Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/10/2018

Cuốn sách viết ở thế kỉ II của người Việt đi vào học thuật Trung Quốc (các phát hiện của Lê Mạnh Thát)

Các tìm tòi của học giả Lê Mạnh Thát về cổ sử Việt Nam, qua bản giới thiệu từ góc nhìn báo chí của cây bút Hoàng Hải Vân. Bài đã lên mạng từ 10 năm về trước (tức năm 2008).

Chép về Giao Blog, vì nhân hôm qua (27/10), có nói nhanh về Lý hoặc luận của Mâu Bác (tức Mâu Tử). Hôm qua, chủ đề chính là Đạo giáo thời kì sơ khởi (tức thời Đông Hán) ở Trung Quốc, và mình đưa Lý hoặc luận ra như một chỉ dấu quan trọng của sự lan tỏa xuống phía Nam của Đạo giáo ngay từ thời đó.

Có nhiều chỉ dấu quan trọng, nhưng tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử mang tính thuyết phục hơn cả. Tuy vậy, mình chỉ dừng lại ở chỗ "Mâu Tử là người Giao Châu". Không diễn giải xa thêm.

Bổ sung gì thì đưa xuống dưới như mọi khi.



---


BÀI CHÍNH



(Tiếp theo Thanh Niên thứ tư 5.3.2008) Mỗi một di sản của tổ tiên đều phải được truy tìm, cũng như mỗi một tấc đất của tổ tiên đều phải được gìn giữ.
Một minh chứng văn hóa
Những phát hiện nói trên của giáo sư Lê Mạnh Thát cho phép dựng lại lịch sử dân tộc trong thời kỳ nước nhà không có sử liệu, sử sách được viết chủ yếu căn cứ theo các tài liệu của Trung Quốc. Việc khẳng định chủ quyền của dân tộc thời trước Hai Bà Trưng, thời Sỹ Nhiếp và sau đó nữa là có cơ sở. Những phát hiện về văn hóa, bắt đầu từ Khương Tăng Hội với Lục độ tập kinh và Mâu Tử với Lý hoặc Luận, đặc biệt là sự kiện 6 lá thư đề cập dưới đây càng minh chứng cho điều đó.
Lý hoặc Luận của Mâu Tử là một tác phẩm nổi tiếng, được viết vào cuối thế kỷ thứ II (198) và được lưu hành tại Trung Quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ V, có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Nó còn là "sách gối đầu giường" của người Phật tử Viễn Đông, cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản. Đến nửa đầu thế kỷ XX, một loạt những nghiên cứu của các học giả Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp được công bố về tác phẩm này, gây nên một cuộc tranh biện sôi nổi và hào hứng, bắt đầu từ công trình của Lương Khải Siêu, tiếp đó là của H.Maspéro, Tokiwa Daijo, P.Pelliot, Chu Thúc Ca, Hồ Thích, Matsumoto Bunzaro, Dư Gia Tích và Fukui Kojun (dẫn theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1). Ở Việt Nam, nó cũng được coi là cuốn sách lý luận được quan tâm từ hơn 1.000 năm trước, đặc biệt từ năm 1932 khi Trần Văn Giáp giới thiệu Mâu Tử là "người đầu tiên truyền bá đạo Phật ở Việt Nam", cuốn sách đó được sự quan tâm rộng rãi của giới học giả và nhiều người dân. Trong khi nghiên cứu Lục độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát đã phát hiện những mối liên hệ thú vị và trên cơ sở một cuộc khảo sát hết sức công phu, ông đã tìm ra bằng chứng khẳng định Mâu Tử là người Việt Nam và Lý hoặc Luận chính là tác phẩm của Việt Nam truyền sang Trung Quốc. Công trình nghiên cứu này của ông đã được công bố một phần trước năm 1975 và công bố toàn bộ sau này (xem Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam, tập 1).
Theo giáo sư Lê Mạnh Thát:  "Trong bối cảnh văn hóa thời Mâu Tử, Lý hoặc Luận không phải viết để xiển dương Phật giáo, mà là một cuộc tổng kết cuộc đấu tranh về văn hóa, giữa văn hóa Việt Nam đối với văn hóa phương Bắc". Phải có một bề dày văn hóa như thế nào mới có thể có được một bản lĩnh văn hóa như vậy. Một bên thì áp đặt Thi Thư như chân lý, Trung Hoa là trung tâm, một bên Mâu Tử đáp trả "Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất", "năm kinh chưa hẳn là lời của thánh hiền". Tiếp cận tác phẩm của Mâu Tử, chúng ta còn thấy dân tộc ta đã bảo tồn văn hóa của mình như thế nào, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo để phát triển nền văn hóa của mình như thế nào và truyền bá văn hóa của mình ra nước ngoài ra sao.
Sáu lá thư và một vị vua
Một phát hiện cực kỳ quan trọng khác của giáo sư Lê Mạnh Thát là 6 lá thư nằm trong Đại tạng kinh chữ Hán. Đó là 6 lá thư trao đổi giữa hai pháp sư Đạo Cao và Pháp Minh với một "sứ quân" của Giao Châu tên là Lý Miễu. Trước khi ông công bố 6 lá thư này, chưa có một tài liệu nào đề cập tới. Từ điểm gây tò mò đầu tiên trong 6 lá thư là địa danh "Giao Châu", ông đã tiến hành một cuộc truy tìm ngoạn mục. Trước hết là tìm nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố lịch sử, tìm nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố thư tịch, kế đó là tìm niên đại và tung tích tác giả 6 bức thư.
Khó khăn nhất là tìm ra tác giả của chúng. Ông bảo tung tích của những người mang tên Đạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu ngày nay chúng ta không biết một tí gì hết. 
Ông "kiểm soát toàn bộ" những tư liệu lịch sử Trung Quốc và Phật giáo Trung Quốc, cũng như tư liệu lịch sử Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, cũng không tìm thấy những người có các cái tên ấy. Ông lục tìm trong Tấn thư, Tống thư, Nam Tề thư, Lương thư, Ngụy thư, Bắc sử, Nam sử và Tư trị thông giám sử cũng như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng không gặp một "sứ quân" (hoặc chức vụ tương đương) nào với cái tên Lý Miễu; lục tìm trong Cao tăng truyện và Tục cao tăng truyện cũng như Thiền Uyển tập anh, cũng không tìm thấy một pháp sư nào có tên Đạo Cao hay Pháp Minh. Chỉ duy nhất trong Toàn Tấn văn 157 tờ 15a12-2 có liệt ra tên một Thích Đạo Cao, nhưng kiểm tra bản mục lục của văn liệu này cũng như xuất xứ của tên ấy dẫn từ Cao tăng truyện 5 tờ 255b15-17 thì thấy là Thích Đạo Tung chứ không phải Đạo Cao, sự khác nhau đó là do Toàn Tấn văn khắc nhầm.
Ông mở rộng việc truy tìm sang các tài liệu Nhật Bản và Triều Tiên. Trong khi khảo sát toàn bộ tài liệu liên quan của Nhật, ông đọc kỹ lại Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục (là sách được Vũ Điền thiên hoàng cho viết nhằm ghi lại tất cả những bộ sách Trung Quốc còn sót lại trong Thư viện hoàng gia sau vụ cháy năm 887), tìm thấy một dữ kiện lôi cuốn. Dưới mục thứ mười mang tên Tiểu học gia, liệt ra một bộ sách nhan đề "Tá âm, một quyển, Thích Đạo Cao soạn" và dưới mục Biệt tập lại ghi "Đạo Cao pháp sư tập, một quyển". Vấn đề là Đạo Cao tác giả của hai cuốn sách Tá âm và Đạo Cao pháp sư tập này có phải là Đạo Cao pháp sư trong 6 lá thư hay không? Đối chiếu thì thấy hai tác phẩm này chắc chắn không phải do người Nhật biên soạn mà phải là từ Trung Quốc mang về, vì khảo sát toàn thể tài liệu Phật giáo Nhật Bản ông không thấy tăng sĩ Nhật Bản nào mang tên Đạo Cao cả. Vấn đề là họ mang về Nhật từ lúc nào. Một cuộc kiểm soát tiếp vẫn không cho biết một tí gì cả, chỉ biết chắc chắn là nó phải được mang về trước năm 887 để có thể ghi vào bản thư mục nói trên. Ông cũng kiểm soát những bản thư tịch liệt kê những tư liệu liên quan tàng trữ ở các nước Anh, Pháp, Liên Xô, cũng không tìm thấy gì hết.
Tuy nhiên, ở đây xuất hiện một vấn đề mới. Trước hết về cuốn Tá âm. Nó được liệt vào loại Tiểu học gia, mà căn cứ vào định nghĩa của Tùy thư kinh tịch chí, nó là loại sách ngôn ngữ. Cần nói thêm, một chú giải trong tài liệu Nhật Bản còn ghi "Kinh tịch chí của Tùy thư có ghi Tá âm tự một quyển, nhưng không ghi họ tên người viết". Ghi chú này đã được xác nhận từ tài liệu Trung Quốc và từ dẫn giải của các tài liệu Trung Quốc cũng như Nhật Bản, có thể coi Tá âm tự là một tác phẩm khác nữa của Thích Đạo Cao. Như vậy là ít nhất Thích Đạo Cao cũng có 3 tác phẩm được nhắc đến. Vấn đề đặt ra là tại sao những tác phẩm đó được Nhật Bản đem về từ Trung Quốc mà Trung Quốc lại không ghi một cách đàng hoàng trong các tài liệu chính thống của mình, mà chỉ ghi một cách sơ sài khuyết danh trong Tùy thư? Tiếp tục nghiên cứu và đối chiếu, ông xác định rằng sở dĩ như vậy là vì những sách đó chắc chắn không phải tiếng Trung Quốc mà là tiếng nước ngoài.
Những khảo sát như vậy dẫn đến kết luận, Đạo Cao chắc chắn không phải là người Trung Quốc, Nhật Bản hay Triều Tiên, trong khi người mang tên đó là một trong hai tác giả các bức thư trao đổi với Lý Miễu, "sứ quân" Giao Châu. Bởi vậy Đạo Cao chắc chắn là người Việt Nam. Và từ nhân vật này, ông phát hiện một chứng cứ quan trọng khác về một cột mốc phát triển ngôn ngữ dân tộc: Tá âm là một quyển sách ngữ học về quốc âm, còn Tá âm tự  là một cuốn tự điển về thứ tiếng quốc âm đó. Rất tiếc là chúng đã thất lạc, nhưng chắc chắn là có những cuốn sách đó. Ông bảo trong sưu tập Stein tàng trữ tại Bảo tàng viện Anh Quốc có một thủ bản mang ký hiệu S.5731, mô tả một tài liệu giống như vậy, nhưng vì ông "chưa có trong tay" thủ bản đó nên chưa thể khẳng định.
Chúng tôi dẫn chứng dài dòng đoạn trên, tuy rất sơ lược, để bạn đọc phần nào thấy được cách làm việc cẩn trọng của giáo sư Lê Mạnh Thát. Những khảo sát như vậy đã được tiến hành và dễ dàng tìm ra tông tích Việt Nam của người thứ hai là Pháp Minh.
Đối với nhân vật Lý Miễu, nội dung 6 lá thư cho thấy Lý Miễu được gọi là "sứ quân" và lời lẽ của nhị vị pháp sư trong 6 lá thư coi ông "ở địa vị của một bậc thiên tử". Đối chiếu danh sách những chức danh tương đương với "sứ quân" như "thái thú", "thứ sử" Trung Quốc cử sang thì không thấy tên Lý Miễu. Toàn bộ sử sách Trung Quốc cũng như Việt Nam đều không có tên Lý Miễu. Với một khảo sát văn liệu tương tự cùng những phân tích chính trị, xã hội đến tận ngọn nguồn, ông kết luận Lý Miễu chính là một vị vua của Việt Nam. Một nhân vật xưng vương xưng đế trên một đất nước độc lập mà Trung Quốc không với tới thì sử sách Trung Quốc không chép là không có gì lạ. Còn việc sử ta không chép cũng là đương nhiên, vì không không có sử liệu. Ông ước đoán 6 lá thư đó được viết vào những năm 435-440, nằm trong thời kỳ Nam Bắc triều (420-588) của Trung Quốc. Niên đại của Lý Miễu nằm trong khoảng 390-470, của Đạo Cao khoảng 365-455 và Pháp Minh khoảng 370-460. 6 lá thư chứa đựng những sử liệu vô cùng quý giá cho việc nghiên cứu nghệ thuật, âm nhạc, văn học, Phật giáo, chính trị và tư tưởng (bạn đọc quan tâm vấn đề này xin đọc Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, trang 427-582).
Xin tạm dừng loạt bài này ở đây. Thiền sư Lê Mạnh Thát đã thực hiện một loạt các công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo, về văn học, triết học... Riêng các công trình lịch sử văn học của ông được tập hợp thành Tổng tập văn học Phật giáo khoảng 50 tập (đã in 3 tập). Chúng tôi giới thiệu sơ lược một số trong rất nhiều phát hiện lịch sử của thiền sư với mong muốn những người quan tâm đến lịch sử nước nhà biết đến. Đối với các cơ quan quản lý ngành lịch sử và những nhà sử học - những người đang nghiên cứu lịch sử, chúng tôi thiết nghĩ nó có lợi chứ hoàn toàn không gây thiệt hại gì cho việc nghiên cứu, vì nghiên cứu thì cần có những tài liệu mới do chính mình hoặc do người khác phát hiện ra. Các cơ quan nghiên cứu lịch sử hoặc các nhà sử học có thể xem xét, đánh giá, tranh biện, cái gì có tài liệu chứng minh là không đúng thì nói là không đúng, cái gì cần tiếp tục làm rõ thì cùng nhau tìm tòi làm rõ, nhưng cái gì thấy có cơ sở là đúng rồi thì cần thừa nhận để đưa vào dòng chính thống. Tất cả đều nhằm mục đích tìm ra sự thật để tôn vinh dân tộc chúng ta. Mỗi một di sản của tổ tiên đều phải được truy tìm, cũng như mỗi một tấc đất của tổ tiên đều phải được gìn giữ.
Hoàng Hải Vân
https://thanhnien.vn/van-hoa/thien-su-le-manh-that-va-nhung-phat-hien-lich-su-chan-dong-317690.html?fbclid=IwAR28I7Wz36TQUWl2iu_tK_ZdSPrEf-vAteaHMN2Fe8leH6-pTBbQAnbYkE8


---


BỔ SUNG


.

2.

