Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tạo. Hiển thị tất cả bài đăng

08/05/2019

Thêm một vị nhân thần thời kì Đổi Mới : vùng đầm phá Tam Giang với "đức khai canh" Phan Thế Phương (1934-1991)

Người xứ Huế phát âm chữ "Đức khai canh" theo giọng Huế, mình cứ nghe thành ra "đớc khai căn". Đó là vị thần quan trọng, thường là người thật (hoặc vốn thật) có công khai phá xóm làng, dạy bảo dân làm ăn.

Nếu vùng Vĩnh Phúc có Kim Ngọc (1917-1979) ở đêm trước Đổi Mới, thì xứ Huế cũng có Phan Thế Phương ở thời kì đầu Đổi Mới.

Dân miền biển huyện Tiền Hải thì thờ cụ Nguyễn Tạo (người gốc Nghệ, cùng quê với Nguyễn Công Trứ) có công khai canh cho dân hồi thập niên 1930. Cũng chính dân huyện Tiền Hải lập sinh từ thờ sống Nguyễn Công Trứ ngay thời giữa thế kỉ 19.

Dân vùng đầm phá Tam Giang ở xứ Huế thì thờ thần khai canh Phan Thế Phương (1934-1991). 

Xứ Huế là vậy. Có những người như Hồ Xuân Mãn man trá không có Đảng mà leo lên tận ghế Bí thư Tỉnh ủy, tham lam cái danh hiệu Anh Hùng (bị lật tẩy). Cũng có những người như cụ Phan Thế Phương xuất thân nhà giáo, được dân lập đền miếu thờ phụng đời đời.

17/10/2018

Nhà cách mạng thực thụ đã xuất hiện, khi anh em ông Phú lấy vùng ven biển 1500 mẫu của dân

Chuyện hai anh em ông Phú lấy cả một vùng ven biển rộng tới 1500 mẫu hồi thập niên 1930, thì đã đi ở đây.

Cũng trong thập niên 1930 ấy, thì nhà cách mạng Nguyễn Tạo đã xuất hiện ở đại khái gần với vùng 1500 mẫu ấy, và hướng dẫn dân lấn biển lập làng. Dân sau thì thờ Nguyễn Tạo làm thành hoàng.

Công của Nguyễn Tạo chỉ có lập duy nhất ra một làng Thúy Lạc mà thôi. Không phải một xã, hay một huyện. Nhưng ông đã được dân làng ấy tôn thờ làm thành hoàng.

13/10/2018

"vàng như núi" và "tiền như biển": sau Kim Sơn và Tiền Hải, chúng tôi đi Hà Tĩnh

Không có gì thay đổi, thì chúng tôi sẽ tới Hà Tĩnh trong thời gian tới. Bây giờ, bắt đầu chuẩn bị.

Đó là mở rộng của Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Các mối nhân duyên cứ đan chéo sang nhau, rất thú vị.

Đại khái là "vàng như núi" (Kim Sơn) và "tiền như biển" (Tiền Hải) thì tôi đã viết và cho đăng chính thức năm 2011. Bài mở đầu của số 12 năm đó. Hôm nay, tìm lại số tạp chí ấy trên giá sách.

02/08/2014

Nghệ An đã gỡ bỏ thông tin "Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác)" đăng năm 2007

Nguyên văn cả câu đã xuất hiện năm 2007 (tác giả Kim Nhật, trên báo Nghệ An): 

"Lớn lên, Người phải xa nhà, lao động tự kiếm sống, rồi trải qua nhiều nước, nhiều trung tâm văn hóa - văn minh trên thế giới để tìm đường cứu nước. Trên những nẻo đường dằng dặc, quanh co, lắm mạo hiểm đó, có thể nói cuộc đời của Bác luôn gắn bó máu thịt với sách báo.Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện". Cho đến thời gian về nước, chiến tranh ác liệt, hoạt động bí mật cùng các đồng chí của mình tại Chiến khu Việt Bắc, cái chết, sự tráo trở ráo riết rình rập vậy mà Bác của chúng ta vẫn luôn mang sách báo cùng các tài liệu bên mình.".