Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-quốc-ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-quốc-ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

03/08/2020

Lại bàn về chữ Nôm và chữ quốc ngữ : một thiên kiến của cụ Nguyễn Hải Hoành

Tính sẽ viết một cái gì đó rõ ràng về những thiên kiến của cụ Nguyễn Hải Hoành nhưng mà chưa tiện dịp. Thiên kiến, nếu nói đơn giản chỉ là những nhầm lẫn mang tính từ đầu mà thôi. Tuy nhiên, nhầm lẫn bình thường thì rất dễ sửa, còn "mang tính từ đầu" thì lại hơn khó khăn một chút.

Cụ Nguyễn Hải Hoành thuộc dòng họ trí thức Nguyễn Hữu Tảo - Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (làng Đông Tác, Hà Nội). Đó chính dòng họ của các danh nhân Hà Nội như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Cầu. Bản thân cụ Nguyễn Hải Hoành là một bậc trí giả uyên bác, có trí nhớ siêu việt và hiện đã ở tuổi 90 nhưng sức làm việc thì rất đáng kính nể (hầu như ngày nào cụ cũng viết bài hay dịch bài; vẫn cập nhật Fb thường xuyên).

03/05/2020

Người Việt thờ cả Khổng Tử, cả Sĩ Nhiếp, và cả Mã Viện đấy chứ

Trong một bài viết về chữ quốc ngữ trên tuần báo Văn Nghệ (Tp. Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Ngọc Quang viết một câu xanh rờn thế này:

"Dù chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân. Nếu được tiếp thu tự nguyện, qua giao thương trao đổi kinh tế – văn hóa thì Sỹ Nhiếp đáng dựng tượng vàng. Nhưng vì… như thế, nên sự đối xử cũng một vừa hai phải. Người Việt thờ Khổng Tử, bậc vạn thế sư biểu nhưng không thờ Sỹ Nhiếp hay Mã Viện."

Ông Quang thử bình tĩnh tra cứu một chút sẽ biết: người Việt thờ Sĩ Nhiếp ở nhiều nơi, còn tôn cụ ấy là Sĩ Vương hay Nam Giao học tổ. Mã Viện cũng được thờ ở rất nhiều làng xã.

Tôi cũng không làm sao hiểu được đoạn ông viết trên. Làm sao mà "chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân". Vậy là thế nào. Rồi đã "xâm lược", thì lại còn "tiếp thu tự nguyện" nữa, là sao ?

07/04/2020

Trở lại chuyện Mão là "con thỏ" hay "con mèo" có trước (bài Đinh Văn Tuấn)

Mình đã tham gia thảo luận từ hồi năm 2010 gì đó, tức là khoảng 10 năm về trước. Thảo luận đó có thấy chiếu trên VTV4 cho người Việt ở hải ngoại (thực tế là sau đó thì có một người đã xem tivi mà báo thôi, chứ bản thân mình thì chưa từng xem).

Lúc nói chuyện thì mình vẫn phải dựa vào Từ điển Việt Bồ La của nhóm cụ Đắc Lộ làm một căn cứ gốc. Đại khái thế.

03/04/2020

Vẫn luận bàn về "chữ quốc ngữ" giữa đại dịch Cô Vy : hậu duệ 2020 của cụ Bùi Hiền

Đúng là vẫn đang luận bàn thật. Vì vừa rồi, mình có bàn luận lại về chữ quốc ngữ với một trong những người có công khai sáng lớn nhất ra chữ ấy là cụ Đắc Lộ, trên mặt báo Văn hóa Nghệ An vào cuối tháng 3 năm 2020, đọc ở đây.

Bây giờ, sang đầu tháng 4, thì là có ngay các hậu duệ "khả úy" của cụ Bùi Hiền xuất hiện.

Các hậu duệ của cụ sẽ còn xuất hiện nữa, và càng chứng mình điều mình đã nói rõ từ góc độ học thuật (đọc lại ở đây), rằng: nếu cứ để cho người Việt tự sáng chế văn tự thì chắc không có được quốc ngữ đâu ! Lại tiếp tục quẩn quanh với lối tư duy làng nhàng bạc nhạc của chữ Nôm mà thôi.

Về cụ Bùi Hiền thì đọc trên Giao Blog ở đây hay ở đây. Thi thoảng, trong các năm 2018-2020, mình vẫn thấy cụ Hiền trong vườn hoa hay trong hành lang một bệnh viện ở Hà Nội (những lúc ấy, là mình cũng đang chăm sóc người nhà). Khi tiện sẽ nói rõ thêm sau.

31/03/2020

Vẫn luận bàn về "chữ quốc ngữ" giữa đại dịch Cô Vy bùng phát toàn cầu

Đó là số chuyên đề vừa ra mắt của tạp chí Văn hóa Nghệ An. Hóa ra, là một điềm báo trước cho việc phong tỏa từ 0h ngày 1/4/2020 ! Phong tỏa tuyệt đối trong 14 ngày, thì chỉ nên cố thủ ở trong nhà dạng "stay at home" (đã nói ở đây).

