Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

02/01/2020

Về quê đương kim thủ tướng, lại được phóng xe máy qua đập tràn

Hồi ngày xưa, cũng đã lâu lắm rồi, tới cả 20 năm trước, mình lần đầu nghe chữ "đập tràn" mà không hiểu ra làm sao. Bởi người Quảng Nam phát âm chữ "đập tràn" mà mình cứ nghe thành ra "đập tròn" hay "đập tràng" ! Nghe không ra, nên không biết nghĩa là gì. Bụng bảo dạ là cứ đi, gặp nó, rồi sẽ tự khắc mà hiểu ra thôi.

Tiếng Quảng Nam khó nghe, thì có thể xem Nguyễn Hưng Quốc kể nhiều năm về trước. Đại khái, bác Quốc lúc mới vô Sài Gòn, ra chợ nói chữ "mua gạo" mà người ở chợ không hiểu gì. Người ta không thể biết anh chàng sinh viên ấy muốn mua hay bán cái gì. Bởi lẽ, cái chữ "gạo" bị người Quảng Nam phát âm méo đi quá, người Sài Gòn nghe không ra.

Đại khái vậy. Đương kim thủ tướng của Đại Việt là người Quảng Nam.


(đang viết)


Tính viết luôn một mạch, nhưng do vướng việc. Nên tạm treo đây đã, viết dần sau. (3/1/2020).





---


BỔ SUNG


3.

- Việt Giải Trí - https://vietgiaitri.com -

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân

On 01/07/2019 @ 12:07 PM In Phong cách sao

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc đồ tương đồng với phu nhân khiến cộng đồng mạng thích thú.

Mới đây, chùm ảnh tổng hợp về các hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được cộng đồng mạng chia sẻ mạnh mẽ. Điểm nhấn quan trọng nhất trong chùm ảnh này đó là sự tương đồng về thời trang của Thủ tướng và phu nhân của mình.

Trong các bức hình, điều ấn tượng nhất là phong cách tone sur tone của Thủ tướng với phu nhân. Không khó để thấy Thủ tướng rất tinh tế khi chọn lựa cà vạt tiệp màu với trang phục của phu nhân. Nếu phu nhân mặc áo dài tím thì Thủ tướng sẽ sử dụng cà vạt màu tím nhạt tương tự.

Trong một hoạt động khác, Thủ tướng và phu nhân cùng chọn tone màu đỏ đậm khi xuất hiện bên nhau.

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đồng điệu với gam màu tím nhạt

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 2

Gam màu xanh được Thủ tướng và phu nhân chọn lựa khi đi công du

Phu nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có sở thích mặc áo dài trong hầu hết các sự kiện bà xuất hiện bên chồng. Áo dài được thiết kế khéo léo vừa vặn cơ thể và thêu tay rất tỉ mỉ sang trọng. Bà thường chọn họa tiết hoa sen, rồng phượng thêu thủ công.

Phụ kiện trang sức ngọc trai và clucth cầm tay được phối hợp rất ý nhị để tôn lên vẻ thanh lịch cho quý phu nhân ngoài ra chúng cũng phát huy 'sức mạnh' khi sóng đôi cùng Thủ tướng.

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 3

Thủ tướng và phu nhân chọn gam màu hồng khi công du đến Ấn Độ vào tháng 1/2018

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 4

Phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu nền nã với tà áo dài in họa tiết hoa sen nổi bật

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 5

Gam màu đỏ đậm tôn lên nét sang trọng cho vợ chồng Thủ tướng

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 6

Tone màu tím được điểm xuyết khéo léo trên trang phục của vợ chồng Thủ tướng

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 7

Áo dài đỏ đậm và họa tiết thêu tay dọc bên eo giúp phu nhân thêm sang trọng

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 8

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 9

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 10

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 11

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 12

Phụ kiện nhỏ nhắn trang nhã được phu nhân sử dụng rất tinh tế

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 13

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 14

Có thể thấy vợ chồng Thủ tướng rất chọn gam màu xanh cho các hoạt động quan trọng

