Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tokyo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tokyo. Hiển thị tất cả bài đăng

18/05/2019

Lâu rồi mới có tin vui : được sở cảnh sát khen tặng về phòng gian

Nhiều tin không vui về người Việt ở Nhật Bản (ví dụ tin ăn trộm máy cày để phá nhỏ ra và gửi về nước, tin trồng cần sa để buôn bán, tin trộm vặt nhưng có giá trị hàng hóa rất lớn, bắt dê để có món dê, bắt vịt để có cháo vịt,...).

Hôm nay, Thứ Bảy ngày 18/5/2019, là một tin mừng: có hai thanh niên được sở cảnh sát cảm ơn vì đã có công lao phòng gian phòng cướp giật. Hai thanh niên ấy làm việc trong các cửa hàng tiện ích (nơi mà những học sinh thường phải thành thạo tiếng và kĩ năng mới có thể làm được, đã kể ở đây). Sự kiện xảy ra ở quận Sentagaya - thủ đô Tokyo. 

Một em là Lê Văn Phương, năm nay 25 tuổi (đọc từ bản tin tiếng Nhật). Lần trước, cũng có các em được nhận giấy khen của cảnh sát (ở đây).

20/04/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : "phở Hà Nội" đầu thế kỉ 21, và chúng ta đang ăn gì ?

Gần đây, không hẹn mà ngẫu nhiên gặp em G. ở khu nhà cũ ngày xửa xưa, hỏi thăm gánh hàng phở ở gầm cầu thang của cô Đ. (mẹ của G.), thì được biết là vẫn đông khách lắm, vẫn là nguồn kinh tế chủ lực của gia đình như gần hai mươi năm trước.

Từng ấy năm về trước, một buổi sáng sớm tinh mơ, mấy anh em ăn nhanh bát phở gầm cầu thang, vẫn ngàn ngạt nhớ mùi nước dùng quyện với mùi than tổ ong, để sau đó thì mình khởi hành. Chú em họ tới tiễn, chủ ý chọn quán phở cô Đ. là vì: quán ấy xem như ngon nhất cả cái phường này, mà lại ngay sát nhà, và rất tiện cho tắc-xi vào ra ! Trong khoảng năm bảy năm tính đến lúc đó, hai anh em có mươi lần hẹn nhau ra ăn phở ở đầu phố (chỗ ấy bây giờ đã bị dẹp vì mở đường), nhưng ông em bảo: quán ấy tuy rình ràng, nhưng chất lượng thì thua quán gầm cầu thang chỗ anh !

15/04/2019

Choáng, thậm chí mê man, giữa trời nắng gắt của U80 và U70 là bình thường

Một mùa hè của nhiều năm về trước, hồi mới U30 (dưới tuổi 30), dù đã luôn luôn được nhắc nhở về "trúng nắng" hay "bệnh trúng nắng", mà người Nhật gọi là Netsu-chu-sho (nhiệt trúng chứng 熱中症), mình đã bị đổ gục trong thư viện trường. 

1. Đang ngồi ở tầng 2, mà quáng đờ, rồi mê man, và lăn luôn ra sàn gỗ. Rồi nôn ! Chỉ nhớ rõ đến đoạn đó. Sau đó thì láng máng thấy mấy anh chị thủ thư quen quen ở dưới tầng 1 chạy lên, rồi lại láng máng thấy bà bác sĩ của trường.

01/04/2019

Làm trong công ty đa quốc gia của Nhật Bản : nhật kí mở của em Trung

Trung là một cựu học sinh ở Thái Nguyên, vốn dân kĩ thuật, rồi đến với tiếng Nhật và có một thời gian du học tại Nhật Bản. Một thời Fb của Trung là "Trung Thần Thông", rồi thì đã trở về với tên chính "Nguyễn Hoàng Trung".

Bây giờ, Trung đã vào làm việc chính thức trong một công ty đa quốc gia của Nhật Bản - trụ sở chính tại Tokyo.

