Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-đức-viên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-đức-viên. Hiển thị tất cả bài đăng

03/09/2024

Ngô Đức Viên (1881-1947) ở xứ Lạng : tín ngưỡng Đức Thánh Trần và âm thầm giúp đỡ cách mạng

Nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (quen được gọi là Sếp Viên), người xây dựng rất nhiều tuyến đường ở xứ Lạng và xung quanh, cũng là người xây cất đền Ngũ Nhạc để thờ hệ thần Nhà Trần ở cửa Tây thành phố Lạng Sơn vào năm 1924, thì trên Giao Blog, đọc lại ở đây.

Hôm nay, trân trọng giới thiệu 2 bài viết liên hoàn của nhà báo nhà biên khảo Chu Quế Ngân về cụ Sếp Viên.

Cụ sau đã được chính phủ công nhận là người có công với cách mạng. Cụ đã nuôi giấu nhiều cán bộ cao cấp trong thời kì bí mật (tiêu biểu là cụ Sao Đỏ - tức cụ Nguyễn Lương Bằng).

Về đời tư, Sếp Viên có hơn một người vợ, nhiều con cháu. Nay thì còn có một bà con gái của cụ đã U100, đang sống tại Lạng Sơn, vẫn rất minh mẫn. Nhà báo Chu Quế Ngân đã gặp bà con gái gần đây và hỏi được nhiều chi tiết thú vị.

02/09/2024

Thánh Mẫu Tây Hồ ở Lạng Sơn và nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (1881-1947)

Ở thành phố Lạng Sơn ngày nay có một ngôi đền danh tiếng, gọi là đền Cửa Tây. Ngôi đền ấy phụng thờ Thánh Mẫu Tây Hồ.

Thánh Mẫu Tây Hồ ở Lạng Sơn chính là hệ thần Liễu Hạnh công chúa. Bà con ở vùng xứ Nam lên Lạng Sơn lập nghiệp đã xây dựng nên ngôi đền.

Nhưng "Tây Hồ" ấy là Tây Hồ của Lạng Sơn, không phải "Tây Hồ" của Hà Nội. Dĩ nhiên cũng không phải Tây Hồ của Hàng Châu hay Quảng Châu (Trung Quốc).

Vào năm 1924, nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (quen gọi là Sếp Viên) đã xây cất một ngôi đền ở khu vực cửa Tây đó gọi là Đền Ngũ Nhạc thờ hệ thần Thánh Trần (chúng tôi cũng gọi là "hệ thần nhà Trần").

Dưới đây là dán một bài viết đã công bố mấy năm trước của tôi về việc thờ phụng kết hợp hai hệ thần (Liễu Hạnh công chúa, Thánh Trần) tại khu vực đền Cửa Tây với vai trò quan trọng của cụ Sếp Viên.