Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tứ-phủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tứ-phủ. Hiển thị tất cả bài đăng

13/05/2019

Sắc phong nguyên vật năm 1683 cho Mẫu Liễu : Tc Nc&Pt số 1/2019

Mình chưa có số tạp chí (vừa ra), nên tạm ngó từ xa trước.

Đại khái có một ít ảnh (mượn tạm) và một mục lục (vừa được phía chủ quản cập nhật ngày hôm nay).

Tứ Pháp vốn không phải là các bà, tức các nữ thần (bài Bách Việt)

Một mường tượng khá thú vị của bác Bách Việt. Vẫn với lỗi nghĩ, lối cảm và lối viết quen thuộc.

Bác có thể đặt ra một hướng đi đúng. Một hướng tìm của chúng tôi, cũng chung một hướng véc-tơ với mường tượng của bác. Hướng đó của chúng tôi đã cụ thể hóa thành bài học thuật từ trước rồi, sẽ đưa lên Giao Blog khi có điều kiện.

Nhưng sự phân tích của bác thì cơ bản là còn chưa đạt. Tư liệu thì nhầm lẫn. Nhưng không sao. Căn bản là nghĩ kiểu "bách việt trùng cửu". 

04/05/2019

chùa Mèo của người Mường ở huyện Lang Chánh : Nguyễn Huệ biến thành Nguyễn Trãi

Chúng tôi đang dự kiến du lãng vùng Lang Chánh ở xứ Thanh.

Bởi vậy, nhìn nhanh tư liệu dạng báo chí về chùa Mèo nổi tiếng trong vùng. Nhiều câu chuyện thú vị được báo chí trình bày. Nhưng chắc do buồn ngủ lúc "sao chép", nên có thể có "nhầm lẫn", ví dụ: biến Nguyễn Trãi thành Nguyễn Huệ để mang quân đi đánh quân Thanh, có qua chùa Mèo cầu khẩn.

Đại khái thế. Bài đầu tiên là từ Tạp chí Văn hóa Doanh nghiệp (một tờ tạp chí mới ra mắt).

31/12/2018

Phát hiện sau mấy chục năm : về sắc phong năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa (bài in chốt lại năm 2018)

Chắc là bài cuối cùng của năm 2018 rồi, vì hôm nay đã là 31 tháng 12.

phần 1 của một bài dài (bản thảo tới khoảng gần 80 trang A4; phần 1 chạy từ trang 24 đến trang 55).

Mấy chục năm, là tính từ năm 1993 với những đợt khảo sát đầu tiên về Phủ Tây Hồ ở Hà Nội (quãng các năm 1992-1993, đã đi kỉ niệm một lần năm 1993 ở đây).

Còn du lãng khu Phủ Giầy thì từ xửa xửa, lúc còn ở tuổi mười (10s).

25/12/2018

Chuyện hầu Thánh đầu thế kỉ XXI : thanh đồng nức tiếng vốn là phu nhân tướng công an

Cô đồng Loan đã nổi tiếng Hà Thành và toàn cõi Đại Việt trong nhiều năm nay.

Cô vốn là người vợ đầu của một vị tướng công an đương nhiệm. Có thể nhiều người đã biết. Việc hầu Thánh là bởi duyên nghiệp và căn số, nên có khi ở ngôi gần sát với tứ trụ triều đình vẫn là tôi con của nhà Thánh cả.

Đại khái thế. Chuyện hầu Thánh cần cứ phải kể từ từ.

"Trong những tháng năm tuổi trẻ, nàng Loan “mắt mèo” xinh đẹp gặp gỡ và đem lòng yêu thương một chàng chiến sĩ công an con nhà danh giá, đẹp trai lịch lãm. Được sự vun vén của cả hai bên gia đình, đám cưới của họ thực sự là đám cưới trong mơ trong mắt bạn bè và bạn bè đồng nghiệp lúc bấy giờ. Kết quả của cuộc hôn nhân ấy là hai người con ra đời trong niềm hân hoan của cả đại gia đình. Cậu con trai cả chào đời năm 1982 và cô con gái út sinh năm 1988. Đấy là khoảng thời gian mà cuộc sống luôn diễn ra đúng với những gì cô mong đợi. Công việc của cô cũng thuận lợi và chồng cũng thăng tiến vượt bậc trong sự nghiệp."

