Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : các hội thảo lớn cuối tháng 12 năm 2019

Nhớ lại, thì nhiều chục năm về trước, liên quan đến chữ quốc ngữ và giáo sĩ Đắc Lộ, thì hồi thập niên 1990, một bài khá đanh đá hiếm có của một học giả công giáo vốn rất đỗi điềm đạm là cụ Nguyễn Khắc Xuyên (xem lại ở đây). Tôi đến bây giờ vẫn chưa hết bất ngờ về sự nóng nảy của cụ Xuyên vào năm đó - năm 1993, kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ (1593-1993).

Bây giờ, vào tháng 12 năm 2019, về chủ đề chữ quốc ngữ, có một số hội thảo lớn được tổ chức ở các thành phố lớn trên toàn quốc. Quan sát ở đây là dành cho hội thảo đã diễn ra ngày 21/12 tại Tp. Hồ Chí Minh và hội thảo sẽ diễn ra ngày 28-29/12 sắp tới tại Đà Nẵng.


Tin từ các nơi. Cập nhật dần.





---


I. Hội thảo tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 12 năm 2019
..


1.



Kính thưa quý vị,

Hôm nay chúng ta gặp mặt là để cùng nhau bàn về CHỮ QUỐC NGỮ nhân kỷ niệm 100 năm ngày chữ Quốc ngữ lên ngôi trong phạm vi cả nước.
Tất nhiên chúng ta đều biết lịch sử chữ Quốc ngữ không phải chỉ có 100 năm. Nếu chỉ tính từ Từ điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes thì chữ Quốc ngữ đến nay đã 368 tuổi.
Ở miền Bắc năm 1915 đã bãi thi Hương, nói như Phạm Quỳnh, đó là “hồi trống sau cùng đã báo từ nay chợ văn-chương thôi không họp nữa, ai còn gồng nặng gánh nhẹ quẩy về mà giở xoay nghề khác”, là “buổi chợ chiều, mà đồ hàng kia không phải là đồ hàng bán được trên thị-trường thế-giới”. Phạm Quỳnh khẳng định: “Cái thần Cử-nghiệp bắt đầu chia tay với người Nam-Việt từ đấy vậy” (Phạm Quỳnh, Cái vấn-đề giáo-dục ở nước Nam ta ngày nay - bàn về bộ “Học-chính Tổng-qui”, Nam Phong số 12, tháng 6-1918, tr. 325).
Nhưng phải đến ngày 28/12/1918, khi vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử nho học và năm 1919 khoa thi Hán học cuối cùng được tổ chức ở miền Trung, thì “thần Cử-nghiệp” mới chính thức chia tay với sĩ tử, nghĩa là chữ Hán rút lui, nhường chỗ cho chữ Quốc ngữ. Để đi đến quyết định đó, thực ra nhà nước Bảo hộ đã chuẩn bị rất công phu: để xóa bỏ dần nhà trường Hán học, họ tiến hành một chương trình cải cách giáo dục trong 10 năm, do toàn quyền Antony Wladislas Klobukowski khởi xướng và toàn quyền Albert Sarraut hoàn thành; họ cho xen cài chữ Quốc ngữ và chữ Pháp vào các kỳ thi Hội và thi Đình. Đạo dụ của Khải Định năm 1918 thực chất chỉ là “đặt dấu chấm trên chữ i”, kết thúc về mặt kỹ thuật một tiến trình do chính người Pháp chủ trương.
Chủ trương ấy không phải dễ dàng, ngay cả đối với người Pháp. Năm 1890, Étienne François Aymonier, người biết nói tiếng Khmer, tiếng Việt, lấy vợ người Chăm, tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Chăm (1889), là tác giả (cùng với Antoine Cabaton) cuốn từ điển Chăm – Pháp (1906), từng làm Công sứ Bình Thuận, công khai chống đối chủ trương phổ biến chữ Quốc ngữ. Ông cho rằng cần dạy tiếng Pháp cho người Việt, để người Việt nghĩ như người Pháp, gắn bó với mẫu quốc là nước Pháp, nghĩa là biến người Việt thành một thứ người Pháp gốc Á, và như thế là quyền lợi của Pháp sẽ được bảo tồn.
Chủ trương đẩy mạnh chữ Quốc ngữ rốt cuộc đã thắng thế. Và ngay cả tầng lớp sĩ phu, vốn nặng lòng với chữ Hán, khi thấy ở chữ Quốc ngữ một lợi khí để khai dân trí, đã là quay sang ủng hộ. Đầu thế kỷ 20, Đông Kinh nghĩa thục cổ động: “Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước / Phải đem ra tính trước dân ta”. Một tuần sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh cưỡng bức học chữ Quốc ngữ, coi là một bước quan trọng để diệt giặc dốt, trong điều kiện 95% dân số mù chữ.
Chữ Quốc ngữ đã làm biến đổi sâu sắc văn hóa Việt Nam. Không có chữ Quốc ngữ, khó lòng công cuộc Duy Tân tiến nhanh như vậy, khó lòng các cuộc vận động xã hội nửa đầu thế kỷ 20 có một tác động sâu rộng như vậy.
Hội Ngôn ngữ học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo 100 năm chữ Quốc ngữ là để ghi nhận cái mốc quan trọng này.
Chúng tôi xin chào mừng tất cả quý vị tham dự Hội thảo và thay mặt Hội Ngôn ngữ học Thành phố Hồ Chí Minh, xin tuyên bố khai mạc Hội thảo.

..





II. Hội thảo tại Đà Nẵng ngày 28 - 29 tháng 12 năm 2019

..


9.

NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Đầu thế kỷ XVII, các tu sĩ Thiên chúa giáo thuộc dòng Tên (Jésuite) – phần lớn là người Bồ Đào Nha, đến Việt Nam truyền giáo. Lúc đó Việt Nam đang có tên nước là Đại Việt (1), đang sử dụng hai thứ chữ viết có tên gọi là chữ Nho (tức chữ Hán đọc theo giọng người Việt, và có nghĩa theo người Việt) và chữ Nôm (Nôm là Nam, chữ do người Việt dựa vào chữ Hán mà đặt ra để ghi âm tiếng người Viêt). Các tu sĩ dòng Tên người châu Âu không thể sử dụng được chữ Nôm trong việc truyền giáo. Như chủ trương chung của Vatican, các tu sĩ dòng Tên đi truyền giáo ở nước nào (Á, Phi, Mỹ La Tinh) đều phải ghi âm tiếng của nước đó bằng mẫu tự La Tinh). Chữ các nước Trung Quốc, Nhật Bản đã được các tu sĩ dòng Tên La tinh hóa trước cả Việt Nam. Để có một công cụ truyền giáo, các tu sĩ dòng Tên học tiếng nói của người Việt Nam và ghi âm lại bằng ký tự La tinh (Alphabet) với âm tiếng Bồ Đào Nha.
1. Tiếng Việt ghi âm theo mẫu tự La tinh (Alphabet) đầu tiên và soạn thành từ điển tên gì?
- Từ buổi đầu, cái thứ chữ Việt La-tinh hóa đó được tu sĩ dòng Tên Alexandre de Rhodes soạn thành từ điển, in năm 1651 với tên gọi An Nam Bồ La;
Annamiticum Lusitanum et Latinum
Soạn cuốn Từ điển An Nam Bồ La nầy Alexandre de Rhodes đã dựa vào hai cuốn Từ điển của các tu sĩ dòng Tên đến Việt Nam trước đó. Cuốn
An Nam Bồ của Gaspar do Amaral (khoảng 1632-1637
và cuốn
Bồ-An nam của Antonio Barbosa (khoảng 1647).
Hơn 120 năm sau, Giám mục Pigneaux de Béhaine – cũng được gọi là Bá Đa Lộc (người đã giúp Nguyễn Vương phục quốc từ Phong trào Tây Sơn) đứng tên hai cuốn từ điển cùng niên đại (1772-1773) An nam-Latinh.
Dictionarium Annamiticum-Latinum (đã được in bản Fac-similé) (2).

Tiếp theo đó, năm 1838, dưới thời Minh Mạng, giáo sĩ Tabert đã cùng với linh mục Philipphê Phan Văn Minh cho in tại Ấn Độ cuốn Từ điển
Anamitico-Latinum Nam Việt-Dương Hiệp Tự vị
(hay còn được gọi là Tự điển Tabert) (3).
Bản kê trên cho thấy thứ chữ công cụ truyền giáo đầu tiên của Thiên chúa giáo ở Việt Nam có tên là “Chữ An Nam”. Tên chữ An Nam tồn tại ít nhất 187 năm (1651-1838) năm. (Trong thực tế chữ An Nam tồn tại cho đến nửa sau Thế kỷ XIX). Nhưng một học giả người Việt nào đó đã thay chữ An Nam bằng chữ Việt khi dịch tên các bộ từ điển đó ra tiếng Việt : Việt-Bồ La, Việt Bồ, Bồ Việt, Việt La Tinh. Bản gốc là An Nam, bản dịch là Việt không đúng nhưng không có ai phản đối. Tên An Nam do người Tàu đặt (4) cho nước ta chứ không phải do các triều đại nước ta đặt nên. Đầu thế kỷ XVII cho đến đầu thế kỷ XIX các linh mục, các Thừa sai Thiên chúa giáo đến Việt Nam học tiếng Việt để truyền đạo Thiên chúa họ biết rõ tên nước ta là Đại Việt, người nước ta là người Việt, tại sao họ không dùng Đại Việt, Việt mà cứ một mực trước sau như một là An Nam mà thôi? Tôi trao đổi với một vài thức giả được họ giải thích rằng: Các tu sĩ Thiên chúa giáo họ biết chán tên nước ta lúc đó là Đại Việt, nhưng họ sử dụng An Nam có hai mục đích: Một là xem thường nước Việt và người Việt. Họ miệt thị người Việt Nam bẳng từ “An Nam mít“ (Annamite); hai là họ cột Việt Nam dính với Tàu để về sau ho sẽ lu loa chuyện họ “giúp Việt Nam thoát Tàu để nhập Tây”.
Cho đến đầu thế kỷ XIX chữ Việt ghi âm bằng mẫu tự La tinh (Alphabet) có tên là chữ An Nam, điều đó có nghĩa cho đến đầu thế kỷ XIX chữ Việt La-tinh hóa chưa có tên gọi là “Chữ quốc ngữ”.
Cũng có tài liệu viết thứ chữ An Nam đó còn có tên là chữ Tây quốc ngữ. Về sau từ Tây bị lược bỏ còn lại là “quốc ngữ”, còn chữ “Tây” dành cho “Chữ Tây” tức là chữ Pháp (français).
Tiến sĩ ngữ học Phạm Kiều Ly gọi chữ viết của người Việt Nam thời kỳ trước khi có tên Chữ quốc ngữ là Tiền quốc ngữ (5). Về ý nghĩa là đúng nhưng hình thức thì không. Cả 5 cuốn Từ điển của các tu sĩ Thiên chúa giáo suốt mấy thế kỷ đều gọi là chữ An Nam cả, tại sao không gọi đúng tên An Nam mà lại gọi là “Tiền quốc ngữ”? Mong có dịp được Tiến sĩ Phạm Kiều Ly giải thích hộ.
2. Tên gọi “Chữ quốc ngữ” xuất hiện vào năm nào? Và được sử dụng ra sao?
Theo 5 cuốn từ điển kê trên, chữ viết của người Việt Nam được La tinh hóa đầu tiên cho đến hai trăm năm sau đó nó vẫn giữ tên là chữ An Nam.
Chữ An Nam trong từ điển Annamiticum Lusitanum et Latinum
của Alexandre De Rhodes in năm 1651, chỉ sử dụng trong giới truyền giáo một thời gian rồi nằm im ở Vatican và trong các nhà thờ Thiên chúa giáo ở Việt Nam. Mãi đến năm 1772, tức 121 năm sau, nó được Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) nhờ 8 người Việt giúp cải cách hoàn chình và xuất bản, thì chữ An Nam mới có diện mạo gần giống hệ thống Chữ quốc ngữ sau nầy (6).
Sau khi Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông (1862) rồi ba tỉnh miền Tây, (1867) Nam Kỳ, Thực dân Pháp cho ra đời ở Sài Gòn tờ Gia Định Báo (1865). Theo Huỳnh Văn Tòng, chữ Việt in trên Gia Định Báo Báo của Ernest Potteau năm 1865 được gọi là “Chữ quốc ngữ”. Buổi đầu Gia Định Báo là một loại công báo của Thực dân Pháp ở Nam Kỳ. Đến tháng 9-1869, Đô đốc Ohier ký Nghị định ngày 16-9-1869 giao cho ông Trương Vĩnh Ký – một Gió dân theo Pháp thay ông Ernest Potteau làm quản lý tờ Gia Định Báo. Từ đó Gia Định Báo mới bắt đầu có nội dung một tờ báo thông thường (7).
Trước khi Trương Vĩnh Ký quản lý Gia Định Báo 7 tháng, ngày 22 tháng 2 năm 1869, Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc phải dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kỳ. Chín năm sau, Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký Nghị định 82, ngày 6/4/1878 cũng đề ra mốc hẹn trong 4 năm nữa (tức năm 1882) phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ.
Các Nghị định sử dụng chữ quốc ngữ của Thực dân Pháp được thi hành tốt Nam Kỳ. Như vậy Chữ An Nam – công cụ truyền giáo của Thiên chúa giáo nằm trong các nhà thờ được Giám mục Bá Đa Lộc cập nhật hoàn chỉnh hơn nhưng rất tiếc là Giám mục đã qua đời chưa kịp đưa sản phẩm làm mới của ông vào cuộc đời. Hơn 60 năm sau, sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ sản phẩm công cụ truyền giáo của Thiên chúa giáo được Pháp áp đặt bắt người dân Nam phải học và xem như chữ của nước mình, đoạn tuyệt hẵn với chữ Nho, chứ Nôm, đoạn tuyệt với quá khứ bao đời khai phá đất Phương Nam.
Thực dân Pháp dùng vũ lực đánh chiêm Nam Kỳ thành công. Đạo Thiên chúa và Chữ quốc ngữ không ngừng được phát triển ở Nam Kỳ. Nhưng đối với Bắc Kỳ và Trung Kỳ thì sao ? Trong lúc Thực dân Pháp đang chần chừ tìm một giải pháp để hai bên Pháp Việt cùng có lợi, thích hợp với tình hình kinh tế khó khăn của Pháp lúc bấy giờ, thì Giám mục Puginier đã yêu cầu Pháp chiếm Bắc Kỳ bằng hai biện pháp song hành:
“Điều thứ nhất “Gia tô hóa cả xứ “(8)
và “Điều thứ hai phải làm, chính là bãi bỏ chữ Nho và thay thế, lúc đầu, bằng tiếng Việt Nam viết theo kiểu người Âu, gọi là Quốc ngữ, rồi sau đó, bằng tiếng Pháp. Không có cách nào hữu hiệu hơn cách này để tiêu diệt tinh thần đạo Nho và uy thế to lớn của nhà Nho trong dân chúng”. (9)
(La seconde chose à faire c’est l’abolitition des caractères chinois et leurs substitution, d’abord par la langue vietnamienne avec l’écriture européenne appelée Quoc-ngu, et puis ensuite par la langue francaise, Aucun moyen n’est plus efficace poủ détruire la morale confucéenne et l’énorme prestige don’t jouissent les lettrés parmi les populations.” (10)
Và thực dân Pháp đã thực hiện đúng quy trình nầy. Mục đích của Thiên chúa giáo và Thực dân Pháp là cải đạo toàn dân Việt (như Phi Luật Tân) và chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Họ áp đặt Chữ quốc ngữ vào buổi đầu để dân Việt đoạn tuyệt với quá khứ rồi sau đó chuyển qua học chữ Pháp. Sau khi Việt Nam đã thuộc Pháp, bộ máy cai trị của Pháp dùng tiếng Pháp bắt buộc người Việt Nam phải học tiếng Pháp mới tiến thân được.
Giám mục Puginier lấy chữ An Nam - công cụ truyền giáo trong các nhà thờ đổi tên gọi là Chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ được sử dụng như một thứ vũ khí có thể tiêu diệt lịch sử, văn hóa, đạo đức của người Việt Nam và chiếm đóng đất Bắc Kỳ rồi Trung Kỳ. Không còn cách nói/gọi nào khác hơn là Giám mục Puginer và Chữ quốc ngữ của ông là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.

