Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

23/03/2019

Một nhánh hóa tà giáo của Phật giáo Nhật Bản : mãi năm ngoái, giáo tổ mới thực sự chịu tử hình

Tà giáo do giáo tổ Asahara sáng lập cuối thập niên 1980 ở Nhật Bản được gọi là Aum Chân lí giáo. Hồi tôi lần đầu tiên tới Nhật Bản thì là lúc truyền thông rộ lên các thông tin về hai nhánh tà giáo trong Phật giáo Nhật Bản lúc đó, mà một trong đó là Chân lí giáo của Asahara. Lúc đó, về cơ bản là qua báo giấy và ti-vi mà thôi. Mạng toàn cầu đã phát triển ở Nhật Bản, nhưng chưa bùng nổ như bây giờ.

Giáo tổ của Chân lí giáo đã bị bắt và giam giữ tới 20 năm.

Mãi tới tháng 7 năm 2018, án tử hình đối với vị giáo tổ này mới được thi hành (khi đó, ông 63 tuổi). Xem cụ thể hơn ở đây.

Asahara và các đệ tử thì khẳng định rằng tôn giáo của mình là chính pháp, là chân lí. Bởi vậy, mới là Chân lí giáo. Hiện nay, tại một số nước Đông Âu vẫn có tín đồ theo Chân lí giáo của Asahara.

20/01/2019

Thờ sinh thực khí ở vùng Phật giáo Mật tông : ghi chép ở Bhutan của Phạm Sanh Châu

Hiện tượng có thể thấy khác với tưởng tượng chung của người Việt Nam về Phật giáo. Những nước chịu ảnh hưởng mạnh của Mật tông thì không có gì lạ, ví dụ Bhutan (vùng Đông Nam Á), hay Nhật Bản (vùng Đông Á).

Một ghi chép nhanh của đại sứ Việt Nam tại Bhutan là bác Phạm Sanh Châu.

01/11/2018

Sư ông Làng Mai trở lại chốn tổ, tĩnh dưỡng những ngày tháng còn lại

Mãi đến khoảng năm 2000, mình mới bắt đầu đọc sách của sư ông Làng Mai một cách có hệ thống. Hồi thập niên 1990, trong kí túc xá Mễ Trì, thì chủ yếu đọc chơi chơi, không mấy để tâm, quanh đi quẩn lại với "đường mây" hay Nguyễn Lang.

Mà quyển đọc chăm chú đầu tiên, lại là một cuốn sách dịch. Sư ông viết bằng tiếng Anh, và bản dịch ấy là tiếng Nhật.

16/10/2018

Bức tranh hiện tại của quê hương Phật giáo : cứ 15 phút có một vụ xâm hại phụ nữ !

Lần trước, đã đưa hình ảnh hiện thực về đất nước Ấn Độ với hoạt động hành hương và làm từ thiện của nhà sư trụ trì chùa Tây Hồ (Hà Nội, bên cạnh Phủ Tây Hồ). Xem lại ở đây.

Đất nước Ấn Độ với những điều khiến người ta sợ hãi. 

Đất nước đã khai sinh ra Phật giáo.

02/09/2018

Quốc khánh 2018 : lễ Vu Lan tại ngôi chùa Việt ở cảng Tokyo

Đúng ngày 2/9 năm 2018, lễ Vu Lan được cử hành tại ngôi chùa Việt Nam ở khu cảng Tokyo (Nhật Bản). Còn ở vùng tỉnh Fukuoka (tỉnh thủ phủ của miền Tây Nhật Bản, đã có đường bay thẳng về Việt Nam từ hơn chục năm trước), thì đã điểm tin ở đây.

Khu cảng Tokyo là một vùng khá hấp dẫn với tôi ngày trước, bởi nhiều thứ. Lúc đó, người Việt ở Tokyo còn chưa nhiều, và không thấy ai bảo là đang ở khu cảng. Mùa thu năm 1999, tôi đã bắt đầu du lãng ra đó.

Một mùa hè, tôi lên phòng thầy Daniel - giáo viên hướng dẫn - để hỏi ý kiến ông rằng, tôi muốn chuyển nhà ra khu cảng để ở trong khoảng nửa năm. Ông đưa ra nhiều giải pháp, và kết luận chung lại là: tôi không ra cảng nữa, cứ tiếp tục ở khu vực Odai cho lành ! Ông kí vào giấy để tôi xin nhà trường cho ở lại Odai. Về Odai thì đã kể chút xíu ở đây và ở đây (tháng 11 năm 2013).

06/07/2018

Án tử đối với khai tổ Asahara của giáo phái Chân Lí Aum (Nhật Bản) vừa được thi hành

Thông tin các nơi cho biết: giáo tổ Asahara (63 tuổi) của "Aum Chân Lí giáo" (Nhật Bản) vừa bị hành quyết vào ngày hôm nay, Thứ Sáu ngày 6/7/2018, sau nhiều năm sống trong tù. Án tử hình.

Aum Chân Lí giáo là một tôn giáo mới, được tính là thuộc hệ Phật giáo ở Nhật Bản. Được thành lập năm 1989. Bị đình chỉ năm 2000. Hiện Aum được truyền bá ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản (tín đồ ở Nga hình như là đông nhất).

