Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn những-miền-quê-hương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn những-miền-quê-hương. Hiển thị tất cả bài đăng

03/07/2019

Trái sung Nhật Bản : từ vườn nhà cụ Cường Để ở Tokyo đến sạp hàng ở Hà Nội

Tiếng Nhật là Ichi-jiku (đọc là i-chi jíc-cự). Đúng như luận giải của cụ bà Ando (người bạn đời của cụ Kỳ Ngoại hầu Cường Để, một lãnh tụ của phong trào Đông Du 1905-1909), thì đọc như vậy mà viết thành 3 chữ Hán vô hoa quả 無花果(có nghĩa suy ra là không hoa quả, hoặc quả không có hoa). 

Đã kể về sung Nhật Bản, tức "vô hoa quả" Nhật Bản, trong liên đới với vườn nhà ở Tokyo của hai cụ Cường Để - Ando, cũng là trong liên đới với vườn nhà cụ Nakaura ở miền Tây Nhật Bản của chúng tôi, đọc lại ở đây (tháng 8 năm 2017).

Bây giờ, năm 2019, một kg sung Nhật ấy bán ở Hà Nội có giá lên tới cả 2 triệu đồng ! Một cái giá quá kì lạ.

09/05/2019

Nhà quê chào đón Lệnh Hòa : xếp hàng đăng kí kết hôn từ 0 giờ ngày đầu tiên của niên hiệu mới

Chuyện của ngày 1 tháng 5 năm 2019 - ngày đầu tiên của niên hiệu Lệnh Hòa (đọc nhanh về Lệnh Hòa ở đây). Chuyện ở khu vực nhà cũ ngày xưa của tôi (đã kể ở đây hay ở đây).

1. Bắt đầu từ lúc 0 giờ của ngày 1 tháng 5 năm 2019, đôi bạn đầu tiên đã nạp đăng kí kết hôn cho tòa thị chính. Cán bộ trực đêm đã thụ lí hồ sơ.

Hồ sơ đăng kí đệ trình bắt đầu từ sau 0 giờ chút xíu. Và cán bộ tòa thị chính đã được tăng cường để thụ lí ngay.

Người ta xếp hàng để đăng kí kết hôn, suốt từ 0 giờ cho đến tận chiều tối, tất cả có 65 cặp ! Một cơn sốt đăng kí kết hôn thực sự !

04/05/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chúng tôi ăn rừng ở thời Bình Thành

Bây giờ đã chính thức sang thời Lệnh Hòa (từ ngày 1 tháng 5 năm 2019, tức là Thứ Tư tuần này, mà hôm nay mới là Thứ Bảy). Đang là những ngày tháng đầu tiên của niên hiệu mới (đọc lại ở đây hay ở đây).

Nói theo cách nói của thanh niên ở làng cũ ngày trước, thì bọn tôi là những người sinh thời Chiêu Hòa, trưởng thành rồi lấy vợ lấy chồng sinh con sinh cái vào thời Bình Thành, sẽ bắt đầu tóc hoa râm từ thời Lệnh Hòa !

Bởi mùa xuân Lệnh Hòa đầu tiên, đúng vào dịp măng đang vào mùa trong rừng tre trúc khu nhà cũ ngày xưa, nên bất giác nhớ về thời ăn rừng hồi còn đang niên hiệu Bình Thành.

Chúng tôi đã ăn rừng măng rừng trúc ấy vào thời Bình Thành tươi đẹp.

30/04/2019

Du lãng vùng Tân Bồi vào cuối tháng 4 năm 2019

Từ An Bồi, chúng tôi đi Tân Bồi.

Câu chuyện về khu vực Tân Bồi ngày trước, một lúc nào đó, tôi đã điểm nhanh trên Giao Blog. Ví dụ ở đây hay ở đây. Đó là hồi 1938 - 1939, tức 80 năm về trước. Lúc ấy, chính quyền địa phương lấy 1500 mẫu đất bãi ven biển của 13 xã thuộc tổng Tân Bồi (huyện Thái Ninh cũ, huyện Thái Thụy ngày nay) đem giao cho tư nhân để lập đồn điền.

