Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-việt-bốn-phương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-việt-bốn-phương. Hiển thị tất cả bài đăng

07/08/2018

Học giả Trương Đình Hòe (1924-2018)

Chúng tôi tiếp cận các tác phẩm về văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam của ông, nên xem ông là một học giả Việt kiều ở hải ngoại.

Về những kỉ niệm riêng tư thì có một số 8 thú vị. Đó là những năm mang số 8, gồm: năm 1988, năm 1998, năm 2008, và năm 2018. Đều là liên quan đến một tác phẩm trọng yếu của học giả họ Trương.

01/08/2018

Trải nghiệm về "văn hóa xếp hàng" của người Việt : tâm sự của một lưu học sinh đang ở Sing

Một trải nghiệm rất bình thường về cái gọi là văn hóa xếp hàng hiện nay của người Việt ở bốn phương.

Chỗ nào mà chả thấy, khi ta đi đổ xăng, khi ta đi mua đồ trong siêu thị, khi ta đi chờ nhận hồ sơ của các loại thủ tục, và ngay cả khi ta vào bên trong chùa chiền hay nhà thờ họ tộc,... đâu đâu cũng thấy. Không chỉ ở trong nước, ra nước ngoài vẫn có khi gặp.

29/07/2018

Một ngôi chùa Việt trên đất Nhật : "Chùa Việt Nam" tại tỉnh Kanawaga

Tỉnh Kanagawa nằm bên cạnh thủ đô Tokyo. Ngôi chùa được một nhà sư lưu học Nhật Bản ở lại và kiến thiết vào cuối thập niên 1990.

Hiện tại, trên khắp nước Nhật có khoảng năm sáu ngôi chùa Việt. Nhưng nếu mang tên "Chùa Việt Nam" (tên chùa lấy luôn tên nước) thì là duy nhất, tọa lạc ở tỉnh Kanagawa. Bản thân cái tên cũng cho thấy sự "mở đầu" của chùa Việt trên đất nước Phù Tang.

Thú vị là hoành phi (đại tự), câu đối đều viết bằng chữ quốc ngữ. Không sử dụng chữ Hán.

12/05/2018

Ba người Việt và gốc Việt vừa được nhà vua Nhật Bản trao tặng huân chương

Có 140 người nước ngoài hay gốc nước ngoài (nay đã vĩnh trú ở Nhật, hoặc đã nhập quốc tịch Nhật)  vừa được nhà vua đất nước Mặt Trời Mọc trao tặng Thụy Bảo chương.

Trong đó, có 3 người Việt Nam: Giáo sư Trần Văn Thọ (Thụy Bảo chương tia vàng), hai cán bộ ngoại giao Nguyễn Hữu Tài và Ngô Phương Lan (Thụy Bảo chương tia bạc).

Về Thụy Bảo chương, có thể đọc một bài thơ của Tanikawa (ở đây). Có một chú thích của người dịch ở đó là: "Zuihoshyo 瑞宝章. Âm Hán Việt là Thụy Bảo Chương. Là một loại huân chương của hoàng gia ban tặng cho người có công lao".

07/05/2018

Tứ Phủ Công Đồng ở xứ Bạch Dương : trong tòa nhà đa năng Hà Nội - Mạc Tư Khoa

Một ban Phật và một ban Mẫu ở ngay Mạc Tư Khoa của đại quốc Nga La Tư thời Putin. Đưa lên nhân dịp phim truyền hình "Tình khúc Bạch Dương" đang được phát trên VTV1.

Cũng ở Nga, trước đây đã thấy bàn thờ quốc tổ Hùng Vương và bàn thờ Bác Hồ (xem lại ở đây, tháng 11 năm 2015).

20/04/2018

Tiệc Mẫu Liễu năm Mậu Tuất 2018 ở nước Mĩ (một ngôi đền của người Việt vùng Cali)

Đang là dịp tiệc Mẫu Liễu trên khắp cả nước và nước ngoài (nơi có người Việt sinh sống). Xung quanh ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch.

Một ít ảnh hầu hạ Mẫu ở một ngôi đền thuộc vùng Cali (Mĩ) vào dịp này. Cùng một thời khắc với tiệc Mẫu tại Phủ Giầy (Nam Định), Am Chúa (Khánh Hòa), đền Hồng Sơn (Nghệ An),...

Người đang hầu hạ Mẫu trong ảnh là một luật sư. Bạn là con cháu của một bà đồng có tiếng ở Hà Nội ngày xưa. Một dịp tiện lợi, mình sẽ viết về bà đồng ấy. Đại khái là ngôi đền có gắn bó với Phủ Tây Hồ và đền Cổ Lương ngày nay.