3. Quá trình thực dân Pháp áp đặt Chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ ra sao?
Đầu thế kỷ XX thực dânPháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ ra Bắc Kỳ. Ngày 21-12-1917, Toàn quyền Albert Sarraut ký Nghị định ban hành Học chính Tổng quy (Règlement général de l’Instruction publique en Indochine), là bộ luật giáo dục chính thức quy định về cơ quan quản lý giáo dục, hệ thống trường lớp, cơ cấu tổ chức các loại trường, chương trình, quy định về giáo viên, cách thức đánh giá, thi cử, thanh tra nhà trường.v.v.Giáo dục Việt Nam hoàn toàn vào tay thực dân Pháp (11).
Tại Kinh đô Huế, để có người Việt Nam giúp việc, thực dân Pháp cho mở trường Hành Nhơn đào tạo thông ngôn. Họ cử các quan giỏi chữ Tây ở Nam Kỳ ra Huế giúp triều Đồng Khánh rồi Thành Thái. Hai người nổi tiếng là Trương Vĩnh Ký, sau là Diệp Văn Cương. Năm 1896 Toàn quyền Đông Dương cho phép vua Thành Thái mở trường Quốc Học để dạy tiếng Pháp (Pháp Tự Quốc Học - 砝 字 國 學 ), hủy bỏ trường Hành Nhơn. Năm 1917, Toàn quyền Đông Dương lại cho phép vua Khải Định đứng tên mở trường Đồng Khánh cho nữ sinh miền Trung học chữ Tây.
Những nơi nào chuyển qua học chữ Tây thì không quan tâm đến Chữ quốc ngữ nữa. Tầng lớp trí thức Nho học không còn nơi để phục vụ, thất nghiệp. Tú Xương đã phản ảnh tình hình đó qua bốn câu thơ sau:

Nào có nghĩa gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò

Thực tế ông Nghè, ông Cống cũng nằm co thì thi cử truyền thống Nho học làm gì nữa?
Đất nước do Thực dân Pháp cai trị, việc học hành thi cử truyền thống không còn hợp thòi. Vua Khải Định phải thi hành Nghị định Học chính Tổng quy (Règlement général de l’Instruction publique en Indochine) của Toàn quyền Albert Sarraut ký ky ngày 21-12-1917 (11).
Năm 1918 mở khoa thi Hương cuối cùng rồi bãi bỏ luôn (12). Năm sau 1919 khoa thi Hội cuối cùng cũng được tổ chức (1-4-1919) với nhiều ân tứ của nhà vua. “Tuy nhiên Tòa Khâm sứ thông báo thì những người đỗ trong khoa thi nầy tuy vẫn còn giữ được những danh hiệu học vị cũ nhưng sẽ không có giá trị trong việc bổ nhiệm vào quan trường” (13).
Bãi bỏ xong các khoa thi Hương, thi Hội, Tháng 7 năm Kỷ Mùi (8-1919), vua Khải Định cho “cải định về Học – chính, các trường đều trực thuộc các nha Học-chính của Pháp” (14)
Từ 19129, nền giáo dục Việt Nam từ Nam chí Bắc đã hoàn toàn vào tay Thực dân Pháp, xã hội chỉ được dùng hai thứ chữ là chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.

4. Chữ Quốc ngữ của người Việt Nam.
Điều bất ngờ đối với người Pháp là với tình yêu nước cố hữu - người Việt Nam - dù chữ Nho không còn thi cử, không còn được trọng dụng, vẫn bỏ công học chữ Nho chữ Nôm để giữ cái gốc của mình. Các chí sĩ yêu nước cũng miệt mài học giỏi chữ Pháp để hiểu những giá trị của Tự do Bình đẳng Bác ái (Liberté - Égalité – Fraternité) của chính nước Pháp (Thế hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đang theo học tai Quốc Học Huế). Trí thức yêu nước đã sử dụng vũ khí Chữ quốc ngữ mà Thực dân Pháp đã nô dịch dân mình, dạy cho dân xóa nạn mù chữ, dịch sách chữ Nho (vd Đại Việt Sử Ký toàn thư), phiên âm văn học chữ Nôm (vd Truyện Kiều) giúp cho dân Việt hiểu giá trị của quá khứ đầy đủ sâu sắc hơn, ngược với ý đồ của Thiên chúa giáo và Thực dân Pháp chỉ muốn dân Việt đoạn tuyệt với quá khứ. Trí thức Việt Nam giỏi chữ Nho, giỏi chữ Pháp làm báo, làm sách, dạy trong các trường học. Từ thứ chữ quốc ngữ La tinh hóa thô thiển do kẻ thù áp đặt, người Việt Nam gồm các nhà Nho không tên tuổi, các ông Trương Vĩnh Ký với Gia Định Báo, Huỳnh Tịnh Của với Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đông Kinh Nghĩa Thục, Nhóm Đông Dương Tạp Chí, Nguyễn Văn Vĩnh, Nhóm Nam Phong Tạp Chí, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Tam với Tự Lực Văn Đoàn, Hồ Chí Minh, Phong trào Bình Dân Học Vụ, Phạm Văn Đồng, Nhóm Giáo sư trường Khải Định (sau năm 1956 lấy lại tên Quốc Học) và trí thức Huế (như Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh (Từ điển Truyện Kiều), Nguyễn Huy Bảo, Đoàn Nồng, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Thúc Hào, Phạm Đình Ái, Nguyễn Dương Đôn.v.v.), Nguyễn Bạt Tụy, Trương Văn Chình, Lê Ngọc Trụ, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Trung, BS Bùi Minh Đức (Từ điển Tiếng Huế).v.v. .đã xây dựng nên một nền văn hóa bề thế chưa từng có trong mọi lãnh vực của đời sồng Việt Nam hiện đại: Khoa học nhân văn xã hội, triết học, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học thuần lý, kiến trúc, xây dựng, thương mại, y dược, nông nghiệp.v.v. . Một con nghé đã lớn thành một con trâu, một con bê đã lớn thành một con bò mộng, một mụt măng đã phát triển thành một rừng tre;

5. Lịch sử buổi đầu của Chữ quốc ngữ thô thiển, hạn hẹp, không sạch, không còn phù hợp với tầm vóc của chữ viết tiếng Việt ngày nay. Vậy có nên thay tên Quốc ngữ thành Việt ngữ không?
- Sau khi Pháp đánh chiếm được Nam Kỳ (1863), Thiên chúa giáo và Thực dân Pháp sử dụng An Nam Bồ La - công cụ truyền giáo của Thiên chúa giáo từ đầu thế kỷ XVII, đặt tên là Chữ quốc ngữ; Tên gọi Chữ quốc ngữ không do ngưỡi Việt đặt;
- Với sự tham mưu của Giám mục Puginier, Thực dân Pháp đã áp đặt cho dân Việt Nam phải học Chữ quốc ngữ - xem như chữ viết của quốc gia Việt Nam, để cho dân Việt không còn biết gì về lịch sử, văn hóa, đạo đức của dân tộc mình nữa và sẵn sàng “cải đạo” và theo Thực dân Pháp. Chữ quốc ngữ do kẻ thù đặt ra để xâm lược đất nước ta, hủy hoại tinh thần vật chất của dân tộc ta;
- Khi bộ máy cai trị Việt Nam của Thực dân Pháp đã có đủ người nói tiếng Pháp phụ vụ, thực dân Pháp không quan tâm đến Chữ quốc ngữ nữa, họ biến nước Việt Nam và hai nước thuộc Pháp Cam-bốt và Lào thành nước Pháp ở Viễn Đông với tên gọi Đông Pháp (Indochine française, Est France) tức lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của nước Pháp ở khu vực Đông Nam Á. Phương pháp ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh (Alphabet) của các tu sĩ dòng Tên trở thành chiến lợi phẩm của người Việt Nam;
- Chữ quốc ngữ do Thực dân Pháp áp đặt cho ta thô thiển, đơn sơ nhỏ bé như một con nghé đã được dân tộc ta chiếm nuôi dưỡng thành một con trâu, một con bê đã thành con bò mộng, một mụt măng đã thành một rừng tre. Tại sao không gọi trâu, bò mộng, rừng tre mà cứ mãi gọi là nghé, là bê, là măng hàng thế kỷ vậy?
- Ta gọi chữ của các nước là Pháp ngữ (quốc ngữ của nước Pháp), Anh ngữ (quốc ngữ của nước Anh), Nhật ngữ (quốc ngữ của nước Nhât), Đức ngữ (quốc ngữ của nước Đức), Vậy “Chữ quốc ngữ” (langue nationale romanisée) (15) ở ta là của nước nào? Chữ quốc ngữ không có quốc tịch. Tại sao bao năm nay chúng ta không chính danh gọi là Việt ngữ mà cứ gọi “Quốc ngữ” hoài vậy?
- Tuy được gọi là "chữ Quốc ngữ", được mặc nhiên theo thói quen thừa nhận là "chữ để viết Tiếng Việt" mà chưa có bất kỳ một văn bản nào của Nhà nước quy định nó là Quốc tự cả. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, chương I điều 5 mục 3 ghi là
"Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt",
khẳng định tiếng Việt là Quốc ngữ và không đề cập tới chữ viết.
Tôi bỏ công nghiên cứu cùng với trải nghiệm học và hành chữ Việt trên 70 năm chỉ mong các tổ chức Ngôn ngữ học, Bộ Giáo dục, các Đại học, các hội Nhà văn, hội Nhà báo, các ngành chức năng hành nghề bằng chữ viết xin Quốc hội sửa cho một từ thôi:
Đó là thay chữ “Quốc ngữ” đang sử dụng hiện nay thành chữ “Việt ngữ”. Khi “Việt ngữ” được Quốc hội xác định là chữ viết của dân tộc Việt Nam ngày nay thì dân tộc Việt Nam mới giao lại được cái lý lịch không tốt của “Chữ quốc ngữ” cho lịch sử. Mà lịch sử thì ai có công và kẻ có tội đều được nêu tên không sót một ai. Mong lắm thay.
Huế, 12-1-2020
N.Đ.X.

P/S. Nhân đề cập đến bộ chữ Quốc ngữ, các Linh mục người Ý và người Bồ Đào Nha đã sử dụng các ký tự La-tinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman đặc biệt là bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nha, nhiều người nhắc tôi: Không riêng gì chữ Việt Nam được La tinh hóa mà trước đó chữ Tàu, chữ Nhật cũng đã được La tinh hóa. Sở dĩ các thứ chữ La tinh hóa của các nước không được sử dụng vì các nước ấy họ giữ được độc lập với Thiên chúa giáo và thực dân Phương Tây, còn nước ta thì mất vào tay Pháp nên dân ta phải chấp nhận sự áp đặt của Pháp.
Nhiều người cũng nhắc tôi: Nhờ người đầu tiên nào đó đã sử dụng âm giai thất cung Do Re Mi Fa Sol La Si của phương Tây thay cho âm giai Ngũ cung Hò Xừ Xang Xê Công của Việt Nam sáng tác nên những bản nhạc mới gọi là Tân nhạc Việt Nam. Tân nhạc Việt Nam không ngừng phát triển nhờ đó mà ta có Quốc ca, và hàng vạn bản tân nhạc mới khác mang hồn Việt. Vậy nếu ta ghi ơn những Cố đạo, những Thừa sai Thiên chúa giáo ghi âm tiếng Việt bằng Mẫu từ La tinh thì ta cũng cần nghiên cứu tìm xem thử ai là người đầu tiên sáng tác nhạc Việt Nam bằng âm giai Thất cung của Tân nhạc Việt Nam để ghi ơn chứ ? Lời nhắc nầy làm cho tôi nhớ lại có lần nhạc sĩ Phạm Duy đã bảo tôi: “Người ấy là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên ở Huế đây!”. Biết thế nhưng tôi chưa có dịp làm rõ. Không biết có ai giúp tôi được việc nầy được không?

Chú thích
(1) Đại Viêt大 越 tên nước ta từ đời Lý trải qua đời Trần (có một thời bị gián đoạn bởi tên nước Đại Ngu của nhà Hồ) qua đời Lê đến đầu đời Nguyễn (1054-1804)
(2) Theo TS Kiều Ly cho biết trong kho lưu trữ của Hội Thừa sai Paris.( Phạm Kiều Ly, Lịch sử chữ Quốc ngữ từ 1615 đến 1861: Quá trình La-tinh hóa tiếng Việt trong trào lưu ngữ học truyền giáo, http://tiasang.com.vn/tac-gia/pham-thi-kieu-ly-1544)
(3) Phạm Kiều Ly, như (2)
(4) An Nam Đô Hộ Phủ (安南都護捬) tên phủ nước ta ở đời nội thuộc nhà Đường (618-907)
An Nam 安南國 đời Lý nước ta là An Nam Quốc (trước Tàu chỉ xem nước ta là một quận của họ thôi).
- (5) Phạm Kiều Ly, như (2)
(6) Phạm Kiều Ly, như (2)
(7) Huỳnh Văn Tòng, Báo Chí Việt Nam Từ Khởi Thủy Đến 1945 (Nxb TP HCM, 2000, tr.58-69).
(8) Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914), Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2003. Tr.436
(9) Cao Huy Thuần, như (8), tr.442;
(10) (Cao Huy Thuần, LES MISSIONNAIRES ET POLITIQUE COLONIALE FRANCAISE AU VIETNAM (1857-1914), The Lac Viet Series-No 13, Council On Southeast Asia Studies Yale Center For International And Area Studies), p.300 .
(11) Dương KinhQuốc, Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử (1858-1918), Nxb Giáo Dục, HN 1999, tr.375
(12). Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục Chính Biên Đệ Thất Kỷ, Cao Tự Thanh dịch và chú giải, Nxb Văn hóa Văn Nghệ, TP HCM 2012, tr. 228;
(13) Dương Trung Quốc, Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945), Nxb Giáo Dục, HN 2001, tr.13;
.(14) Nguyễn Bá Trác, HOÀNG VIỆT GIÁP TÝ NIÊM BIỂU, bỘ QuỐC Gia Giáo Dục, SG 1963, tr.365.
(15) Pierre HUARD và Mairice Durrand. Connaissance du Việt-Nam, EFEO, HN 1954, p.274)

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2531145757206326&id=100009327789508



8. Ngày 31/12/2019

"


Do không lường trước việc sẽ có nhiều độc giả đặt mua kỷ yếu hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam”, nên tôi chỉ cho in 200 cuốn. BTC hội thảo đã tặng 60 cuốn kỷ yếu (+ cuốn sách Dinh trấn Thanh Chiêm Quảng Nam của Đinh Trọng Tuyên - Đinh Bá Truyền) cho tác giả các tham luận và một số khách mời; 120 cuốn kỷ yếu khác được quý cử tọa mua ngay tại hội thảo. Hiện chỉ còn lại 20 cuốn ở Tao Đàn Thư Quán.
Trong khi đó, đã có hơn 100 người đăng ký mua kỷ yếu và yêu cầu gửi qua đường bưu điện. 40 người trong số đó đã chuyển tiền vào tài khoản của Tao Đàn Thư Quán.
Ngay sau hội thảo, tôi lại đi Seoul “ướp đá” cùng "gia đình bé mọn" của mình. Vì thế, tôi chưa thể gửi sách cho quý độc giả đã đặt mua ngay sau ngày 29/12/2019 như đã hứa. Rất mong quý vị đại xá.
Hiện tại, tôi đã nhờ người của Tao Đàn Thư Quán gửi ngay 20 cuốn còn lại cho 20 người chuyển khoản mua sách đầu tiên. Tôi cũng đã báo cho nhà in in thêm 100 cuốn kỷ yếu nữa. Thứ 7 (4/1) tuần này số kỷ yếu đó sẽ in xong. Chủ nhật (5/1), Tao Đàn Thư Quán sẽ tiếp tục gửi kỷ yếu cho quý vị.
Vị nào có yêu cầu tôi ký tên và đóng triện lên trang bìa trong của kỷ yếu để kỷ niệm, thì ráng đợi qua ngày 7/1, tôi về tới Đà thành sẽ thực hiện và gửi sách đi ngay. Mong quý vị vui vẻ chờ đợi, kiếm đại cuốn sách chi đó để đọc, hoặc vô FB đọc mấy status của đám “cuồng ngôn loạn khẩu” bình loạn về hội thảo vừa qua, rồi còm qua, còm lại cho vui.
TRẦN ĐỨC ANH SƠN (@ Seoul, Đại Hàn Dân Quốc)
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1126598030881433&set=a.921280968079808&type=3&theater