16/09/2018

Đạo văn : một ví dụ cụ thể (1974, 2012, 2016)

Nêu một ví dụ cụ thể.

Cốt để khỏi quên là chính. Có rất nhiều, nhưng chỉ nêu ở đây 1 cái duy nhất mà thôi. Dĩ nhiên là không có dẫn nguồn, không chú thích, không có một lời nào cũng như cũng không có trong tài liệu tham khảo. Không hết. Cứ làm như của nhà trồng ra được. Tự nhiên có sẵn, trên trời rơi xuống hay là thần giao cách cảm. Rồi thì, cứ chép truyền từ người nọ sang người kia. 

10/08/2018

Khu đền thờ của Đại Nam : tư tưởng "tích hợp" và "sử thi hóa" của ông chủ Huỳnh Ngu Công

Tên chính thức là Đền Đại Nam. Còn gọi là Kim Điện. Đã khánh thành năm 2005, tức là khoảng 13 năm trước. Nhưng bây giờ, tôi mới thấy bản giới thiệu cụ thể hơn (trước chưa thấy).

Cái mình quan tâm nhất, là Hội đồng Tứ Phủ, thì tọa lạc ở tầng thứ 8 trên bảo tháp gồm 9 tầng. Hội đồng Tứ phủ cùng một tầng với Hội đồng chư PhậtHội đồng Đất nước.

29/07/2018

Minh triết dân gian Việt Nam theo cái nhìn của cố Cả (Léopold Cadière)

Bài đã hoàn thành vào năm 2010 của cố học giả Trần Văn Toàn (có thể đọc lại ở đây). Lần gặp gỡ đầu tiên với ông cùng phu nhân người Bỉ là tại Hà Nội, vào quãng năm 2008. Trong các câu chuyện dài dài khi đó, ông có nói đến việc chuẩn bị viết bài về cố Cả.

Trong lúc ông viết, qua e-mail, ông có thảo luận về chữ "linh thanh" hay "thanh linh". Rồi đi đến tạm kết rằng, đó là một cách viết khác của "thiêng". Tôi vẫn trở đi trở lại nói rằng, cách viết về tôn giáo Việt Nam của cố Cả rất độc đáo nhưng là khó khi sử dụng cho tôi (ví dụ trích dẫn), còn khi đọc như tác phẩm văn học thì rất thích.

29/05/2018

Ông Hoàng Mười trong văn chầu (bài Nguyễn Hùng Vĩ)

Một bài viết mà tôi có dịp được quan sát tác giả chuẩn bị tư liệu từ lúc bắt đầu. Mang tới nhà cho thầy một cuốn sách quan trọng của Durand và một quyển khá lạ của Nguyen Tan Chieu (tên không có dấu trọng âm).

Hôm tới nhà thầy, thì thầy có nhắc lại kỉ niệm những lần rong ruổi bằng xe 50 phân khối và thuốc lá bao xanh. Đợt hai thầy trò tới khảo sát Phủ Tây Hồ các năm 1994 - 1995 sau đó đã được phản ánh ngay vào sách của cụ Đặng Văn Lung (sách xuất bản trong năm 1995, ghi rõ tên hai người ở chính văn). Máy ảnh ngày đó phải chụp rất tiết kiệm, cứ tính từng tấm trong 36 kiểu mỗi cuộn, chứ không kiểu "thoải mái vãi đạn" như bây giờ.

Thầy là một trong những người gieo hạt đúng nghĩa. 

03/05/2018

Đại lễ kiều thỉnh Tứ Phủ Thánh Bà tại Phủ Tiên Hương (thông tin)

Mấy năm trước, là đại lễ kiều thỉnh Ngũ Vị Tôn Quan được phục dựng sau khoảng nửa thế kỉ thất truyền. Một trong những thầy đồng đi đầu trong các hoạt động này là ông Lưu Ngọc Đức - chủ đồng đền Quan Tam Phủ ở Hàng Hành (Hà Nội), ngay sát cạnh Hồ Gươm. Tôi có tham dự đại lễ năm đó. Mà là nhập vào đoàn hành hương của đền Quan Tam Phủ, là dịp giao lưu bổ ích với các con công đệ tử của thầy Đức.