Từ vài năm trước, vẫn thấy Trung kể nhanh về công việc đi làm thông dịch của em (có khi là song ngữ Anh - Nhật). Những mẩu chuyện  vui vui, thú vị. 

Còn từ khoảng một năm nay, tức là từ khi vào công ty Nhật Bản, em lại hay kể về công việc trong công ty. Lại những mẩu chuyện vui vui và thú vị nữa.

25/03/2019

Đạo vợ chồng dưới bóng che của Phật : lễ Hằng Thuận ở Hà Nội hiện nay

Độ khoảng mười năm trở lại đây, tại Việt Nam, thi thoảng nghe tin một lễ Hằng Thuận, tức một lễ cưới theo nghi thức Phật giáo, được tổ chức ở đâu đó.

Một lễ dạng như Hằng Thuận của người Nhật Bản, mà tôi chứng kiến lần đầu, lại là tại một ngôi chùa ở quận Cảng thuộc thủ đô Tokyo (khu quận Cảng thì đã kể nhanh một chút ở đây). Đó là một kỉ niệm đáng nhớ. Cũng đã 20 năm về trước. Ngay sau đó, là một bài giảng và một thảo luận trong nhóm học tập của thầy. Thầy giảng bài về lễ cưới cho học sinh đại học ở giảng đường lớn, rồi sau đó là thảo luận về cùng chủ đề tại nhóm học tập sau đại học tại phòng nghiên cứu.

16/03/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : nhớ những buổi sáng Mộc Liên rực lên ở trước nhà

Tháng 3 rồi. Nhanh quá, đã giữa tháng 3.

Nhìn ra trời mưa bụi bay bay ngoài cửa sổ, ở Hà Thành, vào những ngày này, là bỗng nhớ những buổi sáng thức dậy liền ra xem những cây Mộc Liên ở trước nhà.

Những cây Mộc Liên ấy ở ngay trước cổng kí túc. Đó là giống Mộc Liên trắng (đã nói nhanh ở đây, hồi tháng 11 năm 2013).

02/03/2019

Tính nấu cháo hai con vịt bắt lên từ dòng sông Ê-đô ở Tokyo

Edo (đọc là Ê-đô) cùng với Kanda (đọc là Kan-đa) là những con sông chính yếu của thủ đô Tokyo.

Edo chính là tên gọi cũ của Tokyo. Có dòng sông Edo với nhiều nhánh, và cũng có riêng một quận mang tên Edo (gọi đúng là "quận Sông Edo", tức "Edo-gawa ku").

Đọc nhanh về dòng sông Kanda ở đây (tháng 8/2014) hay ở đây.

02/09/2018

Quốc khánh 2018 : lễ Vu Lan tại ngôi chùa Việt ở cảng Tokyo

Đúng ngày 2/9 năm 2018, lễ Vu Lan được cử hành tại ngôi chùa Việt Nam ở khu cảng Tokyo (Nhật Bản). Còn ở vùng tỉnh Fukuoka (tỉnh thủ phủ của miền Tây Nhật Bản, đã có đường bay thẳng về Việt Nam từ hơn chục năm trước), thì đã điểm tin ở đây.

Khu cảng Tokyo là một vùng khá hấp dẫn với tôi ngày trước, bởi nhiều thứ. Lúc đó, người Việt ở Tokyo còn chưa nhiều, và không thấy ai bảo là đang ở khu cảng. Mùa thu năm 1999, tôi đã bắt đầu du lãng ra đó.

Một mùa hè, tôi lên phòng thầy Daniel - giáo viên hướng dẫn - để hỏi ý kiến ông rằng, tôi muốn chuyển nhà ra khu cảng để ở trong khoảng nửa năm. Ông đưa ra nhiều giải pháp, và kết luận chung lại là: tôi không ra cảng nữa, cứ tiếp tục ở khu vực Odai cho lành ! Ông kí vào giấy để tôi xin nhà trường cho ở lại Odai. Về Odai thì đã kể chút xíu ở đây và ở đây (tháng 11 năm 2013).

