Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

01/02/2018

Bia đá chữ Chăm ở cao nguyên xứ Thượng, đã có người giải mã được

Thông tin về tấm bia này, đã đi ở đây (hồi đầu tháng 1/2018).

Bây giờ là tin mới nhất. Đã có người giải mã được. 

Với bia đá Chăm cổ, bây giờ, Việt Nam mình chưa có người đọc được, cần nói rõ thêm là: giới nghiên cứu Chăm của Việt Nam (là người Chăm, hoặc người không phải Chăm) đều mù tịt. Về cơ bản chỉ là đem bản dịch cũ của người Pháp trước đây ra mà dịch ra tiếng Việt. 

Phải nhờ vả vào người Pháp, hoặc người Nhật.

03/08/2017

Một ngôi làng "cổ hủ" của người Việt ở Pháp : C.A.F.I sau cuộc chiến 1954

 "Thì phong tục bên nhà vẫn thế. Chúng em trọng khách"

"Bố tôi trước đi lính Pháp, chết trận ở Đông Khê, ông ấy là người Thổ Cao Bằng đấy...".


CAFI là tên viết tắt của khu trại tị nạn ở trên đất Pháp dành cho người Đông Dương sau năm 1954, mà phần đông là người Việt Nam.

Chúng tôi dự tính sẽ tới CAFI trong thời gian tới. Ở đó vốn có một cái Phủ Tây Hồ đúng như nhà văn Nguyễn Quang Thân viết (xem ảnh thứ 3 từ trên xuống).

22/07/2017

Vị đốc học kì lạ người Pháp G. Dumoutier (1850-1904), và di sản để lại

Trong bản tiểu sử công bố vào năm 1904, năm mà Dumoutier qua đời tại Việt Nam và được chôn cất trong một nghĩa trang ở Hà Nội, thì học giả đàn em của ông là Maitre (tác giả bản tiểu sử) đã cho biết về chức vụ của Dumoutier là Đốc học.

Không biết tên Việt Nam của cụ là gì. Tôi xin kính cẩn gọi cụ là cụ Đồ Mười cho thân mật (hệt như cách chúng ta vẫn thường gọi các cụ khác là Đắc Lộ, Cố Cả,...).

Đồ Mười là "ông đồ" tên là "Mười". Người Trung Quốc chuyển tên Dumoutier sang chữ Hán là Đỗ Mục Thê Gia ! Quả là nghe loang loáng thành Tu-mu-tie-ya.