Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

09/08/2020

Giao lưu cuối tuần trong thế giãn cách giữa đại dịch Covid đợt 2 : VJU Job Fair 2020

Sự kiện của Thứ Bảy ngày 7/8/2020, tại trụ sở của Trường Đại học Việt Nhật (VJU). Thú vị nhất vẫn là tại hội trường (mà không phải online) được nghe tâm sự của các học sinh vừa ra trường, có một số em đã tìm được công việc, cũng có em thì đang tiếp tục.

Mình (khoa học xã hội) với em Quỳnh (khoa học tự nhiên), thì một người tại chỗ và một người online, nhưng đều nói về yêu cầu "đam mê" trong nghiên cứu khoa học.

Phố Nhật ở Hà Nội và những cửa hàng bánh mì phong vị Nhật Bản

Tổng quan về các phố Nhật ở Hà Nội hiện này, thì có thể xem ở đâyở đây.

Dưới là cập nhật về những cửa hàng bánh mì mang phong vị Nhật Bản được làm bởi các thực tập sinh Việt Nam (sau khi trở về từ Nhật Bản đã mở quán bánh mì).

20/07/2020

Công ty Nhật Bản chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và ASEAN

Từ các năm 2012-2013, du lãng các nhà máy và công ty Nhật Bản (hay liên doanh), tôi đã trực tiếp nghe về làn sóng rời bỏ Trung Quốc của các công ty Nhật Bản.

Chủ trương lớn của phía doanh nghiệp và chính giới Nhật Bản.

Chủ trường ấy thẩm thấu sang các lĩnh vực khác, chẳng hạn, hồi năm 2013, thì một người thầy là Giáo sư ở đại học Nhật Bản đã gửi thư nhắc nhanh (tạm đọc lại trên Giao Blog ở đây, tháng 6/2013).

17/06/2020

Làm sạch sông Tô Lịch : cập nhật đến mùa hè 2020

Công ty JVE của Nhật, theo thông tin hôm qua (16/6/2020), thì hình như đã lặng lẽ từ bò việc làm sạch dòng sông (tin liên quan trước đây, có thể đọc ở đây).

Nhưng chỉ đợi đến sáng nay, ngày 17/6/2020, thì JVE đã lên tiếng là họ không bỏ cuộc !

09/06/2020

Thông báo về tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong tại Tokyo

Viết từ ngày 9 tháng 6 năm 2020
(ngày 31/5 năm 1908 tức ngày 2 tháng 5 âm lịch năm Mậu Thân, chí sĩ Trần Đông Phong quyên sinh ở Tokyo)
(ngày 9/6 năm 2013 cũng nhằm ngày  2 tháng 5 âm lịch, học giả Nishimura tử nạn ở Hà Nội)
(ngày 9/6 năm 2020, thống nhất giữa Giao và Hải về việc thông báo tình trạng của mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo)

Bổ sung:  Trần Đông Phong và Nishimura đều mất vào giờ Tị, tức 9 đến 11 h sáng, ngày 2 tháng 5 âm lịch, đều là Chủ Nhật.
(sự trùng hợp ngẫu nhiên của "ngày 2 tháng 5 âm lịch" đã công bố trên báo từ tháng 7 năm 2013)
(bổ sung được Giao và Khoa làm từ tháng 8 năm 2017, bây giờ là công bố lần đầu trên Giao Blog)


Chí sĩ phong trào Đông Du người xứ Nghệ là Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo vào mùa hè năm 1908, hưởng dương 25 tuổi (1884-1908). Nhóm các cụ tiền bối Cường Để - Phan Bội Châu đã tổ chức tang lễ và lập mộ Trần Đông Phong ngay sau đó. Trong nhiều năm nay, câu chuyện về Trần Đông Phong và mộ phần tại Tokyo của ông đã được chính giới, học giới và nhân dân hai nước đặc biệt quan tâm, nhất là từ năm 2013 - tức là từ dịp kỉ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Từ sử liệu chính thức và tư liệu thực địa trong nhiều năm, tôi đã thuật lại một cách tóm tắt quá trình lập mộ và dựng bia mộ năm 1908, cũng như tổng quan về động thái trong mối quan hệ giữa hai quốc gia trải dài hơn một thế kỉ (1908-2016) trong một bài học thuật đã công bố năm 2016, đọc toàn văn ở đây. Đây là bài được phát triển từ một bài ngắn đã công bố năm 2005, toàn văn thì xem ở đây (bản đăng đầu tiên, trên talawas ngày 26/10/2005) hoặc ở đây (bản đăng lại năm 2010 trên Giao Blog của hệ thống Yahoo).

Có một số nhầm lẫn của bài năm 2005 và bài năm 2016, thì đã được cải đính ở bài tham dự hội thảo năm 2017 (hội thảo đó ở đây và ở đây) - hiện chưa có bản in chính thức. Tiêu đề của bài năm 2017 là "Phúc thần của người Việt ở hải ngoại : trường hợp chí sĩ Trần Đông Phong trong phong trào Đông Du và mộ phần hiện còn ở Nhật Bản". Có nghĩa là đến năm 2017, tôi đã chính thức đặt vấn đề chí sĩ Trần Đông Phong là một vị phúc thần của người Việt ở hải ngoại.