"

Lý hoặc của Mâu Tử, một thuyết nói

Truyện Thái thú quận Thương Ngô Mâu Tử Bác.
Mâu Tử đã học kinh truyện, sách chư tử không kể lớn nhỏ, không gì là không ham. Tuy không ưa binh pháp, nhưng cũng vẫn đọc. Tuy đọc sách thần tiên bất tử, dẹp đi không tin, cho là dối tráLúc ấy sau khi Linh đế băng (189), thiên hạ nhiễu loạn, chỉ Giao Châu tạm yên. Dị nhân phương Bắc kéo nhau đến ở, phần nhiều thực hành thuật thần tiên tịch cốc trường sinh. Người bây giờ có nhiều học giảMâu Tử thường đem ngũ kinh gạn hỏi. Đạo gia thuật sỹ không ai dám đáp, ví ông với Mạnh Kha chống Dương Chu, Mạc Địch.
Trước lúc ấyMâu Tử dắt mẹ lánh nạn Giao Châu. Năm 26 tuổi về Thương Ngô lấy vợ. Thái thú nghe tiếng có họ, đến thăm mời ra làm quan. Bấy giờ tuổi mới trưởng thành, chí chuyên học vấn, lại thấy đời loạn, không có ý làm quan, nên bèn không đến. Lúc ấy châu quận nghi nhau, cách trở không thông. Thái thú thấy ông học rộng, biết nhiều, nhờ đi “trí kỉnh” Kinh ChâuMâu Tử nghĩ tước lộc dễ nhượng, sứ mệnh khó từ, ông mới sửa soạn ra đi. Gặp lúc châu mục trọng văn đãi sĩ, bổ làm quan. Ông lại cáo bệnh không đến. Em châu mục làm thái thú Dự Chương bị trung lang tướng Trức Dung giết. Bấy giờ châu mục sai kỵ đô úy Lưu Ngạn đem quân đi đánh song sợ cõi ngoài nghi nhau, quân không được tiến. Châu mục mới mời Mâu Tử, nói: “Em tôi bị nghịch tặc ám hại. Nỗi đau cốt nhục uất phát tim gan, phải sai Lưu đô úy đi, song sợ cõi ngoài nghi kỵ, người đi không thông. Ông văn võ gồm đủ, có tài chuyên đối, nay muốn giúp nhau, mượn đường Linh Lăng, Quế Dương để làm thông lộ, thế nào?”
Mâu Tử đáp: “Chịu ơn nhờ nghĩa, đãi ngộ lâu ngày. Liệt sĩ quên mình, hẹn tất phải đi!” Bèn sửa soạn lên đường, gặp lúc mẹ mất đột ngột, bèn không đi được. Lâu sau đó, ông rút lui, nghĩ rằng: “Vì do thông giỏi, được giao sứ mệnh. Đời nay nhiễu nhương, chẳng phải lúc làm rõ mình”. Bèn thở dài, nói: “Lão Tử dứt thánh bỏ trí sửa thân giữ chân. Vạn vật không ngăn chí ông, thiên hạ không đổi niềm vui của ông, thiên tử không được bầy tôi, chư hầu không được kết bạn, nên có thể là quý”. Từ đó dốc chí vào đạo Phật, gồm ngẫm Lão Tử năm ngàn chữ, ngậm huyền diệu làm rượu ngon, xem ngũ kinh làm đàn sáo. Bọn thế tục nhiều kẻ cho là không phải, vì đã phản bội ngũ kinh, để đi về đạo khác. Muốn cãi thì không phải đạo, muốn im thì không được. Bèn lấy bút mực, gọi dẫn lời thánh hiền để chứng giải, đặt tên là Mâu Tử lý hoặc
(1). Có người hỏi: - Phật từ đâu sinh ra? Có tổ tiên và làng nước gì không? Đã làm được gì, giống loại người nào? 
Mâu Tử đáp: - Giàu thay câu hỏi! Xin đem dốt nát nói qua điểm chính. 
Bởi nghe công trạng giáo hóa của Phật, tích chứa đạo đức, hàng ngàn ức đời, không sao ghi chép. Nhưng khi sắp thành Phật, thì sinh ở Thiên Trúc, mượn hình nơi vợ vua Bạch Tĩnh. Bà ngủ ngày, mộng thấy cưỡi voi trắng, thân có sáu ngà, hớn hở thích thú, bèn xúc cảm mà có thai. Đến tháng tư mồng tám, Phật theo sườn bên phải của mẹ mà sinh, đặt chân xuống đất, đi bảy bước giơ tay phải lên, nói: “Trên trời dưới trời không có gì hơn Ta!”. Bấy giờ trời đất rung mạnh, trong cung sáng ngời. Hôm ấy, người ở cung vua cũng sinh ra một đứa con trong tầu ngựa trắng, cũng cho ngựa con bú; đầy tớ tên Xa Nặc, ngựa tên là Kiền Trắc. Vua thường sai theo thái tửThái tử có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, mình cao trượng sáu, thân đều sắc vàng, đỉnh đầu có nhục kế, má như sư tử, lưỡi che được mặt, tay có ngàn xoáy, cổ sáng chiếu vạn dặm. Đấy là nói qua tướng Phật. Năm mười bảy tuổi, vua cha bắt lấy công chúa nước láng giềng làm vợ. Thái tử ngồi thì dời chỗ, nằm thì riêng giường. Đạo trời rộng sáng mà âm dương thông đồng. Bà có mang con trai, sáu năm mới sinh. Vua cha trân quí thái tử, dựng cho cung điện kỹ nữ, đồ chơi châu báu, đều bày trước mắtThái tử không ham thú vui ở đời, muốn giữ đạo đức. Năm 19 tuổi, ngày tám tháng tư, nửa đêm gọi Xa Nặc đóng yên Kiền Trắc vượt thành. Quỉ thần nâng đỡ, bay ra khỏi cung. Hôm sau bỗng nhiên không biết ở đâu. Vua cùng quan dân thảy đều sụt sùi, đuổi tới cánh đồng. Vua bảo: “Khi chưa có con, cha cầu xin Thần, nay đã có con, như ngọc như trân, nên nối ngôi tước, chứ bỏ đi đâu?” 
Thái tử tâu: “Muôn vật vô thường, có rồi phải mất. Nay muốn học đạođộ thoát mười phương”. 
Vua biết thái tử đã kiên quyết, bèn đứng lên về. Thái tử đi thẳng, suy tư về đạo, sáu năm thì thành PhậtSở dĩ Ngài sinh vào tháng tư mùa hạ, đó là lúc không nóng không lạnh, cây cỏ đơm hoa, cởi áo lông chồn, mặc áo thưa mỏng, là tiết trung lữ vậy. Sở dĩ Phật sinh ở Thiên Trúc là chỗ trung hòa trong trời đất vậy. Kinh do Phật viết gồm đến 12 bộ hợp tám ức bốn ngàn vạn quyển. Quyển lớn vạn lời trở xuống, quyển nhỏ ngàn lời trở lên. Phật dạy thiên hạ, cứu vớt giải thoát nhân dân. Nhân ngày 15 tháng 2 nhập tịch mà đi. Kinh điển và giới luật tiếp tục tồn tại, noi theo mà làm, cũng đạt vô vi, phúc đến đời sau. Kẻ giữ năm giới, một tháng sáu ngày trai; ngày trai giới thì chuyên tâm vào một ý, hối lỗi mà tự đổi mới. Sa môn giữ 250 giới, hàng ngày trai giới, Giới ấy không phải cho ưu bà tắc được nghe vậy. Oai nghi đi đứng cùng điển lễ ngày xưa không khác. Suốt ngày thâu đêm giảng đạo tụng kinh, không tham dự việc đời
Lão Tử nói: “Đức lớn chứa dung, chỉ đạo theo về”. Ý đó là vậy. 
(2) Hỏi: Sao chính gọi là Phật? Phật có nghĩa gì? 
Mâu Tử đáp: - Phật là hiệu thụy vậy, như gọi ba vua thần, năm đế thánh. Phật là nguyên tổ của đạo đức, đầu mối của thần minh. Nói Phật nghĩa là giác, biến hóa nhanh chóng, phân thân tán thể, hoặc còn hoặc mất, nhỏ được lớn đươc, tròn được vuông được, già được trẻ được, ẩn được hiện được, đạp lửa không bỏng, đi dao không đau, ở dơ không bẩn, gặp họa không mắc, muốn đi thì bay, ngồi thì lóe sáng, nên gọi là Phật vậy. 
(3) Hỏi: - Sao gọi là Đạo? Đạo ấy giống như cái gì? 
Mâu Tử đáp: - Đạo là nói dắt dẫn vậy, dắt dẫn người đến chỗ vô vi. Dắt không có đàng trước, dẫn không có đàng sau. Giơ lên không có trên, đè xuống không có dưới. Nhìn không có hình, nghe không có tiếng. Bốn phương là lớn, nó vượt ra ngoài, tơ hào là nhỏ, nó lọt vào trong. Vì thế gọi Đạo. 
(4) Hỏi: - Khổng Tử lấy ngũ kinh làm đạo giáo, có thể cầm mà đọc, nói mà làm. Nay ông nói Đạo hư vônhanh chóng không thấy được ý, không chỉ được việc, sao khác với lời của thánh nhân thế? 
Mâu Tử đáp: - Không thể lấy tập quen làm trọng, ít thấy làm khinh, mê ở vật ngoài mà hỏng ở trong lòng. Xây sự nghiệp không bỏ đạo đức cũng như so dây đàn không bỏ cung thương. Đạo trời khuôn theo bốn mùa, đạo người khuôn theo năm thường. Lão Tử viết: “Có vật hỗn thành, sinh trước trời đất, có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên nó, gượng đặt chữ gọi là Đạo”. Đạo làm ra muôn vật, ở nhà có thể dùng thờ cha mẹ, làm chủ nước có thể dùng trị dân, đứng một mình có thể dùng sửa thân. Noi theo mà làm thì đầy cả trời đất, bỏ mà không dùng thì mất mà không dời. Ông không hiểu được, có chi là lạ? 
(5) Hỏi: - Kìa thật lắm thì không hoa mỹ, văn hay thì không điểm tô, lời gọn mà đạt ý là đẹp, việc ít mà hiểu được là sáng. Cho nên châu ngọc ít mà quí, ngói gạch nhiều mà khinh. Thánh nhân chế ra bảy bộ kinh, chẳng qua ba vạn lời mà mọi việc đầy đủ. Nay kinh Phật, quyển số kể đến vạn, lời đếm tới triệu, không phải sức một người có thể kham nổi. Tôi cho là phiền phức mà không thiết yếu. 
Mâu Tử đáp: - Sông biển sở dĩ khác với kênh rạch là vì chúng sâu rộngNgũ nhạc sở dĩ khác với gò đống là vì chúng cao. Nếu cao không khỏi núi đồi thì dê què dầy xéo ngọn đỉnh, sâu không hơn ngòi rạch thì trẻ con bơi tắm giữa dòng. Kỳ lân không ở trong vườn cảnh, cá kình nuốt thuyền không bơi ở khe nước vài tầm sâu. Mổ con trai ba tất tìm hạt châu minh nguyệt, dò cái tổ gai bưởi tìm chim non phượng hoàng, ắt khó mà được. Tại sao? Nhỏ không chứa được lớn vậy. Kinh Phật trước nói sự việc hàng ức năm lại dạy yếu lý của muôn đời. Thái tổ chưa nổi, thái thỉ chưa sinh, trời đất mới dựng, nhỏ không thể nắm, bé không thể vào, thì Phật đã bao trùm bên ngoài sự rộng lớn, đã chia chẻ sự bé nhỏ bên trong, chẳng chi là không ghi chép. Cho nên, kinh quyển kể hàng vạn, lời đếm hàng ức, càng nhiều càng đủ, càng lắm càng giàu. Có chi là không thiết yếu? Tuy một người không kham nổi, ví như đến sông uống nước, uống no tự đủ, đâu còn biết chỗ thừa ư? 
(6) Hỏi: - Kinh Phật nhiều quá, muốn được chỗ thiết yếu mà bỏ điều thừa, nói thẳng vào chỗ thiết thựcmà trừ bỏ điều hoa mỹ
Mâu Tử đáp: - Không được! Kìa trời trăng, đều sáng, mỗi có chỗ chiếu; hai mươi tám vì sao, mỗi ngôi có chỗ chủ của nó. Trăm vị thuốc đều sinh ra, mỗi vị có chỗ chữa của nó. Lông chồn chống lạnh, vải thưa ngăn nóng, xe thuyền khác đường, đều để người đi, Khổng Tử không cho năm kinh là đủ, lại viết Xuân thu, Hiếu kinh là muốn mở rộng đạo thuậtthỏa mãn lòng người vậy. Kinh Phật tuy nhiều, đều qui về một mối, cũng như bảy kinh tuy khác, việc quí đạo đức nhân nghĩa cũng là một. Đạo hiếu sở dĩ nói nhiều là tùy người làm mà dạy bảo. Như Tử Trương, Tử Du đều hỏi về chữ hiếu, mà Trọng Ni đáp mỗi người một khác, ấy vì đánh vào sở đoản của họ, Có chi phải bỏ đi đâu? 
(7) Hỏi: - Đạo Phật rất cao, rất lớn, sao Nghiêu, Thuấn, Châu, Khổng không học, trong bảy kinh không thấy nói đến? Ông đã ham Thi, Thư, thích Lễ, Nhạc, sao lại chuộng đạo Phật, ưa thuật khác? Phải chăng nó có thể vượt qua kinh truyện, đẹp hơn sự nghiệp của thánh nhân chăng? Thiết nghĩ vì chúng tôi, ông không làm thế. 
Mâu Tử đáp: - Sách không là lời Khổng Khâu. Thuốc không là phương Biển Thước. Điều hợp nghĩa thì theo, thuốc khỏi bệnh là tốt. Người quân tử rộng nhận tất cả điều thiện để giúp cho thân. Tử Cống hỏi: “Phu tử thường có thầy nào?” (Đáp): “Nghiêu thờ Doãn Thọ, Thuấn thờ Vụ Thành, Đán học Lã Vọng, Khưu học Lão Đam”. Những điều ấy cũng đều không thấy ở bảy kinh. Bốn vị thầy trên tuy là thánh, so với Phật thì khác gì hươu trắng với kỳ lân, chim én với phượng hoàng. Nghiêu, Thuấn, Châu, Khổng còn phải học. Huống thân Phật tướng tốt, sức thần biến hóa khó sánh, thì làm sao có thể bỏ mà không học? Sự việc có nghĩa lý trong ngũ kinh, hoặc có chỗ thiếu, nên không thấy ghi chép về Phật, thì có gì đáng lấy làm lạ? 
(8) Hỏi: - Bảo Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, sao mà khác người đến thế? E rằng đấy là lời bùi tai, mà không phải sự thật
Mâu Tử đáp: - Tục ngữ nói: Thấy ít, lạ nhiều. Nhìn con lạc đà bảo là ngựa gù lưng. Nghiêu mi tám sắc, Thuấn mắt hai tròng, Cao Dao mỏ quạ. Văn vương bốn vú, Vũ tai ba lỗ, Chu Công lưng gù, Phục Hymũi rồng, Trọng Ni đầu bằng, Lão Tử trán gồ, mắt xếch, mũi có hai sống, tay cầm mười xoáy, chân đạp mười xoáy, như thế chẳng khác người sao? Tướng tốt của Phật có chi đáng để nghi ngờ? 
(9) Hỏi: - Hiếu kinh nói: “Thân thể, tóc da nhận từ cha mẹ không dám hủy thương” - Tăng Tử lúc sắp mất, bảo: “Kéo tay ra, duỗi chân ra!” Nay sa môn cắt tóc, sao trái với lời dạy của thánh nhân, không hợp với đạo người con hiếu. Ông thường ưa luận phải trái, bàn thẳng cong, mà đi ngược điều thiện hay sao? 
Mâu Tử đáp: - Kìa chê thánh hiền là bất nhân, bàn không trúng là bất trí. Bất nhân, bất trí, lấy chi để gầy đức. Đức không gầy là bọn ương ngu vậy. Sao mà bàn luận giản dị thế? Xưa người nước Tề đi thuyền sang sông. Người cha ngã xuống nước, người con xách tay, chúc đầu chổng ngược để cho nước ở miệng ra mà mạng cha được sống. Kìa chúc đầu lộn ngược cha, còn gì bất hiếu bằng. Nhưng để bảo toàn thân thể cha, nếu khoanh tay giữ đạo con hiếu thông thường thì mạng cha chết mất dưới nước
Khổng Tử nói: “Có thể cùng theo đạo, nhưng chưa có cùng quyền biến”. Đó gọi là Tùy thời mà làm vậy. Vả lại, Hiếu kinh nói: “Tiên vương có chí đức, có yếu đạo”. Mà Thái Bá cắt tóc, vẽ mình, tự theo tục của Ngô việt, trái với nghĩa thân thể tóc da. Vậy màKhổng Tử ca tụng, cho có thể gọi là chí đức. Trọng Ni không cho cắt tóc, mà chê bai. Do thế mà thấy nếu có đức lớn thì không câu nệ vào tiểu tiếtSa mônvứt gia sản, bỏ vợ con, không nghe đàn, không nhìn sắc, có thể bảo là đã nhường hết thì sao lại trái vớilời thánh không hợp đạo hiếu? 
Dự Nhượng nuốt than, sơn mình, Nhiếp Chính lột mặt, tự vẫn. Bá Cơ dẫm lửa, Hạnh Cao cắt mặt. Quân tử cho là dũng và chết vì nghĩa, không nghe ai chê là tự hủy chết. Sa môn cắt bỏ râu tóc, so với bốn người trên, không xa chi mấy. 
(10) Hỏi: - Kìa phúc không gì hơn là nối dõi, bất hiếu không gì hơn là không có con trai. Sa môn bỏ vợ con, vất của cải, có người suốt đời không lấy vợ, sao mà trái với hạnh phúc đức và hiếu tử như thế? Tự khổ mình mà không có chi là kỳ, tự cực mình mà không có chi là lạ cả! 
Mâu Tử đáp: - Kìa bên trái dài, thì bên phải ngắn, đằng trước lớn ắt đàng sau hẹp. Mạnh Công Xước làm ông già nước Triệu, nước Ngụy, thì tốt chứ không thể lấy làm đại phu cho nước Đằng, nước Tiết. Vợ contài sản là vật thừa ở đời, thân sạch vô vi là huyền diệu của Đạo vậy. 
Lão Tử nói: “Danh tiếng với thân mệnh, cái nào thân thiết hơn? Thân mệnh với của cải, cái nào quí hơn?” Lại nói: “Xem di phong của ba đời; ngắm đạo thuật của Nho, Mặc, đọc thi, thư, sửa lễ tiết, chuộng nhân nghĩa, nhìn trong sạch, người trong làng truyền lại sự nghiệpdanh dự lừng lẫy, đấy là việc làmcủa hạng sĩ bậc trung. Người điềm đạm không để ý đến. Cho nên trước mặt có hạt châu tùy, sau lưng có con cọp gầm, thấy mà bỏ chạy không dám lấy, tại sao? Vì mệnh sống trước đã, rồi sau mới đến lợi vậy. Hứa Do làm tổ ở trên cây, Di Tề chết đói ở Thủ Dương, Thuấn, Khổng ca ngợi là bậc hiền, nói: Cầu đạo nhân được đạo nhân vậy”. Chưa từng nghe thấy chê là không có nối giòng, không có của cảiSa môn tu đạo đức để đổi niềm vui của đời phù du, về thục hiền để thay cho nỗi sướng vợ con. Như thế mà không lạ, còn chi là lạ? Như thế mà không khác, còn chi là khác? 