27/08/2018

mùa Vu Lan với người Việt hải ngoại : tháng 8 và 9 ở Nhật Bản

Hiện nay, ở thời điểm 2010s, đã có khá nhiều ngôi chùa Việt trên đất Nhật Bản. Ví dụ, đợt trước đã giới thiệu về chùa Việt Nam tại tỉnh Kanagawa - bên cạnh thủ đô Tokyo (xem lại ở đây).

Phật giáo Việt Nam đang phát triển trên đất Nhật. Khác hẳn với tình hình các thập niên 1990, 2000. Nhưng cũng chính là kết quả của quá trình chuẩn bị từ thập niên 1990 đến nay.

Đi lướt nhanh một chút về mùa Vu Lan theo phong cách Phật giáo Việt Nam trên đất Nhật năm 2018 (tháng 8 và tháng 9 dương lịch).

10/08/2018

Ngoại giao Việt - Nhật 45 năm : một lễ chuẩn bị ở Tokyo (hội trưởng Tô Huy Rứa xuất hiện)

Đang trong dịp kỉ niệm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật 45 năm (1973 - 2018). Đã đi một số tin liên quan ở đâyở đây.

Vừa rồi, có một hoạt động chuẩn bị diễn ra tại Tokyo. Có thấy sự xuất hiện của hội trưởng Tô Huy Rứa. Trong khuôn khổ ngoại giao Việt - Nhật, đã từ 2016, sau lễ khai giảng của Đại học Việt - Nhật năm đó (lễ khai giảng đầu tiên với ý nghĩa chính thức khai trường, ở đây) đến nay, mới thấy lại hình ảnh của bác Rứa. Trong lễ khai giảng năm 2017 thì người ta có nhắc đến bác (xem lại ở đây).

26/07/2018

Dân Nhật biểu tình phản đối Olympic Tokyo 2020, với lí do : tuyển thủ các nước sẽ chết thiêu do quá nóng !

Có nhiều lí do được đưa ra, và người ta lập riêng một trang web để phản đối, các hoạt động biểu tình trên đường phố đang được diễn ra.

Trong đó, một lí do chính được nêu là: Olympic Tokyo 2020 sẽ khai mạc vào hạ tuần tháng 7, tức là dịp nóng nhất ở Nhật Bản (nhất là gần đây, cái nóng như thiêu liên tục diễn ra, ví dụ năm nay 2018 thì đọc ở đây). Người ta phê phán rằng: sinh mệnh của các tuyển thủ không hề được tính toán đến trong khi quyết định thời gian khai mạc. Ai lại ấn định khai mạc vào hạ tuần tháng 7 ?

06/05/2018

Cụ Phan Bội Châu biết viết và đọc chữ quốc ngữ từ khi nào ?

Ở một entry trước (tháng 7 năm 2017), đã đưa hình một trang trong cuốn sách do cụ Phan sống chết xuất bản ở Tokyo cho bằng được trước khi bị nhà đương cục trục xuất khỏi Nhật.

Tiền in sách ấy, theo tự thuật của Phan, là sử dụng vào số tiền giúp đỡ hoàn toàn "không màng báo đáp ngày sau" của bác sĩ Asaba. In mấy ngàn cuốn, nhưng bị Pháp và Nhật câu kết ập đến bắt và đem đốt ở sân Đại sứ quán Pháp tại Tokyo. Cụ Phan may được một số nhân sĩ Nhật tốt bụng báo trước vài phút, mà nhanh tay giấu đi được một ít. Một ít ấy đã về trong nước.

31/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Một bài thơ thương Tokyo, viết 60 năm trước, của Mạc Ly Châu

Bài thơ được xuất bản lần đầu năm 1958, đúng 60 năm trước, trên tạp chí Bách Khoa. Lúc đó, Bách Khoa mới chạy được một thời gian, chưa được tiếng tăm là mấy, khác với các thập niên kế tiếp.