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 15

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 16

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 17

Khi phu nhân mặc áo dài nhung điểm xuyết hạt ngọc trai trên cổ thì Thủ tướng lại ý nhị chọn cà vạt chấm bi nhí

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 18

Thủ tướng và phu nhân trong chuyến công du đến Nhật Bản

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 19

Tone màu xanh da trời rất thanh lịch và nền nã

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 20

Qúy phu nhân mặc áo dài cổ tròn họa tiết chim công trắng cao quý

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 21

Phát hiện thú vị: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên mặc tương đồng với phu nhân - Hình 22

Cát Cát

Theo saostar.vn


Article printed from Việt Giải Trí: https://vietgiaitri.com

URL to article: https://vietgiaitri.com/phat-hien-thu-vi-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-thuong-xuyen-mac-tuong-dong-voi-phu-nhan-20190701i4073077/

https://vietgiaitri.com/phat-hien-thu-vi-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-thuong-xuyen-mac-tuong-dong-voi-phu-nhan-20190701i4073077/print/


























2.

Nguyễn Hưng Quốc

Từ nhà phê bình đến một blogger [đối thoại]
Đã đăng trên blog của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOANews.com) ngày 13/07/2009.

Làm một blogger cho một đài phát thanh quốc tế như VOA, với tôi, quả là một chuyện bất ngờ và thú vị.

Kể ra, hình như tôi cũng khá có duyên với các đài phát thanh. Nhiều lần, một số đài phát thanh có chương trình tiếng Việt ở nhiều nơi trên thế giới mời tôi làm việc hoặc cộng tác. Lần nào tôi cũng từ chối. Lý do chính là vì tôi không thích cái giọng của tôi. Tôi sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam, đến năm 18-19 tuổi, mới vào Sài Gòn. Chính ở Sài Gòn, lần đầu tiên tôi phát hiện mình nói tiếng Việt không... đúng. Không đúng từ những điều căn bản nhất: các nguyên âm, đặc biệt là nguyên âm a, ă và o. Nhớ, một lần, đâu vào khoảng cuối năm 1975, tôi và một người bạn ra chợ Trương Minh Giảng ở quận 3, Sài Gòn bán một số gạo mà chúng tôi, vốn là sinh viên ở trường Đại Học Sư Phạm, được mua với giá rẻ. Tôi hỏi người đàn bà đã khá lớn tuổi ở hàng gạo:
“Boác có mua gộ không, boác?”
Người bán gạo có vẻ không hiểu. Tôi lặp lại:
“Gộ. Cháu có một bô gộ.”
Bà vẫn không hiểu. Thằng bạn đi với tôi, cũng dân Quảng Nam nhưng bố mẹ lại là người Bắc di cư, vọt miệng làm... thông dịch viên:
“Gạo. Chúng cháu có một bao gạo”.
Bà hiểu ngay tức khắc.
Tôi xấu hổ đến lặng người. Đó là lần đầu tiên tôi phát hiện ra là tiếng Việt của mình có... vấn đề.

Bây giờ, lớn tuổi rồi, nhìn lại, thấy, thật ra, vấn đề ấy cũng chẳng có gì trầm trọng. Có khi lại hay nữa. Một người bạn của tôi, gốc Quảng Nam, hiện đang sống và làm thơ ở Sài Gòn, có lần hùng dũng tuyên bố: “Mình có giọng noái là boảng séc; bỏ boảng séc ấy thì còn gì là mình nữa!”

Tôi, một mặt, không muốn bỏ hẳn bản sắc của mình, nhưng mặt khác, lại cũng biết rõ là, nghề phát thanh viên là một trong những nghề ít thích hợp với mình nhất. Tốt nhất là không nên nghĩ đến.