31/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Một bài thơ thương Tokyo, viết 60 năm trước, của Mạc Ly Châu

Bài thơ được xuất bản lần đầu năm 1958, đúng 60 năm trước, trên tạp chí Bách Khoa. Lúc đó, Bách Khoa mới chạy được một thời gian, chưa được tiếng tăm là mấy, khác với các thập niên kế tiếp.

12/02/2018

Tết 2018 : Bánh chưng, mâm ngũ quả, và áo dài với người Việt ở Mĩ

Chúng tôi xếp bánh chưng (cả bánh dầy, bánh tét), mâm ngũ quả vào bộ biểu tượng Tết Nguyên Đán của người Việt. Nhấn mạnh đến hình vuôngnăm thứ quả có màu sắc. Đó là cái riêng có của người Việt.

Sẽ trở lại câu chuyện đó ít hôm nữa.

Bây giờ là xem bánh chưng, mâm ngũ quả, và cả áo dài, với người Việt ở Mĩ năm 2018.

28/09/2017

Phim về Việt Nam ngay sau Đổi Mới của Trần Anh Hùng (qua ghi chép của Thái Kế Toại)

Tôi đặc biệt thú vị với chi tiết Trần Anh Hùng đã làm phim Người thiếu phụ Nam Xương như một tác phẩm đầu tay. Để tốt nghiệp trường điện ảnh ở Pháp. Làm nhớ đến việc các trí thức Việt Nam thời đầu thế kỉ 20 nối tiếp nhau dịch (hay phong tác) Người thiếu phụ Nam Xương ra tiếng Pháp để giới thiệu với người Paris và thế giới châu Âu. Tựa như hình tượng người đàn bà Việt Nam, như người thiếu phụ Nam Xương, có gửi gắm vào đó niềm kiêu hãnh ngấm ngầm của đàn ông Việt Nam khi đối diện với châu Âu.

21/09/2017

Điện thờ Phật Mẫu của tộc đạo Cao Đài Paris sẽ cử đại lễ vào ngày 1/10/2017

Về Phật Mẫu (Đức Phật Mẫu, Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ) cùng điện thờ Phật Mẫu của Cao Đài, và quan hệ giữa Phật Mẫu với Thánh mẫu Liễu Hạnh, đã được trình bày tổng quan trong một bài viết học thuật mấy năm trước (2014, 2016; xem lại ở đây).

04/09/2017

Cháu ngoại người Nhật của Trần Đông Phong từ Tokyo về thăm quê Thanh Chương !

Một người bạn, vì biết tôi đang đi loạt bài về chí sĩ Trần Đông Phong (1884-1908) của phong trào Đông Du, vừa mới gửi cho trong dịp nghỉ lễ một tài liệu dạng PDF. Tài liệu mang niên đại 2016, tức là rất mới.

Trong đó, có một chỗ nói về việc cụ Trần Đông Phong. Hóa ra cụ đã kịp có vợ và có con ở Nhật ! Khi cụ quyên sinh vào ngày cuối tháng 5 năm 1908 tại Tokyo, người bạn gái Nhật Bản đã mang thai (cụ không hề hay biết).

02/09/2017

Ngày quốc khánh Việt Nam 2017 trên đất Nhật Bản

Đầu tiên là xem cảnh thanh niên Việt Nam đang ở Nhật Bản mừng ngày quốc khánh. Một mâm cơm cúng Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng.

Sau đó là cảnh ở Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Ở Đại sứ quán thì lại có hai kênh thông tin: tin từ phía đại sứ (cùng đại sứ quán), tin từ phía người Nhật có gắn bó với Việt Nam (ông Amma ở quê bác sĩ Asaba).

16/08/2017

Hội thảo khoa học ngày mai (17/8/2017, Thứ Năm)

Ngày mai, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (số 135 đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội), có một hội thảo khoa học với tiêu đề TÍN NGƯỠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

03/08/2017

Một ngôi làng "cổ hủ" của người Việt ở Pháp : C.A.F.I sau cuộc chiến 1954

 "Thì phong tục bên nhà vẫn thế. Chúng em trọng khách"

"Bố tôi trước đi lính Pháp, chết trận ở Đông Khê, ông ấy là người Thổ Cao Bằng đấy...".


CAFI là tên viết tắt của khu trại tị nạn ở trên đất Pháp dành cho người Đông Dương sau năm 1954, mà phần đông là người Việt Nam.

Chúng tôi dự tính sẽ tới CAFI trong thời gian tới. Ở đó vốn có một cái Phủ Tây Hồ đúng như nhà văn Nguyễn Quang Thân viết (xem ảnh thứ 3 từ trên xuống).