7.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019



Lời dẫn- Ông Nguyễn Đăng Hưng sinh ngày 1 tháng 1 năm 1941 tại làng Bồ Mưng, xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn, một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Quảng Nam. Ông mồ côi mẹ từ sớm. Từng học trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Saigon. Năm 1960, dưới thời ngụy Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đăng Hưng được đi du học ở Bỉ, học ngành Vật lý rồi ở lại đó suốt 40 năm. Sau khi nghỉ hưu, Nguyễn Đăng Hưng trở về Việt Nam bắt đầu tham gia hoạt động của những ổ nhóm phản động. Ngày 9.12.2015,  Nguyễn Đăng Hưng cùng với nhóm rận Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đình Cống, Chu Hảo, Nguyễn Phước Tương (Tương Lai), Nguyễn Trun... đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những “tù nhân lương tâm”, đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin”.
Vì những hoạt động phản động này, Nguyễn Đăng Hưng đã bị cơ quan an ninh Tp Hồ Chí Minh “mời uống trà”.
Với mác giáo sư Việt kiều, Nguyễn Đăng Hưng được mời tham gia hoạt động của ĐH Tôn Đức Thắng, TP Hồ Chí Minh. Ai dè, chỉ thời gian ngắn, trường này phải chấm dứt hợp tác rồi kiện ra tòa vì những lùm xùm tiền bạc.
Chúng tôi không biết trình độ ông Nguyễn Đăng Hưng về chuyên ngành đào tạo của ông ta về vật lý thì ra sao, nhưng qua những bài viết của ông ta về khoa học xã hội, đặc biệt là về lịch sử thì thấy sự am hiểu của ông quá tầm thường. Thế mà ông này dám thành lập “Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt” (thuộc Đại học Duy Tân) rồi tự phong mình là “viện trưởng”.  Hơn một năm, ông “viện trưởng” này chẳng làm được cái gì cho ĐH Duy Tân. Ngược lại, ĐH Duy Tân thường bị ê chề vì những việc làm và những phát ngôn phản khoa học, trái luân thường đạo lý của ông Nguyễn Đăng Hưng khi cố tình “vinh danh” tên Việt gian Đắc Lộ. Cực chẳng đã, Ban Giám hiệu ĐH Duy Tân mới đây đã phải ra Quyết định giải thể cái gọi là “Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt”, và tất nhiên, ĐH Duy Tân đã tước đi cái chức vị “Viện trưởng” của Nguyễn Đăng Hưng!
Thế nhưng, trước khi mất chức “viện trưởng”, từ tháng 9/2019, Nguyễn Đăng Hưng đã dùng cái mác “viện trưởng” này để chuẩn bị cùng với “ÔNG PHẢN ĐỘNG TRẦN ĐỨC ANH SƠN LẠI “HỘI THẢO VINH DANH”  ALEXANDRE DE RHODES!...
Từ tháng 9/2019, thông báo về cái “hội thảo” này được đăng trang trọng trên trang web của Khoa Lịch sử- Đại học quốc gia Hà Nội tại địa chỉ
Mới đây, nhóm “sử gia lật sử” ở Đà Nẵng thất bại khi muốn vinh danh tên Việt gian Đắc Lộ qua dự định đặt tên một con đường tại đây, quá cay cú và không tự lượng sức mình, Nguyễn Đăng Hưng có thư ngỏ tấn công Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Google.tienlang xin trân trọng đăng toàn văn THƯ TRẢ LỜI CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN ĐĂC XUÂN. Dưới đó, chúng tôi cũng xin đăng toàn văn thư ngỏ của Nguyễn Đăng Hưng để mọi người kiểm chứng nhận định trên kia của chúng tôi, rằng kiến thức về khoa học lịch sử của Nguyễn Đăng Hưng là quá tầm thường, “không đủ tuổi” để trao đổi với Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân!
Mời xem một phim tài liệu về Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân của ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH TT HUẾ
Bấm link dưới

Lê Hương Lan (giới thiệu)
********
“Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”
Thư gởi GS. Nguyễn Đăng Hưng, Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, TP. Đà Nẵng

Thân gởi GS. Nguyễn Đăng Hưng,
Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng

Anh Hưng thân,
Sau khi anh thấy tên tôi trong bản kiến nghị do một nhóm thầy giáo và các nhà nghiên cứu Văn hóa Lịch sử ở Huế, Hà Nội và TP HCM gởi cho lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, đề nghị không nên lấy tên hai vị Linh mục Francisco de Pina (Pi-na) và Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đặt tên cho hai con đường mới ở Thành phố Đà Nẵng, anh đã gọi điện thoại cho tôi bảo tôi “sai” rồi và vào ngày 28-11-2019, anh và ông Nguyễn Huy Cường nào đó còn gởi thư cho tôi với nhan đề “Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”.
Anh Nguyễn Đăng Hưng,
Với hơn nửa thế kỷ cầm bút, tham gia phản biện hàng chục đề tài với nhiều thể loại, nhiều cấp khác nhau nhưng chưa bao giờ tôi nhận được những lời cảnh báo “sốc” đến như vậy. Thông thường mỗi khi gặp một trường hợp phản biện tôi luôn phản biện lại ngay để bảo vệ ý tưởng của mình. Nhưng đối với lá thư của anh (và ông Nguyễn Huy Cường nào đó), một người bạn thân nhau từ hơn ¼ thế kỷ qua, tôi “im lặng” nhưng không xin lỗi. Xin lỗi ai? Và xin lỗi cái gì?
Với tư cách là một người cầm bút thân thiết với Thành phố Đà Nẵng, năm 1998, tôi đã từng phản biện giúp ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng xóa bỏ tên ông Nguyễn Hiển Dĩnh đã đặt cho con đường song song với đường 2 Tháng 9 ở Đà Nẵng ngày nay, nên tôi đã không ngần ngại tham gia vào Bản kiến nghị nói trên. Và lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng đã có thư phản hồi cám ơn những người có tên trong “Bản Kiến nghị” và đồng ý (hứa) “chưa đặt tên đường hai vị linh mục lần nầy”. Như vậy, Bản Kiến nghị của chúng tôi có kết quả. Việc kiến nghị như thế đã xong rồi. Nếu sau nầy, Thành phố Đà Nẵng bỏ qua lời hứa với chúng tôi, họ lại dùng tên hai vị linh mục ấy đặt tên đường thì chúng tôi mới cung cấp thêm thông tin và kiến nghị tiếp). Chúng tôi phải lo công việc khác của mình chứ! Vì thế, tôi không biết tôi nhầm chuyện gì và phải xin lỗi ai? Sở dĩ cho đến nay tôi im lặng không phải vì lời cảnh báo rất sốc của các anh mà chính vì những lý do sau đây:
- Con cháu trong gia đình anh Cả tôi, gia đình tôi, gia đình em trai tôi, gia đình em gái tôi đều có người làm dâu trong các gia đình Thiên Chúa giáo. Bây giờ lật lại nói chuyện hay, chuyện không hay của các linh mục Thiên Chúa giáo thật không nên chút nào;
- Những trang đen trong lịch sử dân tộc tưởng đã giao cho lịch sử để bây giờ sống trong hiện tại, tự nhiên các anh bươi chuyện Đắc Lộ ra, không khéo lại “tóa lọa lọa” gây mất đoàn kết dân tộc trong lúc giặc Tàu đang rập rình cướp đất, cướp đảo ngoài Biển Đông, giữ được im lặng chuyện Đắc Lộ là phải;
- Bỏ một đời nghiên cứu, học hỏi, trải nghiệm, được học, được gặp gỡ tiếp xúc trao đổi với các bậc thức giả hàng đầu về văn hóa lịch sử, trong đó có nhiều vị là tín đồ Thiên Chúa giáo, nói đâu có tài liệu kèm theo đó,… lẽ nào lại quên hết để đi đôi co với những người mới đầu hôm sáng mai điếc không sợ súng lên mặt dạy đời sao?
Nhưng rồi do hoàn cảnh thúc ép, tôi cũng chỉ có thể giữ im lặng cho đến đây thôi. Tôi viết lá thư nầy gởi đến anh không có ý đề cập đến 6 vấn đề chúng tôi đã nêu lên trong bản Kiến nghị gởi cho Thành phố Đà Nẵng mà chỉ trao đổi với người bạn vừa nhận chức Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, Đại học Duy Tân thôi.
Anh Hưng ơi!
Anh có mời tôi xem cuốn phim “Chuyến đi Iran thăm mộ Đắc Lộ của anh trên Net. Tôi đã xem và giới thiệu với các bạn tôi cùng xem. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là các anh đã làm rõ được nơi an nghỉ cuối cùng của một vị linh mục có tên trong lịch sử CQN, có công lớn trong việc truyền Đạo Thiên Chúa vào VN. Một người nổi tiếng như thế mà các Giáo hoàng Vatican bỏ rơi ông ở một nơi hiu quạnh như thế thật bất nhẫn. Và không hiểu có biết bao linh mục, giáo dân giàu có mà xưa nay đã có ai đến viếng mộ ông Đắc Lộ chưa (?). 
Bài diễn văn của anh trong buổi lễ có nhiều chuyện không đúng nhưng đó là chuyện của anh tôi không nhắc lại ở đây.
1. Nhưng tôi thật bất ngờ trong diễn văn anh cho biết các anh đã khắc một tấm bia ghi ơn đặt ở ngôi mộ linh mục Đắc Lộ với nội dung “CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN”. Như vậy ngày nay tiếng Việt còn, nước Việt Nam còn là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Một khám phá vô tiền khoáng hậu. Như vậy bảo vệ CQN của linh mục Đắc Lộ là bảo vệ Việt Nam. CQN của Đắc Lộ có một nhiệm vụ thiêng liêng như thế cho nên anh mới dành cả tuổi già của mình làm “Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ….”. Các nước Lào, Căm-pu-chia, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc không dùng chữ nước họ được la tinh hóa như CQN VN, không rõ được thế lực nào đã bảo vệ mà các nước ấy đều sốn ngon lành như ngày nay. Có hai việc cần nhắc ông Viện trưởng sau đây:
1.1.- Anh đã cóp và sửa ý tưởng khắc ở khu lăng mộ cụ Phạn Quỳnh ở ấp Bình An, phường Trường An, TP Huế - địa điểm có dấu tích Cung điện Đan Dương thân thiết của tôi trên 1/3 thế kỷ qua. Nguyên văn của cụ Phạm Quỳnh trên bia đá là: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”.
Bia đá “Tiếng ta còn ...” ở lăng mộ cụ Phạm Quỳnh
Anh sửa lại “CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN” và khắc lên đá Non Nước đem qua dựng bên mộ linh mục Đắc Lộ ở Iran. Thực hiện việc làm nầy anh mắc hai lỗi trọng: 1. Lỗi ăn cắp ý tưởng của người khác sửa lại làm ý tưởng của anh; 2. Theo anh nước Việt Nam ngày nay còn là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Điều đó có nghĩa anh xóa hết công lao xương máu của bao thế hệ trường kỳ kháng chiến từ Ngày thất thủ Kinh đô vua Hàm Nghi xuất bôn với Phong trào cần vương (1885) cho đến ngày thông nhất đất nước (1975) –ròng rã suốt 90 năm. Người ngoại quốc đọc tấm bia làm ô nhục dân tộc VN đó họ sẽ nghĩ như thế nào? Với tư cách là môt công dân VN; tôi đề nghị anh nhờ người hủy tấm bia đá đó kẻo xấu hổ lắm;
1.2.- Anh không phân biệt được “tiếng” và chữ viết. Có ai đó gọi tên anh, người học chữ Hán và chữ Nôm ghi ngay 登興, người học CQN ghi “Đăng Hưng”. Tiếng của một dân tộc không thay đổi, luôn tồn tại và phát triển, nó có âm điệu, có nhạc (nhất là tiếng VN), còn chữ chỉ là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản. Tiếng không thay đổi, chữ viết có thể thay đổi qua thời gian như chữ Hán, chữ Nôm, chữ CQN của ta vậy. Trong ngành bưu điện hay ngành truyền tin quân đội trước đây người ta còn dùng ký hiệu điện báo móoc (morse) nữa. Tiếng nói mới là tâm hồn dân tộc. Cả một kho tàng ca dao tục ngữ, dân ca khắp ba miền truyền khẩu qua bao đời nay có chữ chiếc gì đâu. Tôi không ngờ anh không phân biệt được hai lãnh vực “tiếng” và “chữ” nên mới đem Tình Ca của Phạm Duy “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…” ra hát bên mộ giáo sĩ Đắc Lộ - tác giả Tự điển Việt Bồ La. Con nít mới ra đời được nghe lời ru của mẹ từ ca dao, dân ca chứ làm gì có chuyện trẻ con còn nằm trong nôi đã biết CQN của linh mục Đắc Lộ của anh? Nếu Phạm Duy biết chuyện nầy sớm có lẽ nhạc sĩ không cho phép tôi đưa anh đến thăm Phạm Duy năm ấy.

2. Trong buổi lễ nhớ ơn Đắc Lộ, các anh đã tôn vinh sách Phép Giảng Tám Ngày của linh mục Đắc Lộ. Nội dung ngày thứ tư, Đắc Lộ đã mạ lỵ, xúc phạm hết sức thô bạo:
Sách Phép Giảng Tám Ngày được GS Nguyễn Đăng Hưng dâng hiến trong lễ tôn vinh Cố đạo Đắc Lộ ở Iran ngày 5-11-2018

-Ngày Thứ tư, Đạo bụt: “giáo ngoài và giáo trong” (tr.101 và 102). Gọi Phật bằng nó, thóa mạ, miệt thị Đạo Phật là đạo gian, đạo dối trá, đạo Phật dày đặc những truyện giả, xiêu dối thế gian  nên phạm tội lỗi, đạo Phật là đạo “rợ mọi”, theo đạo Phật là quỷ quái, ai theo đạo Phật là ngu, thờ Phật là đứa gian, ai tin  Phật, không tin chúa là phạm mọi tội.v.v.

-Ngày Thứ tư, mục “Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta”. (Tr.110-111). Phê phán tục cúng ông bà tổ tiên của Việt Nam.

- Ngày Thứ tư, mục “Những điều lầm lỗi trong việc thờ cúng cha mẹ” (Tr.112, 113). Cúng cha mẹ chết là có lỗi.

Anh tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày, tức là anh tôn vinh cho quan điểm trịch thượng bất kính ngạo mạng của linh mục Đắc Lộ đối với giáo chủ của các tôn giáo khác. Trong Phép Giảng Tám Ngày có 9 lần Đắc Lộ nói đến “Thích Ca”, 3 lần dùng chữ “rợ mọi” đối với Đạo Bụt (Đạo Phật), 20 lần nói đến “đạo bụt” với tính cách miệt thị, dạy con chiên gọi những người thờ Bụt (Phật) là “giáo ngoài”, con chiên gọi người khác đạo là “ngoại giáo”.

Anh tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày, xóa bỏ hoàn toàn đời sống văn hóa tâm linh Việt Nam của linh mục Đắc Lộ. Từ nay, anh có thể không vào bất cứ nơi nào thờ Phật Thích Ca trên thế giới nầy nữa, nhưng lẽ nào anh đập bàn thờ tổ tiên, không giỗ chạp cúng bái cha mẹ nữa được sao? Anh không biết Cộng đồng Vatican 2 (từ 1962 đến 1965) đã cho phục hồi việc thờ cúng ông bà cha mẹ của giáo dân ở VN rồi sao? Trong HTKH Mừng 400 năm Dòng Tên, …có hai báo cáo, báo cáo thứ hai mang tựa đề “Cái nhìn về các tôn giáo theo sách giáo lý (Cathechismus Phép Giảng Tám Ngày) của cha Đắc Lộ” của linh mục. Anton Nguyễn Cao Siêu S.J. trình bày.

Tác giả đã kết luận tham luận “Phép Giảng Tám Ngày” là một cuốn sách giáo lý nhằm dạy cho những ai muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời. Đối với Đắc Lộ, chỉ Kitô giáo mới là đạo thật, giúp con người được ơn tha tội và có sự sống vĩnh hằng. Chính từ xác tín này mà Đắc Lộ nhìn các tôn giáo trên đất An Nam: Đạo thờ ông bà của người Việt, cũng như đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật. Khi giảng cho người dự tòng, Đắc Lộ muốn đề cao cái hay của đạo mới, nên nhấn mạnh đến những điều mà Ông cho là không đúng, không hay nơi các tôn giáo khác. Hơn nữa, cái nhìn của Đắc Lộ, một thừa sai Tây phương ở thế kỷ 17, cũng chịu ảnh hưởng của nền thần học thời đó về ơn cứu độ. Đối với chúng ta hôm nay, cái nhìn này có những giới hạn và sai sót, cả trong nội dung lẫn cách trình bày. Chúng ta phải đợi Công Đồng Chung Vaticanô II mới có được cái nhìn tích cực hơn về các tôn giáo ngoài Kitô giáo” (NĐX nhấn mạnh).
Như vậy, từ Công đồng Vatican 2 (từ 1962 đến 1965), cách đây trên nửa thế kỷ TCG đã chính thức nhận sai lầm của Đắc Lộ trong Phép Giảng Tám Ngày đối với Việt Nam, sao giờ nầy anh còn tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày say sưa đến vậy? Anh có biết nhiều linh mục Thiên Chúa giáo học Phật Thiền Chánh Niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa giảng ở các Nhà thờ, vừa làm Giáo thọ ở Trung tâm Phật giáo Làng Mai, Pháp quốc không?

3.- Anh tôn vinh cuốn Tự điển Việt Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của linh mục Đắc Lộ. Như anh đã biết phần Việt Bồ là sản phẩm của những người đi trước linh mục Đắc Lộ  như Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa, Francisco de Pina – những bậc thầy của linh mục Đắc Lộ. Phần La tinh Đắc Lộ thêm vào theo lệnh của Vatican. Tự điển Việt Bồ La là công cụ trang bị cho các Thừa sai Thiên Chúa giáo người Bồ, người sử dụng tiếng La tinh đi truyền giáo ở VN, để cải đạo người VN theo Phép Giảng Tám Ngày.

Ngoài các Linh mục người Việt, những ai trong xã hội VN xưa nay đã biết, đã sử dụng cuốn Tự điển ấy? Sử dụng vào việc gì? Một công cụ giúp cho các Thừa sai Thiên Chúa giáo đánh vào văn hóa, vào đời sống tâm linh của người Việt Nam, tại sao ta phải cám ơn người làm ra công cụ ấy? Đời thuở nào một người có văn hóa đi cám ơn người đã chế tác ra “bom” rải thảm lên nền văn hóa của dân tộc mình như thế? Anh sẽ trả lời con cháu anh như thế nào? Phải chăng như anh đang rao giảng lâu nay vì linh mục Đắc Lộ đã có công “tạo tác chữ quốc ngữ” như lời anh khắc trên bia dựng ở mộ Giáo sĩ Đắc Lộ bên Iran?