(11) Hỏi: - Hoàng đế truyền xiêm áo chế phục sức. Cơ Tử bày Hồng phạm, dáng vẻ đứng đầu năm việc. Khổng Tử viết Hiếu kinh, phục sức đứng đầu ba đức. Lại nói: “Chỉnh đốn mũ áo, tôn nghiêm ngắm nhìn”. Nguyên Hiến tuy nghèo, không rời mũ Hán. Tử Lộ gặp nạn, không quên tết giải mũ. Nay sa mônđầu cắt tóc, mặc vải đỏ, thấy người thì, không có lễ nghi quì đứng, không có vẻ mặt săn đón, sao mà trái với chế độ ăn mặc dáng vẻ, ngược với phục sức của cân đai đến thế? 
Mâu Tử đáp: - Lão Tử nói:“Đức cao không khoe đức, nên mới có đức, đức thấp không mất đức, nên mới không đức”. Thời Ba vua ăn thịt sống, mặc áo da, ở tổ, ổ lỗ, vì chuộng chất phác. Há lại cần mũ chương phủ, áo khúc cừu sao? Vậy mà người ta ca ngợi là có đức mà đôn hậu, đáng tin mà vô vị. Hạnh sa môn cũng tương tự thế đấy! 
Hỏi: - Như lời ông nói, bọn Hoàng đế, Nghiêu, Thuấn. Châu, Khổng là đáng bỏ, không đủ dùng làm khuôn phép? 
Mâu Tử đáp: - Hễ thấy rộng thì không lạc, nghe thông thì không lầm. Nghiêu, Thuấn, Châu, Khổng tu sửa cuộc đời, còn Phật và Lão chí nhằm vô vi. Trọng Ni bôn ba hơn bảy mươi nước. Hứa Do nghe nói nhường ngôi thì rửa tai ở vực. Đạo người quân tử, hoặc ra hoặc ở, hoặc im hoặc nói, không buông lòng mình, không thả tính mình. Cho nên, đạo quí ở chỗ ứng dụng, sao có sự bỏ đi? 
(12) Hỏi: - Đạo Phật nói người ta chết thì lại sinh lại, tôi không tin điều ấy đúng như thế? 
Mâu Tử đáp: - Người đến lúc chết, người thân trèo lên nóc nhà mà gọi. Chết rồi còn gọi ai? Bảo là gọi hồn phách nó! Mâu Tử bảo: “Thần hồn trở lại thì sống, không trở lạithần hồn đi đâu?” 
- Thưa là thành quỉ thần! 
Mâu Tử nói: - Chính thế, thần hồn vốn không diệt vậy, chỉ thân thể tự hư nát. Thân ví như rễ lá của ngũ cốcthần hồn như hạt giống của ngũ cốc; rễ lá sinh ra ắt phải chết, hạt giống há có chung cục ư? Đắc đạo thì thân diệt vậy. 
Lão Tử nói: “Ta sở dĩ có cái lo lớn là vì ta có thân, nếu như không có thân, ta còn gì đáng lo”. Lại nói: “Công thành thì thân thoái, đó là đạo trời”. Có người nói:“Theo đạo cũng chết, không theo cũng chết, có khác nhau chi?” 
Mâu Tử nói: Đấy gọi là không một ngày làm điều thiện, mà đòi tiếng khen suốt đời. Người có đạo dầu chết nhưng thần hồn về cõi phúc, kẻ làm ác chết đi thì thần hồn mang họa. Người ngu mờ ám ở chỗ việc thành, người hiền trí tính trước khi chưa manh nha. Có đạo với không có đạo ví như vàng với cỏ, thiện với họa, như trắng với đen, sao không khác nhau mà còn hỏi có khác nhau không? 
(13) Hỏi: - Khổng Tử nói “Chưa thể thờ người, làm sao có thể thờ quỉ; chưa biết sự sống làm sao biết được cái chết”. Đấy là điều thánh nhân không bao giờ đề cập tới. Nay nhà Phật luôn luôn thuyết về việc sống chết, chuyện quỉ thần, e rằng không phải lời nói của thánh triết vậy. Kìa kẻ sống đạo, nên hư vôđạm bạc, qui chí về chất phác. Sao còn nói lẽ sống chết làm chi để rối loạn ý chí, thuyết về quỉ thần là việc thừa vậy. 
Mâu Tử đáp: - Như lời ông nói, đó gọi là thấy bên ngoài chưa biết bên trong vậy. Khổng Tử ghét Tử Lộkhông hỏi gốc ngọn, nên đem điều đó ra mà dẹp đi. Hiếu kinh nói: “Làm tôn miếu để cúng quỉ thần, tế lễ hai mùa xuân thu để nghĩ đến theo thời tiết”. Lại nói: “Khi sống thờ bằng kính yêu, khi chết thờ bằng thương nhớ”. Há chẳng phải là dạy người thờ quỉ thần, biết lẽ sống chết đấy ư? Chu công vì Vũ vương cầu sinh mệnh, nói: “Đán này nhiều tài nhiều nghề, có thể thờ đươc quỉ thần”. Kìa thế làm gì vậy? Kinh Phật thuyết về lý sống chết chẳng phải cùng loại như thế ư? Lão Tử nói: “Biết là con lại quay về giữ lấy mẹ thì trọn đời không nguy hại”. Lại nói: “Dùng ánh lửa quay về nguồn sáng của nó, không để tai ươngcho thân”. Đó là nói về ý nghĩa của đạo sống chếtmục đích của điều lành điều dữ. Điểm thiết yếu của đạo tối cao, thực quí ở sự yên lặng. Nhà Phật há ham nói nhiều ư? Có kẻ đến hỏi không thể không đáp. Chuông trống há có tự kêu, đánh vào mới có tiếng vậy. 
(14) Hỏi: - Khổng Tử nói: “Mọi rợ có vua không bằng các nước Hạ mất vua”. Mạnh Tử chê Trần Tương học cái thuật của Hứa Hành, nói: “Ta nghe dùng Hạ để biến cải man di, chưa từng nghe dùng man di đểbiến cải Hạ”. Ông từ nhỏ học đạo Nghiêu, Thuấn, Châu, Khổng mà ngày nay bỏ đi học cái thuật của man mọi, chẳng đã lầm rồi sao? 
Mâu Tử đáp: - Đó là lời thừa khi tôi chưa hiểu đạo lớn vậy. Như ông có thể gọi là thấy vẻ đẹp của lễ chế mà không biết thực chất của đạo đức, thấy đuốc sáng, mà chưa thấy mặt trời giữa trưa. Lời nói của Khổng Tử là để uốn ngay phép đời vậy. Mạnh Kha nói vì ghét sự chuyên nhất thôi. Xưa Khổng Tử muốn ở nơi chín mọi, nói rằng: “Người quân tử ở đây thì có chi là thối nát?” Đến khi Trọng Ni không được dung thân ở nước Lỗ, nước Vệ. Mạnh Kha không được dùng ở nước Tề nước Lương, há các ngài lại làm kẻ sĩ ở nơi man mọi hay sao? Vũ đi ra từ Tây Khương mà thành thánh triết. Cổ Tẩu sinh vua Thuấn mà ương ngu. Do Dư sinh ở Địch mà làm cho nước Tần bá chủ. Quản Thúc Tiên và Sái Thúc Độ từ đất Hà Lạc mà nói phản loạn. (Tả) truyện nói: “Sao phương Bắc ở trên trời là chính giữa, ở tại người là phương Bắc”. Lấy đấy mà xem đất Hán chưa hẳn là trung tâm trời đất vậy. Kinh Phật giảng dạy, trên dưới trùm khắp,loại vật hàm huyết đều thuộc về Phật. Cho nên ta lại tôn kính mà học lấy, sao bảo là phải bỏ cái đạo của Nghiêu, Thuấn, Châu, Khổng, Vàng với ngọc không tổn thương lẫn nhau. Châu tùy và ngọc bích không hại lẫn nhau. Bảo người ta lầm khi chính tự mình lầm vậy. 
(15) Hỏi: - Lấy của cải của cha, đem cho người đi đường, không thể gọi là huệ. Cha mẹ còn sống mà tự chết thay người, không thể gọi là nhân. Nay kinh Phật nói thái tử Tu Đại Noa đem của cải của cha bố thícho người xa, lấy voi quí của nước đem cho kẻ thù oán, vợ con tự đem cho người khác. Không kính trọng cha mẹ mình mà kính trọng người khác thì gọi là trái lễ, không yêu mến cha mẹ mà yêu mến người khác thì gọi là trái đức. Tu Đại Noa bất nhân, bất hiếu mà nhà Phật tôn lên, há chẳng lạ thay? 
Mâu Tử đáp: - Nghĩa của năm kinh là lập đích làm trưởng. Thái vương thấy chí của Xương, bèn đổi con thứ làm con trưởng mà nên cơ nghiệp nhà Chu để đến thái bình. Đúng nghĩa lấy vợ phải trình cha mẹ, Thuấn lấy vợ không trình mà nên đạo lớn. Hạng sĩ chân chính chờ được mời, bậc tôi hiền chờ vua triệu. Thế mà Y Doãn cõng vạc đến Thang, Ninh Thích gõ sừng xin giúp nước Tề. Thang nhờ thế làm vua, Tề nhờ đấy làm bá. Theo lễ thì trai gái không được gần trao. Chị dâu chết đuối thì chìa tay kéo lên, vì khẩn cấp quyền biến vậy. Khi thấy việc lớn, không câu chấp điều nhỏ, bậc đại nhân há nệ vào điều thường sao? Tu Đại Noa thấy đời vô thườngtài sản không phải của riêng mình, tự ý bố thí để thành đạo lớn. Nước của cha nhận thêm phúc, giặc thù không vào được. Đến khi thành Phậtcha mẹ anh em đều được độ khỏi thế gian, thế mà bảo là bất hiếu, thế mà bảo là bất nhân thì ai là nhân hiếu ư? 
(16) Hỏi: - Đạo Phật trọng vô vi, ưa bố thígiữ giới đau đáu như kẻ đi ven vực sâu. Nay sa môn đam mêrượu ngon, có kẻ nuôi vợ con, mua rẻ bán đắt, chuyên làm dối trá. Đấy là việc xấu lớn ở đời, mà đạo Phật gọi đó là vô vi sao? 
Mâu Tử đáp: - Công Thâu có thể cho người ta búa rìu dây mực, mà không thể khiến người ta khéo. Thánh nhân có thể dạy đạo cho người, mà không thể bắt người ta noi theo mà làm. Cao Dao có thể khép tội người ăn trộm, chứ không thể khiến kẻ tham thành Bá Di, Thúc Tề. Năm hình phạt có thể trừng phạt kẻ phạm tội, mà không thể khiến người con ác thành Tăng. Mẫn, Nghiêu không thể hóa Đan Chu, Chu công không thể dạy được Quản, Sái. Há lời dạy của Đường Ngu không sáng tỏđạo lý của Chu công không hoàn bị sao? Nhưng không làm gì được với kẻ ác là tại sao. Ví như người đời học thông bảy kinh mà mê tiền tài và sắc đẹp, há bảo rằng lục nghệ là tà dâm sao? Hà Bá tuy thần linh, nhưng không thể làm cho người trên bộ chết đuối được. Gió thổi tuy mạnh không thể khiến được nước sâu nổi cát bụi. Nên lo người ta không thể hành đạo, há có thể bảo đạo Phật là xấu hay sao? 
(17) Hỏi: - Khổng Tử bảo xa xỉ thì không khiêm tốn, kiệm ước thì bền vững, Nếu như không khiêm tốn, thà rằng bền vững. Thúc Tôn nói: “Kiệm ước là đức kính cẩn, xa xỉ là điều ác lớn vậy”. Nay nhà Phật đem hết của bố thí làm danh giá, vét hết hàng cho người làm quí trọng. Há có phúc ư? 
Mâu Tử đáp: - Kia một thời, đây một thời. Lời của Trọng Ni ghét xa xỉ mà không có lễ. Luận điệu của Thúc Tôn là chê trách cột nhà điêu khắc của Nghiêm công, chẳng phải cấm bố thí vậy. Thuấn cày ruộng Lịch Sơn, ơn không đến châu xóm. Thái công giết trâu, huệ không tới vợ con. Đến khi được dùng, ơn tràn tám cõi, huệ ra bốn bể. Nhiều của lắm hàng, quí ở chỗ cho biếu, nghèo khó bần hàn quí ở chỗ giữ đạo. Hứa Do không kham bốn bể, Bá Di không thích được nước. Ngu Khanh bớt phong ấp đi vạn nhà để cứu cấp người khốn cùng. Mỗi người một chí hướng vậy. Hy Phụ Ky có cái ơn một bình cơm mà bảo toàn được chỗ ở. Tuyên Mạnh vì cho một bữa ăn mà cứu được thân mình. Ngầm bố thí không để ý, sự báo đã rõ như ban ngày. Huống chi đem cả gia tài, dấy lên ý thiện, thì công đức vòi vọi như Tung Thái, mênh mông như sông bể vậy. Người nhớ điều thiện thì đáp lại bằng vận may. Người giữ chuyện ác thì trả lại bằng tai họa. Chưa có việc trồng lúa tẻ mà được lúa mì, làm điều tai vạ, mà lượm được phúc lộcvậy. 
(18) Hỏi: - Kìa việc làm không gì hơn lòng thành, nói chuyện không gì hơn là nói điều thực. Lão Tử bỏ lời hoa sức, mà chuộng câu chất phác. Kinh Phật dạy, không chỉ vào sự việc, chỉ rộng dùng thí dụThí dụ không phải yếu chỉ của đạo, hợp khác làm giống thì không phải là huyền diệu của sự việc. Tuy nhiều lời rộng tiếng cũng như ngọc vụn đầy một xe, không lấy là báu vậy. 
Mâu Tử đáp: - Việc thường cùng thấy mới có thể bảo là thật. Một kẻ thấy, một kẻ không thấy thì khó mà nói là thật được. Xưa có người chưa thấy kỳ lân, hỏi kẻ thường thấy: “Kỳ lân nó loài gì?” Người thấy bảo: “Kỳ lân như loài kỳ lân vậy”. Người hỏi bảo: “Nếu tôi được thấy kỳ lân thì đã không hỏi ông làm chi. Nay ông nói kỳ lân như là kỳ lân, há có thể hiểu được ư?” Người thấy bèn nói: “Con lân có thân mang, đuôi trâu, chân hươu, lưng ngựa”. Người hỏi hiểu ngay. 
Khổng Tử nói: “Người không biết đến, mà không giận, chẳng là quân tử ư?” Lão Tử nói: “Khoảng trời đất này ví như ống bể chăng”. Lại nói: “Ví đạo với thiên hạ như biển, sông đối với ngòi lạch”. Há lại hoa sức ư? 
Luận ngữ nói: “Lấy đạo đức làm chính trị ví như sao Bắc Đẩu”. Ấy là dẫn trời để sánh với người vậy. 
Tử Hạ nói: “Ví như cây cỏ xếp thành khu để phân biệt vậy”. Ba trăm thơ của Kinh thi, dẫn sự vật hợp theo loại. Từ sấm vĩ của chư tử, yếu chỉ bí mật của thánh nhân, chẳng ai là không dẫn dùng thí dụ. Ông riêng ghét kinh Phật lấy thí dụ để thuyết pháp sao? 
(19) Hỏi: - Người ta ở đời chẳng ai là không ưa giàu sang mà ghét nghèo hèn, vui nhân thủ mà sợ nhọc mệt. Hoàng đế dưỡng tính, lấy đồ ăn chín làm hơn hết. 
Khổng Tử bảo: “Ăn không chê ít, nem không chê nhỏ”. Nay sa môn mặc áo đỏ, ăn ngày một bữa, cấm sáu tình, tự dứt với đời, như thế còn có nhờ gì? 
Mâu Tử đáp: - Giàu với sang là điều người ta mong muốn, nhưng không lấy đạo đức mà được thì không nhận, nghèo với hèn là điều người ta không ưa, nhưng không lấy đạo đức để thay đổi được thì không bỏ. Lão Tử nói: “Năm màu làm cho mắt người ta lòa, năm tiếng làm cho tai người ta điếc, năm vị làm cho miệng người ta tê. rong ruổi đi săn đi bẫy làm cho tinh thần người ta điên cuồngcủa cải khó được khiến cho người ta làm điều hại. Thánh nhân vì tâm phúc không vì tai mắt”. Lời nói ấy há trống rỗng sao? Liễu Hạ Huệ không vì chức tam công mà đổi hạnh mình. Đoàn Cam Mộc không lấy thân mình đổi lấy sự giàu có của Ngụy Văn. Hứa DoSào Phủ leo lên cây mà ở, tự cho yên ổn hơn cung điện nhà vua. Di Tề nhịn đói ở Thủ Dương, tự cho là no hơn Văn Vũ: Bởi vì ai nấy có được chí muốn của mình mà thôi, sao bảo là không có gì để nhờ cậy? 
(20) Hỏi: - Nếu kinh Phật thâm thúy đẹp đẽ, sao ông không đem bàn ở triều đình, luận với vua, cha, làm ở chốn vợ chồng, thù tiếp với bạn bè, mà lại còn học kinh truyện, đọc chư tử? 
Mâu Tử đáp: - Chưa đạt tới nguồn mà hỏi về dòng sông vậy. Ôi! Bầy đồ thờ ở cửa lũy, trồng cờ xí ở miếu đường, mặc lông chồn để cản nóng tháng tư, mặc vải thưa để chống lạnh tháng chạp không phải là không đẹp mà trái với chỗ của nó và chẳng phải lúc vậy. Cho nên đem thuật Khổng Tử đi vào cửa Thương Ưởng, mang học thuyết Mạnh Kha đến sân trường Tô, Trương công đã không được phân tấc, mà lỗi thì sao thì cao trượng thước vậy. Lão Tử nói: “Thượng sỹ nghe đạo thì chăm làm. Trung sĩ nghe đạo thì như còn như mất, hạ sĩ nghe đạo thì cười vang”. Tôi sợ cười vang nên không dám bàn vậy. Khát nước không chờ đến sông cái mới uống, nước giếng suối sao không giải khát được? Bởi thế nên lại xem học kinh truyện. 
(21) Hỏi: - Đất Hán bắt đầu nghe nói Phật giáo là từ đâu ra? 
Mâu Tử đáp: - Xưa hoàng đế Hiếu Minh (58-74sdl) mộng thấy thần nhân, thân có ánh sáng mặt trời bay vào trước điện, bèn hớn hở mừng vui. Hôm sau rộng hỏi quần thần: “Đó là thần gì?” Có thông nhân Phó Nghị nói: “Thần nghe Thiên Trúc có người đắc đạo tên hiệu là Phật, bay trên không trung, thân có tia sáng mặt trời. Có lẽ là vị thần ấy vậy”. Do thế vua hiểu, sai trung lang Thái Hâm, vũ lâm lang trung Tần Cảnh, bác sĩ đệ tử Vương Tuân, tất cả 18 người đến xứ Đại Nguyệt Chi chép kinh Phật 42 chương, cất tại gian 14 nhà đá Lan Đài. Bấy giờ bắt đầu xây chùa Phật ở ngoài cửa Tây Ung thành Lạc Dương, trên tường vẽ ngàn xe, vạn ngựa quanh tháp ba vòng. Lại ở Nam cung, đài Thanh Lương và trên cửa thành Khai Dương tạo tượng Phật. Bấy giờ, Minh đế định sửa xây thọ lăng, gọi là Hiển tiết, cũng tạo tượng vẽ Phật lên trên. Thủa ấy nước giàu, dân yên, mọi xa mộ nghĩa, kẻ học Phật do đấy mà nhiều lên. 
(22) Hỏi: - Lão Tử bảo: “Kẻ biết không nói, kẻ nói không biết”. Lai nói: “Giỏi nói như ngọng, giỏi làm như vụng”. Quân tử lấy lời nói quá việc làm xấu hổ. Nếu sa môn có chí đạo, sao không ngồi mà thực hành, sao còn bàn phải trái, luận ngay cong? Tôi cho thế là giặc của đức hạnh vậy. 