Bây giờ, chúng tôi đang du lãng ở chính cái vùng Tân Bồi ấy.

Khung cảnh của thôn Tân Bồi hiện ra. Lúc đầu, hơi ngỡ ngàng một chút.

06/04/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : lễ hội Thanh Minh "hai trong một" trên quê hương biên viễn

Năm nay, mình không có được điều kiện để về tham dự lễ hội Thanh Minh. Chỉ có thể ngắm nhìn từ xa vùng quê biên viễn.

Cách đây một năm, lần Thanh Minh trước, lúc mình về, thì trời mưa sướt mướt. Đang nhớ lại buổi cùng đi kiểm tra việc quét dọn đường làng ngõ xóm ở vài điểm cùng một nữ phó chủ tịch huyện và nam chủ tịch xã. Lúc ấy trời hơi tạnh một chút.

Năm nay, Thanh Minh gói gọn trong cái gọi "hai trong một". Một ngày hội mà thực hiện hai phần việc. Đại khái là như sau.

16/03/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : nhớ những buổi sáng Mộc Liên rực lên ở trước nhà

Tháng 3 rồi. Nhanh quá, đã giữa tháng 3.

Nhìn ra trời mưa bụi bay bay ngoài cửa sổ, ở Hà Thành, vào những ngày này, là bỗng nhớ những buổi sáng thức dậy liền ra xem những cây Mộc Liên ở trước nhà.

Những cây Mộc Liên ấy ở ngay trước cổng kí túc. Đó là giống Mộc Liên trắng (đã nói nhanh ở đây, hồi tháng 11 năm 2013).

14/02/2019

Nghề rèn của người Nùng An vừa được đưa vào Danh mục DSVHPVTQG

Đợt mới này, có 17 di sản trên toàn quốc được công nhận - tức là được Bộ Văn hóa (nói tắt) đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia. Một trong số đó là Nghề rèn của người Nùng An ở xã Phúc Sen huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng.

Đến hiện tại, tỉnh Cao Bằng có hai di sản quốc gia trọng yếu, là chuông Đà Quận (chùa Viên Minh) và nghè rèn Nùng An (xã Phúc Sen), thì với tôi, đều là gắn bó thiết thân.

07/11/2018

Doanh nghiệp quê : nước dùng, mì, hành,...tất cả đều do trụ sở cấp hàng sáng

Đó là lối làm việc theo luật riêng của công ty mì Makino-udon, ở vùng quê, như tôi cũng đã biết nhiều năm về trước. Phải mật phục nhiều lần mới vỡ lẽ ra. Sau đó, lúc vào Fukudai, kể chuyện này ở trường, mọi người mới biết, cùng "thế à, thế à" hay "thì ra thế".

Về món mì độc đáo của vùng quê, gọi là mì Makino-udon, thì đã kể ở đây (năm 2016), hay ở đây (năm 2014). Một món, với tôi, như là đồ nghiện.

Có tới dăm ba lần, tôi đã dậy rất sớm, phục kích ở trụ sở công ti. Từ chỗ nhà tôi mà ra trụ sở công ti thì chỉ khoảng 15 phút đạp xe. Phải có mặt ở đó khoảng 7h hơn một chút. Phục kích có kết quả rồi, thì là đi xơi luôn mì sáng !

05/10/2018

Mùa gặt trên những miền quê : màu lúa chín và màu hoa dâng Phật

Mùa gặt tháng Mười năm nay, mình chỉ có thể ngắm nhìn các miền quê.

Da diết nhớ những miền quê của mình. Hương vị và màu sắc quê hương, cứ loang loang đi trong không gian, và lặng lẽ lặng lẽ trong tâm khảm của người không bước được trực tiếp trên đồng quê vào lúc này.