3.1. Xét về mặt đạo đức của người biên soạn sách, người làm tự điển của linh mục Đắc Lộ), chúng tôi đã viết trong Kiến nghị gởi Thành phố Đà Nẵng đề ngày 23-10-2019. Nay tôi mách thêm cho ông Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ cái giá trị đích thực của cái công cụ truyền giáo bằng CQN của linh mục Đắc Lộ hồi ấy như sau:

* GS.TS. Nguyễn Văn Trung – một người tu xuất, nguyên Khoa trưởng ĐH Văn khoa đầu tiên của Viện Đại học Huế, tác giả cuốn sách Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt Nam – Thực Chất Và Huyền Thoại (Nam Sơn, Sài Gòn, 1963), người rất nổi tiếng trước năm 1975 ở miền Nam, ông đã tham khảo hai cuốn sách của Toàn quyền Đông Dương (1891-1894) de Lanesan:

- L'Expansion coloniale de la France: étude économique, politique et géographique sur les établissements français d'outre-mer (1886) (Sự mở rộng thuộc địa của Pháp: Nghiên cứu kinh tế, chính trị và địa lý về định cư ở nước ngoài của Pháp (1886).

- L'Indo-Chine française, étude politique, économique et adminis -trative sur la Cochinchine, le Cambodge, l'Annam et le Tonkin (1889) (Đông Pháp, nghiên cứu chính trị, kinh tế và hành chính ở Nam Kỳ, Campuchia, Annam và Bắc Kỳ (1889);

Trong mục Thái độ đối xử với người bản xứ, về phương diện tôn trọng người, của cải, tôn giáo, phong tục, tập quán xã hội (tr.114), tác giả Nguyễn Văn Trung viết:

“Theo Lanessan, các vị thừa-sai Công-giáo thường nhắm quần –chúng, dân quê, bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cướp để giảng đạo. Nói cách khác, người công-giáo thường thuộc thành phần những giai cấp thấp hèn nhất trong xã-hội. Những người này thường được tập-hợp lại thành làng xóm riêng, tách khỏi đoàn-thể dân-tộc. Lý do cô lập các làng theo đạo ở tại các thừa sai sợ người theo đạo giao-thiệp với người Lương có thể quay lại những phong-tục lễ-nghi ngoại đạo. Cũng vì lý-do sợ đó mà họ đã tạo ra chữ quốc-ngữ, chủ-đích là để giáo dân khi biết đọc chữ quốc-ngữ, thì chỉ biết đọc sách báo đạo mà thôi, trái lại để cho họ học chữ nho, sợ họ có thể thông cảm lại với tư tưởng ngoại-giáo. Thành ra việc sáng lập chữ Quốc-ngữ phải chăng nhằm một mục đích “ngu dân” ly- khai với văn-hóa dân tộc?” (2)

3.2. CQN của linh mục Đắc Lộ là một công cụ truyền giáo “nhằm quần – chúng, dân quê, bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cướp để giảng đạo”, ngoài ra không có ảnh hưởng, không có tác động gì đối với dân chúng ngoại đạo Thiên Chúa, đối với tầng lớp Nho sĩ, tầng lớp quan lại của hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài (dù hai xứ nầy đối nghịch nhau).

Cả hai Đàng đều trục xuất Đắc Lộ ra khỏi nước Nam. Nghiên cứu Lịch Sử Văn học Công Giáo Việt Nam(3) của Võ Long Tê khẳng định: Từ khi có Phép Giảng Tám Ngày và Tự điển Việt Bồ La (1651) cho đến ngày Việt Nam hoàn toàn bị mất vào tay thực dân Pháp (1885 - Thất Thủ Kinh Đô), trên hơn 200 năm ấy không thấy có bất cứ một tác phẩm văn học nào bằng CQN của linh mục Đắc Lộ trong đời sống người dân Việt cả. (Nếu có cũng chỉ phổ biến trong các nhà thờ mà thôi). Các tác giả Việt Nam, trong thời gian hơn 200 năm ấy, không hề biết trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn ở VN đang có Phép Giảng Tám Ngày và Tự điển Việt Bồ La bằng CQN của linh mục Đắc Lộ.

Các tác giả Việt Nam cứ tiếp tục sử dụng chữ Hán Nôm của cha ông mình đã sử dụng, sáng tác nên các tác phẩm bất hủ trong cổ Văn học sử Việt Nam như Truyện Hoa Tiên, Tụng Tây Hồ Phú, Sãi Vãi, Hoài Nam Khúc, Ai Tư Vãn, Nhị Độ Mai, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm v.v.. Đặc biệt, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nếu VN không mất nước, không bị thực dân Pháp và Thiên Chúa giáo bắt buộc phải bỏ chữ Hán, bỏ chữ Nôm, thay vào đó bằng CQN thì Đắc Lộ và các sách của ông ấy cũng cùng chung số phận bị lãng quên như các Tự điển La tinh hóa chữ Nhật, chữ Tàu không còn ai nhắc đến nữa.

3.3. Vì sao các nước Nhật Bản, Trung Quốc loại bỏ chữ la-tinh hóa mà VN thì vẫn giữ chữ Việt la-tinh hóa cho đến ngày nay? Để trả lời câu hỏi nầy, Giáo sư Cao Huy Thuần – Giáo sư Đại học ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Liên Hiệp Âu Châu tại Đại học Amiens. Năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale, ông đã xuất bản Luận án Tiến sĩ Quốc gia Pháp: Les missionnaires et la politique coloniale francaise au Viêt Nam (1857 1914). Tại Chương IX: Văn thư và tin tức tình báo của Giám mục Puginier (gởi cho thực dân Pháp) (tr. 276-303). Đoạn trích chụp lại nguyên văn dưới đây tại trang 300 và tr. 301:
 
Có chú thích “Notes sur la question du Tong-King, Mars 1884. Archives du ministers de la F.O.M., AOO (30) ou N.F.54.

Tác giả Cao Huy Thuần chuyển ngữ văn bản của Giám mục Puginier qua CQN như sau:

“Điều thứ hai phải làm, chính là bãi bỏ chữ Nho và thay thế, lúc đầu, bằng tiếng Việt Nam viết theo kiểu người Âu, gọi là Quốc ngữ, rồi sau đó, bằng tiếng Pháp. Không có cách nào hữu hiệu hơn cách này để tiêu diệt tinh thần đạo Nho và uy thế to lớn của nhà Nho trong dân chúng (NĐX nhấn mạnh) Thật vậy, nếu không còn dạy và dùng chữ Nho nữa trong các văn kiện chính thức, thì toàn bộ kiến thức của các nhà Nho nào có ích lợi gì? Và nếu người Việt Nam không còn biết đọc các sách cổ viết bằng chữ Nho hoặc chữ Nôm, họ đã chẳng dần dần bị dẫn đến chỗ không biết được chính văn hóa, văn minh dân tộc họ đó sao? Khi ấy triết học Nho giáo, nền tảng của tổ chức chính trị và xã hội trong nước, chẳng bị chết dần chết mòn sao?

“Nhưng công việc này phải tiến hành từ từ, tiệm tiến, đừng nói gì cả vì ngại va chạm đến dân chúng đã quen dùng ngôn ngữ và chữ Nho, và vì lý do chính trị, để tránh làm mích lòng Trung Quốc”.

“Từ lâu, tôi chủ trương dạy tiếng Pháp và dùng mẫu tự Âu châu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà tôi đã đề nghị sáu lần. Tuy nhiên, tôi vui sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta làm việc tích cực cho mục tiêu này; ngoài trường dạy tiếng Pháp của Phái bộ truyền giáo, là trường đầu tiên được thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5 tháng 4 năm 1885”.

“Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng mẫu tự Âu châu, việc này dễ hơn tiện hơn nhiều so với việc dùng chữ Nho. Rồi vài năm sau, nên bắt buộc mọi giấy tờ chính thức, thay vì viết chữ Nho như trước, phải được viết bằng tiếng trong nước, và mọi viên chức phải được dạy ít nhất để biết đọc và viết tiếng An Nam bằng mẫu tự Âu châu. Trong thời gian đó việc dạy tiếng Pháp sẽ tiến triển hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ sẽ cung cấp các viên chức có học ngôn ngữ chúng ta. Thế là, có lẽ trong vòng 20 hoặc 25 năm, chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều phải được làm bằng tiếng Pháp và, do đó, chữ Nho sẽ dần dần bị bỏ rơi mà không cần phải cấm học”.

“Khi đạt được thành tựu to lớn đó, chúng ta lấy đi một phần lớn ảnh hưởng của Trung Quốc tại An Nam, và đảng nhà Nho An Nam, rất căn thù sự thiết lập thế lực Pháp, cũng dần dần bị tiêu diệt”.

“Vấn để này có tầm quan trọng rất lớn, và sau việc thiết lập Gia-tô giáo, tôi xem việc phế bỏ chữ Nho và việc thay thế nó dần bằng tiếng An Nam trước rồi kế đến bằng tiếng Pháp, là một phương cách rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập lên ở Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ của Viễn Đông”(4).

Như vậy CQN của linh mục Đắc Lộ không những là một công cụ xóa bỏ nền văn hóa Việt Nam mà còn thủ tiêu luôn cả tinh thần ý chí chống Pháp để bảo vệ đất nước của người Việt Nam. Người làm ra CQN và áp đặt buộc người Việt Nam phải học là kẻ thù của dân tộc VN, làm sao anh lại có thể làm ngược lại là tôn vinh Đắc Lộ và Tự điển Việt Bồ La của ông ta? Thực dân Pháp đã thực hiện đúng quy trình của Puginier đưa ra. Lúc đầu, bắt dân học CQN rồi sau đó bước qua học tiếng Pháp dứt hẵn với chữ Nho và chữ Nôm, dứt hẵn với lịch sử, văn hóa Việt Nam.

4.- Thực dân Pháp thực hiện mưu đồ của Giám mục Puginier bắt dân ta học CQN của Đắc Lộ. Học CQN để quên đi quá khứ, quên đi lịch sử, để cải đạo, phục vụ cho thực dân Pháp rồi dần dần trở thành công bộc của thực dân Pháp. Nhà Nho Trần Tế Xương đã phản ảnh tình hình lúc đó qua bài thơ ngắn sau đây:

Nào có nghĩa gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò
Các chí sĩ yêu nước VN, các nhà văn hóa VN thấy rõ cái nhục đó, đứng vào cái thế bị cai trị, không còn cách chọn lựa nào khác họ đã vận dụng ngay cái công cụ phục vụ Thiên Chúa Giáo và thực dân Pháp biến thành công cụ dạy bảo cho dân VN biết được tội ác của giặc, biến cái công cụ thô sơ, hẹp hòi của địch thành một vũ khí sắc bén, vừa để đánh trả địch, vừa để xây dựng ngôi nhà văn hóa của mình. Xây dựng ngôi nhà văn hóa đó không những bằng gỗ giải hạ lấy được của giặc mà  chủ yếu bằng gạch đá của cha ông để lại (chữ Nho) cộng với tri thức của thời đại không qua con đường CQN.

Thực dân Pháp nghe lời Giám mục Puginier loại bỏ chữ Hán, chữ Nôm, nhưng chính trong giai đoạn nầy xuất hiện nhiều người Việt giỏi Hán Nôm. Giỏi Hán Nôm không phải để trở thành khoa bảng như ngày xưa mà thực tế để xây dựng văn hóa Việt Nam. Người Pháp không ngờ các trí thức Hán Nôm (như cụ Đào Thái Hanh ở Sa-đéc, tác giả Ái Châu Danh Thắng,  rất giỏi Hán Nôm và cũng là người giỏi tiếng Pháp) và ngược lại những trí thức rất giỏi tiếng Pháp và cũng rất sành Hán Nôm (như cụ Phạm Quỳnh, cụ Hoàng Xuân Hãn).

Tôi không nghiên cứu ngữ học Việt Nam, chỉ với tư cách là một người cầm bút tôi nghĩ trong tiếng nói và chữ viết tiếng Việt hiện nay có ít nhất từ 70% đến 80% là chữ Hán Việt (chữ Nho), còn lại 30% hay 20% chữ thuần , trong đó có CQN do Giáo sĩ Đắc Lộ chép của các vị Thừa sai người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và chữ thuần Việt xuất phát từ các địa phương khác mà thời các vị Thừa sai người Bồ, người Tây Ban Nha chưa biết. 70% đến 80% dùng chữ Hán Việt (chữ Nho) là gì? Là các chữ do người VN sử dụng (chữ Nho) theo nghĩa của người Việt, hoặc sử dụng những từ mới do các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc mới phát minh sau nầy. 70% đến 80%  chữ Việt dùng Hán Việt trong các lãnh vực Khoa học (Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Y học, Địa chất học.v.v.), trong lĩnh vực Luật học, trong lĩnh vực Triết học, Kiến trúc, Xây dựng, Nghệ thuật, Thương mại .v.v.. Và ngay bây giờ trong lĩnh vực Công nghệ 4.0.

Ta nói “trí tuệ nhân tạo” có từ nào là thuần Việt đâu? Tôi không nghiên cứu ngữ học tôi không biết hết, nhưng qua quá trình học vấn hạn hẹp của tôi: Tôi đã học khoa học nhờ Danh Từ Khoa Học của Hoàng Xuân Hãn, nghiên cứu  Luật học nhờ từ điển Luật của Vũ Văn Mẫu, học Triết học bằng Danh từ Triết học của Nguyễn Văn Trung. Gia tài CQN ngày nay của VN do biết bao người đóng góp xây dựng nên. Tại sao ông Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ chỉ vinh danh các Giáo sĩ Pi-na và Đắc Lộ không mà thôi?

Và, chắc anh cũng biết, sau ngày Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, cuộc diễn hành mừng Cách mạng ở Hà Nội, bộ đội Việt Minh mặc binh phục của Pháp, đeo súng Pháp. Đến ngày Toàn quốc kháng chiến, vũ khí chống Pháp hầu hết cũng đều của Pháp. Vậy có khi nào ta đặt vấn đề tôn vinh cám ơn những người đã làm ra những vũ khí và binh phục cho ta chống Pháp không? Chắc chắn là không.

Anh là nhà vật lý chắc anh biết Giáo sư Tiến sĩ Trần Chung Ngọc

(1931–2014)  là một học giả người Mỹ gốc Việt. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ vật lý tại Đại học Wisconsin - Madison, Hoa Kỳ, ông từng giảng dạy tại trường ĐH Khoa học Sài Gòn và các cơ sở giáo dục của VNCH đồng thời có thời gian nhập ngũ làm sĩ quan trong quân đội VNCH, Trần Chung Ngọc sang định cư tại Hoa Kỳ, tiếp tục nghiên cứu vật lý, nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, tôn giáo Việt Nam. Năm 1994, ông kết luận bài viết Alexandre de Rhodes: Công hay Tội ? như sau:

“Một tên giặc tới nhà chúng ta, tạo ra một thứ vũ khí để dễ bề quyến rũ con em nhẹ dạ theo chúng phản lại tổ tiên, chúng ta dùng vũ khí đó để mở mang đầu óc của tất cả những người trong gia đình nhờ đó mà gia đình chúng ta bảo vệ được truyền thống luân lý đạo đức của gia đình,bảo toàn gia sản của tổ tiên khỏi bị cướp đi, vậy chúng ta nên nhớ ơn những người trong gia đình có sáng kiến dùng ngay vũ khí của địch để đánh địch hay là chúng ta nên nhớ ơn kẻ đã mang vũ khí đến nhà chúng ta để cướp đi của cải và gây bất hòa trong gia đình chúng ta?
Tôi hy vọng vấn đề công và tội của Alexandre de Rhodes nay đã sáng tỏ”.(5)

Anh có thể không đồng ý với nhận định của TS Trần Chung Ngọc, nhưng ít ra anh cũng biết được rằng trong xã hội VN hiện nay, không phải ai cũng nghĩ về linh mục Đắc Lộ và CQN của ông như anh. Anh có quyền vinh danh linh mục Đắc Lộ, anh có quyền vinh danh Phép Giảng Tám Ngày nhưng anh không được nhân danh dân tộc VN vinh danh nhừng người anh đang phấn đấu vinh danh như anh đã khắc lên bia đá “ CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN”.

5. Vừa rồi anh nói trên Net: “Đà Nẵng không đặt thì ở Quảng Nam sẽ đặt tên đường hai vị”. Anh là Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân chứ đâu phải HĐND tỉnh Quảng Nam mà có thể khẳng định như vậy? Mà nếu là tỉnh Quảng Nam đi nữa thì tỉnh Quảng Nam đâu có thể vượt qua được chủ trương của nhà nước Việt Nam: “Điều 10, Khoản 5 về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng như sau:

“Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng”.

Alexandre de Rhodes là một người có công với Vatican mà có tội với dân tộc Việt, rắc rối như thế làm sao HĐND tỉnh Quảng Nam có thể chọn ông để đặt tên đường được chứ! Nhà thơ, ca sĩ Nguyễn Đăng Hưng mới lãng mạn như thế chứ không phải ông Giáo sư Vật lý phá vỡ ở Bỉ!

6. Có lẽ anh đã cảm thấy bị hố nên anh lại viết lại trên FB rằng “Đặt tên đường hay không đâu quan trọng, bởi trong tâm tưởng người Việt, với nết nghĩ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn có Alexandre de Rhodes, bởi chữ quốc ngữ từ ông hiện hữu đang được dùng mỗi ngày”.
 