Mâu Tử đáp: - Xuân tới sẽ đói lớn, thu này nhịn ăn. Hoàng chung (tháng chạp) sẽ lạnh, thì nhụy tân (tháng tư) chuẩn bị áo cừu; dự bị tuy sớm, không khỏi là ngu. Lão Tử có nói là để cho người đắc đạovậy. Người chưa đắc đạo biết thế nào được? Đạo lớn một lời, mà thiên hạ vui lòng, phải đâu nhiều nơi ư? Lão Tử chẳng đã nói đấy ư: “Công thành thì thân lui, ấy là đạo trời vậy”. Thân đã lui rồi, lại còn nói gì? Nay sa môn chưa kịp đắc đạo, sao không được nói? Lão Tử cũng còn nói nữa mà. Nếu ông không nói thì năm ngàn lời trước thuật làm gì? Nếu như biết mà không nói thì còn được. Đã không biết, lại không thể nói, ấy là người ngu. Cho nên có thể nói mà không thể làm, ấy là thầy của nước. Có thể làm mà không thể nói ấy là dụng của nước. Có thể làm, có thể nói ấy là báu của nước. Ba bậc ấy, mỗi đều có chỗ dùng, có chi là giặc của đức hạnh? Chỉ có kẻ không biết làm, không biết nói mới là giặc thôi. 
(23) Hỏi: - Như lời ông nói thì chỉ nên học biện luận, tập ngôn từ, há còn tu tình tính, noi đạo đức ư? 
Mâu Tử đáp: - Có chi khó hiểu lắm đâu? Ôi! Ngôn ngữ đàm luận, mỗi có thời của nó. Cừ Viên nói: “Nước có đạo thì thẳng, nước vô đạo thì cuộn lại mà ấp ủ cho mình”. Ninh Vũ tử nói: “Nước có đạo thì làm người hiểu biết, nước không có đạo thì làm người ngu”. Khổng Tử nói: “Với người có thể nói, mà không nói, thì mất người; không thể nói mà cứ nói thì phí lời”. Cho nên, trí ngu đều có thời, đàm luậnmỗi có ý, làm sao lúc đáng nói bàn ngôn luận mà không làm vậy? 
(24) Hỏi: - Tại sao đạo Phật rất cao rất hay, vô vi điềm đạm, mà người đời học giả nhiều kẻ hủy báng, bảo thuyết lý, văn từ nó khoác lác khó dùng, hư vô khó tin? 
Mâu Tử đáp: - Vị ngon không hợp cho nhiều miệng, tiếng hay không vừa cho nhiều lỗ tai. Tấu Hàm trì, chơi Đại chương, nổi Tiêu thiều, hát Cửu thanh, chẳng ai họa vào. Gióng dây đàn Trịnh Vệ, ca tiếng ca thời tục, ắt không hẹn mà vẫn vỗ tay theo. Cho nên, Tống Ngọc bảo: “Khách ca ở Dĩnh, hát khúc Hạ lý thì người họa cả ngàn. Nhấn thương, thúc giốc thì chẳng có ai đáp”. Đó là thích tiếng tà, mà không hiểu nhạc bậc cao vậy. Hàn Phi tử đem cái thấy qua ống nhòm để bài bác Nghiêu Thuấn. Tiếp Dư đem số phận tóc tơ để châm chọc Trọng Ni. Ấy đều mê nhỏ mà bỏ lớn vậy. Ôi! Nghe tiếng thương trong mà bảo là tiếng giốc, chẳng phải lỗi của dây đàn, mà là kẻ nghe không hiểu vậy. Thấy ngọc hòa mà bảo là đá, chẳng phải ngọc bích hèn, mà do người xem không rõ. Rắn thần có thể đứt rồi lại nối, nhưng không thể cấm người ta cắt đứt được. Rùa thiêng có thể báo mộng cho vua Nguyên nước Tống, mà không thể thoát được lưới của Dự Thư. Đạo lớn vô vi chẳng phải người phàm thấy được. Không lấy khen làm quí, không lấy chê làm hèn. Dùng hay không dùng là tự ở trời, làm hay không làm là ở thời, tin hay không tin là ở mệnh vậy. 
(25) Hỏi: - Ông lấy kinh, truyện, để lý giải thuyết Phật, lời nói phong phú mà ý nghĩa rõ ràngvăn chươngsáng mà lý thuyết đẹp, há không phải là ông không biện luận ư? 
Mâu Tử đáp: - Không phải tôi biện luận; thấy rộng cho nên không lầm vậy. 
Hỏi: - Thấy rộng có thuật gì? 
Mâu Tử đáp: - Do kinh Phật đấy. Khi tôi chưa hiểu kinh Phật, tôi lầm còn hơn ông. Tuy đọc ngũ kinh, hợp lấy làm hoa, chưa nên quả vậy. Đến khi tôi đã xem thuyết của kinh Phật, ngẫm yếu lý của Lão Tử, giữ tính điềm đạm, xét hạnh vô vi, rồi quay về trông sự đời, như lên trời cao mà ngó xuống hang suối, lên Tung Đại mà thấy gò đống vậy. Ngũ kinh là năm vị, còn đạo Phật là năm thứ thóc đấy. Tôi từ nghe đạo đến nay, thực như vén mây thấy mặt trời tỏ, soi đuốc vào trong nhà tối vậy. 
(26) Hỏi: - Ông nói kinh Phật như sông biển, văn nó như gấm thêu, sao ông không lấy kinh Phật đáp lời tôi hỏi, mà lại dẫn thi, thư, hợp khác làm giống vậy? 
Mâu Tử đáp: - Kẻ khát tất không đợi sông bể mới uống. Kẻ đói tất không chờ kho Ngao mới no. Đạo đặt ra vì người trí, luận để cho người hiểu thông, sách để cho người sáng truyền, việc để cho kẻ thấy rõ. Tôi để cho ông biết ý nên dẫn các sự việc. Nếu nói bằng lời dạy của kinh Phật, bàn bằng yếu lý của vô vi, thì như đối người mù mà nói năm màu, người điếc mà tấu năm âm. Sư Khoáng dù giỏi, không thể gẩy đàn không dây. Lông chồn tuy ấm, không thể làm nóng người hết sinh khí. Công Minh Nghi vì trâu, đàn điệu giốc trong, trâu vẫn ăn như cũ, không phải trâu không nghe nhưng không hợp tai nó. Trái lại, tiếng ruồi muỗi, tiếng nghé mồ côi, tức thì trâu vẩy đuôi vểnh tai, lững thững bước đi mà nghe. Thế nên đem thi thư lý giải cho ông. 
(27) Hỏi: - Tôi xưa ở kinh đô, vào Đông quan, đến Thái học, thấy tuấn sĩ nề nếp, nghe nho lâm bàn luận, chưa nghe tu đạo Phật làm quí, tự bớt đẹp là cao thượng. Sao ông đam mê đạo Phật thế? Ôi! Đi lầm thì đổi đường, thuật cùng thì về lối cũ, khá không nghĩ kỹ sao? 
Mâu Tử đáp: - Ôi! Kẻ giỏi quyền biến thì không thể gạt bằng dối trá; kẻ thông hiểu đạo thì không thể làm sợ bằng điều lạ; kẻ khéo văn thì không thể lầm bằng lời nói; kẻ đạt nghĩa lý thì không thể lấy lợi làm động lòngLão Tử nói: “Danh là cái hại của thân, lợi là cái nhơ của hạnh”. Lại nói: “Bầy mưu, cướp quyền, hư vô tự quí”. Tu lễ gia đình, làm theo thời thói tục, nhằm chen vào chỗ hở, nhằm hợp đời nay, ấy là chỗ làm của hạ sĩ, chỗ bỏ của trung sĩ. Huống chi đạo lớn than thản là chỗ làm của bậc thánh trên, Mênh mông như trời, thăm thẳm như biển, không hợp với người “dòm tường”, kẻ cao mấy nhận, đó là đúng thôi. Ông thấy cửa ngõ, tôi xem cái nhà, kẻ kia hái hoa, tôi lượm lấy trái, kẻ kia cần đầy, tôi giữ cái một. Ông mau đổi đường, tôi xin cứ đi, nguyên lai của họa phúc, chưa biết thế nào vậy. 
(28) Hỏi: - Ông lấy lời kinh truyện, thuyết hoa mỹ để khen ngợi hạnh Phật, xưng tụng đức Phật, cao tới mây xanh, rộng quá mặt đất, há không vượt cái vốn mà quá sự thực không? Chúng tôi chê khá đúng chỗ, chẩn đúng bệnh vậy. 
Mâu Tử đáp: - Than ôi, chỗ tôi khen như lấy cát bụi mà đắp Tung, Thái, lấy sương sớm đổ vào sông bể, chỗ ông chê như cầm bầu lọ muốn vơi sông biển, đem cày bừa muốn cào Côn Lôn, nghiêng bàn tay đòi che mặt trời, cầm cục đất đòi lấp sông Hoàng. Tôi có khen, không thể khiến Phật cao hơn, ông có báng không khiến Phật thấp xuống vậy. 
(29) Hỏi: - Sách Bát tiên của Vương Kiêu, Xích Tùng, Thần thơ 170 quyển, việc trường sinh cùng với kinh Phật có phải giống nhau không? 
Mâu Tử đáp: - So với loại thì như Ngũ bá với Ngũ đế, Dương Hóa với Trọng Ni. So về hình thì như gò đống với Hoa, Hằng, lạch ngòi với sông biển. So về văn thì như da hổ với da dê, vải gai với gấm vóc vậy. Đạo có 96 loại, đến như cao lớn thì không đạo nào hơn đạo Phật. Sách thần tiên nghe thì bao langập tai, mà tìm hiệu nghiệm thì như nắm gió bắt bóng. Bởi thế, đạo lớn không nhận, vô vi không quí, sao được giống nhau? 
(30) Hỏi: - Học đạo có kẻ tịch cốc không ăn gạo, mà uống rượu ăn thịt, cũng bảo là thuật của họ Lão. Nhưng đạo Phật lấy rượu thịt làm điều cấm tối cao, mà quay lại ăn gạo, sao trái ngược nhau thế? 
Mâu Tử đáp: - Các đạo đầy dẫy, gồm có 96 loại. Đạm bạc vô vi, không đạo nào hơn đạo Phật. Tôi xem hai thiên thượng hạ của họ Lão, nghe nói cấm giới năm vị, chưa thấy nói là tuyệt ăn năm thứ gạo. Thánh nhân viết văn bảy kinh không có thuật ngưng lương. Lão Tử làm năm ngàn câu văn không nói việc tịch cốcThánh nhân nói: “Ăn gạo là trí, ăn cỏ thì ngu, ăn thịt thì dữ, ăn khí thì thọ”. Người đời không hiểu việc ấy, thấy sáu loài chim nhịn hơi không thở, thu đông không ăn, muốn bắt chước mà làm theo, không biết rằng loài vật mỗi giống tự có bản tính của nó, như từ thạch (đá nam châm) hút sắt mà không thể di chuyển một cái lông nhỏ vậy. 
(31) Hỏi: - Thóc há có thể bỏ hẳn sao? 
Mâu Tử đáp: - Khi tôi chưa hiểu đạo lớn, cũng thường học đòi tịch cốcPháp tịch cốc kể ra ngàn trăm thuật, thực hành không có hiệu quả, làm không có trưng chứng, nên tôi bỏ. Xem ba người thầy tôi theo học, hoặc tự xưng bảy trăm, năm trăm, ba trăm tuổi. Nhưng tôi theo học chưa đầy ba năm, ai nấy đều chết mất. Sở dĩ như thế là vì nhịn gạo, mà ăn trăm quả. Nhậu thịt thì nhiều mâm, uống rượu thì nghiêng vò, tinh loạn thần hôn, hơi gạo không đủ, tai mắt lầm lạc, dâm tà không kiêng. Tôi hỏi tại sao? Đáp rằng: “Lão Tử nói: Bớt đi lại bớt, cho đến vô vi. Trò nên ngày bớt đi”. Nhưng tôi thấy thì ngày chỉ thêm mà không bớt. Bởi thế, ai nấy đều không đến biết mệnh mà chết. Vả lại, Nghiêu, Thuấn, Châu, Khổng ai nấy không sống được trăm năm, vậy mà đời sau ngu muội muốn theo tịch cốc để tìm tuổi thọ vô cùng. Thương thay! 
(32) Hỏi: - Người học đạo nói có thể chống bệnh, không đau, chẳng thuốc men châm cứu mà vẫn lành, có không? Tại sao nhà Phật có bệnh thì dùng thuốc châm cứu? 
Mâu Tử đáp: - Lão Tử nói: “Vật lớn thì già, gọi là trái Đạo. Trái đạo thì sớm hết”. Chỉ có kẻ đắc Đạo mới không sinhkhông sinh thì cũng không lớn, không lớn thì cũng không già, không già thì cũng không bệnh, không bệnh thì cũng không thối. Bởi thế, Lão Tử cho thân thể là mối lo lớn. Vũ vương nằm bệnh, Châu công xin mệnh, Trọng Ni có ốm, Tử Lộ cầu đảo. Tôi thấy thánh nhân đều có bệnh, chưa thấy ai không đau. Thần Nông nếm cỏ, gần chết tới mấy mươi lần. Hoàng đế cúi đầu chịu cho Kỳ Bá châm cứu. Ba bậc thánh này há không bằng các đạo sĩ hiện nay sao? Suy xét lời ấy, cũng đủ để bỏ. 
(33) Hỏi: - Đạo đều vô vi là một cả sao ông đem phân biệt la liệt, rồi bảo chúng khác, càng làm kẻ học nghi ngờ, Tôi cho là phí công vô ích vậy. 
Mâu Tử đáp: - Đều gọi là cỏ, mà chất cỏ nhiều không thể kể xiết. Đều gọi kim loại, mà chất kim loại nhiều không thể kể xiết. Cùng loài mà khác tính, muôn vật đều thế. Há chỉ đạo thôi sao? Xưa Dương, Mặc chặn đường các nho, xe không tiến được, người không bước được. Mạnh Kha mở đường, mới biết đường theo. Sư Khoáng gảy đàn, chờ tri âm về sau. Thánh nhân chế phép, mong quân tử sẽ thấy. Ngọc đá cùng rương, Ỷ Đôn vì thế đổi sắc. Đỏ tía lẫn lộn, Trọng Ni vì thế thở dài. Trời trăng không phải không chiếu, tối nhiều che sáng. Đạo Phật không phải không chính, riêng nhiều dìm công. Bởi thế tôi chia mà biết. Trí của Tang Văn, thẳng của Vi Sinh, Trọng Ni không khen. Đấy đều lời sửa đời, có chi là phí côngvô ích? 
(34) Hỏi: - Ông chê thần tiên, dẹp kỳ quái, không tin có cái đạo bất tử đó là đúng. Tại sao tin chỉ có đạo Phật mới cứu được đời? Phật ở nước khác, chân ông chưa dẫm đất ấy, mắt ông chưa thấy chỗ ấy, chỉ xem văn Phật, mà tin hạnh Phật. Kìa, xem hoa không thể biết quả, nhìn bóng không thể rõ hình. E rằng không thực. 
Mâu Tử đáp: - Khổng Tử nói: “Nhìn vì sao, xem từ đâu, xét chỗ tới, người ta giấu được gì”. Xưa Lã Vọng, Châu công hỏi về chính sự thi hành, mà biết về sau vì sao chung cục. Nhan Uyên ngày ngồi xe bốn ngựa, thấy Đông Dã Tật đánh xe mà biết nó sắp đổ. Tử Cống xem Trâu Lỗ họp mà rõ vì sao mất. Trong Ni nghe Sư Khoáng gảy đàn, mà biết nết của Văn vương. Quí tử nghe nhạc, mà hiểu tục của các nước. Cần chi phải mắt thấy chân dẫm đâu? 
(35) Hỏi: - Tôi thường đi chơi nước Vu Điền, nhiều lần cùng sa môn đạo nhân tiếp chuyện, đem việc tôi ra hỏi, họ đều không trả lời được mà rút lui. Nhiều người đổi chí hướng, thay ý tưởng, riêng ông sao khó thay đổi thế? 
Mâu Tử đáp: - Lông nhẹ trên cao, gặp gió thì bay, đá nhỏ dưới khe, gặp dòng thì trôi chảy. Chỉ núi Thái không vì gió thổi mà động, đá bàn không vì nước xiết mà trôi. Mai mận gặp sương thì rụng lá, chỉ tùng bá là khó mà héo tànĐạo nhân ông gặp, hẳn học chưa thấu, thấy chưa rộng, nên chịu khuất phục rút lui. Lấy chỗ ngu tôi, mà ông không thể ép, huống người hiểu đạo lý ư? Ông không tự đổi, lại muốn thay đổi người. Tôi chưa nghe Trọng Ni đi theo Đạo Chích, Thang Vũ bắt chước Kiệt Trụ bao giờ cả. 
(36) Hỏi: - Thuật thần tiên thì thu đông không ăn, hay nhập thất hàng tuần không ra ngoài, có thể gọi rất đạm bạc vậy. Tôi cho là đáng tôn quí, e đạo Phật không sánh kịp vậy. 
Mâu Tử đáp: - Chỉ nam làm bắc, bảo mình không lầm, lấy tây làm đông, bảo mình không lòa. Đem cú vọ mà cười phụng hoàng, lấy kiến hôi mà cợt rồng qui. Con ve nhịn ăn, quân tử không quí; ếch rắn ẩn hang, thánh nhân không trọng. Khổng Tử nói: “Tính trời đất, người là quí”. Không nghe trọng ve rắn. Nhưng người đời vẫn có kẻ ăn xương bồ mà bỏ gừng quế; đổ cam lộ để nếm nước thải vậy. Lông tơ tuy nhỏ, nhìn có thể rõ; núi Thái tuy lớn, quay lưng chẳng thấy; chí có bền hay không bền, ý có sắc hay không sắc. Lỗ tôn họ Quí hạ thấp Trọng Ni. Ngô hiền Tể Bỉ mà bỏ Tử Tư. Ông có điều ngờ, không đúng lắm sao? 
(37) Hỏi: - Đạo gia nói: “Nghiêu, Thuấn, Châu, Khổng, bảy mươi hai học trò đều không chết mà thành tiên”. Nhà Phật bảo người ta đều phải chết, chẳng ai có thể tránh được, là làm sao? 
Mâu Tử đáp: - Đấy là lời yêu vọng, chẳng phải thánh nhân nói ra. 
Lão Từ nói: “Trời đất còn không thể lâu dài, huống hồ là người”. 
Khổng Tử viết: “Dù đã tránh đời, nhân hiếu vẫn còn”. Tôi xem lục nghệ, coi truyện ký, Nghiêu có rơi chết; Thuấn có núi Thương Ngô, Vũ có lăng Cối Kê, Bá Di Thúc Tề có mộ Thủ Dương, Văn vươngkhông kịp giết Trụ mà mất, Vũ vương không thể đợi Thành vương lớn mà băng, Châu công có sách về cải táng, Trọng Ni có mộng “hai cột”, Ba Ngư có tuổi mất trước cha, Tử Lộ có lời bị ướp thịt, Bá Ngưu có văn “vong mệnh”, Tăng Sâm có lời “mở chân”, Nhan Uyên có lời ghi “chẳng may chết sớm”, lời ví “lúa không trổ đòng” đều chép trong kinh điển, lời thật của thánh nhân vậy. Tôi lấy kinh truyện làm chứng, người đời làm nghiệm mà nói bất tử há không lầm ư? 
- Lời ông giải thích, thật rất đầy đủ, vốn không phải chỗ chúng tôi được nghe. Nhưng sao chỗ ông xử lý, chỉ viết 37 điều? Cũng có mẫu chăng? 
Mâu Tử đáp: - Ôi! Cỏ bồng quay mà bánh xe thành; gỗ bông trôi mà thuyền bè có; màng nhện giăng mà lưới chắn bày; vết chim hiện mà chữ viết đặt. Cho nên, có mẫu thành dễ, không mẫu thành khó. Tôi xem yếu lý kinh Phật có 37 phẩm, Đạo kinh họ Lão cũng 37 thiên, nên tôi bắt chước. 
Bấy giờ kẻ lầm nghe rồi, giật mình đổi sắc, xoa tay bỏ chiếu, lùi lại cúi rạp thưa: “Bỉ nhân lòa mù, sinh nơi tăm tối, dám thốt lời ngu, không lo họa phước. Nay được nghe dạy, chợt như tuyết sạch. Xin được đổi tình, rửa lòng tự nhắc. Nguyện nhận năm giới, làm ưu bà tắc”.
"
https://thuvienhoasen.org/a24472/b-ban-dich-ly-hoac-luan





