Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bản-đồ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bản-đồ. Hiển thị tất cả bài đăng

24/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy: trở lại bản đồ ở thập niên 1650 gắn với "vương quốc Cao Bằng" và Chúa Khánh

Đại khái, ở các bài viết từ nhiều năm về trước (bài đầu tiên là từ 2009), liên quan đến vương quốc Cao Bằng hay Đàng Trên (ví dụ xem ở đây), hoặc liên quan đến Tứ Vị Thánh Nương (ví dụ xem ở đâyở đây), tôi đã sử dụng hai tấm bản đồ được in vào thập niên 1650 trong các tác phẩm quan trọng của giáo sĩ Đắc Lộ.

Cả hai bản đồ này đã được in vào thập niên 1650 trong các cuốn sách của Đắc Lộ. Nhắc lại cho thêm rõ vậy. Dĩ nhiên, cụ Đắc Lộ không phải là người vẽ ra. Cụ chỉ sử dụng lại các tấm bản đồ có sẵn ở châu Âu vào thời điểm đó, dĩ nhiên đã được chỉnh lí thêm bởi chính các giáo sĩ đã hoạt động ở Việt Nam (đọc thêm ở đây). Đại khái là hai tấm sau.

19/06/2018

Tập họa bản vẽ đường đi sứ Trung Hoa của Nguyễn Huy Oánh vào danh sách kí ức của UNESCO

Tập họa bản độc đáo của sứ thần Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) có tên là Hoàng hoa sứ trình đồ. Tương truyền là cụ vẽ vào thập niên 1760 trên đường đi sử Trung Hoa thời Cảnh Hưng.

"Hoàng hoa sứ trình đồ là cuốn sách cổ của dòng họ Nguyễn Huy (ở xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Văn bản này được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông, có kích thước 30cm x 20cm, dày 2cm được in trên bản mộc giấy dó."

15/09/2015

Cưỡi ngựa vào Hà Nội, khoảng năm 1890 (nguyên tác Otto, bản dịch Phan Ba)

Đây là một đoạn trích dịch, từ một cuốn sách cũ có liên quan về Hà Nội, của một người phương Tây.

Khi ấy, cách nay đã hơn một trăm năm, thành phố Hà Nội mới ước có khoảng 20 vạn dân. Trong đó, có khoảng 2 ngàn người Hoa - người nắm giữ mạng lưới kinh thương chính yếu của thành phố. Người Việt được xem là kém hơn, cả về chữ tín và cả về kĩ nghệ kinh thương.

Dĩ nhiên, diện tích thành phố Hà Nội khi ấy rất bé. Có thể xem bản đồ cũ ở đây.

10/06/2015

Tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa, mới hay không mới ?

Đại khái là năm 2009 có một bài "tư liệu" trên tạp chí chuyên ngành. Chú ý: nguyên bản không có chữ "mới". Chữ "mới" hay "phát hiện thêm"là được đưa thêm ra, trên không gian blog.

Sau đó, vào năm 2011, thì có một ghi chú trên blog thảo luận lại rằng tư liệu đã phát biểu năm 2009 thật không phải là tư liệu mới.

26/05/2015

Trung Quốc vừa trưng bản đồ năm 1947 của phương Tây để khẳng định : Tây Sa thuộc Trung Quốc

Đây là tin mới nhất của báo chí Trung Quốc.

Cụ thể là tấm bản đồ sau (theo dẫn giải của Trung Quốc thì nó nằm bên trong tập bản đồ thế giới năm 1947 là Collier's World Atlas and Gazetteer - do công ty của Mĩ ấn hành, vừa tìm thấy ở Canada):