Khoảng ngày 25/3 hay 26/3 gì đó thì tờ Văn hóa Nghệ An đã in ấn xong (ngày phát hành ghi trên bìa là 25/3). Rồi ngày 30/3 thì thấy mục lục được đưa lên trang web. Sang ngày 31/3 thì lệnh phong tỏa tuyệt đối 14 ngày được phát đi. Đại ý là khi cố thủ trong nhà bởi phong tỏa tuyệt đối thì lại cần phải luận bàn những thứ như "chữ quốc ngữ".

Đại khái như ở dưới.

Do được tạp chí huy động, nên mình có góp mặt trong số chuyên đề này.

03/03/2020

Với nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, học giả Nguyễn Cung Thông nhận giải thưởng Văn Việt lần V

Loạt bài nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, của học giả Nguyễn Cung Thông, đã được chính ông gửi cho bạn bè qua nhiều lần bằng thư điện tử, suốt trong mấy năm (ví dụ đọc một đoạn hồi năm 2017 ở đây). Công việc vẫn đang tiếp tục. Rồi là sự xuất hiện dần dần của nó trên nhiều phương tiện (báo chí mạng, mạng xã hội, sách báo).

1. Cuối năm 2019, Nguyễn Cung Thông đã về Đà Nẵng, tham dự hội thảo về chữ quốc ngữ, cũng là để trình bày một trích đoạn mới trong loạt bài đó, là về Kinh Lạy Cha với chữ quốc ngữ, ví dụ có thể đọc lại ở đây, hay ở đây, trên Giao Blog.

Sau hội thảo, là những trình bày tiếp về cùng chủ đề tại Viện Ngôn ngữ học (Hà Nội) hay Khoa Ngôn ngữ học (Tp. Hồ Chí Minh), trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây.

2. Chuyến du Nam du Bắc của ông dịp tiền Cô Vy 19-20 vừa rồi, một thu hoạch khá hay của tôi, là: biết được rằng, học giả Nguyễn Cung Thông và học giả Cung Văn Lược có quan hệ anh em họ hàng gần với nhau. Kì lạ hơn, cụ Cung Văn Lược là hàng cháu, phải gọi học giả Nguyễn Cung Thông là chú (gọi thay cho con thì là ông).

Chữ "Cung" trong tên của học giả họ Nguyễn, thì lại chính cũng là họ Cung. Họ Cung ấy gốc ở làng Lủ, tức làng Kim Lũ --- nay là Đại Kim, hay gọi đại khái là khu Kim Giang. Câu chuyện họ Cung làng Lủ khá thú vị.

07/01/2020

Dạy tiếng Việt đầu thập niên 2020s : xung quanh SGK Hồ Ngọc Đại

Đầu năm 2020.

Nghe trực tiếp màn tranh luận giữa hai học giả Đại Việt: cụ Hồ Ngọc Đại và cụ Trần Đình Sử.

Sách giáo khoa của cụ Đại thì đã có 40 năm trước, mà bây giờ vẫn là "sách thí điểm". Bọn trẻ học từ đầu, giờ đã U50 rồi còn gì. Thí điểm vậy là quá lâu. Xem thêm ở đây.

02/01/2020

Về quê đương kim thủ tướng, lại được phóng xe máy qua đập tràn

Hồi ngày xưa, cũng đã lâu lắm rồi, tới cả 20 năm trước, mình lần đầu nghe chữ "đập tràn" mà không hiểu ra làm sao. Bởi người Quảng Nam phát âm chữ "đập tràn" mà mình cứ nghe thành ra "đập tròn" hay "đập tràng" ! Nghe không ra, nên không biết nghĩa là gì. Bụng bảo dạ là cứ đi, gặp nó, rồi sẽ tự khắc mà hiểu ra thôi.

Tiếng Quảng Nam khó nghe, thì có thể xem Nguyễn Hưng Quốc kể nhiều năm về trước. Đại khái, bác Quốc lúc mới vô Sài Gòn, ra chợ nói chữ "mua gạo" mà người ở chợ không hiểu gì. Người ta không thể biết anh chàng sinh viên ấy muốn mua hay bán cái gì. Bởi lẽ, cái chữ "gạo" bị người Quảng Nam phát âm méo đi quá, người Sài Gòn nghe không ra.

Đại khái vậy. Đương kim thủ tướng của Đại Việt là người Quảng Nam.

28/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : chúng tôi đang ở Đà Nẵng

Buổi sáng ấm áp Thứ Bảy ngày 28 tháng 12 năm 2019.