Lê Mạnh Thát
Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 2000

Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
Hiện nay chúng ta chỉ mới phát hiện một phần rất nhỏ số lượng tư liệu vừa nói và mới bước đầu nghiên cứu và tìm hiểu một số tác giả và tác phẩm hiện đã biết tên, nhưng chưa được thực hiệnmột cách có hệ thống và nghiêm túc. Mà đối với kho tàng tri thứcquý báu đó, chúng ta có trách nhiệm phải bảo tồn, khai thác và tận dụng một cách triệt để nhằm hổ trợ cho các thế hệ hiện tại và tương lai, hiểu rõ thêm nguồn gốc và truyền thống của văn hóadân tộc, nhằm đóng góp và xây dựng cho xã hội hiện đại chúng ta ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Vì vậy, để thể hiện nỗ lực và bảo tồn vừa nói, chúng tôi mạnh dạn cho công bố bộ Tổng tập văn họcPhật giáo Việt Nam này. Trước đây cũng từng có một số công trình tập hợp các tư liệu Phật giáo. Chẳng hạn là giữa thế kỷ thứ XIX, cụ thể là năm 1856, thiền sư An Thiền đã cho ra đời bộ Đại Nam thiển uyển truyền đăng tập lục (5 quyển) bao gồm Thiền uyển tập anh làm quyển thượng, Kế đăng lục của Như Sơn làm quyển nhất, quyển tả và quyển hữu, còn quyển hạ do chính An Thiền viết. Đến gần giữa thế kỷ XX, thì Tổng hội Phật giáo Bắc kỳ do các hòa thượng Quang Minh, Thanh Thạnh, Doãn Hài, Thanh Tích cùng hợp tác với trường Viễn Đông Bác Cổ để cho ra đời bộ Việt Nam Phật điển tùng san gồm cả thảy 8 quyển, in dập theo các bản in cũ của các tác phẩm Phật giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, bộ Phật điển tùng san này mắc hai khuyết điểm lớn. Thứ nhất, về những văn bản in dập lại, người đứng in đã không tiến hành những nghiên cứu văn bản học đối với các tác phẩm đã in, làm hạn chế độ tin cậy của văn bản được công bố. Khuyết điểm thứ hai là chỉ in dập lại các văn bản cũ bằng chữ Hán hoặc chữ quốc âm, mà vào thời điểm ra đời của bộ Phật điển tùng san, hai loại chữ này đã không còn được phổ biến rộng rãi nữa. Cho nên, nó đã không gây được tác động lớn trong giới học thuật. Thêm vào đó, vì những biến động vào năm 1945, bộ Việt Nam Phật điển tùng san chỉ in tới quyển thứ 8 thì chấm dứt và sau đó không thấy xuất hiện thêm quyển nào nữa. Ngoài ra, do thuộc loại in dập, sự sắp xếp các tác phẩm in trong bộ này không dựa trên tiêu chuẩn học thuật và thứ tự tổ chức nào cả. Những điểm này càng làm hạn chế ảnh hưởng học thuật của bộ sách ấy.
Bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam của chúng tôi ra đời, do thế, sẽ được thực hiện theo một số phương châm sau. Thứ nhất, về mặt tổ chức, chúng tôi sắp xếp các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác giatác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nước ta cho đến thế kỷ XX.
Thứ hai, về mặt học thuật, bộ Tổng tập này chỉ bao gồm các tác phẩm viết bằng văn tự khối vuông, tức bao gồm các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ quốc âm. Đối với những tác gia sống trong buổi giao thời của việc chuyển từ văn tự khối vuông qua mẫu tự Latin, nếu tác phẩm chính của họ viết chủ yếu bằng văn tự khối vuông thì cũng sẽ được đưa vào trong bộ Tổng tập này.
Thứ ba, những tác phẩm in trong Tổng tập đều do các tác gia Việt Nam thực hiện, trừ ba dịch tác gia là Tỳ Ni Đa Lưu ChiViên Văn Chuyết Chuyết và Đại Sán Thạch LiêmTỳ Ni Đa Lưu Chi là người Ấn Độ, còn hai vị kia là người Trung QuốcTỳ Ni Đa Lưu Chi đã cùng với người học trò mình là Pháp Hiềnthành lập nên dòng thiền Pháp Vân. Cho nên, vị thiền sư này qua những dịch phẩm của mình như Phật thuyết tượng đầu tinh xá kinh và Đại thừa phương quảng tổng trì kinh chắc chắn là có những ảnh hưởng lớn đến việc hình thành hệ tư tưởng thiền Pháp Vân. Vì vậy, cả hai dịch phẩm này sẽ được chúng tôi đưa vào phần phụ lục của Tổng tập. Viên Văn Chuyết Chuyết đã sống một thời gian dài và mất tại nước ta, có viết một tác phẩm ngắn là Bồ đề yếu nghĩa, chúng tôi cũng cho in vào đây để tiện việc nghiên cứu tác động tư tưởng của Viên Văn đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam và Phật giáo Việt Nam. Còn Đại Sán Thạch Liêm có nhiều tác phẩm hơn và được lưu hành rộng rãi trong giới học thuật Phật giáo Việt Namđặc biệt là bộ Hải ngoại kỷ sự. Cho nên, để cung cấp tư liệu nghiên cứuchúng tôicũng cho công bố các tác phẩm của Đại Sán trong bộ Tổng tập này.
Thứ tư, về tác gia Đại Thừa Đăng, nếu giả thiết của chúng tôi về Đại Thừa Đăng là Đại Thừa Quang được chấp nhận, thì ta sẽ có một loạt các tác phẩm của thế kỷ thứ VII hiện biết dưới tên Đại ThừaQuang. Đó là Câu xá luận ký, Đại thừa bách pháp minh môn luận thuật ký và Duy thức chỉ nguyên. Các tác phẩm này có thể là do Đại Thừa Đăng viết, nhưng đã lưu hành dưới tên Đại Thừa Quang. Các tác phẩm này chúng tôi cũng sẽ đưa vào phần phụ lục của Tổng tập để làm tư liệu nghiên cứu, trong khi chờ đợi sự thẩm định của giới học giả trong và ngoài nước.
Thứ năm, đối với từng tác giảchúng tôi cho nghiên cứu niên đại, cuộc đời và sự nghiệp của họ; còn đối với các tác phẩmchúng tôi cho nghiên cứu tình trạng văn bản, nội dung và niên đại ra đời của chúng. Đồng thời cho phiên âm nếu viết bằng chữ quốc âm, dịch nghĩa nếu viết bằng chữ Hán, ra tiếng Việt quốc ngữ.
Thứ sáu, về mặt in ấn, ngoài việc cho in bản nghiên cứu, phiên âm hoặc dịch nghĩa từng tác phẩm như vừa nói, chúng tôi đồng thời cho in lại nguyên bản quốc âm hoặc chữ Hán của chúng, nhằm bảo tồn các bản in quý, và để làm tư liệu kiểm soát cho những ai muốn tìm hiểu xa hơn. Những nguyên bản Hán và quốc âm bị thất lạc vào năm 1984, mà chúng tôi đã làm nghiên cứu và phiên âm hay dịch nghĩa, chúng tôi cũng mạnh dạn cho công bố trong bộ Tổng tập, trong khi chờ đợi tìm lại chúng và sẽ bổ sung trong tương lai, khi có dịp tái bản.
Dự kiến bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam sẽ giới thiệu trên dưới 40 tác gia của Phật giáo Việt Nam, bắt đầu với Mâu Tử (160-220?) cho đến tác gia cuối cùng có tác phẩm viết bằng chữ Hán là thiền sư Chân Đạo Chính Thống (1900-1968). Trong số những tác gia này, họ chủ yếu là các thiền sư. Chỉ trừ ba tác gia đời Trần là Trần Thái Tông, Tuệ Trung Trần Quốc Tung và Trần Nhân Tông, một tác gia đời Lê là Lê Thánh Tông, một tác gia đời Tây Sơn là Ngô Thời Nhiệm và một tác gia thời Nguyễn là Nguyễn Du. Các tác gia này ngoài Phật giáo ra còn viết về nhiều đề tài khác nhau, song tự bản thân họ đã xác nhận mình là thiền sư như Trần Nhân Tông hay Ngô Thời Nhiệm, hoặc tự nhận mình có gắn bó chặt chẽ với Phật giáo qua thơ văn như Lê Thánh Tông và Nguyễn Du. Chúng tôi do thế đã đưa các tác gianày vào trong bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt NamNgoài ra, một số tác gia khác có viết về đề tài liên quan đến Phật giáo Việt nam, và họ có thể là những Phật tử. Nhưng chúng tôi cũng chưa đưa vào trong bộ Tổng tập này, vì những tác phẩm ấy chưa chiếm ưu thế trong số lượng tác phẩm của họ. Chẳng hạn, Đặng Xuân Bản có viết Không Lộ đại thánh sự tích, song vẫn chưa được đưa vào trong Tổng tập này do việc nó không chiếm ưu thế trong toàn bộ tác phẩm của ông.
Dưới đây là bản dự kiến danh sách các tác gia và tác phẩm sẽ công bố trong bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam này. Đây mới chỉ là một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu mà chúng tôi đã sưu tầm được trong những năm qua. Với Tổng tập này, chúng tôi cũng chưa đưa vào các bài văn bia và minh trên đá và chuông đồng, trừ những bài của các tác giả có tác phẩm được in. Những văn bia chưa được in trong bộ Tổng tập này sẽ được tập hợp và in thành một tập riêng. Những tác giả có viết các bài tựa và bạt khi in lại các kinh sách Phật giáo, nhưng không có những tác phẩm khác, thì cũng sẽ được tập hợp và in thành một tập riêng trong tương lai, trừ những bài tựa và bạt của các tác giả có tác phẩm in trong Tổng tập này. Số tựa bạt này tuy chưa phát hiện hết, vẫn được công bố. Nếu trong tương lai có tìm thêm được những tác gia và tác phẩm mới, chúng tôi sẽ công bố trong phần Bổ di của bộ Tổng tập.
1- Mâu Tử (160-220)
Lý hoặc luận
2- Khương Tăng Hội (370-450?)
Lục độ tập kinh
- Cựu tạp thí dụ kinh
An ban thủ ý kinh chú giải
Pháp kính khinh tự
3- Lý Miểu, Đạo Cao và Pháp Minh
- Sáu lá thư
4- Kim Sơn (?1300-1370)
Thiền uyển tập anh
- Thánh đăng ngữ lục
- Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục
5- Trần Thái Tông (1208-1277)
- Khóa hư lục và một số thơ văn khác
6- Tuệ Trung Trần Quốc Tung (1230-1291)
Thượng sĩ ngữ lục
7- Trần Nhân Tông (1258-1308)
8- Pháp Loa (1284-1330) và Huyền Quang (1254-1334)
9- Viên Thái (1400-1460)
- Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục
Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh
Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh
10- Lê Thánh Tông (1442-1497)
Thập giới cô hồn văn
- 29 lá sớ và các thơ văn khác
11- Lê Ích Mộc (1460-?)
- Bài thi trạng nguyên năm 1502
12- Pháp Tính (1470-1550)
- Ngọc âm chỉ nam giải nghĩa
- Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh
13- Thọ Tiên Diễn Khánh (1550-1610)
- Nam Hải Quan Âm Phật sự tích ca
14- Chân An Tuệ Tĩnh (?-1711)
- Nam dược thần hiệu
- Hồng nghĩa giác tý y thư
- Khóa hư lục giải nghĩa
15- Minh Châu Hương Hải (1628-1715)
- Giải Kim cang kinh
- Giải Di Đà kinh
- Giải tâm kinh ngũ chỉ
Sự lý dung thông
Hương Hải thiền sư ngữ lục
16- Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726)
Tôn sư phát sách đăng đàn thọ giới
- Nghênh sư duyệt định khoa
Long thư tịnh độ văn tự
- Long thư tịnh độ luận bạt hậu tự
- Thánh đăng ngữ lục hậu bạt
Kiến tính thành Phật lục
Tịnh độ yếu nghĩa
Ngộ đạo nhân duyên
Thiền tịch phú
Thiền tông bản hạnh
- Nam Hải Quan Âm bản hạnh
- Thiên Nam ngữ lục
- Đạt Na thái tử hạnh
- Hồng mông hạnh
17- Như Trừng Lân Giác (1690-1728)
Sa di thập giới quốc âm
Ngũ giới quốc âm
Phật tâm luận
- Kiến đàn giải uế nghi
Mãn tán tạ quá nghi
18- Như Thị (1680-1740)
Oai nghi quốc ngữ
19- Như Sơn (1670-1730?)
- Ngự chế thiền uyển kế đăng lục
20- Minh Giác Kỳ Phương (1682-1744)
Quy ước thiền đường
Đạo Nguyên thiền sư bi minh
Kiết hạ an cư thị chúng
21- Quảng Trí (1700-1760?)
Mục ngưu đồ giải nghĩa
22- Tính Quảng Điều Điều (1720-1780)
- Tam tổ thực lục
Phật quốc ký
Sa di ni học pháp oai nghi quốc âm
- Hiến cổ châu Phật tổ nghi
- Văn bia và một số các bài tựa
23- Pháp Chuyên (1726-1798)
- Diệu Nghiêm lão tổ thi tập
Tam bảo biện hoặc luận
- Chiết nghi luận tái trị
Thiện ác quy cảnh lục
Tam bảo cố sự
Báo ân kinh chú giải
Địa Tạng kinh yếu giải
Quy nguyên trực chỉ âm nghĩa
- Tỳ ni Sa di Oai nghi Cảnh sách âm chú yếu lược.
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu phát ẩn âm chú
Sa di luật nghi yếu lược Tăng chú quyển thượng phát ẩn
Quy Sơn cảnh sách chú thích y lược âm phát ẩn thiên
- Nhãn sở đáo âm thích tùy lục tạp thiên
A Di Đà sớ sao sự nghĩa
Tam giáo pháp số
Tam giáo danh nghĩa
- Chư kinh sám nghi
- Hoằng giới đại học chi thư
Chính truyền nhất chi
24- Hải Lượng Ngô Thời Nhiệm (1746-1803)
Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh
- Hàn các anh hoa
- Kim mã hành dư . . .
25- Toàn Nhật (1757-1834)
- Hứa Sử truyện vãn
Tam giáo nguyên lưu ký (Thích Ca Phật vãn)
- Tống vương truyện
Lục tổ truyện diễn ca
Bát nhã đạo quốc âm văn
Xuất gia tối lạc tỉnh thế tu hành vãn
Tham thiền vãn
- Hoán tỉnh trần tâm khuyến tu tịnh độ vãn
- Thiền cơ yếu ngữ vãn
Giới hành đồng từ
- Trùng khuyến thân sơ quyến thuộc phú
- Khuyến tu hành quốc ngữ phú
- Thơ bà vãi
- Phá thô bát tống văn
- Văn đưa cây bắp
Sa di oai nghi tăng chú giảo ngụy tự tiểu thiên.
Thủy sám bạt
Nhân quả kinh bạt
Vô lượng nghĩa kinh hậu bạt
- Thơ chữ quốc âm và chữ Hán
26- Nguyễn Du (1766-1820)
- Truyện Kiều
Văn tế thập loại chúng sinh
- Thơ chữ Hán
27- An Thiền Phúc Điền (1790-1860?)
Thiền đường quy ước
Đạo giáo nguyên lưu
Tại gia tu trì cách thức
Giới sát văn
Phóng sanh văn
- Hóa hư lục giải nghĩa
- Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục
Kim cang giải nghĩa
Di Đà kinh giải nghĩa
28- Thanh Đàm (1780-1840)
Pháp hoa giải nghĩa
Bát nhã giải
29- Đạo Minh Phổ Tịnh (?1750-1816)
- Phú pháp kệ
30- Bạch Liên (1770-1820?)
- Du Yên Tử sơn nhật trình
Thiếu thất phú
- Một số tựa bạt
31- Tánh Thiên Nhất Định (1784-1847)
- Phú pháp kệ
- Và một số tác phẩm khác
32- Pháp Liên (1800-1860)
Pháp hoa quốc ngữ kinh
33- Đoàn Minh Huyên (1807-1856)
- Sấm giảng
34- Điềm Tịnh (1836-1899) và Như Như
- Hàm long sơn chí
- Dương xuân sơn chí
Đạo trang thi tập (Như Như)
Thiền môn tòng thuyết (Điềm Tịnh)
35- Thanh Lịch (1830-1900?)
- Lễ tụng tập yếu chư nghi
Giới đàn tăng
Thọ giới nghi chỉ
36- Nhất Thế Nguyên Biểu (1836-1906)
Tỳ kheo ni giới bổn lược ký
- Và một số tác phẩm khác
37- Diệu Nghĩa (1850-1914)
- Tỳ ni Sa di oai nghi cảnh sách
- Và một số tác phẩm khác
38- Từ Phong (1864-1938)
Quy nguyên trực chỉ giải âm
39- Tâm Tịnh (1874-1929)
Tịnh độ nghi thức
40- Viên Thành (1879-1929)
- Lược ước tùng sao
- 30 bài thơ Nôm
41- Chơn giám Trí Hải (1876-1950)
Mông sơn thí thực diễn âm
Tịnh độ huyền cảnh
42- Chân Đạo Chính Thống (1900-1968)
Thủy nguyệt tùng sao
- Và một số thơ văn
43- Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?-594)
Phật thuyết tượng đầu tinh xá kinh
Phật thuyết đại thừa phương quảng tổng trì kinh.
44- Đại Thừa Đăng (620-682?)
Câu xá luận ký
-Đại thừa bách pháp minh môn luận thuật ký
Duy thức chỉ nguyên
45. Viên Văn Chuyết Chuyết (1590-1644)
-Bồ đề yếu nghĩa
46- Đại Sán Thạch Liêm (1633-?)
- Hải ngoại kỷ sự
Kim cang trực giải
- Ly lục đường thi
Vạn Hạnh, Mùa trung thu Phật lịch 2544 (2000)
Lê Mạnh Thát
https://thuvienhoasen.org/p55a24469/loi-dau-sach