Lại nhớ đến Hoài Thanh. Trong một lần đến nói chuyện với sinh viên Khoa Văn trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đâu khoảng vào năm 1988 hay 89 gì đó, Hoài Thanh kể hồi nhỏ ông không mấy tự tin vào cái giọng Nghệ An của mình. Ông biết nó không hay. Hơn nữa, ông cũng biết nói giọng Nghệ An là một thiệt thòi. Bởi vậy, ông tập trung năng lực vào việc trau dồi khả năng viết lách để có thể truyền thông một cách hiệu quả qua con đường văn chương. Tôi không có ý thức dùng văn viết để thay thế văn nói rõ rệt như ông. Bởi tôi mê viết văn (và làm thơ nữa, giời ạ!) khá lâu trước khi tôi nhận ra là mình nói dở. Chỉ có điều, sau khi nhận ra mình nói dở, tôi chỉ thích chọn những nghề... ít nói nhất.

Vậy mà tôi lại sa vào nghề dạy học. Cả đời tôi dạy học. Ở Việt Nam, dạy học. Ra đến nước ngoài, cũng dạy học. Như cái số, đành chấp nhận. Nhưng nếu có cái nghề thứ hai nào cần làm và có thể làm, tôi dứt khoát chọn cái nghề ít nói; thậm chí, không nói: càng tốt.

May, nó tới: lần này Ban Việt ngữ đài VOA không mời tôi làm phát thanh viên mà lại làm một... blogger!

A! Cái chuyện này mới thú vị đấy. Chữ blog mới đến độ chưa có trong tiếng Việt (hay có mà tôi không biết; nếu vậy, xin quý bạn đọc chỉ giùm; xin đa tạ trước). Ngay trên thế giới, blog cũng là một hiện tượng khá mới. Những blog đầu tiên chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ trước, cách đây mới hơn 10 năm. Mới, nhưng nó lại phát triển cực nhanh. Nếu năm 1997, trên khắp thế giới chỉ mới có 23 blog, đến năm 2005, con số này nhảy lên trên 50 triệu, trung bình mỗi ngày có đến trên 75.000 blog mới xuất hiện. Hiện nay số blog trên thế giới có thể lên đến hàng trăm triệu. Nhiều? Vâng, ngay cả khi chúng ta đã trừ đi những blog không thực sự hoạt động, rất hiếm khi được cập nhật hoặc chỉ có năm ba người đọc, số blog còn lại cũng rất nhiều; trong số đó có những blog có số người đọc đông đảo đến độ không có cơ quan truyền thông nào lại không thèm thuồng. Ví dụ, blog Perez Hilton của Mario Lavandeira mỗi ngày có đến trên ba triệu lượt người truy cập. Hơn hẳn các tờ báo in nổi tiếng và có lịch sử hàng trăm năm.

Nhiều người tiên đoán chính các blog sẽ là tên sát thủ của tất cả các tờ báo. Không phải ai cũng đồng ý. Nhưng có một sự thật: gần đây, số lượng các tờ báo phải bị đóng cửa hoặc đang sống ngắc ngoải khá nhiều. Kẻ thù chính là internet. Trong internet, kẻ thù chính là các blog.

Để tồn tại, hầu hết các tờ báo đều tìm cách online-hoá, và, gần đây, blog-hoá. Báo đưa lên mạng, chưa đủ. Trên mạng, người ta có thể cập nhật tin tức và bình luận thật nhanh, đáp ứng nhu cầu biết-ngay và biết-hết của con người thời cách mạng thông tin toàn cầu. Thế nhưng vẫn có cái gì đó chưa đủ. Ngày nay, độc giả hay thính giả không phải chỉ cần biết tin. Họ không muốn thụ động như trước. Họ có nhu cầu lên tiếng phản hồi hay tham gia vào các cuộc tranh luận. Các trang báo mạng thông thường (webpage) không đáp ứng được điều đó. Chính vì vậy các blog mới ra đời. Trên các tờ báo mạng, ngoài những trang tin tức hay bình luận theo kiểu truyền thống, người ta thấy lần lượt xuất hiện những trang blog của các bình luận gia hay ký mục gia (columnist) với một danh xưng mới: blogger.

