Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn niên-hiệu-bình-thành. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn niên-hiệu-bình-thành. Hiển thị tất cả bài đăng

31/08/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : Chúng tôi đã cùng tham gia "Hội thi ăn cơm khỏe" thời Bình Thành (2003)

Bây giờ đang là thời Lệnh Hòa - về niên hiệu Lệnh Hòa (Reiwa) bắt đầu khi nào thì trên Giao Blog có thể xem lại ở đây và ở đây.

Trước Lệnh Hòa là thời Bình Thành. Chúng tôi lưu học ở thời Bình Thành, những năm tháng đáng nhớ nhất của mỗi chúng tôi là ở thời Bình Thành. Về một mùa xuân thời Bình Thành, lúc cùng nhau đi du lãng giữa rừng hoa anh đào năm đó, thì đọc lại ở đây.

15/01/2024

Trở về đền Gióng ở xã Phù Đổng sau nhiều năm

Bắt đầu là câu chuyện từ hồi còn niên hiệu Bình Thành.

Đến tháng 3 năm Bình Thành 12 (tức năm 2000) thì một báo cáo chung được chế bản. Tính từ năm 2000 đến nay, là đã hơn 20 năm.

Quan tâm của mình, bây giờ, cùng vấn đề Gióng/Phù Đổng, còn là chùa Kiến Sơ (gần đây, có một số gợi ý nói về chùa này trong liên quan đến sư Khương Tăng Hội - người mà vào thế kỉ III đã từ Giao Châu lên kinh đô nhà Ngô để giảng kinh Phật; có thể tạm xem ở đây).

24/04/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng Bến Ngự và nhà xưa của cụ Phan Sào Nam

Tôi đang ở Huế. Nắng rực lên gay gắt mở đầu một mùa hè.

Đã tới Huế rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tha thẩn mấy tiếng liền ở khu vực Bến Ngự - chùa Từ Đàm - nhà xưa của cụ Phan Bội Châu. 

1. Đây là cảnh chụp nhanh cầu Bến Ngự và chợ Bến Ngự:


27/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : 20 năm trước, chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân đầu tiên

Đó là chiếc Canon sản xuất năm 2001 tại Nhật Bản. Tôi đã mua nó vào mùa hè năm sau đó tại Bic Camera trong khu phố hàng điện tử của thành phố Fukuoka - thủ phủ của khu vực miền Tây nước Nhật.

Năm 1999, tôi vẫn sử dụng máy cơ, tức máy có phim cuộn 36 kiểu (chụp tốt thì ra được 37 kiểu ảnh). Lúc đó hay đem phim ra rửa ảnh ở một cái hiệu gần nhà ga Sugamo --- nhóm Việt Nam ở Tokyo lúc đó gọi vui là "ga con vịt", vì quả thực, chữ Hán của Sugamo có nghĩa là "tổ con vịt" thật ! Hồi đấy, do nhiều lí do, chúng tôi hay hẹn nhau ở nhà ga con vịt, rồi hay đi chơi ở xung quanh đó (xem đền chùa, vào sân chơi bóng, đi siêu thị, đi dạo,...). 

Cũng từ cuối năm 1999, tôi bắt đầu làm quen với máy ảnh kĩ thuật số. Lúc đầu thấy nó là rất tò mò ! Cứ nghĩ là tại làm sao lại không có phim nhỉ ? Không có phim thì làm sao lưu được hình ảnh ? Tức là chưa thực sự hiểu về "kĩ thuật số" và "số hóa". 

Rồi sang 2000 thì bắt đầu sử dụng máy ảnh kĩ thuật số. Nhưng vẫn mua một máy cơ cho chắc ăn (nhiều cái vừa chụp kĩ thuật số vừa chụp máy cơ, tính cho khỏi mất tư liệu !). Kể ra là chưa tin lắm vào "kĩ thuật số" và "số hóa".

18/10/2020

Lần thứ hai liên tiếp (2013, 2020), tân thủ tướng Nhật Bản chọn Việt Nam là nơi công du nước ngoài đầu tiên

Năm 2013 là ông Abe. Lúc đó là niên hiệu Bình Thành.