Khi viết những dòng này, chúng tôi đang ngồi trong hội trường tổ chức Hội thảo 100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam tại Đà Nẵng (cụ thể là hội trường lớn tầng 1 khách sạn Hilton - 50 Bạch Đằng quận Hải Châu tp Đà Nẵng).

25/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : các hội thảo lớn cuối tháng 12 năm 2019

Nhớ lại, thì nhiều chục năm về trước, liên quan đến chữ quốc ngữ và giáo sĩ Đắc Lộ, thì hồi thập niên 1990, một bài khá đanh đá hiếm có của một học giả công giáo vốn rất đỗi điềm đạm là cụ Nguyễn Khắc Xuyên (xem lại ở đây). Tôi đến bây giờ vẫn chưa hết bất ngờ về sự nóng nảy của cụ Xuyên vào năm đó - năm 1993, kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ (1593-1993).

Bây giờ, vào tháng 12 năm 2019, về chủ đề chữ quốc ngữ, có một số hội thảo lớn được tổ chức ở các thành phố lớn trên toàn quốc. Quan sát ở đây là dành cho hội thảo đã diễn ra ngày 21/12 tại Tp. Hồ Chí Minh và hội thảo sẽ diễn ra ngày 28-29/12 sắp tới tại Đà Nẵng.

01/12/2019

Nói thật : trí thức Việt Nam không đủ sức làm ra văn tự mạnh, cả ngàn năm chỉ loay hoay với chữ Nôm

Lời nói thật, nói rõ, tôi đã viết thành bài học thuật rồi.

Thật sự thì cả một ngàn năm, trí thức Đại Việt đã rất kém, tư duy sáng tạo rất cùn, nên chỉ loay hoay mãi với chữ Nôm. Đọc bài học thuật của tôi ở đây.

Nếu để cho trí thức Đại Việt tự sáng tạo chữ thì không biết hiện nay ta viết bằng văn tự gì ? Cao Xuân Hạo từ lâu đã buồn phiền và băn khoăn với cả chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

Bởi học gạo, học chỉ với mong muốn tối thượng là làm quan, nói rõ là lối học để làm quan, nên cả một ngàn năm mà giới trí thức cứ bùng nhà bùng nhùng với chữ Nôm, không có một nỗ lực mạnh mẽ nào để có sáng tạo vượt chữ Nôm. 

Mới đây, tôi cũng đã viết bài học thuật phê phán lối học để làm quan. Đã phát biểu chính thức vào mùa hè năm nay (ở đây), còn viết ra giấy để đăng tải thì từ nhiều năm trước rồi.

24/11/2019

Giáo hoàng thăm Nhật Bản 2019 : kỉ niệm 470 năm, 100 năm và 70 năm

Nhật Bản chỉ có 44 vạn người (tức dưới nửa triệu người) là tín đồ Thiên Chúa Giáo, chiếm 0,3% dân số toàn quốc.

Về cơ bản, Nhật Bản là thần quốc (thần đạo từ cổ xưa), mà cũng là Phật quốc (Phật giáo với rất nhiều tông phái). Thần và Phật tích hợp vào nhau, nên khái quát nhất là đất nước của Thần Phật.

Tới một nước mà chỉ có rất ít giáo dân như vậy, nên lần tới thăm Nhật Bản của Giáo hoàng La Mã vào cuối tháng 11 này (từ 24 đến 26 tháng 11 năm Lệnh Hòa thứ nhất), đang được truyền thông Nhật Bản và quốc tế chú ý.

Nhìn tổng thể, như chính đương kim Giáo hoàng cho biết: ông đến Nhật Bản như một thôi thúc mang tính mơ ước từ khi còn trẻ, ông ngưỡng mộ và cũng ngẫu nhiên trùng tên với linh mục đã đến Nhật Bản năm 1549 (vị linh mục này cũng đã tới Việt Nam lúc đương thời). Từ 1549 đến nay, là tròn 470 năm.

23/11/2019

Đắc Lộ bản cập nhật 2019 : vẫn chưa yên với "chữ quốc ngữ" suốt từ 1650s

Thập niên 1650 là một thập niên đáng ghi nhớ trong lịch sử chữ quốc ngữ, với việc giáo sĩ Đắc Lộ đã miệt mài trong suốt mấy năm ở châu Âu để cho ra đời bộ 3 tác phẩm quan trọng:
- Từ điển Việt - Bồ - La,
- Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài,
- Hành trình và truyền giáo.

Bộ sách được chuẩn bị từ mấy chục năm trước, nhưng đến thập niên 1650 mới được in thành sách và phổ biến rộng rãi ở châu Âu.

