dẫn của Worl Cup 2018 (tiếp): cỗ xe tăng Đức đã hoàn toàn mất bản sắc, đứt xích đau đớn

Việc Đức đã mất bản sắc vốn có của cỗ xe tăng, ở World Cup 2018, thì đã viết một ít hôm trước. Đọc lại ở đây. Hôm đó, Đức thua Mễ với tỉ số 0 - 1, thấy cuống cà kê lắm rồi.

Còn chính thức từ bây giờ, Đức đã bị loại, sau thảm bại 0 - 2 trước Hàn Quốc. Từ "cuống cà kê" vẫn còn là nhẹ. Ê chề, đau đớn của một cựu vương.

Không có gì là không thể. Châu Á với đại biểu là Hàn Quốc đã quật ngã anh chàng châu Âu loại sừng sỏ bậc nhất. Viết tiếp những điều hấp dẫn cho mùa World Cup năm nay, ở đây.

28/04/2018

Nhớ chuyện bị bắt máy ảnh ngày trước, khi xem cảnh Kim - Văn ở Bản Môn Điếm cuối tháng 4 năm 2018

Kim Chính Ân (Bắc Triều Tiên) và Văn Tại Dần (Hàn Quốc, tức Nam Triều Tiên) đã có cuộc gặp lịch sử tại Bản Điếm Môn vào hôm qua, ngày 27/4/2018. Họ đã ra được một tuyên bố chung để hướng đến hiệp định hòa bình giữa hai miền, thống nhất đất nước.

30/01/2018

Ăn mừng thế là đã quá đủ, hãy sớm trở lại mặt đất thực sự bình dị

Tất cả mới là bước đầu. Mới là phó vương một giải đấu trẻ ở Á châu - dù thế nào vẫn đang còn là vùng trũng của bóng đá thế giới. Để tạo được đẳng cấp thực sự, trong bóng đá châu lục và thế giới, còn phải cố gắng gấp năm gấp mười với thành quả không đáng mấy vừa có được.

27/01/2018

Trận chiến lịch sử : thể hiện đẳng cấp "phó vương" thực sự, để thoát hẳn ao làng

Đến những gây phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai (khoảng phút 119) thì Uzbekistan mới ghi được bàn ấn định tỉ số 2-1. Họ thắng Việt Nam chỉ trong gang tấc, mà không có cách biệt quá xa như khi họ đè bẹp Nhật Bản (tới tận 4 - 0) và Hàn Quốc (cũng tới 4 - 1).


Một trận chiến lịch sử giữa trời tuyết rơi dày. Một trải nghiệm chưa từng có đối với cầu thủ Việt Nam, vì hầu như cả đội chưa từng thấy tuyết bao giờ. U23 Việt Nam đã thực sự đủ sức viết một chương mới, mở ra một kỉ nguyên mới cho bóng đá nước nhà, mà không hề ăn may.

23/01/2018

Lần đầu được hưởng "hương vị người ở cửa trên" sắp lên ngôi vô địch châu lục

Giành thắng lợi thuyết phục trong trận cầu lịch sử trước Quata vào chiều tối nay, ngày 23/1/2018, để đàng hoàng vào trận chung kết trong ít hôm nữa, quân đoàn U23 Việt Nam đã lần đầu tiên đủ sức viết được một chương mới, để mở ra một kỉ nguyên mới cho bóng đá Đại Việt. Nhờ cú hích này, chúng ta có thể bước ra khỏi cái ao làng tù hãm của bóng đá Đông Nam Á, để nhập vào khối mạnh Đông Á, dũng mãnh đọ sức và quật ngã nhóm Trung Đông. Điều này là chắc chắn.

Còn ở cảm nhận cá nhân, nhờ chiến thắng này, lần đầu tiên trong đời, mình được cảm nhận hương vị lạ. Hương vị của người ở cửa trên, mà cửa trên thực sự, ngồi nhẩn nha xem Hàn Quốc chọi Uzbekistan để chờ đối thủ nào gặp mình tại chung kết. Lâu nay, toàn phải chịu cảnh người ở cửa dưới, phải gặm nhấm hương vị tủi hèn và chua chát.

20/07/2017

Võ thuật Đông Á : sư phụ Yanagi phiên bản Việt Nam - thiên hạ đệ nhất

Tư liệu này đã được phía chế tác Trung Quốc đưa lên từ hồi tháng 5 năm 2017. Chứ không phải là tháng 7 bây giờ.

Yanagi, tức Yanagi Ryuken 柳龍拳. Tên của một sư phụ võ thuật người Nhật Bản.

Tên gọi theo kiểu Việt Nam của Yanagi Ruyken là Liễu Long Quyền. Cũng có thể gọi tắt nữa thành "sư phụ Liễu". Đây là một võ sư lừng danh ở Nhật với màn tự xưng là có thể quật ngã đối phương từ xa. Không cần chạm vào người đối phương, mà đối phương vẫn đổ kềnh.

Hồi tháng 5 năm 2017, phía chế tác Trung Quốc đã gọi một võ sư ở Việt Nam là "sư phụ Yanagi phiên bản Việt Nam". Họ làm tư liệu về võ sư này.

06/06/2017

Hồn Việt Nam : sách mới ra của học giả Đài Loan họ Tưởng

Sách của Tưởng Vi Văn ở Đại học Thành Công (Đài Loan).

Nguyên tên sách là "Việt Nam hồn : ngôn ngữ, văn tự, và chống bá quyền".

Có nhiều nội dung thú vị, chẳng hạn: 30 thuộc hạ của Trịnh Thành Công (người được xem là sáng lập ra Đài Loan ngày nay) lưu lạc tới đất Đàng Trong của chúa Nguyễn đã có kết cục gì ? Binh đoàn tới 20 vạn người do Tưởng Giới Thạch phái đến Hà Nội để giải giáp quân Nhật năm 1945 đã có ảnh hưởng gì ? Vì sao Việt Nam lại sử dụng văn tự quốc ngữ (theo dạng La-tinh) ?

09/01/2017

Linh lực của chị em gái, so sánh Việt - Nhật - Đông Á (bài Suenari, 2010)

Một bài quan trọng, không thể bỏ qua khi nói về gia đình và văn hóa Việt Nam. Kết quả của khoảng 15 năm làm điều tra điền dã ở Việt Nam, lại với nền tảng khoảng 30 năm điền dã ở các vùng khác trong khu vực Đông Á. Bản dịch tiếng Việt của BTC hội thảo hiện nay thì dùng tạm.

Vào tháng 2 năm 2010, tức khoảng 7 năm về trước, có một hội thảo về đề tài phụ nữ được tổ chức tại Huế. Khi ấy, nhà dân tộc học/nhân loại học văn hóa Nhật Bản Suenari Michio (nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo) đang điều tra điền dã dài hạn tại Huế. Ông đã tham gia hội thảo ấy.

Bản tiếng Việt bài tham luận của ông dưới đây là tài liệu dịch vội từ bản tiếng Anh dùng trong hội thảo, được một học giả Việt Nam cùng tham gia hội thảo đưa lên blog vào năm đó (blog Chi).