Đang giữ chừng, thì vừa rồi, tháng cuối tháng 8 năm 2020, ông Abe đã bất ngờ từ chức với lí do sức khỏe (không đủ sức khỏe thì xin miễn luôn chức vụ).

Người vừa lên thay ông Abe là ông Suga, từ tháng 9 năm 2020. Bây giờ, đang là niên hiệu Lệnh Hòa, và nước đầu tiên ông Suga chọn để công du nước ngoài lại chính là Việt Nam.

2013 và 2020, hai lần liên tiếp, tân thủ tướng Nhật Bản đều chọn Việt Nam. Vai trò kiến tạo của nhà vua Bình Thành lại thêm một lần nữa được chứng minh (về chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà vua Bình Thành, cũng là chuyến công du cuối cùng của ông, thì xem ở đây - tháng 3 năm 2017).

20/11/2019

Ngày 20/11 của đúng 20 năm về trước : "thái hòa" 1999 ngẫu nhiên với "lệnh hòa" 2019

Đúng ngày hôm nay, của 20 năm về trước. Một buổi chiều.

Buổi chiều ngày 20 tháng 11 năm 1999. Một chiều cuối thu đã se lạnh ở Đông Kinh thời đầu niên hiệu Bình Thành. Chính xác thì là Bình Thành năm thứ 11.

Đôi lúc có giật mình khi mà lần tính trong lòng bàn tay là năm Bình Thành cứ lần lượt qua mau, năm 11, năm 12, năm 13, năm 14,....năm 20, năm 21, năm 22,...năm 30, rồi năm 31 !

Hai mươi năm đã qua đi. Không cần phải nhắm mắt lại, mình vẫn nhớ như in buổi chiều ấy. Một buổi chiều năm Bình Thành thứ 11.

Năm 2019 này, là một năm đặc biệt, bởi đầu năm thì vẫn là niên hiệu Bình Thành (năm Bình Thành 31), nhưng từ 1 tháng 5 trở đi thì cải nguyên sang Lệnh Hòa (năm Lệnh Hòa thứ nhất). Đọc về cải nguyên từ Bình Thành sang Lệnh Hòa, trên Giao Blog, thì ở đâyở đây.

09/05/2019

Nhà quê chào đón Lệnh Hòa : xếp hàng đăng kí kết hôn từ 0 giờ ngày đầu tiên của niên hiệu mới

Chuyện của ngày 1 tháng 5 năm 2019 - ngày đầu tiên của niên hiệu Lệnh Hòa (đọc nhanh về Lệnh Hòa ở đây). Chuyện ở khu vực nhà cũ ngày xưa của tôi (đã kể ở đây hay ở đây).

1. Bắt đầu từ lúc 0 giờ của ngày 1 tháng 5 năm 2019, đôi bạn đầu tiên đã nạp đăng kí kết hôn cho tòa thị chính. Cán bộ trực đêm đã thụ lí hồ sơ.

Hồ sơ đăng kí đệ trình bắt đầu từ sau 0 giờ chút xíu. Và cán bộ tòa thị chính đã được tăng cường để thụ lí ngay.

Người ta xếp hàng để đăng kí kết hôn, suốt từ 0 giờ cho đến tận chiều tối, tất cả có 65 cặp ! Một cơn sốt đăng kí kết hôn thực sự !

04/05/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chúng tôi ăn rừng ở thời Bình Thành

Bây giờ đã chính thức sang thời Lệnh Hòa (từ ngày 1 tháng 5 năm 2019, tức là Thứ Tư tuần này, mà hôm nay mới là Thứ Bảy). Đang là những ngày tháng đầu tiên của niên hiệu mới (đọc lại ở đây hay ở đây).

Nói theo cách nói của thanh niên ở làng cũ ngày trước, thì bọn tôi là những người sinh thời Chiêu Hòa, trưởng thành rồi lấy vợ lấy chồng sinh con sinh cái vào thời Bình Thành, sẽ bắt đầu tóc hoa râm từ thời Lệnh Hòa !

Bởi mùa xuân Lệnh Hòa đầu tiên, đúng vào dịp măng đang vào mùa trong rừng tre trúc khu nhà cũ ngày xưa, nên bất giác nhớ về thời ăn rừng hồi còn đang niên hiệu Bình Thành.

