Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/02/2017

Lễ hội Mặt Nhọ 2017 : lớp màn tuyn, và câu chuyện Đông Du từ thời Mạc


Tin từ các nơi.

Trước năm 2016 (xem toàn bộ ở đây)

Năm 2016 (xem toàn bộ ở đây)
Độc lạ Ná Nhèm ảnh 1
Năm 2017 (xem ở dưới)



---










Độc lạ Ná Nhèm


TP - Vì dư âm của màn rước tàng thinh mặt nguyệt (sinh thực khí nam/nữ) gây tranh cãi tại lễ hội Ná Nhèm 2016, rằm tháng Giêng này không ít du khách tò mò đổ về để xem phiên bản năm nay của “lễ vật” cung tiến vua.
Tuy nhiên không phải “tàng thinh” mà  trò diễn tục hèm đánh trận lại trở thành tâm điểm thu hút biển người tham dự, đặc biệt những khách lần đầu đến làng Mỏ, Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn). Khoảng 3 vạn người tham dự lễ hội này năm nay.
Lớp màn tuyn gây tranh cãi
Mặc dù  cuối năm 2016 UBND huyện Bắc Sơn đã tổ chức hẳn một hội thảo khoa học công bố rộng rãi để giới truyền thông, các nhà quản lý và người dân địa phương hiểu và nắm rõ về nguồn gốc nội dung cũng như các giá trị nhân văn đặc biệt, riêng có của lễ hội Ná Nhèm. Qua đó chứng minh nghi lễ rước tàng thinh mặt nguyệt không phải do ban tổ chức lễ hội bịa ra câu khách thế nhưng sự tò mò của du khách vẫn tăng gấp bội. 
Hàng chục nghìn người đến lễ hội từ sáng sớm ngày rằm tháng giêng với điện thoại trên tay lăm lăm chụp hình. Vào đến miếu nhiều người cụt hứng khi mâm lễ vật năm nay được che phủ bằng lớp vải tuyn hồng. Tàng thinh 2017 được làm với kích thước gọn hơn, màu gỗ tự nhiên khác với màu hồng năm ngoái. Nếu không bị che mờ thì việc chụp hình dễ dàng hơn, nhiều tay máy bình luận trong lúc tìm góc độ thuận.
Độc lạ Ná Nhèm ảnh 1Tàng thinh mặt nguyệt tại lễ hội Ná Nhèm 2017.
Theo ông Hoàng Văn Toản, Chủ tịch xã Trấn Yên, trước hội, Sở Văn Hóa Lạng Sơn có gửi xuống một phiên bản tàng thinh màu trắng, tư thế dựng thẳng vuông góc với đế. Bốn ông lềnh (người cai quản việc ma chay và lễ hội làng) làng Mỏ sau khi xem xét quyết định không chọn mà dùng tàng thinh gỗ mà họ tự đặt làm. 
Lềnh trưởng Hoàng Minh Chuẩn, người từng hai lần được dự rước tàng thinh thời trước khi lễ hội bị thất truyền (1963) chia sẻ chúng tôi thấy việc rước lễ vật này là bình thường. Chúng tôi không thích phô trương, chỉ làm đúng tinh thần văn hóa tâm linh của các cụ để lại. Nhiều người trẻ không hiểu nguyên do nên làm to chuyện giật gân lên ấy chứ.
Lềnh trưởng nhấn mạnh, lễ hội là của làng nên chúng tôi muốn được tự mình lựa chọn các lễ vật. Nếu vật tế trông quá khác xa lạ với hình dung của người dân thì chúng tôi có quyền từ chối. Việc chọn người rước long ngai bài vị của vua và lễ vật cũng vô cùng khắt khe. Trước kia họ phải được chọn từ dòng họ danh giá, nay tám người rước phải thuộc gia đình mẫu mực, không có tang, sinh nở ở cữ trong năm. Gần ngày rước không ăn thịt chó, kiêng sinh hoạt vợ chồng.
Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Du Lịch Lạng Sơn Phạm Minh Đạo, lần đầu tiên tham dự lễ hội Ná Nhèm chia sẻ ông có ấn tượng tốt về nghi lễ năm nay. Được hỏi về việc “dân làng Mỏ từ chối phiên bản tàng thinh của Sở gửi xuống ông Đạo cho rằng “làng là chủ thể lễ hội nên Sở hoàn toàn tôn trọng”.