29/08/2018

Sát bến tàu Cường Để rời bỏ nước Nhật ngày trước : giờ sắp có lễ Vu Lan của đạo tràng người Việt

Ít thời gian trước, tôi đã du lãng tới bến tàu mà cụ Cường Để phải rời bỏ nước Nhật khi phong trào Đông Du thất bại. Các cụ Phan Bội Châu và Cường Để bị nhà đương cục Nhật Bản trục xuất.

Khu vực bến tàu ấy, tôi đã kể ở đâyở đây, ở đây (năm 2016). Hồi ấy du lãng tới MoriShimo-ga-seki (hiện là Shimo-no-seki).

Hơn 100 năm trước, khu vực ấy hoàn toàn xa lạ với người Việt.

Nhưng bây giờ, sau hơn 100 năm, người Việt đã tập trung về đó khá đông, để học tập, làm việc và cư trú (một số là cư trú tạm, một số là định cư). Một đạo tràng Phật giáo Việt Nam đã được xây dựng, và sắp tới sẽ có lễ Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức.

02/08/2018

Thánh Mẫu của người Nhật : hoàng hậu Thần Cung và Lễ hội Mùa hè

Hoàng hậu Thần Cung là một hoàng hậu độc đáo trong hệ phả thời kì cổ đại của hoàng gia Nhật Bản. Về thực chất, bà từng lên ngôi nhiếp chính khi vị thiên hoàng chồng bà đã mất sớm trên đường đi chinh phạt vùng Triều Tiên ngày nay. Rồi bà lên làm tướng tổng chỉ huy, tiếp tục cuộc chinh phạt.

Bà thành Thánh Mẫu của người Nhật. Hướng các ngôi đền thờ bà thường nhìn ra biển Nhật Bản, cũng tức là nhìn về phía Triều Tiên và Trung Quốc.

Những ngôi đền thờ bà thường có những pho tượng Thánh Mẫu độc đáo.

24/07/2018

Lễ hội mùa hè ở thành phố quê : ngày 24 và 25 tháng 7

Một người bạn vừa gửi mail hôm qua bảo rằng, chỗ anh ấy ở miền trung Nhật Bản đang thời điểm nóng như thiêu như đốt, không khác gì Hà Nội, hàng ngày cứ kéo dài liên tục chính là cái nhiệt độ khoảng 38 - 39 độ ngoài trời. Bạn đã sinh sống trong một thời gian rất dài tại Hà Nội, như thành người Hà Nội, giờ trở lại Nhật là để quen với cái nóng Hà Nội tại Nhật !

Ở vùng thành phố quê thuộc miền nam Nhật Bản thì cũng nóng không kém. Chính lúc nóng thế này, thường là đợt nóng đỉnh nhất hàng năm, thì lễ hội mùa hè sẽ được tổ chức. Ngày 24 và 25 tháng 7. Ngày xưa là theo lịch âm (nông lịch), còn bây giờ là tính lân sang lịch Tây.

17/07/2018

Thay những "dải rơm bện lớn" (shime-nawa) tới hơn 5 tấn, ở đền Nhật Bản, bằng cách nào ?

Mình chưa có dịp trực tiếp chứng kiến cảnh thay những shime-nawa lớn đến nhường này, tới 5 hay 6 tấn, mà là được bện từ rơm mới. Loại lớn thế này cũng được bện bằng máy hay hỗ trợ của máy, chứ không thể làm thủ công. Hình ảnh của đại shime-nawa đã đưa lên từ hồi tháng 1 năm 2015 (ở đây).

Cũng là bởi vì không phải năm nào cũng thay đại shime-nawa. Thường phải 5 hay 6 năm thì các ngôi đến lớn ấy mới thay. Dĩ nhiên là phải dùng cần cẩu, để lấy cái cũ ra, rồi lại đưa cái mới vào. Vị chi phải làm việc cả một ngày. Người xem thì thường rất đông.

