Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

17/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng phố cổ Hà Nội, tìm gặp chó đá và cốc bia vại

Một con phố vừa ra dáng vẻ Hà Nội thủ đô, lại vừa giữ được chất quê quê của làng xóm thuộc huyện Thọ Xương ngày trước (cũng cách không xa ngôi đền Cổ Lương của làng Cổ Lương ở bên bến sông Tô Lịch ăn thông ra sông Hồng hồi Pháp chưa chiếm thành Hà Nội). Khách sạn, văn phòng du lịch, cửa hàng ăn, cửa hàng đồ lưu niệm mọc san sát. Nhưng thường khá tĩnh lặng. Hè phố thoáng đãng, ngăn nắp.

15/03/2018

Một số thông tin bổ sung về danh tác "Sứ Hoa tùng vịnh" của Nguyễn Tông Quai

Hôm nay, đi bài  này trên Giao Blog để động viên một người bạn đang loay hoay 

Bài của Lê Thị Vỹ Phượng. Đã xuất bản năm 2012. Về tác phẩm danh tiếng Sứ Hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai (viết trên đường hai lần đi sứ nhà Thanh với tư cách phó sứ rồi chánh sứ; lần đi đầu tiên thì là phó sứ, còn chánh sứ là Nguyễn Kiều - phu quân của Đoàn Thị Điểm).

Tác giả trích phát biểu một phần từ luận văn thạc sĩ (Ngữ văn Hán Nôm) về Nguyễn Tông Quai. Bài đưa ra một số thông tin bổ sung cho nhận thức trước năm 2012 của học giới.

14/03/2018

Sự tích ông Hoàng Bảy (Bảo Hà), bản kể của thầy Chén

Đã thấy bản kể này xuất hiện từ khoảng nửa năm trước, trên mạng. Gọi là bản kể của thấy Chén - một đàn anh lão luyện trong giới hầu Thánh ở thủ đô. 

Để phản bác loạt phóng sự của Phạm Ngọc Dương bên VTC, ở đây (hình như loạt phóng sự đã bị xóa hay sao đó, nhưng hiện không truy cập được bằng đường link cũ). Theo thầy Chén, nhà báo VTC là "bố láo".

Một kiến giải về Đức Thánh Trần với Tam Phủ - Tứ Phủ

Bài của trang Bách Việt Trùng CửuCó nhiều kiến giải thú vị. 

Lần này, tác giả đưa ra được một số suy luận khá sát thực, chứ không bát ngát như thường khi. Là bởi có tư liệu sát thực (dù vẫn còn là khá bát ngát với bạn đọc phổ thông).

Bây giờ đưa thêm một cái ảnh về ngôi đền mà tác giả Bách Việt Trùng Cửu có đề cập trong bài, để đánh dấu rằng: bản thân tôi cũng rất quan tâm đến ngôi đền ấy, sẽ viết về nó trong thời gian tới. Ảnh được chụp ở một góc độ khác (do người khác chụp, vào năm 2017):

12/03/2018

Không phải "không có tam quan là đặc trưng truyền thống", mà là, vì chùa nghèo chưa từng có đủ ngân quĩ dựng tam quan

Thượng tọa trụ trì (đã thết chúng tôi bằng cơm chay bữa trưa hôm qua, được kể ở đây), sang tới hôm nay, thì nói rõ ràng rằng: chùa nhà chúng tôi không phải là "không có tam quan, hay cố giữ không có tam quan để trở thành đặc trưng truyền thống" như mấy ông chữ nghĩa ở trung ương, và cánh báo chí luôn chạy hùa theo đuôi, đang ra sức phán rào rào những ngày qua. Mà chỉ đơn giản là, từ mấy trăm năm nay, chùa nghèo xứ heo hút, chưa từng bao giờ có đủ tiền để xây tam quan. Bây giờ mới hội được điều kiện. Thêm nữa, mọi thứ ở bên trong đang được giữ nguyên nhiều đời nay một cách ngoan cố.

Xe không kính, không phải là vì xe không có kính !

Mà chỉ là vì, nhà nghèo cả mấy trăm năm nay, chưa có đủ tiền mua kính lắp tam quan mà thôi.