Anh lại sai nữa rồi. “Đặt tên đường hay không đâu quan trọng” thế thì anh – một trong những người cổ vũ cho TP. Đà Nẵng lấy tên hai linh mục Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt tên đường phố làm gì để gây nên cuộc tranh luận gây mất đoàn kết đang diễn ra như hiện nay? Anh dẫn đoàn đi Iran vinh danh Đắc Lộ, vinh danh Phép Giảng Tám Ngày, việc Quảng Nam tổ chức Hội thảo CQN, chuyện Quảng Nam thiết kế xây dựng công viên Dinh trấn Thanh Chiêm CQN có ai chính thức phản đối gì đâu. Anh viết : “Bởi trong tâm tưởng người Việt, với nết nghĩ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn có Alexandre de Rhodes bởi chữ quốc ngữ từ ông hiện hữu đang được dùng mỗi ngày”. Nhận thức của anh trên đây có hai điều sai:

6.1. Giáo sĩ Đắc Lộ có làm ra CQN đâu, ông ta chỉ là người cóp của các Thừa sai Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa, Francisco de Pina. Cóp xong rồi hủy hết tất cả di cảo mà ông đã sử dụng của các tác giả từng là ân nhân, là thầy của ông để dành cái quyền làm chủ CQN độc nhất là Alexandre de Rhodes? Khối di cảo đó rất lớn mới giúp cho Alexandre de Rhodes khai thác làm nên công trình Tự điển Việt Bồ La, làm sao có thể mất được? Tại sao anh không lên án Alexandre de Rhodes về hành vi hủy di cảo CQN của những người đi trước như đã đề cập mà chỉ vinh danh Alexandre de Rhodes là sao ?

Anh sống ở TP HCM lâu chắc anh biết học giả An Chi. An Chi đã giải thích công việc anh đang theo đuổi là:

“Cái  tâm lý đòi dân ta phải mang ơn A.de Rhode chẳng qua là hậu quả của sự nhồi sọ mà bọn thực dân Pháp đã thực hiện trong thời kỳ chúng còn cai trị dân ta, nước ta. Ngoài ra, còn có thể có cả những nguyên nhân khác thuộc tâm thức riêng, và cả...tín ngưỡng riêng nữa.”
 “Người ta thì làm cuốn tự điển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạo của người ta mà mình thì cứ nằng nặc đòi người Việt Nam phải ghi công ông cố đạo Alexandre de Rhode, thậm chí có người mà lòng biết ơn cụ cố còn làm tượng nặng đến 43 tấn.” (Theo antg.cand.com.vn)

6.2.- Anh xem thử CQN trong đời sống với công nghệ 4.0 hiện nay có bao nhiêu phần trăm CQN có trong Tự điển Việt Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Đắc Lộ? Có ít nhất 70% đến 80% từ Hán Việt (chữ Nho). Ví dụ “Công trình nghiên cứu chữ quốc ngữ” (cụm từ 1)  của anh gồm 7 từ, chỉ có 1 từ (chữ) Việt và có đến 6 từ  do cha ông chúng ta đã sử dụng Hán Việt (chữ Nho), 6 từ nầy không thể có trong Tự điển Việt Bồ La của Đắc Lộ. “Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng tham gia Hội thảo Khoa học về Chữ Quốc Ngữ” (cụm từ 2) có 15 từ, chỉ có 2 từ Việt (về, chữ) còn có đến 13 từ Hán Việt (chữ Nho).

Chữ viết trong đời sống của chúng ta hiện nay như thế đấy. Tại sao anh không nhớ những người làm ra 6 từ trong cụm từ 1 và 13 từ trong cụm từ 2 ấy mà chỉ nhớ người chép mấy từ “chữ”, “về chữ” trong Tự điển của Đắc Lộ mà thôi? Anh có biết sách Danh Từ Khoa Học của cụ Hoàng Xuân Hãn ra đời năm 1942, đã được Hội Khuyến Học Nam Kỳ tăngh thưởng từ năm 1943 không? “Quyển sách “Danh từ khoa học” của cụ Hoàng Xuân Hãn viết năm 1942 bàn về việc “nhập khẩu” thuật ngữ khoa học, ở đó có các chỉ dẫn hữu ích để chọn cách tạo ra từ ngữ mới khi dịch”.
 
Nếu trước đây không có Danh Từ Khoa Học của Hoàng Xuân Hãn anh có học Toán, học khoa học bằng tiếng Việt được không? Anh có biết  Cái học ban đầu đưa anh lên lấy bằng Tiến sĩ vật lý sao anh không nhớ? Cái quả CQN ngày nay chúng ta đang sử dụng là một công trình góp công góp sức của biết bao người qua hàng trăm năm, các nhà Nho không tên tuổi, các ông Trương Vĩnh Ký với Gia Định Báo, Huỳnh Tịnh Của với Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đông Kinh Nghĩa Thục, Nhóm Đông Dương Tạp Chí, Nguyễn Văn Vĩnh, Nhóm Nam Phong Tạp Chí, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Tam với Tự Lực Văn Đoàn, Hồ Chí Minh, Phong trào Bình Dân Học Vụ, Phạm Văn Đồng, Nhóm Giáo sư trường Khải Định (sau năm 1956 lấy lại tên Quốc Học) và trí thức Huế (như Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh, Nguyễn Huy Bảo, Đoàn Nồng, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Thúc Hào, Phạm Đình Ái, Nguyễn Dương Đôn.v.v.), Nguyễn Bạt Tụy, Trương Văn Chình, Lê Ngọc Trụ, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Trung,.v.v. Anh chỉ vinh danh Đắc Lộ - người làm ra công cụ truyền giáo là vô ơn bội nghĩa với những người đã góp công xây dựng nên CQN cho dân tộc ngày nay.

7. Có lẽ đến hôm nay anh đã được đọc nhiều bài viết về linh mục Đắc Lộ và Lịch sử CQN của ông mà trước khi nhận chức Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân anh chưa đọc. Và chắc anh cũng không ngờ chuyện linh mục Đắc Lộ trước đây nó đã dữ dội đến như vậy và đang diễn ra trên mạng xã hội rầm rộ đến như vậy.

Có người gọi tôi: “Ông X. ơi, chuyện Đắc Lộ tôi tưởng đã giấu được rồi để lo chuyện thời sự, ai ngờ ông Giáo sư Việt kiều Bỉ Nguyễn Đăng Hưng xới lại, phát hiện thêm được nhiều thông tin thú vị quá: Chuyện ông Đắc Lộ xin nước Pháp cấp cho ông nhiều binh sĩ để ông lên đường chinh phục toàn cõi phương Đông, chuyện Lời thề của các giáo sĩ Dòng Tên trước Giáo Hoàng ghê quá. Nhiều giáo dân không thể tưởng tượng được các vị Thừa sai Thiên Chúa giáo truyền bá đạo Chúa vào VN bằng cuốn Phép Giảng Tám Ngày kinh khủng đến như thế!” Chắc cũng đã có người gọi điện thoại thông tin đó đến anh phải không ?

Anh Hưng ơi! Thật tình tôi không muốn nói chuyện nầy: Đã và sẽ, không những người ta đưa ra nhiều thông tin mới (hoặc cũ nhưng ít người biết) về linh mục Đắc Lộ và CQN của ông mà còn lôi ra nhiều thứ nữa như những trường hợp Thực dân Pháp và Thiên Chúa giáo cấu kết với nhau chiếm đất, cướp chùa, phá tượng Phật Việt Nam, về Trần Lục (Cha Sáu) kéo 5.000 giáo dân triệt hạ căn cứ chống Pháp ở Ba Đình, lôi ra các tên tuổi làm gián điệp cho Pháp và đặc biệt là nhắc lại lịch sử Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914).v.v.. Và tôi tin chắc với phương tiện in ấn dễ dàng và mạng xã hội phổ cập hiện nay, trong tương lai sẽ còn nhiều tham luận, nhiều tranh luận, nhiều sách của những người ủng hộ việc vinh danh linh mục Đắc Lộ của anh và những người hạch tội linh mục Đắc Lộ.

Việc vinh danh linh mục Đắc Lộ hay lên án ông cho đến nay không có gì mới. Chỉ xuất hiện những người viết mới thôi. Điều mà những người tử tế trách anh là anh không nắm rõ vấn đề, anh vinh danh linh mục Đắc Lộ hay ho đâu chưa thấy mà lộ ra bao chuyện không hay về Đắc Lộ và những gì liên quan đến ông. Anh không để cho ông nằm yên bên Iran mà lôi ông về VN làm chi để cho thiên hạ nhắc lại những điều không hay dành cho ông đã diễn ra trước đây và đang được bổ sung hiện nay. Từ nay cho đến nhiều đời sau nữa, tên GS Nguyễn Đăng Hưng - Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng luôn gắn với linh mục Đắc Lộ. Không biết nên buồn hay nên vui anh Hưng hè?

Chuyện linh mục Đắc Lộ và CQN của ông (chứ không phải CQN của VN ngày nay) còn có thể trao đổi tiếp nhưng dù sao cũng phải tạm dừng ở đây. Nếu anh thấy chưa thỏa đáng lại sẽ trao đổi tiếp.

Tôi gởi lại anh lá thư anh đã vội gởi cho tôi: “Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”. Tôi gởi lại để anh thấy tôi hay anh nên thực hiện nội dung lá thư ấy. Tôi chờ quyết định của anh.

Chúc anh “Rày hằng ngày dùng đủ”.

Thân chào anh.

Nguyễn Đắc Xuân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alexandre De Rhodes, Hành trình và truyền giáo –Diverces Voyages et Missions, Bản dịch của Hồng Nhuệ, Bản Pháp ngữ của NXB GRAMOISY 1653,TỦ SÁCH ĐẠI KẾT, Ủy Ban Đoàn Kết Tôn Giáo, TP Hồ Chí Minh -1994.

2. Alexandre De Rhodes, Phép Giảng Tám Ngày (Bản chụp cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ *In tại Roma, Italia, 1651)* Sách phục vụ nghiên cứu - không bán)

3. Cao Huy Thuần, LES MISSIONNAIRES ET POLITIQUE COLONIALE  FRANCAISE AU VIETNAM (1857-1914), The Lac Viet Series-No 13, Council On Southeast Asia Studies Yale Center For International And Area Studies.

4. Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ  Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914), Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2003.

5. Cửu Long Lê Trọng Văn, PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ, TUYỂN TẬP,  Hoa Kỳ, 1996.

6. Hội thảo HTKH  Mừng 400 năm Dòng Tên do Học viện Dòng Tên Việt Nam tổ chức tại P. Linh Trung, Q. Thủ Đức ngày 12-7-2014.

7. Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, Tome I và Tome II, SAIGON, Imprimerie Rey,Curiol &Cie, 4 Rue d’Adran, 1895.

8. Nguyễn Sinh Duy, “Cuốn sổ bình sinh của Trương Vĩnh Ký”, Nxb. Nam Sơn, Sài Gòn, 1975.

9. Nguyễn Văn Kiệm (Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo), Sự Du Nhập Của Đạo Thiên Chúa Giáo Vào Việt Nam Từ Thế Kỷ XVII Đến Thế Kỷ XIX, Hội KHLSVN, Hà Nội, 2001.

10. Nguyễn Văn Trung, Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt Nam – Thực Chất Và Huyền Thoại, Nxb. Nam Sơn, Sài Gòn, 1963.

11. Nguyen Xuan Tho, Histoire de la Pénétration Francaise Au Viet Nam (1858-1897), Giáo hội Phật giáo Linh Sơn Thế Giới, Trung Tâm Văn Hóa Linh Sơn 98-847, ILEE ST., AIEA, HI 96701, Tel : 808-488-3425.

12. Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897), Nxb. Hồng Đức, TP HCM 2016.

13. Nhiều tác giả, A. De Rhodes – Người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và Chữ Quốc Ngữ, Giao Điểm, Hoa Kỳ, 1998.

14. Phan Phát Huồn C. SS.R, Việt Nam Giáo Sử,  Quyển I (1533-1933), In lần thứ hai, Copyright, 1965 By CỨU THẾ TÙNG THƯ - SAIGÒN.

15. Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, Sudestasie, Paris 1978.

16. Trên 35 tác giả, Từ Chùa Báo Thiên Đến Tòa Khâm Sứ, Giaodiemonline.com và Sachhiem.net, 4-2006.

17. Võ Long Tê, Lịch Sử Văn học Công Giáo Việt Nam, Nxb. Tư Duy, Sài Gòn, 1965.

18. Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam Đối Diện Với Pháp Và Trung Hoa, Ban KHXH Thành ủy TP HCM, 1990./.

(1) Hội thảo HTKH Mừng 400 Dòng Tên do Học viện Dòng tên Việt Nam tổ chức tại P. Linh Trung Q. Thủ Đức ngày 12-7-2014.

(2) Nguyễn Văn Trung , Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt Nam – Thực Chất Và Huyền Thoại (Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn 1963, tr.116

(3) Võ Long Tê, Lịch Sử Văn học Công Giáo Việt Nam), Nxb. Tư Duy, Sài Gòn, 1965),

(4) Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914), Nxb. Tôn Giáo, HN, 2003, tr. 442-443).

(5) Cửu Long Lê Trọng Văn, PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ, TUYỂN TẬP,  Hoa Kỳ, 1996, tr.161-162.
 =====
Dưới đây là Thư ngỏ của ông Nguyễn Đăng Hưng

ÔNG NGUYỄN ĐẮC XUÂN, NẾU NHẦM LẪN THÌ XIN LỖI VÀ IM LẶNG! - Nguyễn Đăng Hưng
Thưa ông Nguyễn Đắc Xuân.

Xem xét lý lịch khoa học và số lượng công trình nghiên cứu về Huế của ông, tôi xin giữ lòng kính trọng với những luận điểm, tư liệu đã và sẽ được lịch sử xem xét là đúng.
.
Nhưng riêng chuyện ông định “lột” bỏ tên đường dính đến Giáo sỹ Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina ở Đà Nẵng , là những người đã tạo ra chữ Quốc ngữ thì ông và những đồng chí của ông trong vụ này đã nhầm lẫn.

Tôi xin nêu 04 luận điểm của tôi, cũng là nhận thức của tôi về “tên đường” để dư luận, công luận và các ông cùng trao đổi.

1.Tên đường là một loại tín hiệu.
Nhiều nước có những con đường cực kỳ hoành tráng, họ chỉ đánh số 1, 2.3 v.v…
Khi đánh, khi đọc, không ai nghĩ ông Một, ông Hai hơn hoặc kém ông Ba cả. Nó chỉ là tín hiệu.
Do đó, cách hiểu đặt tên đường là “Tôn vinh” như ở ta, chỉ đúng trong một số trường hợp. Tuyệt nhiên, nó không mặc định sự vinh quang hay các định tính, định lượng, định danh mang tính phổ quát hay là một nguyên tắc khác.
Trong trường hợp Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina việc này đã có các diễn đàn, các văn bản lịch sử ghi nhận minh tường rồi.
Tên đặt trên đường trong trường hợp này, hoặc rất, rất nhiều trường hợp khác có thể có ý nghĩa lớn lao nhưng có ý nghĩa khắc họa một dấu nhấn lịch sử.
.
Việc Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina truyền bá, phát triển chữ Quốc ngữ trước hết là một điểm nhấn lớn trong lịch sử, văn hóa dân tộc này, nó có tư cách như một công cụ mạnh để góp phần đẩy đất nước này thoát sự nô dịch của một ngàn năm bắc thuộc thì rất đáng “Đánh dấu”. Chuyện không có gì mà ầm ĩ cả.
.
2. Nếu xét thấy việc đặt tên đường sai hoặc không thỏa đáng theo quan điểm lịch sử, tôi sẽ cung cấp cho ông đủ 500 tên đường hiện tồn tại trong danh bạ hành chính các đô thị Việt Nam, trong đó có những cái tên mà tôi đến Ban tuyên giáo quận, tỉnh hỏi, không ai biết là gì cả ?.
.
Với góc nhìn của ông, từng ấy tư liệu, các ông làm hết đời không hết việc.
Trong những việc làm đó, ông sẽ thấy nổi lên những cái tên cực kỳ vô lý, những cái tên vô nghĩa, những cái tên sớm muộn cũng bị lịch sử văn minh loại bỏ vì kiểu “Được làm vua thua làm giặc” khá lôm côm và phiến diện hiện nay.
.
3. Về quan điểm “Công, tội”.
Hãy ngước nhìn lại trước thời Pháp thuộc với một bề dày lịch sử cả ngàn năm u mê tăm tối trong sự nô dịch, trong cái văn hóa Tàu đời cũ để có một nhìn nhận tổng quan, thấu đáo và khái lượng thời kỳ sau Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina.
Thật không hàm hồ, khỏi tranh cãi khi thấy hơn trăm năm Pháp thuộc, với văn hóa tây phương, tinh thần dân chủ tây phương, chữ viết quốc ngữ du nhập từ tây phương thì dân tộc này mới có ngày nay.
Cần biết trong các chính phủ Nam, Bắc Việt Nam sau thời Nguyễn, là một thế hệ cầm quyền có nhiều cố gắng cải biến phương thức sinh sống, tiếp cận với thế giới văn minh thì ảnh hưởng của tây học chắc chắn trên 70%.
Từ đây, tôi nhìn nhận, không những Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina mà ngay cả những chiến binh đội quân xâm lược Pháp khi tràn vào Việt Nam, cũng có cả “Công” và “Tội”.
.
Lịch sử không bao giờ quên điều đó.
.
Quên “tội” thì là đánh mất trí tuệ, đánh mất lương tâm.
.
Nhưng quên “công” thì là đánh mất lương tri.
.
Đừng quên điều đó. Nếu cố tình quên, là ông tự sát luôn tên tuổi mình.
.
4. Nhân hòa.
Hãy nhìn vào một vài hiện tượng này:

Trong những giao lưu giữa người VN với những quân nhân Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam, đã nhằm thẳng vào những nhân mạng Việt Nam để xiết cò có cảnh này: họ bắt tay với ta, họ đem đến cho chúng ta nhật kỳ Đặng Thùy Trâm, họ giúp chúng ta khai quật những phần mộ liệt sỹ ngay tại Biên Hòa, họ giúp chúng ta tài lực để góp phần tái thiết đất nước, ta vẫn ôm họ vào lòng trong một vòng tay lớn.
.
Có cả thơ, nhạc, nước mắt và hạnh phúc trong những vòng tay ôm đó.
.
Khi làm việc này, không phải ta vô ơn, ta quay lưng với đồng đội, đồng bào đã mất mát đau thương mà chính là ta thể hiện một ngưỡng văn hóa cao cả, chuẩn mực: công ra công, tội ra tội.
Nếu biết rõ “Công” và “Tội” (tất nhiên theo những luận điểm riêng, cần được thẩm trắc bằng lịch sử) để có một cái nhìn rộng dài, thỏa đáng thì đó là tầm vóc của bậc thức giả đáng kính.
Còn nếu khuôn bó nhận thức trong thiên kiến, trong những giới hạn của hận thù thì ta hãy còn ở một vùng tù túng đáng thương.
.
Tôi yêu mến vô cùng một câu cách ngôn:
“Biết một là kiến thức, biết hai là kiến thức , biết nhiều hơn hai là văn hóa!.”
.
Ông Nguyễn Đắc Xuân và mười hai ông kễnh khác, đồng tâm đồng chí với ông, có lẽ thiếu chút này chăng?.
.
Tái bút: Nếu báo chí nào dùng lại, nếu muốn, có thể lược bỏ chữ “ông kễnh” mà thay vào đó chữ gì, tùy.
.
Kính nhờ bạn đọc chuyển stt này tới 12 sứ quân văn hóa có trong danh sách của báo Lao Động có tên những vị muốn xóa tên các Giáo sỹ bên trang của nhà báo Lê Thanh Phong

Nguyễn Đăng Hưng


https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/12/vu-alexandre-de-rhodes-nha-nghien-cuu.html


6.



