Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ-An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ-An. Hiển thị tất cả bài đăng

26/12/2017

Cuốn tự truyện của Phan Bội Châu, là "niên biểu" hay "tự phán" (bài Chương Thâu, 30 năm trước)

Để có thể trả lời một thắc mắc vừa rồi, trung tuần tháng 12 năm 2017, của người cháu nội cụ Phan Bội Châu. Đó là bác Phan Thiệu Cát (hiện cư trú tại Canada, đã về Nghệ An trong dịp hội thảo kỉ niệm 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu).

22/12/2017

Phong trào Đông Du (bài Nguyễn Thúc Chuyên)

Có một số bài của cụ Nguyễn Thúc Chuyên ở Nghệ An đã đưa về Giao Blog, ví dụ ở đây (tháng 8/2016). Từ tư liệu địa phương và trải nghiệm thực tế của chính bản thân mình, trong một số vấn đề cụ thể, cụ đưa ra những lí giải hay suy nghĩ thú vị.

Bài Phong trào Đông Du của cụ mới được đưa lên trang Văn hóa Nghệ An nhân dịp tỉnh Nghệ An tổ chức 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu (đã đưa tin nhanh ở đây, tháng 12/2017).

14/12/2017

Tới Vinh lúc trời đã nhá nhem, trên đường Trường Thi lất phất mưa bay

Bây giờ vừa tới đường Trường Thi. Đúng tiết trời sơ đông, se se lạnh và lất phất mưa. Một cây thông Noel lớn đã dựng ngay sảnh của Mường Thanh.

Đại khái công việc mấy ngày tới là như ở dưới.

15/02/2017

Ngày 14 tháng 2 năm 2017 : giáo dân vùng Quỳnh Lưu và vụ kiện Formosa về ô nhiễm môi trường

Vùng Quỳnh Lưu, trong tư liệu của mình, là vùng gắn bó với cha Đắc Lộ, hồi các thập niên 1620-1630. Những cộng đồng giáo dân đầu tiên ở Quỳnh Lưu tương truyền được chính Đắc Lộ tổ chức ngay từ thời đó.

Quan tâm của mình về vùng Quỳnh Lưu, trong liên quan với Đắc Lộ, chủ yếu là thiên về phần lịch sử. 

Vụ Formosa gây ô nhiễm môi trường ở miền Trung thì vốn vẫn quan sát từ lâu, ví dụ ở đây hay ở đây.

28/10/2016

Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu (ở Nam Đàn) sắp khánh thành

Khác với Nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở Huế. Ở Huế thì có thể xem lại ở đây.

Bây giờ là tại quê hương Nam Đàn.

Trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam, huyện Nam Đàn và vùng xung quanh là một quê hương cách mạng.

Mái nhà tranh ngày trước thì hình như vẫn được lưu giữ ở một góc của khu di tích.

25/03/2016

Chung và riêng giữa Tân Sử học và Dân tộc học (tôi viết về Tạ Chí Đại Trường, năm 2010)

Bài đã viết từ lâu, khoảng 6 - 7 năm về trước. Đã in năm 2010, sau đó đăng lại trên mạng Da Màu (ở đây).

Khác với một số bản thảo liên quan đến sử học, riêng bài này, không có điều kiện trao đổi với ông Tạ. Bởi lúc đó, ông Tạ báo là sức khỏe không tốt (một bài khác về cùng chủ đề Tứ Vị Thánh Nương ở Nghệ An công bố trước bài này, thì trao đi đổi lại nhiều lần).

Về bản toàn văn, nếu trên mạng thì đọc ở Da Màu. Dưới là đoạn viết về cách tiếp cận Sử học (Tân Sử học) của Tạ Chí Đại Trường, cũng là chỗ chung và chỗ riêng với Dân tộc học - Nhân loại học Văn hóa của tôi.

18/03/2016

Vừa đi vừa đọc lại : họ Mạch ở khu vực Đền Cờn (Nghệ An)

Đọc bài của Mạch Quang Thắng.

Về tác giả này, blog này đã chạy một số bài của ông.

Đến bây giờ thì biết ông là người họ Mạch ở khu vực Đền Cờn.

Những lúc du lãng ở vùng phủ Diễn Châu ngày trước, nay là khu huyện Quỳnh Lưu và huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, vẫn thi thoảng gặp người họ Mạch.