13/09/2018

Về tiếng Việt, chữ quốc ngữ, cách đánh vần (thân phụ cựu hoa hậu Thu Thủy vừa chính thức lên tiếng)

Đó là học giả Nguyễn Văn Lợi vốn thuộc Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Cũng mãi sau này, tôi mới biết ông là cha đẻ của cựu hoa hậu Thu Thủy. Có thể đọc nhanh về cựu hoa hậu ở đây (tháng 2 năm 2016).

Là phát ngôn rộng rãi và chính thức đầu tiên của giới chuyên môn (tính đến hôm nay, 13/9/2018).

29/07/2018

Một ngôi chùa Việt trên đất Nhật : "Chùa Việt Nam" tại tỉnh Kanawaga

Tỉnh Kanagawa nằm bên cạnh thủ đô Tokyo. Ngôi chùa được một nhà sư lưu học Nhật Bản ở lại và kiến thiết vào cuối thập niên 1990.

Hiện tại, trên khắp nước Nhật có khoảng năm sáu ngôi chùa Việt. Nhưng nếu mang tên "Chùa Việt Nam" (tên chùa lấy luôn tên nước) thì là duy nhất, tọa lạc ở tỉnh Kanagawa. Bản thân cái tên cũng cho thấy sự "mở đầu" của chùa Việt trên đất nước Phù Tang.

Thú vị là hoành phi (đại tự), câu đối đều viết bằng chữ quốc ngữ. Không sử dụng chữ Hán.

11/07/2018

con chữ Quốc Ngữ, từ góc nhìn "tay chơi" : văn bản của nhóm Lưu Trọng Văn 2018

Hồi năm 1993, ông Nguyễn Khắc Xuyên một trí thức công giáo thực thụ, vốn rất lịch lãm mà cũng không giữ được bình tĩnh, đã "cáu tiết" khi người ta phán linh tinh về chữ Quốc Ngữ. Xem lại ở đây (bản đưa lên năm 2013). Lời lẽ của ông Xuyên lúc đó, khi tôi dẫn lại thôi (sau 20 năm) mà cũng tự thấy giật mình !

06/05/2018

Cụ Phan Bội Châu biết viết và đọc chữ quốc ngữ từ khi nào ?

Ở một entry trước (tháng 7 năm 2017), đã đưa hình một trang trong cuốn sách do cụ Phan sống chết xuất bản ở Tokyo cho bằng được trước khi bị nhà đương cục trục xuất khỏi Nhật.

Tiền in sách ấy, theo tự thuật của Phan, là sử dụng vào số tiền giúp đỡ hoàn toàn "không màng báo đáp ngày sau" của bác sĩ Asaba. In mấy ngàn cuốn, nhưng bị Pháp và Nhật câu kết ập đến bắt và đem đốt ở sân Đại sứ quán Pháp tại Tokyo. Cụ Phan may được một số nhân sĩ Nhật tốt bụng báo trước vài phút, mà nhanh tay giấu đi được một ít. Một ít ấy đã về trong nước.

04/03/2018

Tin vui đầu tháng 3 : cụ Bùi Hiền tuyên bố dừng nghiên cứu phương án cải tiến chữ quốc ngữ

Những ngày đầu năm 2018, bất ngờ gặp lại một đàn anh Tổng Hợp chuyên ngôn ngữ, mà là chuyên sâu về chính tả, ở sảnh của một khuôn viên công lập. Rất lâu không gặp, bởi anh đã bỏ ngang nghề nghiên cứu ở viện hàn lâm sang làm báo từ gần hai mươi năm trước. 

Lâu quá, tới gần hai mươi năm không gặp, hỏi thăm mới biết: cu Bờm bé tí ngày xưa mà chú hay trêu đùa mỗi lần đến chơi với ba mẹ nó ở khu Vĩnh Hồ (ba mẹ nó học cùng một lớp Tổng Hợp), thì giờ đã học xong đại học, đã đi làm, và sắp có vợ !

01/12/2017

Vô ơn với công lao của Đắc Lộ, với từ điển Việt - Bồ - La và nhiều ấn phẩm của đầu thời 1650s

Vô ơn với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bây giờ, khi xuất hiện đề án cải tiến quốc ngữ dạng như của ông Bùi Hiền (xem ở đây), chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự vô ơn.

Nếu không có các nhà sáng tạo như Đắc Lộ hồi đầu thế kỉ 17, thì người Việt có đủ sức tự mình làm ra được bộ chữ quốc ngữ như ngày nay hay không ? Với tư duy tầm lẹt đẹt như sáng tạo chữ Nôm (tạm tính dùng nhiều từ thời Trần, tới tận giữa thế kỉ 20, tức tới cả 8 - 9 thế kỉ), hay trước mắt như đề án cải tiến hóa bằng vạn lần cải lùi của Bùi Hiền 2017, đại khái với các tinh hoa của trí tuệ Đại Việt như vậy, ta đâm nghi ngờ. Hoặc không có được các căn cứ đảm bảo cho một niềm tin về sáng tạo Việt.