ĐÀ NẴNGLinh mục Roland Jacques, Đại học Saint Paul (Canada) cho rằng đã có thiếu sót khi sự đóng góp của người Việt trong hình thành chữ quốc ngữ được nhắc đến mờ nhạt.



Quan điểm của linh mục, GS.TS Roland Jacques được nêu trong hội thảo khoa học 100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam do Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng tổ chức ngày 28-29/12. Mốc này được lấy theo năm 1919 khi chữ quốc ngữ được chính thức sử dụng trong trường học và chế độ hành chính Việt Nam.
Ông Roland Jacques cho biết đã tìm thấy nhiều tài liệu, sách của chính người Việt viết gửi từ Nam Định về Roma bằng chữ quốc ngữ. Điều này cho thấy người Việt đã cộng tác và có những đóng góp không nhỏ trong việc hình thành và phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam.
Cho rằng nhiều người bản địa vẫn được nhắc đến một cách mờ nhạt, thậm chí không được ghi tên đầy đủ, ông Roland Jacques thừa nhận "đây là một thiếu sót" của các giáo sĩ. Điều này có thể xuất phát từ tâm lý không đánh giá cao và đúng mức đóng góp của người bản địa.
Linh mục Roland Jacques thừa nhận có thiếu sót của các giáo sĩ khi không ghi tên đầy đủ người Việt giúp sức cho mình sáng chế chữ quốc ngữ. Ảnh: Nguyễn Đông.
Linh mục Roland Jacques thừa nhận các giáo sĩ có thiếu sót khi không ghi tên đầy đủ người Việt giúp sức cho mình sáng chế chữ quốc ngữ. Ảnh: Nguyễn Đông.
Tại hội thảo, người có công hình thành chữ quốc ngữ ở Việt Nam được nhắc nhiều nhất là hai giáo sĩ - linh mục Francisco de Pina, Alexandre de Rhodes (thuộc Dòng Tên). Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần tôn vinh người Việt góp công hình thành chữ quốc ngữ.
Nhà nghiên cứu Châu Yến Loan nói, đến Việt Nam 1617, cha Pina phải gấp rút học tiếng Việt để có thể đảm đương việc truyền giáo. Ông đã nghiên cứu chữ quốc ngữ bằng việc học từ chính những người dân bản địa là giáo dân, nho sĩ, quan lại nghỉ hưu... Năm 1618, cha Pina cùng một thanh niên giáo dân người Việt lần đầu tiên dịch sang tiếng Việt Kinh lạy cha và các kinh căn bản khác trong Kitô giáo. Đây có thể xem là khởi đầu của công cuộc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin.
Theo bà Loan, để thực hiện công trình này, ngoài những cố gắng vượt bậc của ông "còn có sự hỗ trợ của người bản xứ". Xây dựng được công trình ghi âm tiếng Việt ban đầu, cha Pina mở trường dạy tiếng Việt tại Thanh Chiêm (Quảng Nam) cho nhiều giáo sĩ ngoại quốc, trong đó có Alexandre de Rhodes. Và Alexandre de Rhodes cũng tìm đến người bản địa để học cách phát âm tiếng Việt, nhằm hoàn thiện thêm.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP HCM cho biết thầy dạy tiếng Việt của cha Alexandre de Rhodes là cậu bé người bản địa 13 tuổi, hằng ngày theo phụ việc và chỉ dẫn cách phát âm các âm tiết. Chỉ trong 3 tuần, Alexandre de Rhodes đã biết phân biệt các thứ thanh của tiếng Việt. Với các giáo sĩ thời đó, học tiếng Việt trực tiếp với người Việt là phương thức hữu hiệu nhất. "Thầy dạy" cũng rất đa dạng, khi là người buôn bán ngoài chợ, khi là những cô cậu bé gặp tại sân đình và cả Nho sinh.
Bà Hạnh cho rằng để có được hệ thống ngôn ngữ và chữ viết hoàn thiện của tiếng Việt như ngày nay, ngoài ghi nhớ công ơn của Francisco de Pina, Alexandre de Rhodes... thì còn có những người cộng sự bản địa của mình. Nếu không có sự hỗ trợ của cư dân bản địa, quá trình tiếp cận tiếng Việt sẽ trở nên khó khăn.
Không thể gán tội cho các giáo sĩ
Tháng 10 vừa qua, Sở Văn hoá và Thể thao Đà Nẵng từng lấy ý kiến dự thảo Đề án đặt, đổi tên đường, trong đó dự kiến lấy tên hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes để đặt cho hai tuyến đường ở khu đông nam đài tưởng niệm thuộc quận Hải Châu.
Ngoài nhiều ý kiến đồng tình, một số cán bộ hưu trí nêu quan điểm không đồng ý với lý do quá trình chế tác chữ quốc ngữ của những giáo sĩ này gắn với quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Ngành văn hoá sau đó quyết định dừng đề xuất này theo Nghị định 91 (khi có ý kiến trái chiều thì phải tạm dừng).
Tại hội thảo lần này, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng việc nhìn nhận "ông tổ" của chữ quốc ngữ gắn với việc Pháp xâm lược Việt Nam là phiến diện. Các giáo sĩ sáng chế chữ quốc ngữ vào thế kỷ 17, trong khi Pháp xâm lược vào thế kỷ 19.
Chân dung hai vị giáo sĩ được gọi là ông tổ chữ quốc ngữ được nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng phác hoạ và trưng bày tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đông.
Chân dung hai vị giáo sĩ được gọi là "ông tổ" chữ quốc ngữ do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện và trưng bày tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đông.
GS Nguyễn Đăng Hưng (ĐH Liege, Bỉ), Chủ tịch Quỹ Tôn vinh tiếng Việt nói: "Không thể nói chuyện các giáo sĩ xuất hiện và sáng chế chữ quốc ngữ từ hai thế kỷ trước là nội gián cho Pháp được. Đó là sự ngộ nhận, là sự vu oan, giáng hoạ cho các ngài". Ông trình bày trong tiếng vỗ tay tán thưởng của những người tham dự.
Theo GS Hưng, "không nên thần thánh hoá các giáo sĩ" nhưng họ là những nhà ngôn ngữ uyên thâm, đã đặt nền móng và tạo ra một cách viết tượng thanh phù hợp với tiếng Việt. "Họ giúp chúng ta có được chữ viết thì phải tôn vinh để bày tỏ lòng biết ơn".
Nhà nghiên cứu này mong rằng việc Đà Nẵng dừng đặt tên đường chỉ là tạm thời. Khi vai trò của hai giáo sĩ với chữ quốc ngữ được thảo luận rốt ráo, phù hợp với quy chế đặt tên đường, Đà Nẵng sẽ tiếp tục đề xuất đặt tên đường, và nhiều tỉnh thành khác cũng sẽ làm để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn.

Nguyễn Đông














































































































https://vnexpress.net/thoi-su/can-ton-vinh-nguoi-viet-gop-cong-hinh-thanh-chu-quoc-ngu-4034412.html?fbclid=IwAR1Rbfo0-Y4PlKeADtHAh24he38faPDxxHRlqrVBGWh-jM-xXE9mMMx0Xt8



5.


GS Nguyễn Đăng Hưng
___________________

Cám ơn anh Mai Thanh Sơn (MTS) đã lên tiếng kịp thời một ngộ nhận nghiêm trọng về sự kiện ¨Hội Thảo 100 năm chữ quốc ngữ¨ vừa qua mà ai tham dự cũng công nhận tinh thần khoa học nghiêm túc, sức thu hút đông đảo các nhà khoa học chân chính trong và ngoài nước, đã đem lại sự thành công khồng thể chối cải.
Đọc câu viết “…Tôi không tin đây là hội thảo khoa học mà có khi phản khoa học. Nó mang động cơ chính trị...”, làm tôi không thể không buồn lòng ! Cám ơn anh MTS « đã đặt dấu chấm trên chữ I », đã nói ra những chi tiết bên trong để mọi người quan tâm thấu hiểu vấn đề một cách sáng tỏ.
Là người trong cuộc, tôi xin xác nhận tính trung thực lời kể của anh…

Tôi cũng xin nói thêm những diễn biến trước khi anh vào cuộc để loại bỏ một cách triệt để nghi hoặc phi lý ¨động cơ chính trị…¨, thói quen đa nghi cáo buộc kiểu ¨thuyết âm mưu¨ mà người Việt chúng ta hay mắc phải.
Nguyên sau chuyến đi tiền trạm sang Ba Tư (tháng 5/2018), sau các bài tường thuật của tôi về những khó khăn trong việc xin phép dựng bia, một nhóm trên messager với chủ để tôn vinh chữ quốc ngữ được thành lập, trao đổi thông tin cho những bước tiếp theo. Nhóm có mặt các bạn Lưu Trọng Văn, Hoàng Hưng, Thủy Tiên, Hoàng Dũng, Kiều Ly (Paris), Lê Nam Trung Hiếu… Lúc này cũng là giai đoạn ĐH Duy Tân có nhã ý thành lập Viện Quốc Ngữ và mời tôi đang nằm trong ban cố vấn học thuật của trường, đứng ra làm Viện trưởng. Nhóm cũng bàn và phân công các bạn Lưu Trọng Văn, Hoàng Hưng đáp ứng đề nghị của Thủy Tiên, đi Lisbonne tham gia Hội Thảo tháng 7/2018. Còn phần tôi, tôi sẽ tổ chức phái đoàn đi Iran khánh thành các bia tri ân. Vì tôi là người ngoại đạo (không phải là nhà ngôn ngữ, nhà sử, cũng không theo đạo Ky Tô..) nên những vấn đề chuyên sâu học thuật cần phải có các chuyên gia gánh vác. Chính lúc này trên mạng PGS Hoàng Dũng đứng ra đề nghị Viện (tôi) nên tố chức HT kỷ niệm 100 năm chữ quốc ngữ. Tôi hoan nghinh ngay và sẽ dùng Viện Quốc Ngữ với tư cách chính danh tổ chức. Tôi cũng đề nghị là PGS Hoàng Dũng thảo đề cương HT!

Ngay sau đó, chính tôi là người trực tiếp qua một thư bằng tiếng Pháp mời GSTS Rolland Jacques về tham gia hội thảo Đà Nẵng. Ông rất vui nhận lời ngay và sự có mặt của ông như thuyết trình viên chính, đã bảo đảm cho chất lượng của Hội Thảo quốc tế Đà Nẵng.
Sau đó, là thời điểm chúng tôi đã hoàn thành chuyến đi dựng bia và nhà văn Hoàng Minh Tường viết nhiều bài trên báo Tiền Phong về chuyến đi. Anh Tường cũng về Đà Nẵng giới thiệu tôi với nhà sử học Mai Thanh Sơn, cùng tôi đến Đại Học Duy Tân, thúc dẩy việc tổ chức HT! Và anh MTS chính là người phác thảo đề cương HT đầu tiên! Sau khi bổ sung thêm sự tham gia của các thành viên quốc tế (Tổ chức tri ân ngài Alexandre Yersin tại Pháp, Hội Ái Hữu Việt-Bồ...) tôi gởi cho PGS Hoàng Dũng (HD) để ông hoàn thiện đề cương.

Lúc đó, tôi đã bắt đầu lo ngại cho việc thiếu tài chính tổ chức thì nhận được điện thoại của TS Trần Đức Anh Sơn yêu cầu được tham gia ban tổ chức với sự hổ trợ tài chính của Tao Đàn Thư Quán. Tôi rất mừng nên đồng ý ngay và hẹn sẽ ra Đà Nẵng bàn việc.
Đây là thời điểm tháng 6 năm 2019, nhân viên ĐH Duy Tân đang nghỉ hè, phải chờ họ trở lại công tác mới xúc tiến được. Khó khăn chất chồng, khi PGS Hoàng Dũng tin cho tôi hay qua điện thoại là ví lý do sức khỏe, ông không thể tiếp tục cộng tác, nhất là đứng ra làm người điều phối tổ chức. Chúng tôi quyết định giao cho TS Trần Đức Anh Sơn điều phối tổ chức và chuyển quyền chủ quản tổ chức cho Hội Lịch Sử Đà Nẵng đứng ra xin giấy phép chinh thức.

Phần còn lại anh Mai Thanh Sơn và mọi người nay đều biết...
Qua đây, tôi xin cám ơn Hội Sử học Đà Nẵng đã không ngại khó khăn đứng mũi chịu sào, đặc biệt Th.S. Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng lấy trách nhiệm là đơn vị chính danh tổ chức.
Tôi cũng tri ân ông Thân Hà Nhất Thống, chủ tịch Công ty Tao Đàn Thư Quán đã tài trợ cho sinh hoạt văn hóa có nhiều ý nghĩa này.
Đặc biệt, xin cám TS Trần Đức Anh Sơn đã cống hiến, lao động cật lực, là nhân sự quyết định để HT thành công mỹ mãn như ta thấy.
Tôi cũng không quên cám ơn PSG Hoàng Dũng về ý tưởng ban đầu và có sự trợ lực trong lúc thai ghén.
Và tôi cũng tri ân anh Mai Thanh Sơn, một người bạn tốt, một nhà khoa học tử tế !
Còn khen chê đánh giá là chuyện bình thường, tôi tôn trọng ý kiến của mọi người, ngay cả các ý kiến trái chiều…
Đà Nẵng, ngày 30/12/2019
GS Nguyễn Đăng Hưng







4.

Hội thảo 100 năm chữ Quốc ngữ: 12 người phản đối đặt tên đường vắng mặt

LĐO | 28/12/2019 | 16:16

Không có ai trong số 12 tri thức ở Huế phản đối việc đặt tên đường "ông tổ" chữ Quốc ngữ tham dự hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" dù Ban tổ chức có mời.





Như Lao Động đã thông tin, mới đây, một nhóm trí thức 12 người ở Huế do PGS.TS Lê Cung ở khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế đứng đầu đã viết kiến nghị gởi chính quyền thành phố Đà Nẵng phản đối việc đặt tên đường hai linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina, được xem là hai "ông tổ" của chữ Quốc ngữ.
––
Lý do, PGS.TS Lê Cung và nhóm này cho rằng hai linh mục Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina không phải là người sáng tác chữ quốc ngữ và Linh mục Alexandre de Rhodes là kẻ có tội nên không được vinh danh, đặt tên đường...






Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” tổ chức tại Đà Nẵng. Ảnh: Bích Thủy
Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” tổ chức tại Đà Nẵng. Ảnh: Bích Thủy

Theo TS. Trần Đức Anh Sơn, Giám đốc Nội dung của Tao Đàn Thư Quán, đơn vị phối hơp với Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng tổ chức Hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam", diễn ra trong hai ngày 28 và 29.12 tại Đà Nẵng.

Trước khi hội thảo diễn ra, ông Sơn đã mời công khai nhóm 12 người này trên Facebook của ông Sơn, cũng như nhắn tin trực tiếp cho nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và nhiều người khác trong nhóm 12 người mời tham dự hội thảo để tranh biện/ bảo vệ với các học giả khác về quan điểm của mình trong việc kiến nghị không đặt tên đường. Tuy nhiên, tất cả đều từ chối tham dự với nhiều lý do khác nhau.