1. Nguyên bản Lý hoặc luận (bản của Wiki tiện ích)

https://zh.wikisource.org/wiki/%E7%90%86%E6%83%91%E8%AB%96?uselang=ja

理惑論 漢
作者:牟融



牟子既修經傳諸子,書無大小,靡不好之,雖不樂兵法,然猶讀焉。雖讀神仙不死之書,抑而不信,以為虛誕。是時靈帝崩後,天下擾亂,獨交州差安,北方異人咸來在焉,多為神仙辟穀長生之術,時人多有學者。牟子常以五經難之,道家術士莫敢對焉。比之於孟軻距楊朱、墨翟。先是,時牟子將母避世交趾,年二十六歸蒼梧娶妻,太守聞其守學,謁請署吏。時年方盛,誌精於學,又見世亂,無仕宦意,竟遂不就。是時諸州郡相疑,隔塞不通。太守以其博學多識,使致敬荊州。牟子以為榮爵易讓,使命難辭,遂嚴當行。會被州牧優文處士辟之,復稱疾不起。牧弟為豫章太守,為中郎將笮融所殺,時牧遣騎都尉劉彥,將兵赴之。恐外界相疑,兵不得進。牧乃請牟子曰:“弟為逆賊所害,骨肉之痛憤發肝心,當遣劉都尉行,恐外界疑難,行人不通。君文武兼備,有專對才。今欲相屈之,零陵桂陽,假塗於通路。何如?”牟子曰:“被秣伏櫪,見遇日久;列士忘身,期必騁效。”遂嚴當發,會其母卒亡,遂不果行。久之退念:以辯達之故,輒見使命,方世擾攘,非顯己之秋也。乃歎曰:“老子絕聖棄智,修身保真,萬物不幹其誌,天下不易其樂。天子不得臣,諸侯不得友,故可貴也。”於是銳誌於佛道,兼研《老子》五千文。含玄妙為酒漿,玩五經為琴簧。世俗之徒,多非之者,以為背五經而向異道。欲爭則非道,欲默則不能,遂以筆墨之間,略引聖賢之言證解之。名曰《牟子理惑》云。
或問曰:“佛從何出生。寧有先祖及國邑不?皆何施行?狀何類乎?”牟子曰:“富哉問也!請以不敏,略說其要。蓋聞佛化之為狀也,積累道德,數千億載不可紀記。然臨得佛時,生於天竺,假形於白淨王夫人,晝寢夢乘白象,身有六牙,欣然悅之,遂感而孕。以四月八日,從母右脅而生。墮地行七步,舉右手曰:‘天上天下,靡有逾我者也。’時天地大動,宮中皆明。其日王家青衣復產一兒,廄中白馬亦乳白駒。奴字車匿,馬曰揵陟,王常使隨太子。太子有三十二相、八十種好。身長丈六,體皆金色,頂有肉髻,頰車如師子,舌自覆面,手把千輻輪,項光照萬里。此略說其相。年十七,王為納妃,鄰國女也。太子坐則遷座,寢則異床,天道孔明,陰陽而通。遂懷一男,六年乃生。父王珍偉太子,為興宮觀。妓女寶玩,並列於前。太子不貪世樂,意存道德。年十九,四月八日,夜半呼車匿勒揵陟跨之,鬼神扶舉,飛而出宮。明日,廓然不知所在。王及吏民莫不歔欷。追之及田,王曰:‘未有爾時,禱請神祇;今既有爾,如玉如圭。當續祿位,而去何為?’太子曰:‘萬物無常,有存當亡;今欲學道,度脫十方。’王知其彌堅,遂起而還。太子徑去,思道六年,遂成佛焉。所以孟夏之月,生者不寒不熱,草木華英,釋狐裘、衣絺綌,中呂之時也。所以生天竺者,天地之中,處其中和也。所著經凡有十二部,合八億四千萬卷。其大卷萬言以下,小卷千言已上;佛授教天下,度脫人民。因以二月十五日,泥洹而去。其經戒續存,履能行之,亦得無為,福流後世。持五戒者,一月六齋,齋之日專心一意,悔過自新。沙門持二百五十戒,日日齋,其戒非優婆塞所得聞也。威儀進止與古之典禮無異,終日竟夜講道誦經,不預世事。老子曰:‘孔德之容,唯道是從。’其斯之謂也。”
問曰:“何以正言佛?佛為何謂乎?”牟子曰:“佛者,諡號也。猶名三皇神、五帝聖也。佛乃道德之元祖,神明之宗緒,佛之言覺也。恍惚變化,分身散體,或存或亡,能小能大,能圓能方,能老能少,能隱能彰;蹈火不燒,履刃不傷,在汙不辱,在禍無殃;欲行則飛,坐則揚光,故號為佛也。”
問曰:“何謂之為道?道何類也?”牟子曰:“道之言導也。導人致於無為,牽之無前,引之無後;舉之無上,抑之無下;視之無形,聽之無聲;四表為大,蜿蜒其外;毫厘為細,間關其內。故謂之道。”
問曰:“孔子以五經為道教,可拱而誦履而行。今子說道虛無恍惚,不見其意,不指其事,何與聖人言異乎?”牟子曰:“不可以所習為重,所希為輕。或於外類,失於中情。立事不失道德,猶調弦不失宮商。天道法四時,人道法五常。老子曰:‘有物混成,先天地生,可以為天下母。吾不知其名,強字之曰道。’道之為物,居家可以事親,宰國可以治民,獨立可以治身;履而行之充乎天地,廢而不用消而不離。子不解之,何異之有乎?’
問曰:“夫至實不華,至辭不飾,言約而至者麗,事寡而達者明。故珠玉少而貴,瓦礫多而賤。聖人製七經之本,不過三萬言,眾事備焉。今佛經卷以萬計,言以億數,非一人力所能堪也。仆以為煩而不要矣。”牟子曰:“江海所以異於行潦者,以其深廣也;五嶽所以別於丘陵者,以其高大也。若高不絕山阜,跛羊淩其巔;深不絕涓流,孺子浴其淵。騏驥不處苑囿之中,吞舟之魚不遊數仞之溪。剖三寸之蚌,求明月之珠;探枳棘之巢,求鳳皇之雛,必難獲也。何者?小不能容大也。佛經前說億載之事,卻道萬世之耍。太素未起,太始未生,乾坤肇興,其微不可握,其纖不可入,佛悉彌綸其廣大之外,剖折其窈妙之內,靡不紀之。故其經卷以萬計,言以億數,多多益具,眾眾益富。何不要之有?雖非一人所堪,譬若臨河飲水,飽而自足,焉知其餘哉?”
問曰:“佛經眾多,欲得其要而棄其餘,直說其實而除其華。”牟子曰:“否。夫日月俱明,各有所照;二十八宿,各有所主;百藥並生,各有所愈。狐裘備寒,絺綌禦暑;舟輿異路,俱致行旅。孔子不以五經之備,復作《春秋》《孝經》者,欲博道術,恣人意耳。佛經雖多,其歸為一也。猶七典雖異,其貴道德,仁義亦一也。孝所以說多者,隨人行而與之。若子張子遊,俱問一孝,而仲尼答之各異。攻其短也。何棄之有哉?”
問曰:“佛道至尊至大,堯、舜、周、孔曷不修之乎?七經之中,不見其辭。子既耽《詩》《書》悅《禮》《樂》,奚為復好佛道喜異術?豈能逾經傳、美聖業哉?竊為吾子不取也。”牟子曰:“書不必孔丘之言,藥不必扁鵲之方;合義者從,愈病者良。君子博取眾善,以輔其身。子貢云:‘夫子何常師子有乎?’堯事尹壽,舜事務成,旦學呂望,丘學老聃,亦俱不見於七經也。四師雖聖,比之於佛,猶白鹿之與麒麟,燕鳥之與鳳凰也。堯舜周孔且猶學之,況佛身相好,變化神力無方,焉能舍而不學乎?五經事義,或有所闕;佛不見記,何足怪疑哉?”
問曰:“云佛有三十二相、八十種好,何其異於人之甚也?殆富耳之語,非實之云也。”牟子曰:“諺云:少所見多所怪,睹駱駝言馬腫背。堯眉八彩,舜目重瞳,皋陶烏喙,文王四乳,禹耳參漏,周公背僂,伏羲龍鼻,仲尼反宇;老子日角目玄、鼻有雙柱、手把十文、足蹈二五。此非異於人乎?佛之相好,奚足疑哉!”
問曰:“《孝經》言:‘身體髮膚,受之父母,不敢毀傷。’曾子臨沒,啟予手、啟予足。今沙門剃頭,何其違聖人之語,不合孝子之道也。吾子常好論是非、平曲直,而反善之乎?”牟子曰:“夫訕聖賢不仁,平不中不智也。不仁不智,何以樹德?德將不樹,頑嚚之儔也。論何容易乎!昔齊人乘舡渡江,其父墮水,其子攘臂捽頭,顛倒使水從口出,而父命得蘇。夫捽頭顛倒,不孝莫大;然以全父之身,若拱手修孝子之常,父命絕於水矣。孔子曰:‘可與適道,未可與權。’所謂時宜施者也。且《孝經》曰:‘先王有至德要道,而泰伯祝髮文身,自從吳越之俗,違於身體髮膚之義,然孔子稱之:其可謂至德矣。’仲尼不以其祝髮毀之也。由是而觀,苟有大德,不拘於小。沙門捐家財、棄妻子,不聽音視色,可謂讓之至也。何違聖語不合孝乎?豫讓吞炭漆身,聶政皮刂面自刑,伯姬蹈火高行截容。君子以為勇而死義,不聞譏其自毀沒也。沙門剔除鬚髮,而比之於四人,不已遠乎?”
問曰:“夫福莫逾於繼嗣,不孝莫過於無後。沙門棄妻子、捐財貨,或終身不娶,何其違福孝之行也!自苦而無奇,自極而無異矣。”牟子曰:“夫長左者必短右,大前者必狹後。孟公綽為趙魏老則優,不可以為滕薛大夫。妻子、財物,世之餘也。清躬、無為,道之妙也。老子曰:‘名與身孰親?身與貨孰多?’又曰:‘觀三代之遺風,覽乎儒墨之道術,誦詩書、修禮節、崇仁義、視清潔,鄉人傳業,名譽洋溢。此中士所施行,恬惔者所不恤。故前有隨珠,後有虓虎,見之走而不敢取,何也?先其命而後其利也。’許由棲巢木,夷齊餓首陽,舜、孔稱其賢曰:‘求仁得仁者也。’不聞譏其無後無貨也。沙門修道德,以易遊世之樂;反淑賢,以背妻子之歡。是不為奇,孰與為奇?是不為異,孰與為異哉?”
問曰:“黃帝垂衣裳、製服飾;箕子陳《洪範》,貌為五事首;孔子作《孝經》,服為三德始。又曰:正其衣冠,尊其瞻視,原憲雖貧,不離華冠;子路遇難,不忘結纓。今沙門剃頭發,披赤布,見人無跪起之禮儀,無盤旋之容止,何其違貌服之製,乖搢紳之飾也。”牟子曰:“老子云:‘上德不德,是以有德;下德不失德,是以無德。’三皇之時,食肉衣皮,巢居穴處以崇質樸;豈復須章甫之冠,曲裘之飾哉?然其人稱有德而敦龐,允信而無為。沙門之行,有似之矣。”
或曰:“如子之言,則黃帝、堯、舜、周、孔之儔,棄而不足法也。”牟子曰:“夫見博則不迷,聽聰則不惑,堯、舜、周、孔修世事也。佛與老子,無為誌也。仲尼棲棲七十餘國,許由聞禪洗耳於淵。君子之道,或出或處,或默或語,不溢其情,不淫其性。故其道為貴在乎所用,何棄之有乎?”
問曰:“佛道言:人死當復更生。仆不信此之審也。”牟子曰:“人臨死,其家上屋呼之。死已,復呼誰?”或曰:“呼其魂魄。”牟子曰:“神還則生,不還,神何之乎?”曰:“成鬼神。”牟子曰:“是也。魂神固不滅矣,但身自朽爛耳。身譬如五穀之根葉,魂神如五穀之種實;根葉生必當死,種實豈有終亡,得道身滅耳。老子曰:‘吾所以有大患?以吾有身也。若吾無身,吾有何患?’又曰:‘功成名遂身退,天之道也。’”
或曰:“為道亦死,不為亦死,有何異乎?”牟子曰:“所謂無一日之善,而問終身之譽者也。有道雖死,神歸福堂;為惡既死,神當其殃。愚夫闇於成事,賢智豫於未萌。道與不道,如金比草;善之與福,如白方黑。焉得不異,而言何異乎?”
問曰:“孔子云:‘未能事人,焉能事鬼?’‘未知生,焉知死?’此聖人之所紀也。今佛家輒說生死之事,鬼神之務,此殆非聖哲之語也。夫履道者,當虛無澹泊,歸誌質樸。何為乃道生死以亂誌,說鬼神之餘事乎?”牟子曰:“若子之言,所謂見外未識內者也。孔子疾不問子路不問本末,以此抑之耳。《孝經》曰:‘為之宗廟,以鬼享之;春秋祭祀,以時思之。’又曰:‘生事愛敬,死事哀戚。’豈不教人事鬼神,知生死哉!周公為武王請命曰:‘旦多才多藝,能事鬼神。’夫何為也!佛經所說生死之趣,非此類乎?老子曰:‘知其子復守其母,沒身不殆。’又曰:‘用其光復其明,無遺身殃。’此道生死之所趣,吉凶之所住。至道之要,實貴寂寞,佛家豈好言乎?來問不得不對耳!鍾鼓豈有自鳴者?捊加而有聲矣。”
問曰:“孔子曰:‘夷狄之有君,不如諸夏之亡也。’孟子譏陳相,更學許行之術曰:‘吾聞用夏變夷,未聞用夷變夏者也。’吾子弱冠學堯、舜、周、孔之道,而今舍之,更學夷狄之術,不已惑乎?”牟子曰:“此吾未解大道時之餘語耳。若子可謂見禮製之華,而闇道德之實;窺炬燭之明,未睹天庭之日也。孔子所言,矯世法矣。孟軻所云,疾專一耳。昔孔子欲居九夷曰:‘君子居之,何陋之有?’及仲尼不容於魯衛,孟軻不用於齊梁,豈復仕於夷狄乎?禹出西羌而聖哲,瞽叟生舜而頑嚚,由餘產狄國而霸秦,管蔡自河洛而流言。《傳》曰:‘北辰之星,在天之中,在人之北。’以此觀之,漢地未必為天中也。佛經所說,上下周極,含血之類物,皆屬佛焉。是以吾復尊而學之,何為當舍堯舜周孔之道?金玉不相傷,隨璧不相妨,謂人為惑,時自惑乎?”
問曰:“蓋以父之財乞路人,不可謂惠;二親尚存,殺己代人,不可謂仁。今佛經云:太子須大,以父之財,施與遠人;國之寶象,以賜怨家;妻子丐與他人。不敬其親,而敬他人者,謂之悖禮;不愛其親,而愛他人者,謂之悖德。須大不孝不仁,而佛家尊之,豈不異哉!”牟子曰:“五經之義,立嫡以長。文王見昌之誌,轉季為嫡,遂成周業,以致太平。娶妻之義,必告父母;舜不告而娶,以成大倫。貞士須聘請,賢臣待征召;伊尹負鼎幹湯,寧戚叩角要齊;湯以致王,齊以之霸。《禮》:‘男女不親授,嫂溺則授之以手。’權其急也。苟見其大,不拘於小,大人豈拘常也!須大睹世之無常,財貨非己寶故,恣意布施,以成大道。父國受其祚,怨家不得入;至於成佛,父母兄弟皆得度世。是不為孝,是不為仁,孰為仁孝哉?”