Vào đầu tháng 6 năm 2020, tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong có một điểm đáng chú ý sau đây, đúng hơn là điểm đáng lo ngại, xin trân trọng thông báo đầu tiên trên Giao Blog.

18/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cảm giác Cầu Giấy xa lắc xa lơ của người Hà Nội thời chống Mỹ

Nhà văn Nguyễn Bảo Sinh mới đưa lên một đoạn kí ức của ông về ô Cầu Giấy ở Hà Nội thời chiến tranh chống Mĩ. 

Hồi ấy, Cầu Giấy tựa như một vùng quê mùa ở rất xa, nhà văn viết:
"Từ Ô Cầu Giấy vào thăm thủ đô, phải chờ tầu điện ở gần Voi Phục. Tàu điện từ Bờ Hồ tới đây là hết đường. Cuối đường tàu có barierre chắn lại. Barierre làm bằng tà vẹt Tầu. Kỷ niệm khó quên của sinh viên trường Đại học Sư phạm là đoạn đường từ trường tới bến tầu dài đến gần 2km, sinh viên phải cuốc bộ. Voi Phục thời 1950 đối với người Hà Nội coi như xa lắc. Học sinh Hà Nội đi cắm trại ở Voi Phục có cảm tưởng như ngày nay ta lên tận Sapa."
(tôi có mạo muội chỉnh mấy con chữ cho đúng chuẩn chính tả hiện nay)

16/04/2020

Viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo (bài Nguyễn Thị Oanh)

Bài đã lên trang của Văn hóa Nghệ An.

Theo bản đưa lên Fb của tác giả, thì bài cũng đã in trong tạp chí Đông Nam Á.

Bác Oanh có cho biết lần viếng mộ cụ Trần Đông Phong vào tháng 10 năm 2018 là lần thứ hai trong đời. Còn trước đó thì năm 1993, bác đã theo học giả Takeuchi (một học giả nghiên cứu về Việt Nam và Trung Quốc) tới viếng lần đầu tiên.

Tuy nhiên, chắc do nhầm, nên qua mấy lần in rồi, vẫn đều ghi khoảng cách từ 1993 đến 2018 là 35 năm. Vì bác Oanh có viết mấy câu như sau:

07/04/2020

Dư luận Nhật Bản trước tình hình lây lan Covid-19 (tin cũ từ 24/03/2020)

Tin này đã cũ, vì lên mạng từ 24 tháng 3. Nhiều cái đã thay đổi rồi, ví dụ rõ nhất là ở thời điểm 24/3 thì chưa có quyết định gì về Olympic Tokyo 2020, còn bây giờ thì nó đã được lùi luôn sang năm 2021 rồi (đọc lại ở đây).

18/03/2020

Thông tin tuyển sinh đại học của Trường Đại học Việt Nhật (từ tháng 9 năm 2020)

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2020, Trường Đại học Việt Nhật (viết tắt là VJU) - một trong 7 đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - sẽ tuyển sinh chương trình đào tạo đại học (cử nhân).

Bậc đào tạo sau đại học (chương trình thạc sĩ) thì đã mở được mấy năm. Khóa mới nhất hiện nay là khóa 4 (2019-2021).

10/03/2020

22/02/2020

Lâu rồi có thêm một tin vui : học sinh Việt Nam ở Đại học Nam Cửu Châu được cảnh sát thành phố cảm ơn

Lần trước, cũng đã có nam học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản gửi giấy cảm ơn vì hành động dũng cảm. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2019).

Lần này là lưu học sinh Phong (33 tuổi, ở Đại học Nam Cửu Châu). Phong đã giúp cho hai vợ chồng người Nhật Bản tránh được một cú lừa tiền qua điện thoại (một hình thức lừa đảo khá thịnh hành ở Nhật khoảng 20 năm nay, mà đối tượng bị lừa phần nhiều là người già).

Lúc đó, Phong đang trong ca làm thêm ở cửa hàng tiện ích gần nơi em học. Việc làm thêm này, ngày xưa, lớp của chúng tôi cũng đã trải nghiệm, ví dụ đã kể ở đây (tháng 5 năm 2016). Lứa của chúng tôi là ngay đầu thế kỉ XXI, lứa của Phong thì đang là thập niên thứ hai.

Những người có tên Phong. Ngẫu nhiên, làm mình tưởng nhớ đến cụ lưu học sinh Việt Nam lớp đầu tiên, là Trần Đông Phong (đọc lại ở đây). Đó là lứa đầu thế kỉ XX.

Cũng tên Huỳnh Thanh Phong, cũng ở Hậu Giang, thì có cậu ấm này.