11/03/2018

Du lãng mạn bắc, ở ngôi chùa không có "nhà Mẫu"

Chúng tôi miệt mài làm việc từ sáng đến chiều tối, ở nơi mà sư Thích Thanh Hanh đã từng tu tập trước khi chuyển hẳn sang coi sóc sơn môn Vĩnh Nghiêm (tầm giờ của 3 năm về trước, thì đã tới thăm quê của ngài, ở đây).

24/02/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : hơn 1200 năm, hàng ngày vẫn hai lần gánh cơm lên dâng cho đại sư

Bà lão gần 100 tuổi cạnh nhà mình ngày trước thờ đại sư bằng một vị tượng nhỏ xíu, đặt ngay trên nóc của tủ đồ dạng thấp. Bà bảo bà thờ đại sư từ hồi khoảng 30 tuổi. Hàng ngày, bà lão dâng cơm lên cho đại sư trong một cái bát cũng nhỏ xíu.

Tượng đại sư của bà lão nhỏ xíu nhưng rất tinh xảo. Ngài ngồi trên ghế. Nét mặt trầm tĩnh, dung dị, và đặc biệt là toát ra cái cốt cách an nhiên tự tại. Vào nhà thấy nét mặt ngài là đã thấy vui ở trong lòng. Bây giờ, mỗi lần nhớ về bà lão là lại nhớ đến nét mặt của đại sư.

02/01/2018

Ni sư 95 tuổi ra tiểu thuyết mới "Vận mệnh"

Đó là ni sư Seitouchi, sinh năm 1922, đã sống qua 3 đời vua: Đại Chính, Chiêu Hòa, Bình Thành.

Bà nổi danh là một nhà tiểu thuyết lớn của Nhật Bản đương đại. Đã viết liên tục trong 70 năm. Khi đang viết dở cuốn tiểu thuyết Vận mệnh thì ni sư bị ngã bệnh. Gần đây, đã hồi phục, trở lại ăn nhiều thịt và bắt đầu có cảm giác thích với rượu.

Theo chính lời tự bạch của bà, khi tuổi trẻ đã từng ruồng con nhỏ cùng chồng để bỏ trốn theo trai. Chính vì "lí lịch" ấy mà khi bà muốn xuất gia, các chùa đều một mực từ chối ! Mãi tận đến năm 1973, khi đã ngoài 50, bà mới được một chùa theo phái Thiên Đài thâu nạp. Sau khi xuất gia, vẫn hẹn hò với bạn trai, trang điểm và ăn thịt.

28/08/2017

Một số quán cơm chay ở Hà Nội hiện nay

Một quán ăn trên đường đi, mình cũng chưa vào bao giờ, nhưng luôn thấy đông thực khách, mà ngồi tràn cả ra vỉa hè. Quán mang tên đại loại như Bê thui Cầu Mống. Tức là đặc sản hương vị xứ Quảng ở giữa lòng kinh kì Thăng Long.

Trong tháng 7 hay tháng 8 vừa rồi, quán đã chuyển đổi chủ. Bây giờ chỗ ấy là Tịnh thực quán. Tức chuyên đồ chay. Toàn bộ nội ngoại thất đã được chỉnh trang lại, nhìn liếc qua thấy yên tĩnh, trật tự. Cũng chưa có dịp ghé vào.

12/03/2017

Hoa sen trong mùng lửa, lại cháy trên báo Khánh Hòa

Hoa sen trong mùng lửa, là sự kiện cuối năm 2014, gắn với Hòn Đỏ, ở đây. Xuất hiện chính thức trên báo Khánh Hòa ngày 9/12/2014.

Ngay sau đó, vào ngày 22/12, báo Khánh Hòa đã bị xử phạt (có thời hạn). Bài đăng "hoa sen trong mùng lửa" đã bị gỡ bỏ.

Nhưng bây giờ, đầu năm 2017, vào xem thử thì thấy bài đó lại hiện ra.

27/10/2016

"À, thế hả" : chuyện về thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật (hao hao Quan Âm Thị Kính)

Tức thiền sư Hakuin (đọc là Haku-in), của phái Lâm Tế. Người của thế kỉ 17.

Ông cũng bị người ta vu oan là ăn nằm với gái, sinh ra con. Người ta mang đứa trẻ lên chùa trả cho "bố nó". Sư chỉ nói: "À, thế hả". Rồi nuôi đứa trẻ ấy bằng việc ngày ngày ôm con đi xin sữa.

Đến lúc được giải oan, người ta lại lên chùa, xin lỗi. Sư cũng chỉ nói: "À, thế hả". Rồi trả đứa trẻ cho người ta đón về.

08/10/2016

Pho tượng Phật Bà linh thiêng ở chùa Mễ Sở : chuyện năm 1951 và chuyện năm 2016

Chú ý đến tình hình Hà Nội thời tạm chiếm 1947-1954, nên đã có những entry điểm tin (như ở đây, hay ở đây).

Trong thời kì ấy, Phật giáo Bắc Việt từng đón tiếp vị Hội trưởng Phật giáo Thế giới tới thăm, vào năm 1951. Đó là sự kiện quan trọng, nên báo chí đương thời đều đưa tin.

Trong chuyến thăm đó, của năm 1951, Hội trưởng Phật giáo Thế giới có đến thăm chùa Mễ Sở để chiêm bái pho tượng nghìn tay nghìn mắt ở đó.

Tình từ năm 1951 đến nay, pho tượng ấy đã bị kẻ trộm "bưng ra khỏi chùa" tới mấy lần. Nhưng sau đó đều tìm thấy lại.