Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-tuấn-phổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-tuấn-phổ. Hiển thị tất cả bài đăng

07/08/2021

Học giả Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh (1934-2021) vừa từ trần

Tôi gọi cho cụ từ Hà Nội bằng điện thoại lần đầu tiên, có lẽ là năm 2009. Hẹn cụ nhiều lần sẽ gặp ở xứ Thanh, nhưng rút cuộc đều không thành hiện thực. 

Có một số lần cụ gọi ra Hà Nội từ rất sớm, chắc khoảng 5h sáng. Cụ khoe là vừa đun nước, làm một ít việc lặt vặt trong nhà, rồi nhớ ra cái bản sách đồng ấy hay mới tra cứu được cái gì đó hay hay, nên gọi ra.

20/02/2020

Thêm một vụ đạo văn vừa bị phát giác : từ điển thuổng

Thấy anh Hoàng Tuấn Công kêu trước, rằng của nả anh đưa lên thư phòng của mình bị trộm đột nhập vào lấy kha khá, mà đem luôn ra in thành từ điển.

Bác Hoàng Tuấn Công lâu nay dành khá nhiều tâm sức cho một vụ đạo văn xuyên thế kỉ liên quan đến bác Nguyễn Đức Tồn (ví dụ ở đây), thì bây giờ, bản thân nhà bác Hoàng  bị đạo chích đột nhập luôn !

Vẫn thi thoảng thấy bác Hoàng kêu mất gà mất ngan này nọ, nhưng lần này thì hình như là vụ trộm to.

13/05/2015

Vì sao Trạng Quỳnh hóa Nguyễn Quỳnh (bài Đào Thái Tôn, 2001)

Cùng về chủ đề này, ở entry trước, đã đọc cách kiến giải của cụ Hoàng Tuấn Phổ

Dưới đây là kiến giải của cố học giả Đào Thái Tôn - một trong những người mà ngay từ cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 đã cho thấy nguyên nhân của sự "nhập nhằng" Nguyễn Quỳnh thành Trạng Quỳnh.

Một sự nhập nhằng, khiến cho không phải học giả, mà ngay cả đến bạn đọc phổ thông như bác Salam cũng khó chấp nhận.

30/04/2015

Cuộc chiến 1954 - 1975 nhìn lại, từ nhiều phía (8) : một chú bé ở Thanh Hóa hồi tưởng

Mình thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, nên không có được kí ức như Hoàng Tuấn Công thuật lại ở dưới đây. 

Kể ra, mà các bác như Phạm Ngọc Hiệp, hehe, hay Salam, hay Thiên Lý, và nhiều bác khác, mà kể lại về ngày 30/4 năm 1975 thì chắc có thêm những kí ức phong phú nữa. Thời đại thông tin như hiện nay, chúng ta có thể tự viết sử được mà.

02/09/2014

Nhiều vùng đã có phong tục mổ lợn và chia thịt, vào ngày Tết Độc Lập

Tôi hay đi dự những lễ lạt, ở chỗ này chỗ kia. Cũng nhờ thế, được uống các loại rượu lễ khác nhau của nhiều vùng miền. 
 
Cảnh chia thịt trong phạm vi làng bản hay liên làng bản thì cũng đôi khi dự. Một ít thì đã văn bản hóa thành bài vở từ hồi thế kỉ XX rồi (bây giờ thế kỉ XXI mà). 

01/08/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 3 (những kí ức tản mạn của cụ Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Nhân duyên với cụ Hoàng Tuấn Phổ, như đã nói ở entry trước, chủ yếu là qua những trước tác về Mẫu Liễu của cụ. Cuốn của cụ độc đáo ở chỗ: là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất về Mẫu Liễu ngay sau Đổi Mới. Lúc cụ đã ra sách, tôi vẫn còn là học sinh cấp 3, bắt đầu trải nghiệm Đổi Mới.

27/06/2014

BÀ CHÚA LIỂU (Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Cụ Phổ ở xứ Thanh có rất nhiều sách đã in, mà tôi mới đọc kĩ ba bốn cuốn trong đó. Thích nhất và có khi trích dẫn, là cuốn Bà chúa Liểu.

Đó là cuốn sách ra đời rất sớm, ở loạt đầu tiên, về bà chúa, từ sau Đổi Mới (trước Đổi Mới, bà chúa được xem là trung tâm của mê tín dị đoan).