問曰:“佛道重無為,樂施與持戒,兢兢如臨深淵者。今沙門耽好酒漿,或畜妻子,取賤賣貴,專行詐紿,此乃世之大偽,而佛道謂之無為耶?”牟子曰:“工輸能與人斧斤繩墨,而不能使人功;聖人能授人道,不能使履而行之也。皋陶能罪盜人,不能使貪夫為夷齊;五刑能誅無狀,不能使惡子為曾閔。堯不能化丹朱,周公不能訓管蔡,豈唐教之不著,周道之不備哉?然無如惡人,何也?譬之世人,學通七經,而迷於財色,可謂六藝之邪淫乎?河伯雖神,不溺陸地人;飄風雖疾,不能使湛水揚塵。當患人不能行,豈可謂佛道有惡乎?”
問曰:“孔子稱:‘奢則不遜,儉則固,與其不遜也,寧固。’叔孫曰:‘儉者德之恭,侈者惡之大也。’今佛家以空財布施,為名盡貨,與人為貴,豈有福哉?”
牟子曰:“彼一時也,此一時也。仲尼之言,疾奢而無禮;叔孫之論,刺公之刻楹。非禁布施也。舜耕曆山,恩不及州裏;太公屠牛,惠不逮妻子。及其見用,恩流八荒,惠施四海。饒財多貨,貴其能與;貧困屢空,貴其履道。許由不貪四海;伯夷不甘其國;虞卿捐萬戶之封,救窮人之急;各其誌也。僖負羈以壹飧之惠,全其所居之閭;宣孟以一飯之故,活其不貲之軀。陰施出於不意,陽報皎如白日。況傾家財發善意,其功德巍巍如嵩泰,悠悠如江海矣。懷善者應之以祚,收惡者報之以殃,未有種稻而得麥,作禍而獲福者也!”
問曰:“夫事莫過於誠,說莫過於實。《老子》除華飾之辭,崇質樸之語。佛經說不指其事,徒廣取譬喻。譬喻非道之要,合異為同,非事之妙。雖辭多語博,猶玉屑一車,不以為寶矣。”牟子曰:“事嚐共見者,可說以實。一人見一人不見者,難與誠言也。昔人未見麟,問嚐見者:麟何類乎?見者曰:麟如麟也。問者曰:若吾嚐見麟,則不問子矣。而云麟如麟,寧可解哉?見者曰:麟麇身、牛尾、鹿蹄、馬背。問者霍解。孔子曰:‘人不知而不慍,不亦君子乎!’老子云:‘天地之間,其猶橐籥乎?’又曰:‘譬道於天下,猶川穀與江海,豈復華飾乎?’《論語》曰:‘為政以德,譬如北辰。’引天以比人也。子夏曰:‘譬諸草木,區以別矣。’詩之三百,牽物合類,自諸子讖緯,聖人秘要,莫不引譬取喻。子獨惡佛說經牽譬喻耶?”
問曰:“人之處世,莫不好富貴而惡貧賤,樂歡逸而憚勞倦。黃帝養性,以五肴為上。孔子云:‘食不厭精,鱠不厭細。’今沙門被赤布、日一食、閉六情,自畢於世。若茲何聊之有?”牟子云:“富與貴是人所欲,不以其道得之不處也。貧與賤是人之所惡,不以其道得之不去也。老子曰:‘五色令人目盲,五音令人耳聾,五味令人口爽。’馳騁田獵令人心發狂,難得之貨令人行妨木不以其腹不為目。此方豈虛哉!柳下惠不以三公之位易其行;段幹木不以其身易魏文之富;許由巢父棲木而居,自謂安於帝宇;夷齊餓於首陽,自謂飽於文武。蓋各得其誌而已。何不聊之有乎?”
問曰:“若佛經深妙靡麗,子胡不談之於朝廷,論之於君父,修之於閨門,接之於朋友?何復學經傳、讀諸子乎?”牟子曰:“未達其源,而問其流也。夫陳俎豆於壘門,建旌旗於朝堂,衣狐裘以當蕤賓,被絺綌以御黃鍾,非不麗也,乖其處非其時也。故持孔子之術,入商鞅之門,齎孟軻之說,詣蘇張之庭,功無分寸,過有丈尺矣。老子曰:“上士聞道,勤而行之;中士聞道,若存若亡;下士聞道,大而笑之。’吾懼大笑故不為談也。渴不必待江河,而飲井泉之水,何所不飽?是以復治經傳耳。”
問曰:“漢地始聞佛道,其所從出耶?”牟子曰:“昔孝明皇帝,夢見神人,身有日光,飛在殿前。欣然悅之。明日博問群臣,此為何神?有通人傅毅曰:‘臣聞天竺有得道者號曰佛。飛行虛空,身有日光,殆將其神也。’於是上寤。遣中郎蔡愔、羽林郎中秦景博士、弟子王遵等十八人,於大月支,寫佛經四十二章,藏在蘭台石室第十四間。時於洛陽城西雍門外起佛寺,於其壁畫,千乘萬騎,繞塔三匝。又於南宮清涼台,及開陽城門上作佛像。明帝時豫修造壽陵,曰:‘顯節亦於其上,作佛圖像。’時國豐民寧,遠夷慕義。學者由此而滋。”
問曰:“老子云:‘智者不言,言者不智。’又曰:‘大辯若訥,大巧若拙。’君子恥言過行,設沙門有至道,奚不坐而行之?何復談是非論曲直乎?仆以為,此德行之賊也。”
牟子曰:“來春當大饑,今秋不食;黃鍾應寒,蕤賓重裘。備豫雖早,不免於愚。老子所云,謂得道者耳。未得道者何知之有乎!大道一言而天下悅,豈非大辯乎?老子不云乎?‘功遂身退,天之道也’。身既退矣,又何言哉!今之沙門未及得道,何得不言?老氏亦猶言也。如其無言,五千何述焉?若知而不言可也,既不能知又不能言,愚人也。故能言不能行,國之師也;能行不能言,國之用也;能行能言,國之寶也。三品各有所施,何德之賊乎?唯不能言,又不能行,是謂賊也。”
問曰:“如子之言,徒當學辯達、修言論;豈復治情性、履道德乎?”
牟子曰:“何難悟之甚乎!夫言語談論,各有時也。蘧瑗曰:‘國有道則直,國無道則卷而懷之。寧武子國有道則智,國無道則愚。’孔子曰:‘可與言而不與言,失人;不可與言而與言,失言。’故智愚自有時,談論各有意,何為當言論而不行哉?”
問曰:“云何佛道至尊、至快、無為、澹泊?世人學士多謗毀之云:其辭說廓落難用,虛無難信,何乎?”
牟子曰:“至味不合於眾口,大音不比於眾耳。作咸池、設大章;發簫韶、詠九成;莫之和也。張鄭衛之弦歌,時俗之音,必不期而拊手也。故宋玉云:‘客歌於郢,為下裏之曲,和者千人。引商激角,眾莫之應。’此皆悅邪聲,不曉於大度者也。韓非以管窺之見而讓堯舜;接輿以毛氂之分而刺仲尼;皆耽小而忽大者也。夫聞清商而謂之角,非彈弦之過,聽者之不聰矣。見和璧而名之石,非璧之賤也,視者之不明矣。神蛇能斷而復續,不能使人不斷也;靈龜發夢於宋元,不能免豫苴之網。大道無為,非俗所見。不為譽者貴,不為毀者賤,用不用自天也!行不行乃時也!信不信其命也!”
問曰:“吾子以經傳理佛說,其辭富而義顯,其文熾而說美。得無非其誠,是子之辯也。”牟子曰:“非吾辯也,見博故不惑耳。”
問曰:“見博其有術乎?”牟子曰:“由佛經也。吾未解佛經之時,惑甚於子,雖誦五經,適以為華,未成實矣。既吾睹佛經之說,覽《老子》之要,守恬澹之性,觀無為之行,還視世事,猶臨天井而窺溪穀,登嵩岱而見丘垤矣。五經則五味,佛道則五穀矣。吾自聞道以來,如開云見白日,矩火入冥室焉。”
問曰:“子云經如江海,其文如錦繡,何不以佛經答吾問,而復引《詩》《書》,合異為同乎?”牟子曰:“渴者不必須江海而飲,饑者不必待廒倉而飽。道為智者設,辯為達者通,書為曉者傳,事為見者明。吾以子知其意故引其事,若說佛經之語,談無為之要,譬對盲者說五色,為聾者奏五音也。師曠雖巧不能彈無弦之琴,狐狢雖煴不能熱無氣之人。公明儀為牛彈清角之操,伏食如故,非牛不聞,不合其耳矣。轉為蚊虻之聲,孤犢之鳴,即掉尾奮耳,蹀躞而聽,是以詩書理子耳。”
問曰:“吾昔在京師,入東觀遊太學,視俊士之所規,聽儒林之所論。未聞修佛道以為貴,自損容以為上也。吾子曷為耽之哉?夫行迷則改路,術窮則反故,可不思與?”牟子曰:“夫長於變者不可示以詐,通於道者不可驚以怪,審於辭者不可惑以言,達於義者不可動以利也。《老子》曰:‘名者身之害,利者行之穢。’又曰:‘設詐立權,虛無自貴。’修閨門之禮術,時俗之際會;赴趣間隙,務合當世;此下士之所行,中士之所廢也。況至道之蕩蕩,上聖之所行乎?杳兮如天,淵兮如海,不合窺牆之士,數仞之夫,固其宜也。彼見其門,我睹其室;彼采其華,我取其實;彼求其備,我守其一。子速改路,吾請履之。禍福之源,未知何若矣!”
問曰:“子以經傳之辭,華麗之說,褒讚佛行,稱譽其德。高者淩清雲,廣者逾地圻,得無逾其本、過其實乎?而仆譏刺,頗得疹中而其病也。”牟子曰:“籲!吾之所褒,猶以塵埃附嵩泰,收朝露投江海。子之所謗,猶握瓢觚,欲減江海;躡耕耒,欲損昆侖;側一掌,以翳日光;舉土塊,以塞河衝。吾所褒不能使佛高,子之毀不能令其下也。”
問曰:“王喬、赤鬆,入仙之籙,神書百七十卷。長生之事,與佛經豈同乎?”牟子曰:“比其類,猶五霸之與五帝,陽貨之與仲尼;比其形,猶丘垤之與華恒,涓瀆之與江海;比其文,猶虎革享之與羊皮,斑掞之與錦繡也。道有九十六種,至於尊大,莫尚佛道也。神仙之書,聽之則洋洋盈耳,求其效猶握風而捕影。是以大道之所不取,無為之所不貴,焉得同哉!”
問曰:“為道者,或辟穀不食,而飲酒啖肉,亦云老氏之術也。然佛道以酒肉為上誡,而反食穀。何其乖異乎?”牟子曰:“眾道叢殘,凡有九十六種。澹泊無為,莫尚於佛。吾觀老氏上下之篇,聞其禁五味之戒,未睹其絕五穀之語。聖人製七典之文,無止糧之術。老子著五千文,無辟穀之事。聖人云:食穀者智,食草者癡,食肉者悍,食氣者壽。世人不達其事,見六禽閉氣不息,秋冬不食,欲效而為之。不知物類各自有性,猶磁石取鐵,不能移毫毛矣。”
問曰:“穀寧可絕不?”牟子曰:“吾未解大道之時,亦嚐學焉。辟穀之法,數千百術,行之無效,為之無征,故廢之耳。觀吾所從學,師三人,或自稱七百、五百、三百歲。然吾從其學,未三載間各自殞沒。所以然者,蓋由絕穀不食而啖百果,享肉則重盤,飲酒則傾樽;精亂神昏,穀氣不充;耳目迷惑,淫邪不禁。吾問其故何?答曰:‘老子云:損之又損,以至於無為,徒當日損耳。’然吾觀之,但日益而不損也,是以各不至知命而死矣。且堯舜周孔各不能百載,而末世愚惑,欲服食辟穀,求無窮之壽,哀哉!”
問曰:“為道之人云,能卻疾不病,不禦針藥而愈。有之乎?何以佛家有病而進針藥耶?”牟子曰:“老子云:‘物壯則老,謂之不道。’不道早已,唯有得道者不生。不生亦不壯,不壯亦不老,不老亦不病,不病亦不朽。是以老子以身為大患焉。武王居病,周公乞命;仲尼有疾,子路請禱。吾見聖人皆有病矣,未睹其無病也。神農嚐草,殆死者數十;黃帝稽首,受針於岐伯。此之三聖,豈當不如今之道士乎?察省斯言,亦足以廢矣。”
問曰:“道皆無為,一也。子何以分別羅列,云其異乎?更令學者狐疑,仆以為費而無益也。”牟子曰:“俱謂之草,眾草之性不可勝言;俱謂之金,眾金之性不可勝言。同類殊性,萬物皆然,豈徒道乎?昔楊、墨塞群儒之路,車不得前,人不得步。孟軻辟之,乃知所從。師曠彈琴,俟知音之在後;聖人製法,冀君子之將睹也。玉石同匱,猗頓為之改色;朱紫相奪,仲尼為之歎息。日月非不明,眾陰蔽其光;佛道非不正,眾私掩其公。是以吾分而別之。臧文之智,微生之直,仲尼不假者,皆正世之語,何費而無益乎?”
問曰:“吾子訕神仙、抑奇怪,不信有不死之道是也。何為獨信佛道當得度世乎?佛在異域,子足未履其地,目不見其所,徒觀其文而信其行。夫觀華者不能知實,視影者不能審形,殆其不誠乎?”牟子曰:“孔子曰:‘視其所以,觀其所由,察其所安,人焉廋哉。’昔呂望、周公問於施政,各知其後所以終。顏淵乘駟之日見東野車之馭,知其將敗。子貢觀邾魯之會,昭其所以喪;仲尼聞師曠之弦,而識文王之操;季子聽樂,覽眾國之風。何必足履目見乎?”
問曰:“仆嚐遊於闐之國,數與沙門道人相見,以吾事難之,皆莫對而辭退。多改誌而移意,子獨難改革乎?”牟子曰:“輕羽在高,遇風則飛;細石在溪,得流則轉。唯泰山不為飄風動,磐石不為疾流移。梅李遇霜而落葉,唯松柏之難凋矣。子所見道人,必學未洽、見未博,故有屈退耳。以吾之頑,且不可窮,況明道者乎?子不自改,而欲改人;吾未聞仲尼追盜蹠,湯武法桀紂者矣。”
問曰:“神仙之術,秋冬不食,或入室累旬,而不出,可謂澹泊之至也。仆以為可尊而貴,殆佛道之不若乎?”牟子曰:“指南為北,自謂不惑;以西為東,自謂不蒙;以鴟梟而笑鳳凰,執螻蚓而調龜龍;蟬之不食,君子不貴;蛙蟒穴藏,聖人不重。孔子曰:‘天地之性人為貴。’不聞尊蟬蟒也。然世人固有啖菖蒲而棄桂薑,覆甘露而啜酢漿者矣。毫毛雖小,視之可察;太山之大,背之不見。誌有留與不留,意有銳與不銳;魯尊季氏卑仲尼,吳賢宰嚭不肖子胥。子之所疑不亦宜乎?”
問曰:“道家云,堯、舜、周、孔、七十二弟子,皆不死而仙。佛家云,人皆當死,莫能免。何哉?”牟子曰:“此妖妄之言,非聖人所語也。老子曰:‘天地尚不得長久,而況人乎?’孔子曰:‘賢者避世,仁孝常在。’吾覽六藝、觀傳記,堯有殂落,舜有蒼梧之山,禹有會稽之陵,伯夷、叔齊有首陽之墓,文王不及誅紂而歿,武王不能待成王大而崩,周公有“改葬”之篇,仲尼有“兩楹”之夢,伯魚有“先父”之年,子路有“菹醢”之語,伯牛有“命矣”之文,曾參有“啟足”之辭,顏淵有不幸短命之記,苗而不秀之喻。皆著在經典,聖人至言也。吾以經傳為證,世人為驗。而云不死,豈不惑哉?”
問曰:“子之所解,誠悉備焉,固非仆等之所聞也。然子所理何止正著三十七條,亦有法乎?”牟子曰:“夫轉蓬漂而車輪成,窊木流而舟楫設。蜘蛛布而罻羅陳,鳥跡見而文字作。故有法成易,無法成難。吾覽佛經之要,有三十七品,老氏道經亦三十七篇,故法之焉。”
於是惑人聞之,踧然失色,叉手避席,逡巡俯伏曰:“鄙人蒙瞽生於幽仄,敢出愚言,不慮禍福。今也聞命,霍如蕩雪,請得革情,灑心自敕,願受五戒,作優婆塞。”