13/10/2017

Anh em nhà họ Ngô tới thăm cụ Cường Để ở Tokyo, năm 1950

Năm 1950, hai anh em ông Ngô Đình Thục - Ngô Đình Diệm ở Tokyo trong khoảng một tuần. Các ông đã tới thăm nhà cách mạng Cường Để tại nhà riêng. Họ đã thi lễ trước Cường Để với tư cách là tôi thần của một bệ hạ.

Bức ảnh chụp lúc đó, lần đầu tiên chúng tôi đưa lên đây bản giản lược:

17/09/2017

Tokyo vào tháng 9 : chuyện chưa hề cũ, được nhắc lại ở thời điểm Bắc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa

Tên lửa do Bắc Triều Tiên phóng, từ lãnh thổ Bắc Triều Tiên, vượt biển, liên tục mấy lần bay qua bầu trời Nhật Bản (đã điểm tin ở đây). Năm 2017.

Sự kiện này làm chúng ta nhớ về một quá khứ đau buồn vào năm 1923. Người Nhật đã sát hại người Triều Tiên tại Tokyo vào năm đó.

16/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : vui với đàn em ở Đại học Phương Đông, nhớ những ngày Hông-gô

Đại học Phương Đông, là cách gọi Việt Nam cho Đại học Đông Dương (Toyo University) ở Tokyo. Đây là một trong những đại học tư thục danh tiếng ở Nhật Bản. Người sáng lập đại học là một nhà triết học phương Đông, đồng thời là một nhà giáo dục học, và một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian.

04/09/2017

Cháu ngoại người Nhật của Trần Đông Phong từ Tokyo về thăm quê Thanh Chương !

Một người bạn, vì biết tôi đang đi loạt bài về chí sĩ Trần Đông Phong (1884-1908) của phong trào Đông Du, vừa mới gửi cho trong dịp nghỉ lễ một tài liệu dạng PDF. Tài liệu mang niên đại 2016, tức là rất mới.

Trong đó, có một chỗ nói về việc cụ Trần Đông Phong. Hóa ra cụ đã kịp có vợ và có con ở Nhật ! Khi cụ quyên sinh vào ngày cuối tháng 5 năm 1908 tại Tokyo, người bạn gái Nhật Bản đã mang thai (cụ không hề hay biết).

02/09/2017

Ngày quốc khánh Việt Nam 2017 trên đất Nhật Bản

Đầu tiên là xem cảnh thanh niên Việt Nam đang ở Nhật Bản mừng ngày quốc khánh. Một mâm cơm cúng Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng.

Sau đó là cảnh ở Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Ở Đại sứ quán thì lại có hai kênh thông tin: tin từ phía đại sứ (cùng đại sứ quán), tin từ phía người Nhật có gắn bó với Việt Nam (ông Amma ở quê bác sĩ Asaba).

15/07/2017

Sách in thạch bản năm 1909 ở Tokyo, bởi nhóm Phan Bội Châu

Sách in thạch bản, đúng như tự thuật sau này của Phan Bội Châu. Kĩ thuật in thạch bản lúc đó rất thịnh hành ở Nhật.

Bản in năm 1909 này vẫn được lưu ở Bộ Ngoại giao Nhật. Được ghi rõ là "tái bản" ở trang cuối cùng.

Lúc ấy, Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo. Tình hình của Phan và các chí sĩ ở Tokyo rơi vào quẫn bách cùng cực. May mà có được sự giúp đỡ vô tư và kịp thời của bác sĩ Asaba.

Các sách vở của Phan và nhóm chí sĩ Việt Nam ở Tokyo được in ra lúc đó là nhờ vào tiền ăn mày từ Asaba (chữ "ăn mày" là của Phan Bội Châu). Trần Đông Phong mất năm Mậu Thân (1908), loạt sách này in năm Kỉ Dậu (1909).