Độc lạ Ná Nhèm ảnh 2Khoảng 3 vạn người tham dự lễ hội năm nay.
Anh Hoàng Văn Nam, khách tham dự Ná Nhèm bốn năm liền lại tỏ ra thất vọng vì lớp màn che phủ tàng thinh năm nay “tôi thấy nếu là lễ vật thì việc gì phải che đậy”. Qua lớp vải tuyn có người còn nhìn nhầm thành con lợn quay.
Chị Mạc Thùy Trang, trưởng nhóm con cháu họ Mạc trẻ cũng có cái nhìn rất thoáng. “Nếu hiểu được ý nghĩa của việc rước lễ vật là do người dân của dòng họ suýt bị diệt vọng dâng lên đức vua với mong muốn duy trì nòi giống thì chẳng nhiều người săm soi nữa”.
Còn nhiều trò có một không hai
Nhờ việc tàng thinh không quá nổi bật nên du khách mới có tâm trạng để ý đến nhiều trò độc đáo của lễ hội Ná Nhèm.
Đêm hôm trước chính hội, trong dạ hội Âm nhạc hóa trang, nhóm thanh niên của làng Mỏ và hội Mạc trẻ Việt Nam cùng nhau hóa trang mặt mèo và trình diễn thời trang “Mèo” để tôn vinh hình tượng vua Miêu Tĩnh (ông vua tuổi mèo Mạc Thái Tổ). Nhân dịp này, con cháu họ Mạc, họ Hoàng và họ Bế (gốc cũng là họ Mạc do biến cố phải thay tên đổi họ) nâng cao tinh thần đoàn kết, tự hào về nguồn gốc của mình.
Độc lạ Ná Nhèm ảnh 3Trò diễn tục hèm đánh trận.
Trò diễn tục hèm đánh trận tái hiện múa đại đao được lưu truyền từ vua Mạc Thái Tổ. Ở các lễ hội khác màn diễn múa kiếm, múa giáo thường chỉ diễn ra trong một địa điểm cố định thì tại Ná Nhèm, trò diễn có nhiều nhân vật, đoàn quân phục kích, múa đao dịch chuyển qua bốn thửa ruộng. Người chỉ huy mật lệnh “Da dí!” (theo tiếng Tày nghĩa là “Tiến lên!”) từng tốp lính bôi mặt nhọ (ẩn danh, giấu mặt) đấu đao rồi hành quân theo các ông tướng đi trước múa dọn đường.
Trò Sĩ Nông Công Thương, có tình tiết sĩ tử đi du học Nhật về hé lộ ở thế kỷ 15 Mạc tộc đã có quan hệ ngoại giao và cử người sang Nhật học hỏi mang kiến thức về quê hương. Có lẽ  họ Mạc có những du học sinh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Bôi mặt nhọ, múa đại đao, trang phục, nghi thức tế lễ kết hợp giữa văn hóa của dòng tộc họ Mạc và của người Tày bản địa làm lên bản sắc có một không hai của lễ hội Ná Nhèm. 
Ná Nhèm (theo tiếng Tày nghĩa là mặt nhọ) không chỉ là lễ hội dân gian thông thường mà lễ hội đặc biệt của hai dòng họ Hoàng và Bế vốn gốc họ Mạc nhưng phải thay tên đổi họ để tránh họa tru di, truy sát của Lê Trịnh . Sử cũ ghi có ngày sau khi triều Mạc thất thủ, Lê Trịnh giết đến 2.000 người họ Mạc trong một ngày. Họ Hoàng và họ Bế đã vượt qua các ràng buộc của Nho giáo để vác sinh thực khí Nam Nữ đi cung tiến cho đức Vua của chính mình. Về bản chất đây chỉ là việc con cháu gốc họ Mạc mượn tín ngưỡng phồn thực để biểu đạt mong ước đức Vua phù trợ cho dòng họ lớn mạnh, để lại sớm rèn đao, luyện gươm củng cố sức mạnh từ dòng họ, làng bản 
đến quốc gia.

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/doc-la-na-nhem-1120029.tpo








Ngày 12 Tháng 2, 2017 | 03:44 PM

Du khách đua nhau sờ “của quý” lấy may trong lễ hội ở Lạng Sơn




Lễ hội Ná Nhèm của người Tày (hay còn gọi là Lễ hội rước của quý (tàng thinh) vừa diễn ra tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) vào ngày 11.2 (tức 15 tháng Giêng âm lịch) đã thu hút được hàng nghìn du khách tại các tỉnh trong cả nước tới tham dự.


Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”, đã được phục dựng trong vòng 5 năm qua, đây là một lễ hội độc đáo để cầu may và đem lai bình an cho người dân.
Bà Hoàng Thị Luân - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) cho biết: "Năm nay công tác tổ chức lễ hội khá chu đáo, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình và tập luyện các tiết mục biểu diễn kỹ càng từ tháng 11 âm, năm 2016. Mỗi năm, lễ hội đều có sự cải tiến nhằm thu hút đông đảo người tham dự".
Mở đầu lễ hội là nghi lễ phồn thực Ná Nhèm, đây là nghi lễ vừa được trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.
Mở đầu lễ hội là nghi lễ phồn thực Ná Nhèm, đây là nghi lễ vừa được trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.
Các thanh niên trai tráng khiêng kiệu rước Ngài từ đình làng ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh).
Các thanh niên trai tráng khiêng kiệu rước Ngài từ đình làng ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh).
Đặc biệt nhất là hai biểu tượng tín ngưỡng phồn thực, sinh thực khí nam và nữ, đây là lễ rước chính trong lễ hội. “Tàng thinh được làm từ gỗ nghiến, có chiều dài 1 m, đường kính hơn 40 cm, nặng hơn 1 tạ với hình dáng giống bộ phận sinh dục của nam giới, được 4 trai tráng khiêng từ đình làng ra miếu Xa Vùn”- bà Luân chia sẻ.
Đặc biệt nhất là hai biểu tượng tín ngưỡng phồn thực, sinh thực khí nam và nữ, đây là lễ rước chính trong lễ hội. “Tàng thinh được làm từ gỗ nghiến, có chiều dài 1 m, đường kính hơn 40 cm, nặng hơn 1 tạ với hình dáng giống bộ phận sinh dục của nam giới, được 4 trai tráng khiêng từ đình làng ra miếu Xa Vùn”- bà Luân chia sẻ.
Kiệu rước mặt nguyệt hay còn gọi sinh thực khí nữ được mô tả giống hình ảnh trăng, được viết chữ “bình an” với mong ước cầu một cuộc sống bình an, sinh sôi nảy nở.
Kiệu rước "mặt nguyệt" hay còn gọi sinh thực khí nữ được mô tả giống hình ảnh trăng, được viết chữ “bình an” với mong ước cầu một cuộc sống bình an, sinh sôi nảy nở.
Ông Hoàng Thị Nọng (80 tuổi), một du khách ở Lạng Sơn cho biết: Các thanh niên tham gia rước kiệu đều bôi mặt nhọ với ý nghĩa nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc, cũng như chống gieo dịch bệnh, tai họa.
Ông Hoàng Thị Nọng (80 tuổi), một du khách ở Lạng Sơn cho biết: "Các thanh niên tham gia rước kiệu đều bôi mặt nhọ với ý nghĩa nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc, cũng như chống gieo dịch bệnh, tai họa".
Kiệu dâng lễ vật cúng tế gồm lúa, ngô, dâu... nhằm cầu cho người dân có một cuộc sống đầy đủ, ấm no.
Kiệu dâng lễ vật cúng tế gồm lúa, ngô, dâu... nhằm cầu cho người dân có một cuộc sống đầy đủ, ấm no.
Hoạt động đặc sắc tại lễ hội là màn múa kiếm, đao của các trai làng nhằm tái hiện lại quá trình chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Hoạt động đặc sắc tại lễ hội là màn múa kiếm, đao của các trai làng nhằm tái hiện lại quá trình chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Nhiều du khách đua nhau chụp ảnh, sờ biểu tượng tàng thinh để lấy may trong năm mới.
Nhiều du khách đua nhau chụp ảnh, sờ biểu tượng "tàng thinh" để lấy may trong năm mới.
Lễ hội Ná Nhèm thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham dự lễ hội.
Lễ hội Ná Nhèm thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham dự lễ hội.
Theo Lý Quỳnh
Dân Việt

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

http://giadinh.net.vn/xa-hoi/du-khach-dua-nhau-so-cua-quy-lay-may-trong-le-hoi-o-lang-son-20170212144410304.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.