17/02/2020

Một người Nhật ở Việt Nam kì lạ : đến làm nông dân trồng chuối trên đảo hoang

Người nông dân ấy vốn là một chàng trai sinh trưởng ở vùng ngoại ô Tokyo, rồi khoảng 20 tuổi thì đến Việt Nam. Đó là năm 1963. Mà là, để trở thành nông dân trên đảo hoang ở vùng Cái Bè.

Ông ấy vừa qua đời đột ngột vào ngày 6 tháng 2 vừa rồi.

24/12/2019

Trường Đại học Việt Nhật tuyển sinh hệ cử nhân từ năm 2020

Trường Đại học Việt Nhật (tên quen gọi là VJU hay là Đại học Việt Nhật) là một trong bảy trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (viết tắt là VNU, và gần đây thì luôn ghi thêm "since 1906").

VJU hiện mới có chương trình thạc sĩ (tới năm 2019 đã tuyển sinh được 4 khóa).

Bắt đầu từ năm 2020, VJU sẽ mở chương trình cử nhân. 

11/10/2019

Cổng đền màu đỏ Nhật Bản ở Hà Nội : Câu lạc bộ Wasabi ở Hàng Buồm

Mình thì luôn bị cuốn hút bởi màu đỏ của cổng đền Nhật Bản (ví dụ xem ở đâyở đây hay ở đây). Hiện đang thấy một cái ở số 57 Hàng Buồm - Hà Nội. Cách không xa Hồ Gươm.

Đợt trước, đã nói về các khu phố Nhật Bản hiện đại đang mọc lên, nhất là về đêm, ở khu vực gần gần với Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, xem lại ở đây (đã đưa lên Giao Blog vào tháng 8/2018).

Bây giờ là một số hình ảnh về CLB Wasabi trên phố Hàng Buồm - khu phố cổ Hà Nội. Nhìn bên ngoài, đáng chú ý là một cái cổng đền màu đỏ đặc trưng Nhật Bản.

Wasabi là tiếng Nhật, có nghĩa là "mù tạt" (từ quen dùng trong tiếng Việt hiện nay). Có thể hiểu như là CLB mù tạt.

02/09/2019

Sự bình dị Hồ Chí Minh qua phim màu 1966 : tiếng ho sau khói thuốc lá, và phát âm tiếng Nhật

Phim quay năm 1966 bởi đài NDN của Nhật Bản, đã đưa lên Giao Blog lần đầu hồi tháng 3 năm 2014 (ở đây), một thời gian bị hỏng các đường link nên đã đưa lại vào ngày 1 tháng 9 năm 2019 (ở đây).

Đây là những thước phim chân thật, cho thấy sự bình dị của Hồ Chủ tịch. Khi tiếp khách nước ngoài, cụ bật diêm que rọi thuốc lá cho khách. Hồi đó, thuốc lá như một thứ đầu câu chuyện.

01/09/2019

Bí mật quốc gia 50 năm qua : những thước phim quay khu nhà sàn và Hồ Chủ Tịch những ngày tháng cuối đời

Đầu tiên là một bài đã công bố năm 2005, tức là cũng đã tới 14 năm rồi.

Sau đó là các thông tin bổ sung (đánh thứ tự ngược như mọi khi).

Nếu đã xem những thước phim do Nhật Bản quay Bác Hồ trả lời phóng viên báo Cờ Đỏ (Đảng Cộng sản Nhật Bản), vào năm 1966, mà Giao Blog đã đưa lên ở đây (đưa hồi tháng 3 năm 2014), thì thấy rằng: chúng ta nên nhanh chóng giải mật những thước phim của tháng 9 năm 1969. Cũng đã 50 năm rồi.

Bản quay của Nhật Bản là tiếng thực sự của Hồ Chủ tịch vào năm 1966, hình ảnh rất nét, vô cùng quí giá. Còn bản do nhóm Việt Nam quay năm 1969 thì chưa biết ra sao. Lớp con cháu ngày nay phải lấy trách nhiệm ra mà công bố những tư liệu này. Của quí đang ở trong nhà đó, cần phải tìm đâu xa xôi.

20/07/2019

Ngày ra trường của lứa thứ hai Đại học Việt Nhật (2017-2019)

Một ngày rất nóng ở Hà Nội. Nắng như đổ lửa.

Lễ ra trường và trao học vị được tổ chức ở Hội trường Nguyễn Văn Đạo (đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy) và sân rộng trước đó. Vẫn là địa điểm thường xuyên, như đã thấy ở đây (tháng 9/2017) hay ở đây.

Hiện nay, Đại học Việt Nhật mới có chương trình đào tạo Sau đại học (bậc Thạc sĩ). Từ năm sau, năm 2020, mới mở chương trình đạo tào Đại học (bậc Cử nhân). 

Lứa thứ hai này có hơn 70 em được hiệu trưởng Furuta phát bằng Thạc sĩ (các chuyên ngành khác nhau, ví dụ Văn hóa Khu vực, Công nghệ Nano, Quản trị Kinh doanh, Chính sách Công,...).