Đây là cuộc hội thảo thứ 6 về chữ Quốc ngữ diễn ra trong năm 2019. Ảnh: Bích Thủy
Đây là cuộc hội thảo thứ 6 về chữ Quốc ngữ diễn ra trong năm 2019. Ảnh: Bích Thủy

Cũng theo TS Trần Đức Anh Sơn, hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" do Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng và Tao Đàn Thư Quán tổ chức tại thành phố Đà Nẵng là cuộc hội thảo thứ 6 về chữ Quốc ngữ diễn ra trong năm 2019, sau các cuộc hội thảo/tọa đàm được các viện nghiên cứu, hiệp hội chuyên môn, tổ chức dân sự, cơ sở tôn giáo… tổ chức ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), Lisbon (Bồ Đào Nha) trong thời gian qua.
Là hội thảo diễn ra sau cùng, nhưng với số lượng tham luận khoa học vượt trội, có giá trị học thuật và tính thực tiễn cao, lại diễn ra trong bối cảnh đang có những tranh cãi liên quan đến việc tôn vinh công lao của những vị tiền bối có công sáng tạo và hoàn thiện chữ Quốc ngữ, nên hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” đã thu hút sự quan tâm không chỉ của học giới, của các tầng lớp nhân dân, của truyền thông trong và ngoài nước, mà cả chính giới ở trung ương và địa phương.



3.







Hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" diễn ra trong hai ngày 28 và 29.12 tại Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên, một hội thảo quốc tế được tổ chức chủ yếu qua mạng xã hội Facebook và thư điện tử.






Mọi thứ đều qua Facebook
TS Trần Đức Anh Sơn, Giám đốc nội dung của Tao Đàn Thư Quán, đơn vị tổ chức hội thảo quốc tế "100 năm chữ Quốc ngữ", khai mạc ngày 28.12 cho biết: Khác với những hội thảo truyền thống trước đây, hội thảo này được tổ chức theo cách thức riêng. Đó là một đoàn thể chính thống (Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng) đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức hội thảo; một công ty tư nhân (Tao Đàn Thư Quán) hỗ trợ về chuyên môn và tài trợ kinh phí tổ chức hội thảo. Ban Tổ chức hội thảo đã dùng mạng xã hội Facebook để loan tin về hội thảo và kêu gọi cộng đồng tham gia/ tham dự hội thảo".







Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” khai mạc ngày 28.12 tại Đà Nẵng. Ảnh: H.V.M
Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” khai mạc ngày 28.12 tại Đà Nẵng. Ảnh: H.V.M

Cụ thể, sau khi xây dựng đề cương nội dung, ấn định ngày giờ, địa điểm tổ chức và được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đồng ý cấp phép tổ chức hội thảo, Ban Tổ chức hội thảo đã đăng tải chương trình hội thảo bằng các ngôn ngữ: Việt - Pháp - Anh trên Facebook, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia/ tham dự hội thảo.
Sau đó, cũng thông qua Facebook, nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đã quan tâm, hưởng ứng và ngỏ ý tham gia/ tham dự hội thảo gồm: Viện Tôn vinh chữ Quốc ngữ (ở Đà Nẵng, Việt Nam), Hội Hữu nghị Bồ Đào Nha - Việt Nam (ở Porto, Bồ Đào Nha), Hội Ái mộ Bác sĩ Yersin (ở Montpellier, Pháp), Hội Nhịp cầu Thái Bình và Trường Âu Lạc Việt (ở Genève, Thụy Sĩ).
Đặc biệt, đã có gần 40 học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học ở Việt Nam và từ các nước: Australia, Bồ Đào Nha, Canada, Hoa Kỳ, Rumani, Thụy Sĩ, Trung Quốc… gửi tham luận tham gia hội thảo. Có hơn 120 người từ nhiều tỉnh thành ở Việt Nam và từ các nước: Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha, Australia, Thụy Sĩ, Trung Quốc… đã thông qua Facebook và e-mail để đăng ký tham dự hội thảo với tư cách cử tọa.
100 năm bãi bỏ khoa cử Hán học
Ngày mồng 4 tháng 11 năm Khải Định thứ 3 (nhằm ngày 28.12.1918), vua Khải Định ban Dụ số 123 về việc bãi phép khoa cử Hán học. Dụ có 4 khoản chuẩn định rằng:
Khoản thứ nhất: Đình bãi phép khoa cử [Hán học].
Khoản thứ hai: Cho phép đến năm sau [1919] có khoa thi Hội cuối cùng.
Khoản thứ ba: Phàm những việc liên quan đến tuyển bổ quan lại thuộc ban văn và cách học cách thi sẽ có chương trình định lệ riêng.
Khoản thứ tư: Viện Cơ mật và Bộ Học theo quyền phận của mình, chiểu Dụ thi hành.
Theo đó, từ năm 1919 chữ Hán không còn giữ vị trí độc tôn ở nước ta. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp đã được công nhận và được sử dụng thay thế trong chế độ khoa cử và thể chế hành chính.






Đây là hội thảo không giống với những hội thảo truyền thống lâu nay về khâu tổ chức. Ảnh: H.V.M
Đây là hội thảo không giống với những hội thảo truyền thống lâu nay về khâu tổ chức. Ảnh: H.V.M

Trong thực tế, vào năm 1915, vua Duy Tân đã ban Dụ bãi bỏ thi Hương ở Bắc Kỳ. Còn ở Nam Kỳ, việc bỏ chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ trong hệ thống hành chính đã diễn ra từ ngày 1.1.1882, theo một Nghị định được ban hành vào ngày 6.4.1878 bởi Thống đốc Nam Kỳ Lafont.
Tuy nhiên, việc vua Khải Định ban Dụ số 123 bãi bỏ chế độ khoa cử Hán học (kể từ năm 1919) là một dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho chữ Quốc ngữ được thừa nhận ở nước ta, dẫn đến việc vua Bảo Đại ban Dụ số 67 ngày 30.7.1945, quy định việc dạy chữ Quốc ngữ trong hệ thống giáo dục Việt Nam kể từ bấy giờ.
Sau cùng, với Sắc lệnh số 20 ngày 8.9.1945 do Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, quy định toàn dân phải học chữ Quốc ngữ, thì chữ Quốc ngữ đã hoàn toàn thay thế chữ Hán để trở thành văn tự chính thức của Việt Nam.
Theo TS Trần Đức Anh Sơn, hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" lần này để tôn vinh chữ Quốc ngữ và những người có công sáng tạo, phát triển hoàn thiện chữ Quốc ngữ; nhìn lại quá trình tiếp nhận, truyền bá và sử dụng chữ Quốc ngữ của dân tộc Việt Nam trong một thế kỷ qua; đồng thời thảo luận những vấn đề học thuật liên quan đến chữ Quốc ngữ.
Các tham luận gửi đến hội thảo rất phong phú, đề cập nhiều nội dung: Lịch sử hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ ở Việt Nam. Vai trò của các nhà truyền giáo phương Tây và của người Việt trong việc khai sinh, hoàn thiện và truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam trong gần 400 năm qua. Những vấn đề học thuật liên quan đến chữ Quốc ngữ. Sự ra đời và phát triển văn học chữ Quốc ngữ. Báo chí với việc truyền bá chữ Quốc ngữ. Các phong trào xã hội liên quan đến chữ Quốc ngữ. Kinh nghiệm trong truyền bá tiếng Việt và chữ Quốc ngữ cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại...
HOÀNG VĂN MINH
https://laodong.vn/van-hoa/100-nam-chu-quoc-ngu-hoi-thao-quoc-te-to-chuc-qua-mang-xa-hoi-775124.ldo?fbclid=IwAR3NXA2oNSWiKAU2Wgk7sbxF9BBFfUpSP4Pag3sxc1yWThbGFxWBrKeBbw8




2. Cập nhật ngày 28/12/2019 (Fb TDDAS):

"
Hội thảo đã qua ngày đầu tiên với 4 phiên họp diễn ra tại Khách sạn Hilton - Đà Nẵng.
Thành công hay không thì tùy đánh giá của những người tham dự, nhưng BTC đã cố gắng hết sức để hội thảo diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là 1 vài thông tin vắn tắt:
- 6 tháng đăng tin trên Facebook để mời tham gia, tham dự hội thảo. Kết quả có 33 tác giả với 33 tham luận của các tác giả từ Việt Nam, Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha, Rumani, Trung Quốc, Úc, Thụy Sĩ… được mời tham gia và in tham luận vào kỷ yếu. Có 27/33 tác giả trực tiếp đến Đà Nẵng tham gia hội thảo. Có 17 tham luận trình bày tại hội thảo và có hơn 60 lượt thảo luận tranh luận tại hội thảo với thời lượng 3 tiếng đồng hồ cho 3 panel. Do không đủ thời gian nên phải ngưng thảo luận, nếu không thì còn lâu mới hết ý kiến “tranh qua cãi về”, rất thú vị.
- Hơn 140 người đăng ký tham gia, nhưng BTC chỉ nhận 130 đăng ký vì hết chỗ và phải lo ăn trưa và tea-break cho chừng đó người nên phải dừng đăng ký 1 ngày trước khi hội thảo diễn ra để BTC chuẩn bị. Kết quả, hội trường 200 chỗ ngồi kín chỗ.
- Buổi sáng có 2 phiên: Phiên khai mạc và Phiên họp của Panel 1, có khoảng 200 người tham dự. Buổi chiều có 2 phiên họp của Panel 2 và Panel 3 tại 2 phòng riêng. Mỗi phiên có khoảng 80 người tham dự. Lúc cuối cùng, tại phần bế mạc, dù đã 5h45 chiều, tôi đếm vẫn còn 62 người ngồi nghe.
- In 200 kỷ yếu, tặng cho tác giả tham luận và đại biểu hết 60 cuốn, còn lại 140 cuốn, thì đã bán hết 130 cuốn tại hội thảo (giá 180.000đ cuốn). Còn lại khoảng 100 người đăng ký mua kỷ yếu gửi qua đường bưu điện, thì sáng nay sẽ quyết định in thêm cho đủ số lượng để gửi cho người ta. Ngoài ra, còn bán thêm được khá nhiều tựa sách khác do Tao Đàn Thư Quán liên kết xuất bản và phát hành.
- Nhiều vấn đề khoa học liên quan đến chữ Quốc ngữ đã được bàn luận tại hội thảo cực hay, cực bổ ích và cực thú vị.
Tóm lại, rứa là Ban Tổ chức đã không uổng công, uổng tiền và uổng thời gian tổ chức hội thảo này.
Ngày thứ nhất đã xong. Hôm nay, sẽ đi tham quan thực tế tại Thanh Chiêm, Phước Kiều và Hội An.
Cảm ơn nhiếp ảnh gia Hoàng Đức Bảo (Người Thế Chí) đã tài trợ bộ ảnh này.
NGƯỜI NƯỚC HUỆ (@ Đà thành, Quảng Nam quốc)
"































































1.


TS. Trần Đức Anh Sơn

Kính thưa quý vị !
Ngày mồng 4 tháng 11 năm Khải Định thứ 3 (nhằm ngày 28/12/1918), vua Khải Định ban Dụ số 123 về việc bãi phép khoa cử Hán học. Dụ có 4 khoản chuẩn định rằng:
Khoản thứ nhất: Đình bãi phép khoa cử [Hán học].
Khoản thứ hai: Cho phép đến năm sau [1919] có khoa thi Hội cuối cùng.
Khoản thứ ba: Phàm những việc liên quan đến tuyển bổ quan lại thuộc ban văn và cách học cách thi sẽ có chương trình định lệ riêng.
Khoản thứ tư: Viện Cơ mật và Bộ Học theo quyền phận của mình, chiểu Dụ thi hành.
Theo đó, từ năm 1919 chữ Hán không còn giữ vị trí độc tôn ở nước ta. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp đã được công nhận và được sử dụng thay thế trong chế độ khoa cử và thể chế hành chính.
Trong thực tế, vào năm 1915, vua Duy Tân đã ban Dụ bãi bỏ thi Hương ở Bắc Kỳ. Còn ở Nam Kỳ, việc bỏ chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ trong hệ thống hành chính đã diễn ra từ ngày 1/1/1882, theo một Nghị định được ban hành vào ngày 06/04/1878 bởi Thống đốc Nam Kỳ Lafont.
Tuy nhiên, việc vua Khải Định ban Dụ số 123 bãi bỏ chế độ khoa cử Hán học (kể từ năm 1919) là một dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho chữ Quốc ngữ được thừa nhận ở nước ta, dẫn đến việc vua Bảo Đại ban Dụ số 67 ngày 30/07/1945, quy định việc dạy chữ Quốc ngữ trong hệ thống giáo dục Việt Nam kể từ bấy giờ. Sau cùng, với Sắc lệnh số 20 ngày 08/09/1945 do Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, quy định toàn dân phải học chữ Quốc ngữ, thì chữ Quốc ngữ đã hoàn toàn thay thế chữ Hán để trở thành văn tự chính thức của Việt Nam.
Năm 2019, nhân kỷ niệm 100 năm cáo chung của chế độ khoa cử Hán học, chữ Quốc ngữ chính thức được sử dụng trong hệ thống học đường và chế độ hành chính Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng và Công ty cổ phần kinh doanh ấn phẩm văn hóa Tao Đàn Thư Quán (Tao Đàn Thư Quán) đồng phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam” để tôn vinh chữ Quốc ngữ và những người có công sáng tạo, phát triển hoàn thiện chữ Quốc ngữ; nhìn lại quá trình tiếp nhận, truyền bá và sử dụng chữ Quốc ngữ của dân tộc Việt Nam trong một thế kỷ qua; đồng thời thảo luận những vấn đề học thuật liên quan đến chữ Quốc ngữ.
Khác với những hội thảo truyền thống trước đây, hội thảo này được tổ chức theo cách thức riêng. Đó là: một đoàn thể chính thống (Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng) đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức hội thảo; một công ty tư nhân (Tao Đàn Thư Quán) hỗ trợ về chuyên môn và tài trợ kinh phí tổ chức hội thảo. Ban Tổ chức hội thảo đã dùng mạng xã hội Facebook để loan tin về hội thảo và kêu gọi cộng đồng tham gia / tham dự hội thảo. Cụ thể:
Sau khi xây dựng đề cương nội dung, ấn định ngày giờ, địa điểm tổ chức và được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đồng ý cấp phép tổ chức hội thảo, Ban Tổ chức hội thảo đã đăng tải chương trình hội thảo bằng các ngôn ngữ: Việt - Pháp - Anh trên Facebook, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia / tham dự hội thảo.
Sau đó, cũng thông qua Facebook, nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đã quan tâm, hưởng ứng và ngỏ ý tham gia / tham dự hội thảo. Đó là: Viện Tôn vinh chữ Quốc ngữ (ở Đà Nẵng, Việt Nam), Hội Hữu nghị Bồ Đào Nha - Việt Nam (ở Porto, Bồ Đào Nha), Hội Ái mộ Bác sĩ Yersin (ở Montpellier, Pháp), Hội Nhịp cầu Thái Bình và Trường Âu Lạc Việt (ở Genève, Thụy Sĩ).
Đặc biệt, đã có gần 40 học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học ở Việt Nam và từ các nước: Australia, Bồ Đào Nha, Canada, Hoa Kỳ, Rumani, Thụy Sĩ, Trung Quốc… gửi tham luận tham gia hội thảo. Có hơn 120 người từ nhiều tỉnh thành ở Việt Nam và từ các nước: Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha, Australia, Thụy Sĩ, Trung Quốc… đã thông qua Facebook và e-mail để đăng ký tham dự hội thảo với tư cách cử tọa.
Có thể xem đây là thành công bước đầu của hội thảo, xét trên phương diện quảng bá và truyền thông. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước đối với những vấn đề rất thú vị và cũng rất gay cấn: lịch sử ra đời, phát triển và sử dụng chữ Quốc ngữ ở Việt Nam; vai trò và công lao của những người đã khai sinh và hoàn thiện chữ Quốc ngữ; vấn đề bảo tồn và cải cách chữ Quốc ngữ từ trước đến nay.
* * *
Các tham luận gửi đến hội thảo rất phong phú, đề cập nhiều nội dung:
- Lịch sử hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ ở Việt Nam.
- Vai trò của các nhà truyền giáo phương Tây và của người Việt trong việc khai sinh, hoàn thiện và truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam trong gần 400 năm qua.
- Những vấn đề học thuật liên quan đến chữ Quốc ngữ.
- Sự ra đời và phát triển văn học chữ Quốc ngữ.
- Báo chí với việc truyền bá chữ Quốc ngữ.
- Các phong trào xã hội liên quan đến chữ Quốc ngữ.
- Kinh nghiệm trong truyền bá tiếng Việt và chữ Quốc ngữ cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Căn cứ vào nội dung các tham luận, Ban Tổ chức hội thảo thành lập 3 tiểu ban và sắp xếp các tham luận vào từng tiểu ban thích hợp để các tác giả trình bày tham luận và các cử tọa tham gia trao đổi và thảo luận với các tác giả:

Tiểu ban 1: Chữ Quốc ngữ: Khai sinh và phát triển
Tiểu ban này có 10 tham luận của các tác giả sau:
1. Vietnamese lexicography from 1651 to 1775 [Nghiên cứu tiếng Việt từ năm 1651 đến năm 1775] (tiếng Anh kèm bản dịch tiếng Việt), của GS.TS. Roland Jacques (Đại học Saint Paul, Canada).
2. Quá trình truyền giáo của Dòng Tên Bồ Đào Nha ở Hội An và sự ra đời của chữ Quốc ngữ, của TS. Nguyễn Thị Vĩnh Linh (Trường Đại học Quảng Nam).
3. Khởi thảo Quốc ngữ ở một số cư sở truyền giáo tại Quảng Nam của giáo sĩ Dòng Jésuites Bồ Đào Nha thế kỷ XVII, của TS. Hoàng Thị Anh Đào (Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) và ThS. Hoàng Đức Bảo (Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng).
4. Chữ Quốc ngữ - Hình thành và phát triển, của bà Châu Yến Loan (Thành phố Hồ Chí Minh).
5. Francisco de Pina (1585 - 1625): A linguist from Guarda in Cochinchina (Vietnam) [Francisco de Pina (1585 - 1625). Một nhà ngôn ngữ học từ Guarda ở Nam Kỳ (Việt Nam)] (tiếng Anh), của TS. Antonio Salvado Morgado (Guarda, Bồ Đào Nha).
6. Đóng góp của cư dân bản địa đối với sự ra đời chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII, của bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Trường Đại học KHXH và NV, Đại học QG TPHCM).
7. Bình Định với sự ra đời và phát triển của chữ Quốc ngữ, của ThS. Đoàn Minh Chiến (Trường Cao đẳng Bình Định).
8. Đóng góp của Chân phước - Thầy giảng André Phú Yên với Giáo sĩ Đắc Lộ trong quá trình hoàn thiện chữ Quốc ngữ, của ông Trần Thanh Hưng (Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên).
9. Chữ Quốc ngữ. Sơ lược các giai đoạn hình thành và phát triển, của ông Lê Nam (Thành phố Hồ Chí Minh).
10. Chữ Quốc ngữ và 100 năm, của bà Nguyễn Thủy Tiên de Olivieira (Hội Hữu nghị Bồ Đào Nha - Việt Nam, Bồ Đào Nha).
Các tham luận ở Tiểu ban 1 bàn luận các vấn đề: Nguyên nhân ra đời của chữ Quốc ngữ; đâu là nơi khai sinh ra chữ Quốc ngữ: Thanh Chiêm, Hội An hay Nước Mặn?; Vai trò của các giáo sĩ phương Tây trong việc sáng tạo chữ Quốc ngữ, thảo luận về công lao và đóng góp của hai giáo sĩ Dòng Tên Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes; Sự tham gia của người Việt (những bậc trí thức đương thời và cư dân bản địa) vào việc sáng tạo và hoàn chính chữ Quốc ngữ; Những tiến triển của việc hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ trong các thế kỷ XVII - XVIII; Điểm lược những chặng đường phát triển của chữ Quốc ngữ trong gần 4 thế kỷ qua và những thành tựu nổi bật của văn chương và sử học do chữ Quốc ngữ mang lại; Trả lại cho lịch sử vị trí xứng tầm của chữ Quốc ngữ…

Tiểu ban 2: Người Việt với quá trình sử dụng và hoàn thiện chữ Quốc ngữ
Tiểu ban này có 11 tham luận của các tác giả sau:
1. Đà Nẵng với buổi đầu phát triển chữ Quốc ngữ, của ThS. Bùi Văn Tiếng (Hội KHLS Đà Nẵng).
2. Petrus Trương Vĩnh Ký. Người tiên phong sử dụng và truyền bá chữ Quốc ngữ với tấm lòng yêu nước, yêu dân, của ông Trần Hữu Phúc Tiến (Công ty Giáo dục Hợp Điểm, TPHCM).
3. Nguyễn Văn Vĩnh với việc truyền bá chữ Quốc ngữ và phát triển báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX, của TS. Nguyễn Thị Lệ Hà (Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).
4. Lý tưởng sống còn của Nguyễn Văn Vĩnh với sự nghiệp phổ cập chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, của ông Nguyễn Lân Bình (Hà Nội).
5. Phan Bội Châu và chữ Quốc ngữ, của NCS. Nguyễn Đình Khánh (Đại học Trung Sơn, Trung Quốc).
6. Sự truyền bá chữ Quốc ngữ trên Nam phong tạp chí, của ThS. Lê Thị Thanh Giao (Khoa Du lịch, Đại học Huế).
7. Tạp chí Tri Tân và vai trò của nó với việc truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam, giai đoạn 1941 - 1946, của ThS. Trương Thị Hải (Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).
8. Những đóng góp của Hội truyền bá Quốc ngữ với công cuộc chống nạn mù chữ ở Việt Nam trước năm 1945, của ThS. Trương Thị Phương (Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).
9. Xã hội hóa: mấu chốt thành công của cuộc cách mạng chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX, của NCS. Lê Thị Kim Dung (Đại học Tổng hợp Bucharest, Rumani).
10. Dân tộc hóa học đường: Tiếng Việt trong giảng dạy bậc đại học ở hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau năm 1945, của TS. Lê Nam Trung Hiếu (Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế).
11. Chữ Quốc ngữ. Sự lựa chọn phù hợp của dân tộc Việt, của ThS. Dương Xuân Quang (Trường Đại học KHXH và NV, Đại học QG Hà Nội).
Các tham luận ở Tiểu ban 2 bàn luận các vấn đề: Đánh giá và tôn vinh những người Việt tiên phong trong việc sử dụng, truyền bá và góp phần hoàn thiện chữ Quốc ngữ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh...; Quan điểm của các bậc trí thức lớn ở Việt Nam đương thời như: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu… đối với chữ Quốc ngữ; Vẽ lại bức tranh báo chí Quốc ngữ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thông qua các tờ báo tiêu biểu như: Gia Định Báo, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Tri Tân… coi đây là những kênh truyền dẫn hiệu quả về việc sử dụng và giá trị của chữ Quốc ngữ nhằm mở mang tri thức, học vấn, khích lệ cải cách, duy tân, khơi gợi lòng yêu nước đối với các tầng lớp người Việt vào thời kỳ này; Điểm lược hoạt động của các phong trào, các cuộc vận động, các tổ chức xã hội ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX như: phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân, Hội Truyền bá Quốc ngữ, Hội Trí Tri, phong trào Bình dân học vụ… trong việc vận động sử dụng chữ Quốc ngữ, thay đổi nhận thức của chính quyền và của các tầng lớp nhân dân, dẫn đến việc chính quyền thừa nhận và ban hành các văn bản pháp lý công nhận chữ Quốc ngữ là chữ viết chính thức của dân tộc Việt Nam; Yếu tố xã hội hóa trong cuộc cách mạng chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX; Vấn đề dân tộc hóa trong giảng dạy tiếng Việt trong các trường đại học ở 2 miền Bắc và Nam Việt Nam từ sau khi chữ Quốc ngữ được đưa vào hệ thống học đường Việt Nam…

Tiểu ban 3: Chữ Quốc ngữ: Những vấn đề học thuật, thành tựu và sự tôn vinh
Tiểu ban này có 12 tham luận của các tác giả sau:
1. Từ Cristofori Borri đến Huình Tịnh Của: Chính tả Quốc ngữ 1631 - 1895, của TS. Trần Quốc Anh (Đại học Santa Clara, Hoa Kỳ).
2. Tiếng Việt từ thời Alexandre de Rhodes: Kinh Lạy Cha (phần 5A), của ông Nguyễn Cung Thông (Melbourne, Úc).
3. Tiến trình hoàn thiện chữ Quốc ngữ trong Kinh Lạy Cha, của bà Châu Yến Loan (Thành phố Hồ Chí Minh).
4. Sự tương liên giữa chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, của ông Phạm Thúc Hồng (Hội KHLS Đà Nẵng).
5. Ghi chép thực địa của giáo sĩ Đắc Lộ ở thế kỷ XVII về nữ thần Cửa Chúa khu vực Nghệ An, của ông Chu Xuân Giao (Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).
6. Truyện thơ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Một nhịp cầu kết nối truyền thống và hiện đại, của ThS. Nguyễn Minh Huệ (Viện Văn học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).
7. 100 năm chữ viết Việt Nam, của ông Võ Xuân Tòng (Thành phố Hồ Chí Minh).
8. Bảo tồn tiếng Việt ở nước ngoài dựa vào cộng đồng: Những bằng chứng từ khảo sát tại Rumani, của NCS. Nguyễn Thế Hà (Đại học Ovidius, Rumani) và NCS. Nguyễn Quốc Phương (Đại học Tổng hợp Bucharest, Rumani).
9. Thành quả rực rỡ của chữ Quốc ngữ hồi cuối thế kỷ XIX (1865 - 1887), của ông Nguyễn Q. Thắng (Thành phố Hồ Chí Minh).
10. Chữ Quốc ngữ: Giải tỏa những thành kiến cùng bác bỏ những ngộ nhận, của ThS. Đào Tiến Thi (Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội).
11. Học và dạy tiếng mẹ đẻ: Phương pháp tự nhiên và khoa học theo thuyết Tomatis cho tiếng Việt đơn âm, của TS. Hoàng Văn Khẩn (Trường Âu Lạc Việt, Genève, Thụy Sĩ).
12. Đề án tôn vinh tiếng Việt và chữ Quốc ngữ, của GS.TS. Nguyễn Đăng Hưng (Đại học Liège, Bỉ).
Các tham luận ở Tiểu ban 3 bàn luận các vấn đề học thuật liên quan chữ Quốc ngữ: Sự thay đổi theo hướng hoàn thiện của chính tả tiếng Việt trong diễn trình phát triển của chữ Quốc ngữ từ lúc khai sinh đến giữa thế kỷ XX thông qua các văn bản như: Kinh Lạy Cha, các cuốn hồi ký, các bộ từ điển của các nhà truyền giáo phương Tây: Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes, Pignaux de Béhain, Jean-Louis Tabert… hay của các học giả Việt Nam như: Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh; Những ghi chép thực địa của giáo sĩ Alexandre de Rhodes liên quan đến các địa danh ở Việt Nam và vấn đề chính tả tiếng Việt trong thế kỷ XVII; Giới thiệu và đánh giá các truyện thơ, tiểu thuyết chữ Quốc ngữ và văn chương Quốc ngữ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX; Làm sáng tỏ những ngộ nhận đồng thời bác bỏ những thành kiến về chữ Quốc ngữ; Phân tích nguyên nhân thất bại của các đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ từ giữa thế kỷ XX đến nay; Vấn đề giảng dạy chữ Quốc ngữ và bảo tồn tiếng Việt cho các cộng đồng người Việt ở nước ngoài; Cách thức dạy và học tiếng Việt theo phương pháp tự nhiên và khoa học của thuyết Tomatis cho tiếng Việt đơn âm; Việc bảo tồn và tôn vinh chữ Quốc ngữ và tiếng Việt hiện nay…
* * *
Kính thưa quý vị !
Cuộc hội thảo do Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng và Tao Đàn Thư Quán tổ chức hôm nay tại thành phố Đà Nẵng là cuộc hội thảo thứ 6 về chữ Quốc ngữ diễn ra trong năm 2019, sau các cuộc hội thảo / tọa đàm được các viện nghiên cứu, hiệp hội chuyên môn, tổ chức dân sự, cơ sở tôn giáo… tổ chức ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), Lisbon (Bồ Đào Nha) trong thời gian qua.
Là hội thảo diễn ra sau cùng, nhưng với số lượng tham luận khoa học vượt trội, có giá trị học thuật và tính thực tiễn cao, lại diễn ra trong bối cảnh đang có những tranh cãi liên quan đến việc tôn vinh công lao của những vị tiền bối có công sáng tạo và hoàn thiện chữ Quốc ngữ, nên hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” đã thu hút sự quan tâm không chỉ của học giới, của các tầng lớp nhân dân, của truyền thông trong và ngoài nước, mà cả chính giới ở trung ương và địa phương.
Chúng tôi hy vọng rằng: những thông tin, quan điểm, luận chứng trong các tham luận; những trao đổi, thảo luận giữa các tác giả tham luận với cử tọa, giữa cử tọa với cử tọa trong hội thảo này, sẽ làm sáng tỏ nhiều uẩn khúc lịch sử và nhiều vấn đề khoa học liên quan đến chữ Quốc ngữ và tiếng Việt.
Đó cũng là mục đích mà những người tổ chức hội thảo, tác giả các tham luận và quý cử tọa hiện diện tại hội thảo này hướng đến và kỳ vọng.
Và tôi tin rằng: hội thảo sẽ thành công như mong đợi.
Trân trọng cảm ơn sự chú ý của quý vị.
T.Đ.A.S.
..

5 nhận xét:

  1. Cám ơn bạn Giao về những thông tin mà tôi quan tâm!
    Xin phép chép lại lời khai mạc và bản báo cáo đề dẫn Hội thảo ở 2 thành phố về trang nhà của tôi để những ai quan tâm cùng đọc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mời bác Vũ Nho xem tiếp các cập nhật về hội thảo tại Đà Nẵng:

      II. Hội thảo tại Đà Nẵng ngày 28 - 29 tháng 12 năm 2019

      ..

      3.

      100 năm chữ Quốc ngữ - hội thảo quốc tế tổ chức qua… mạng xã hội

      LĐO | 28/12/2019 | 14:27

      Hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" diễn ra trong hai ngày 28 và 29.12 tại Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên, một hội thảo quốc tế được tổ chức chủ yếu qua mạng xã hội Facebook và thư điện tử.


      Mọi thứ đều qua Facebook
      TS Trần Đức Anh Sơn, Giám đốc nội dung của Tao Đàn Thư Quán, đơn vị tổ chức hội thảo quốc tế "100 năm chữ Quốc ngữ", khai mạc ngày 28.12 cho biết: Khác với những hội thảo truyền thống trước đây, hội thảo này được tổ chức theo cách thức riêng. Đó là một đoàn thể chính thống (Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng) đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức hội thảo; một công ty tư nhân (Tao Đàn Thư Quán) hỗ trợ về chuyên môn và tài trợ kinh phí tổ chức hội thảo. Ban Tổ chức hội thảo đã dùng mạng xã hội Facebook để loan tin về hội thảo và kêu gọi cộng đồng tham gia/ tham dự hội thảo".

      Xóa
  2. Rất thú vị! Cám ơn bạn Giao! Tôi chia sẻ về trang của mình cho mọi người cùng đọc!

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đã đọc tư liệu số 7.
    Xin phép chép về trang để mọi người cùng đọc!
    Cám ơn bạn Giao về thông tin nhiều chiều!

    Trả lờiXóa
  4. 9.

    Nguyễn Đắc Xuân
    16 tháng 1 lúc 06:24 ·
    CHỮ VIỆT XIN ĐƯỢC CHÍNH DANH
    NGUYỄN ĐẮC XUÂN
    Đầu thế kỷ XVII, các tu sĩ Thiên chúa giáo thuộc dòng Tên (Jésuite) – phần lớn là người Bồ Đào Nha, đến Việt Nam truyền giáo. Lúc đó Việt Nam đang có tên nước là Đại Việt (1), đang sử dụng hai thứ chữ viết có tên gọi là chữ Nho (tức chữ Hán đọc theo giọng người Việt, và có nghĩa theo người Việt) và chữ Nôm (Nôm là Nam, chữ do người Việt dựa vào chữ Hán mà đặt ra để ghi âm tiếng người Viêt). Các tu sĩ dòng Tên người châu Âu không thể sử dụng được chữ Nôm trong việc truyền giáo. Như chủ trương chung của Vatican, các tu sĩ dòng Tên đi truyền giáo ở nước nào (Á, Phi, Mỹ La Tinh) đều phải ghi âm tiếng của nước đó bằng mẫu tự La Tinh). Chữ các nước Trung Quốc, Nhật Bản đã được các tu sĩ dòng Tên La tinh hóa trước cả Việt Nam. Để có một công cụ truyền giáo, các tu sĩ dòng Tên học tiếng nói của người Việt Nam và ghi âm lại bằng ký tự La tinh (Alphabet) với âm tiếng Bồ Đào Nha.
    1. Tiếng Việt ghi âm theo mẫu tự La tinh (Alphabet) đầu tiên và soạn thành từ điển tên gì?
    - Từ buổi đầu, cái thứ chữ Việt La-tinh hóa đó được tu sĩ dòng Tên Alexandre de Rhodes soạn thành từ điển, in năm 1651 với tên gọi An Nam Bồ La;
    Annamiticum Lusitanum et Latinum
    Soạn cuốn Từ điển An Nam Bồ La nầy Alexandre de Rhodes đã dựa vào hai cuốn Từ điển của các tu sĩ dòng Tên đến Việt Nam trước đó. Cuốn
    An Nam Bồ của Gaspar do Amaral (khoảng 1632-1637
    và cuốn
    Bồ-An nam của Antonio Barbosa (khoảng 1647).
    Hơn 120 năm sau, Giám mục Pigneaux de Béhaine – cũng được gọi là Bá Đa Lộc (người đã giúp Nguyễn Vương phục quốc từ Phong trào Tây Sơn) đứng tên hai cuốn từ điển cùng niên đại (1772-1773) An nam-Latinh.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.