11/07/2018

Cây cầu thân quen vắt qua sông Bằng sẽ được duy tu trong ít ngày tới

Cầu Bằng Giang là câu cầu trọng yếu của thành phố Cao Bằng, vắt qua sông Bằng Giang để nối thành phố với các huyện ở miền Đông.

Một cây cầu thân quen từ mấy chục năm nay. Với những người miền Đông như chúng tôi, cầu Bằng Giang đã là một phần quan trọng trong đời sống của mỗi người. 

01/07/2018

Du lãng cùng ông và cháu nhà cụ Yubi - 2 (đất nước Ito của nữ vương Himiko)

Tháng 6 năm 2018, như kế hoạch hàng tháng, người cháu của cụ Yubi đã thực hiện một vòng khảo sát các di tích liên quan đến đất nước Ito (liên quan đến cái tên thành phố Itoshima ngày nay).

Đó là đất nước ở các thế kỉ 1 và 2 sau công nguyên, có quan hệ với nhà Hán (Trung Quốc). Được cai trị bởi nữ vương Himiko. Ngang ngang với thời kì Hai Bà Trưng bên ta (tạm tính cho dễ hình dung).

Đất nước ấy và ảnh xạ của nó hiện nay đã trở thành một sức hút đối với biết bao người, trong đó có tôi. Nhà cũ của tôi là trong vương quốc của nữ vương Himiko. Kho sách và kho hiện vật khảo cổ học về Himiko hiện nay đã được bàn giao cho một người bạn của tôi (anh được quyền bảo quản và thừa kế). Đó là vốn liếng của cả một đời nhà khảo cổ học địa phương, mà tôi tôn kính gọi là "thầy Lục". Bất ngờ, là năm ngoái, bạn đã thông báo tin ấy cho tôi. Một mối nhân duyên đến kinh ngạc !

26/06/2018

Cẩm tú cầu bên thác nước ngày hè năm 2018

Bằng giờ này, vào năm ngoái, mùa hè năm 2017, thì Hội thưởng hoa cẩm tú cầu cũng như thường niên mà mở ra bên thác nước. Xem ở đây.

Năm ngoái, bác thị trưởng thành phố quê có tham dự. Như là một hành động chuẩn bị cho tranh cử. Và vào mùa tranh cử sau đó mấy tháng, thì bác đã tiếp tục thắng cử (đã đi ở đây). Cẩm tú cầu chắc có ủng hộ bác.

14/06/2018

Học sinh cấp III ở Nhật với việc tự nghiên cứu lịch sử : trường quê đứng đầu toàn quốc

Tin thần thực học của giáo dục Nhật Bản, tính cách Nhật Bản.

Tin về ngôi trường cấp III thân thiết. Một thời gian dài giao lưu với nhóm các thầy thuộc mảng xã hội của nhà trường, bởi có nhiều giáo viên xuất sắc viết nên những điều tra văn hóa dân gian thú vị trên tạp chí nhà trường.

Mà là tạp chí từ thời kì Chiêu Hòa. Chỉ là tạp chí nội bộ của một ngôi trường quê. Thật đáng nể.

04/06/2018

Một kí sự bình dân về thác Bản Giốc, tháng 6 năm 2018

Cùng về thác Bản Giốc (Cao Bằng), thì ít hôm trước, đã đưa một kí sự vào tháng 5 năm 2018 được chấp bút bởi một nhà báo (đọc lại ở đây).

Sang đầu tháng 6, nhân ngày quốc tế thiếu nhi, lại trùng vào cuối tuần, nên con cháu anh em bà con ở trong vùng Cao Bằng có đi chơi thác.

Khoảng 5-6 năm nay, do kinh tế trong vùng khá lên rõ rệt, nhiều nhà có phương tiện đi lại, nên người từ Quảng Uyên quê tôi thường vẫn tới chơi thác và thăm chùa Trúc Lâm Bản Giốc mỗi khi có dịp nghỉ lễ trong năm. Hiện tượng rất mới.