Khác với các bình luận gia hay ký mục gia, các blogger không bao giờ đứng một mình. Bên cạnh họ bao giờ cũng có đông đúc bạn bè và độc giả, người thì khen, kẻ thì chê; người thì tán đồng, kẻ thì phản đối, lúc nào cũng có sự tương tác nhanh chóng và chặt chẽ. Có những blog, như blog của Mario Lavandeira nhắc ở trên, có đến hơn nửa triệu phản hồi từ độc giả. Khiếp. Sự góp mặt của những người phản hồi ấy góp phần tạo nên đặc trưng và diện mạo của blog: đó là một cuộc họp mặt và chuyện trò của những người đồng điệu. Đồng điệu không hẳn là đồng ý. Những người đồng điệu thường chỉ có một điểm chung: sự quan tâm đến một lãnh vực hay một vấn đề gì đó. Không nhất thiết phải chung về quan điểm.

Áp lực của các blog mạnh đến nỗi không phải chỉ có các tờ báo in mới blog hoá. Ngay cả báo mạng cũng blog hoá: tờ Talawas do Phạm Thị Hoài chủ trương ở Đức tự đình bản để sau đó, biến thành Talawas blog. Rồi các đài phát thanh - một hình thức báo nói - cũng blog hoá. Liên quan đến tiếng Việt, trên phạm vi toàn cầu, không chừng VOA đang đi tiên phong. Trang web của Ban Việt ngữ các đài phát thanh khác, có khi có cả hàng chục triệu lượt truy cập mỗi tuần, vẫn chưa có blog. Chỉ có mục Diễn Đàn. Nhưng Diễn Đàn không phải là blog.

Được tham gia vào diễn đàn có tính tiên phong như thế, vui chứ?

Ở diễn đàn ấy, mình chỉ cần viết chứ không cần nói: càng vui nữa.

Thế thì tôi đâu có lý do gì để từ chối. Ừ thì làm. Từ nhà phê bình đến blogger, không chừng đó cũng sẽ là cuộc hành trình chung của nhiều người, sau này: một cuộc xuống đường của trí thức.

http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=8927




1.
Tóm tắt tiểu sử Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc 
Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc
1. Họ và tên: NGUYỄN XUÂN PHÚC
2. Ngày, tháng, năm sinh: 20/7/1954.
3. Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
4. Nơi đăng ký thường trú: phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
5. Dân tộc: Kinh.
6. Tôn giáo: không.
7. Trình độ hiện nay:
   - Giáo dục phổ thông: 10/10;
   - Chuyên môn, nghiệp vụ: cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (năm 1978);
   - Ngoại ngữ: Anh văn B, Nga văn B;
8. Nơi làm việc: Văn phòng Chính phủ.
9. Ngày vào Đảng: 12/05/1982; ngày chính thức: 12/11/1983;
10. Là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá X, XI và XII;
Là Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá XI và XII;
11. Là đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII và XIV;
12. Là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 1999 - 2004 và 2004 -2011.  
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
1966 - 1968: Lên Chiến khu cách mạng, được Đảng đưa ra miền Bắc đào tạo.
1968 - 1972: Học phổ thông; Bí thư Đoàn trường cấp III.
1973 - 1978: Sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Bí thư Chi đoàn.
1978 - 1979: Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
1979 - 1993: Chuyên viên; Phó Văn phòng; Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Bí thư Đảng ủy cơ quan; Đảng ủy viên Đảng ủy khối dân chính đảng Quảng Nam - Đà Nẵng khoá 1 và khoá 2; Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Quảng Nam - Đà Nẵng.
1993 - 1996: Giám đốc Sở Du lịch, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng khoá 15 và khoá 16.
1997 - 2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam khoá 17 và khoá 18; Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá 6; kiêm Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam.
2001 - 2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khoá 18; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khoá 6; Đại biểu Quốc hội khoá XI; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI. Kiêm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.
2004 - 2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khoá 19; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khoá 7; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá 7; Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI.
3/2006 - 5/2006: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
6/2006 - 8/2007: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X); Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Phó Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI. 
8/2007 - 01/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X); Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
01/2011 - 7/2011: Ủy viên Bộ Chính trị (khoá XI); Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ; Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
8/2011 - 4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị (khoá XI và khoá XII); Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt - Lào; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương…
4/2016 - 7/2016: Ủy viên Bộ Chính trị (khoá XII); Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực…

Ngày 26/7/2016: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021./.

http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tieusulanhdao?personProfileId=829&govOrgId=2856
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.