Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cung-văn-lược. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cung-văn-lược. Hiển thị tất cả bài đăng

17/12/2024

Lại bàn về quốc học : "Muốn có “thương hiệu quốc gia” phải có nền quốc học" (Lê Huy Hoàng, 2018)

Về quốc học, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (Phan Khôi năm 1931) hay ở đây (Phạm Quỳnh 1931).

Khoảng trước năm 2000, trong những lần nói chuyện dài dài trong lớp học văn tự Nôm Tày - Nùng, mở tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cụ Cung Văn Lược (giảng viên chính của lớp) có nói nhiều lần: chúng ta nên có "Viện Quốc học và Văn tự phương Đông". Đại ý, cụ mường tượng, ngoài Hán Nôm của Kinh, thì còn Nôm Tày, Nôm Nùng, Nôm Dao, chữ Chăm, chữ Khơ Me, chữ khác ở Việt Nam. Cụ cũng đã mường tượng là so sánh nó với chữ Nữ Chân, chữ Nhật Bản, chữ Triều Tiên. Nên cụ mường tượng ra "văn tự phương Đông". Đại khái, trước cụ, về văn tự phương Đông, có cụ Nguyễn Tài Cần đã mường tượng và viết thành sách từ năm 1985 (sách trước năm 1986). Nhưng ý tưởng của cụ Cung Văn Lược thì vu khoát hơn, nghĩ đến cả chữ Chăm và chữ Khơ Me, rồi các loại chữ khác có mặt ở Việt Nam.

Tôi tham gia lớp học vì tôi lúc ấy đang đánh vật với chữ Nôm Nùng. Chữ Nôm Nùng gần gũi với Nôm Tày và Nôm Việt, nhưng vẫn có bản sắc riêng.

Tôi đã ghi lại ý của cụ Cung Văn Lược ngay lúc đó. Cụ còn tiếp tục nói ý tưởng này ở các không gian khác (ngoài lớp học) hồi đó.

Đại khái, lúc đó, cụ Chu Hữu Quang ở Trung Quốc cũng đã cùng ý nghĩ, cùng ý tưởng, và ra luôn được sách rồi. Cụ Chu Hữu Quang đã xếp Nôm Việt vào một loại văn tự trên bản đồ văn tự toàn thế giới của cụ.

Bài dưới đây đã công bố trên báo năm 2018, của tác giả Lê Huy Hoàng.

03/03/2020

Với nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, học giả Nguyễn Cung Thông nhận giải thưởng Văn Việt lần V

Loạt bài nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, của học giả Nguyễn Cung Thông, đã được chính ông gửi cho bạn bè qua nhiều lần bằng thư điện tử, suốt trong mấy năm (ví dụ đọc một đoạn hồi năm 2017 ở đây). Công việc vẫn đang tiếp tục. Rồi là sự xuất hiện dần dần của nó trên nhiều phương tiện (báo chí mạng, mạng xã hội, sách báo).

1. Cuối năm 2019, Nguyễn Cung Thông đã về Đà Nẵng, tham dự hội thảo về chữ quốc ngữ, cũng là để trình bày một trích đoạn mới trong loạt bài đó, là về Kinh Lạy Cha với chữ quốc ngữ, ví dụ có thể đọc lại ở đây, hay ở đây, trên Giao Blog.

Sau hội thảo, là những trình bày tiếp về cùng chủ đề tại Viện Ngôn ngữ học (Hà Nội) hay Khoa Ngôn ngữ học (Tp. Hồ Chí Minh), trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây.

2. Chuyến du Nam du Bắc của ông dịp tiền Cô Vy 19-20 vừa rồi, một thu hoạch khá hay của tôi, là: biết được rằng, học giả Nguyễn Cung Thông và học giả Cung Văn Lược có quan hệ anh em họ hàng gần với nhau. Kì lạ hơn, cụ Cung Văn Lược là hàng cháu, phải gọi học giả Nguyễn Cung Thông là chú (gọi thay cho con thì là ông).

Chữ "Cung" trong tên của học giả họ Nguyễn, thì lại chính cũng là họ Cung. Họ Cung ấy gốc ở làng Lủ, tức làng Kim Lũ --- nay là Đại Kim, hay gọi đại khái là khu Kim Giang. Câu chuyện họ Cung làng Lủ khá thú vị.