11/03/2018

Du lãng mạn bắc, ở ngôi chùa không có "nhà Mẫu"

Chúng tôi miệt mài làm việc từ sáng đến chiều tối, ở nơi mà sư Thích Thanh Hanh đã từng tu tập trước khi chuyển hẳn sang coi sóc sơn môn Vĩnh Nghiêm (tầm giờ của 3 năm về trước, thì đã tới thăm quê của ngài, ở đây).

10/03/2018

Hậu mùng 8/3 : thân mẫu Hồ Chủ tịch có phải là người gốc họ Mạc, hay không ?

Trước ngày 8/3 năm 2018, thì có một thông tin tham khảo được đưa chính thức lên trang của Mạc tộc Việt Nam để mời gọi bổ sung tư liệu hay góp ý, về việc cụ Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) có thể là người họ Hoàng gốc Mạc. Thông tin như nguyên văn là "tin vui", nhưng rất yếu về mặt tư liệu. Đó chỉ là thông tin mở, chỉ mang tính tham khảo, và người đưa tin cũng không có ý khẳng định gì.

08/03/2018

Ngày 8/3 năm 2018, trên quê hương biên viễn

Mình ngắm nhìn từ xa. Là ngắm nhìn ngày Quốc tế Phụ nữ, trên quê hương biên viễn.

Được ngắm quê hương xa từ xa, một cách dễ dàng bắt đầu từ khoảng giữa năm 2014. Đó là thời điểm smart-phone bùng nổ khắp nơi, lan tới mọi ngõ ngách. Có thể vừa đi chăn trâu vừa chát được với người ở bên kia bán cầu. Bà già đi chợ bán dao hay bán giấy bản tự làm cũng dắt theo điện thoại thông minh.

07/03/2018

Gương phụ nữ nghĩa liệt : trước cường hào ác bá ở thôn quê, gái 20 xả thân bảo vệ chồng và bốn con

Một câu chuyện cũ ở Nam Định. Mà là chuyện của thời cuối Nguyễn, chứ cũng chưa quá xa. 

Trên đường du lãng xứ Nam trong khoảng chục năm trở lại đây, tôi vẫn nghe dân gian ngày nay đang tiếp tục kể. Người đầu tiên kể là một giáo viên tiểu học đã chuyển công tác sang phòng văn hóa huyện. Hồi ấy, chúng tôi du lãng mạn Xuân Trường - Giao Thủy.

Văn của Nguyễn Ái Quốc cũng được biên tập hay cắt sửa, như thường

Văn của Tran Dan Tien trong cuốn Hồ Chí Minh truyện đã được biên tập khá nhiều sau năm 1954. Điều đó đã nói cụ thể chỉ một chút xíu, ở đây hay ở đây.

Hồ Chí Minh truyện thì đã thuộc thập niên 1940 (và 1950).

06/03/2018

Sáng tạo mới của võ sư Huỳnh : dâng sao giải hạn thuần Việt

Tiếp nối các lễ mà võ sư đã thực hiện các năm trước. Như tiễn Quan Công trở về Trung Quốc (tháng 7/2017), phá trấn Cao Biền (tháng 11/2016).

Sáng nay, ngày 6/3/2018, dâng sao giải hạn thuần Việt được thực hiện trong khuôn viên đền Quán Thánh (Hà Nội). 

Không phải là chuyện nhỏ nữa, bởi Quán Thánh là ngôi đền mà nếu không phải đạo sĩ thực thụ, như ngài Thanh Hòa Tử ở hồ Thái Cực trước đây, thì không dám thiết đại lễ.

05/03/2018

Sau chuyến thị sát làng Trình Phố, một ngày nóng gần 30 độ ở Hà Nội

Chuyến thị sát về làng Trình Phố thì đọc lại ở đây (ngày 2/2/2018).

Hôm nay, thời tiết Hà Nội thực sự như mùa hè, dù mới qua Rằm Tháng Giêng được vài hôm. Nhiệt độ trong phòng làm việc là 27 độ, phải bật quạt. Đi ra bên ngoài thì áo cộc tay là vừa nhất, dù vẫn phải thủ thêm một cái khoác mỏng bên trong cốp xe.