Bài này của Mạch Quang Thắng chỉ có giá trị duy nhất đối với tôi: xác nhận ông là người họ Mạch ở khu Đền Cờn.

29/02/2016

Đền thờ Phạm Tu trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng (xem lại một mẩu cũ ở đây) - người mà mới đây nguyện theo con đường viết của cha.

Một luận giải của Sơn Định về ngôi đền làng (quê hương của nhà văn Sơn Tùng).

04/08/2014

Nam Trân và bản dịch "Nhật ký trong tù" (bài Nguyễn Huệ Chi, năm 2011 và 2012)

Bài đi trên hai số chuyên san KHXH&NV của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, năm 2011 - 2012.

Có thể xem như là bài trả lời chung cho nhiều người (Nguyễn Văn Lưu năm 2003-2004, Mai Quốc Liên sau đó, Phong Lê gần đây,...). Tác giả không ghi rõ như vậy. Tôi chỉ tạm đoán, hi vọng không trật.

02/08/2014

Nghệ An đã gỡ bỏ thông tin "Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác)" đăng năm 2007

Nguyên văn cả câu đã xuất hiện năm 2007 (tác giả Kim Nhật, trên báo Nghệ An): 

"Lớn lên, Người phải xa nhà, lao động tự kiếm sống, rồi trải qua nhiều nước, nhiều trung tâm văn hóa - văn minh trên thế giới để tìm đường cứu nước. Trên những nẻo đường dằng dặc, quanh co, lắm mạo hiểm đó, có thể nói cuộc đời của Bác luôn gắn bó máu thịt với sách báo.Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện". Cho đến thời gian về nước, chiến tranh ác liệt, hoạt động bí mật cùng các đồng chí của mình tại Chiến khu Việt Bắc, cái chết, sự tráo trở ráo riết rình rập vậy mà Bác của chúng ta vẫn luôn mang sách báo cùng các tài liệu bên mình.".

19/05/2014

Ngày 19/5, có khoảng 4 ngàn công nhân Trung Quốc rời cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh về nước (tin và ảnh của phóng viên Tân Hoa xã)

Cảng Vũng Áng - thuộc địa bàn của huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh - được biết đến với tên gọi quốc tế là Vung Ang Port. Người Trung Quốc thì dịch ra thành một cái tên vừa quen vừa lạ, là cảng Vĩnh An (Vĩnh An cảng 永安港).

Theo tin của mạng Tân Hoa (xem toàn văn ở dưới), vào ngày 18/5/2014, đoàn công tác liên bộ của Trung Quốc do Trợ lí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lưu Kiến Siêu dẫn đầu đã tới Hà Tĩnh, đi thăm hiện trường tại khu công nghiệp Vũng Áng, thăm hỏi công nhân.


Đoàn công tác của Trung Quốc thị sát cảng Vũng Áng, 18/5/2014
(ảnh của phóng viên Tân Hoa xã)



Trước đó, đoàn đã tới làm việc cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (hội đàm với Phó Chủ tịch Đặng Quốc Khánh). Hai bên đã thống nhất phương án đưa công nhân Trung Quốc về nước.

Đoàn cũng đã đến thị sát cảng Vũng Áng, bàn việc với những người quản lí cảng.

Theo kế hoạch, ngày 19/5/2014, sẽ có khoảng 4000 công nhân Trung Quốc lên tàu về nước từ cảng Vũng Áng.

28/11/2013

Thêm một tâm thư của người cháu tướng Phùng Chí Kiên (18/11/2013): "người ta phơi xương ông cháu tới 5 năm"

"73 năm trước kẻ thù đã bêu đầu Ông cháu 5 ngày, thì ngày nay người ta phơi xương Ông cháu tới 5 năm"



Vẫn là thư của Nguyễn Văn Nam - một người thuộc thế hệ cháu gọi bằng ông của tướng quân. 

Lời văn do người cháu viết, nhưng vẫn như thư trước đề ngày 08/11/2013, trang web của Phan Thị Bích Hằng lại đem chèn thêm một vài bức ảnh vào. Làm thế, thật ra, không làm tăng, mà làm yếu giá trị của bức tâm thư đi một chút.