https://zh.wikisource.org/wiki/%E7%90%86%E6%83%91%E8%AB%96?uselang=ja



牟氏理惑論


出典: フリー百科事典『ウィキペディア(Wikipedia)』
Jump to navigationJump to search
牟子理惑論』(ぼうしりわくろん)とは、仏教中国伝来当初の後漢代に撰せられたと言われる論書である。理惑論とは、「惑いを理(おさ)める論」の意である。また、古写本等から、本来は『治惑論』であったのを、高宗の諱である治を避諱して『理惑論』になったとする説がある。『弘明集』巻1に収録されている。
作者の牟氏は、霊帝崩御後の動乱を避けて交趾に赴き、蒼梧に戻って結婚したが、仕官せず、母の喪にあったのを契機として仏道に志したという。また、老子五千文も兼修し、理惑論を著したという。
本書の成立は、その内容からいって、三国以後のこととされる。ただ、陸澄撰『法論目録』に本書が著録されているので、下限は劉宋明帝(位465年 - 472年)の時代ということとなる。

構成[編集]

構成は全体で37章からなる問答体によっている。
  1. の生国、所領、行跡、風姿、名称について
  2. とは何か
  3. 牟氏の道が五経に説く道と異なっている由縁
  4. 仏典が膨大な文量である由縁
  5. 仏典を要約できない理由について
  6. 古の聖人たちが仏を知らなかった由縁
  7. 仏の相好について
  8. 仏道がの倫理に背反している点について
  9. たちの不孝について
  10. 僧たちの服装について
  11. 三公周公孔子の説は尊ぶに足りないのか
  12. 輪廻について
  13. 孔子が鬼神は語らずと述べている点について
  14. 中華の民が夷狄の教えを学ぶのかという点について
  15. 布施の不孝である点について
  16. 僧たちの破戒について
  17. 布施の功徳について
  18. 仏典の比喩表現について
  19. 持戒の生活に楽は無いのではないか
  20. 崇高な仏典を、どうして宮中等の場で君親に対して談じようとしないのか
  21. 明帝の感夢求法説話
  22. 不言実行の有徳の僧が見られないのは、どうしてか
  23. 崇高な仏典の文章に対して、世の学者たちが非難するのは何故か
  24. 中華の経書の言葉で仏典を解釈するのは詭弁ではないのか
  25. 牟氏が見識を広くした術は何か
  26. 牟氏はここでの質問に対して、仏典ではなく、経書を引用して答えている。なぜか
  27. 都の洛陽の書庫や学校でも耳目にしなかった仏教に専心されるのは、なぜか
  28. 経書の文言によって仏教について語るのは、やはりおかしなことである
  29. 神仙たちの説く教え(道教)は、仏教と同じなのか
  30. 道教と仏教の戒の相違について
  31. 道教の辟穀の効用について
  32. 道士たちの医術を僧たちも用いないのか
  33. 道は無為という点において一致するのではないか
  34. 道教の偽妄であることを非難しながらも、異域の仏教を信ずる根拠について
  35. 西域の仏僧たちは、質問者の問いに答えられなかった。牟氏のみ言を翻さないのは何故か
  36. 道教の恬淡な生活には、仏教も及ばないのではないか
  37. 道士たちは、古の聖人たちも不老不死を得たと主張するが、仏教では死を否定しないのか

https://ja.wikipedia.org/wiki/%E7%89%9F%E6%B0%8F%E7%90%86%E6%83%91%E8%AB%96
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.