20/04/2018

Tiệc Mẫu Liễu năm Mậu Tuất 2018 ở nước Mĩ (một ngôi đền của người Việt vùng Cali)

Đang là dịp tiệc Mẫu Liễu trên khắp cả nước và nước ngoài (nơi có người Việt sinh sống). Xung quanh ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch.

Một ít ảnh hầu hạ Mẫu ở một ngôi đền thuộc vùng Cali (Mĩ) vào dịp này. Cùng một thời khắc với tiệc Mẫu tại Phủ Giầy (Nam Định), Am Chúa (Khánh Hòa), đền Hồng Sơn (Nghệ An),...

Người đang hầu hạ Mẫu trong ảnh là một luật sư. Bạn là con cháu của một bà đồng có tiếng ở Hà Nội ngày xưa. Một dịp tiện lợi, mình sẽ viết về bà đồng ấy. Đại khái là ngôi đền có gắn bó với Phủ Tây Hồ và đền Cổ Lương ngày nay.

19/04/2018

Tinh thần yêu nước của tiên chúa Liễu Hạnh (chữ "yêu nước" được ghi bằng chữ Nôm)


Tức là về mặt thời gian, là cách tới hơn 100 năm ngày Kiều Oánh Mậu từ Hà Nội cất công về dự hội Phủ Giầy năm đó (tạm tính là các năm 1908-1909). Lúc ấy, ông quan về hưu họ Kiều đã ngoài 50.

Sau chuyến đi đó, Kiều Oánh Mậu đã viết những câu thơ bằng chữ Nôm nói về Mẫu Liễu là: "Chúa từ qui pháp rộng đường//Riêng lòng yêu nước ngày thường đinh ninh". Ý là: từ khi đã qui Phật qui Pháp thì tiên chúa Liễu Hạnh hàng ngày hàng giờ không quên nghĩ về lòng yêu nước. Đây là tinh thần yêu nước của tiên chúa (bên chữ Nôm thì là "yêu nước", còn bên chữ Hán ở bên trên thì là "tiên chúa ái quốc"). Ông cho khắc in luôn năm 1910. Cuốn sách đó mang tên Tiên phả dịch lục nổi tiếng ở đời.

14/03/2018

Sự tích ông Hoàng Bảy (Bảo Hà), bản kể của thầy Chén

Đã thấy bản kể này xuất hiện từ khoảng nửa năm trước, trên mạng. Gọi là bản kể của thấy Chén - một đàn anh lão luyện trong giới hầu Thánh ở thủ đô. 

Để phản bác loạt phóng sự của Phạm Ngọc Dương bên VTC, ở đây (hình như loạt phóng sự đã bị xóa hay sao đó, nhưng hiện không truy cập được bằng đường link cũ). Theo thầy Chén, nhà báo VTC là "bố láo".

Một kiến giải về Đức Thánh Trần với Tam Phủ - Tứ Phủ

Bài của trang Bách Việt Trùng CửuCó nhiều kiến giải thú vị. 

Lần này, tác giả đưa ra được một số suy luận khá sát thực, chứ không bát ngát như thường khi. Là bởi có tư liệu sát thực (dù vẫn còn là khá bát ngát với bạn đọc phổ thông).

Bây giờ đưa thêm một cái ảnh về ngôi đền mà tác giả Bách Việt Trùng Cửu có đề cập trong bài, để đánh dấu rằng: bản thân tôi cũng rất quan tâm đến ngôi đền ấy, sẽ viết về nó trong thời gian tới. Ảnh được chụp ở một góc độ khác (do người khác chụp, vào năm 2017):

11/03/2018

Du lãng mạn bắc, ở ngôi chùa không có "nhà Mẫu"

Chúng tôi miệt mài làm việc từ sáng đến chiều tối, ở nơi mà sư Thích Thanh Hanh đã từng tu tập trước khi chuyển hẳn sang coi sóc sơn môn Vĩnh Nghiêm (tầm giờ của 3 năm về trước, thì đã tới thăm quê của ngài, ở đây).