Chúng tôi đã ăn rừng măng rừng trúc ấy vào thời Bình Thành tươi đẹp.

01/05/2019

Ngày thứ nhất, năm thứ nhất niên hiệu Lệnh Hòa : Thứ Tư, mùng 1 tháng 5 năm 2019

Sáng hôm nay, Thứ Tư ngày 1 tháng 5 năm 2019, vị Thiên Hoàng mới của Nhật Bản đã lên ngôi. Lễ đăng quang vừa kết thúc. Chúng ta đang ở vào ngày thứ nhất của năm thứ nhất niên hiệu Lệnh Hòa.

Cũng là chính thức khép lại niên hiệu Bình Thành.

Tân Thiên Hoàng sinh năm 1960, năm nay 59 tuổi (theo cách tính "tuổi ta" của cả Việt Nam và Nhật Bản thì tròn 60 tuổi, vừa hết một vòng hoa giáp, tiếng Nhật gọi là hoàn lịch). 

02/04/2019

Đón chào niên hiệu mới Lệnh Hòa : trên nước Nhật và hải ngoại

Ngay sau khi niên hiệu Lệnh Hòa được công bố trưa ngày 1/4/2019, trên khắp nước Nhật và cả hải ngoại, những hoạt động chào mừng liền được diễn ra. Rất nhộn nhịp.

Trước đó hàng tháng thì là những hoạt động dự đoán trúng thưởng (ai đoán trúng niên hiệu mới thì được nhận giải thưởng).

Nhiều người Nhật Bản lần đầu tiên cảm ơn chính tên họ của bản thân mình. Bởi ở nhiều nơi có chương trình giảm giá (vài phần hoặc nửa giá) cho những người có chữ "Lệnh" hay chữ "Hòa" trong tên.

01/04/2019

Lệnh Hòa (令和 Reiwa) : niên hiệu mới của nước Nhật, từ 11 h 30 ngày 1/4/2019

Lúc 11 h 30 trưa nay tại Tokyo (tức 9 h30 tại Hà Nội), chính phủ Nhật Bản đã chính thức công bố Niên Hiệu mới của đất nước.

Tính từ niên hiệu Đại Hóa大化, thì niên hiệu mới sẽ trở thành niên hiệu thứ 248 của hoàng gia Nhật Bản. Đại Hóa năm thứ nhất là năm 645. Nước Nhật chỉ có một dòng họ làm vua, trải qua cả ngàn năm mà không đổi. 

Niên Hiệu mới là Reiwa令和, đọc theo âm Hán Việt là Lệnh Hòa. Xuất điển của Lệnh Hòa là tập thơ cổ Vạn diệp tập (lần này, là lần đầu tiên trong lịch sử, người Nhật chỉ dựa vào kinh điển Nhật Bản để định ra niên hiệu, mà không còn dựa vào kinh điển Trung Quốc như truyền thống nữa, đã nói nhanh ở đây).

28/03/2019

Sakura ở khuôn viên chùa cổ vào cuối tháng 3 : sắp bung nở để chào đón Niên Hiệu mới

Chùa cổ hơn 800 năm. Đang là cuối tháng 3 của năm Bình Thành 31. Đây là những ngày cuối cùng Nhật Bản sử dụng niên hiệu Bình Thành. Đồng hồ đang đếm ngược đến giờ phút đức kim thượng Bình Thành chính thức thoái vị, và hoàng thái tử lên ngôi. Ở giờ phút đó, niên hiệu mới sẽ được công bố.

Điểm đặc biệt của lần cải nguyên 2019 này, là lần đầu tiên niên hiệu sẽ không dựa vào kinh điển Trung Quốc, mà dựa vào điển tích Nhật Bản. Mà chủ yếu là dựa vào hai cuốn Cổ sự kíNhật Bản thư kí - những cuốn sách gối đầu giường của giới cổ học và văn hóa dân gian (folklore), có thể xem đại khái như Lĩnh Nam chích quáiViệt điện u linh của Việt Nam. Tinh thần quốc học Nhật Bản được xây dựng bắt đầu bằng việc chú giải hai bộ sách ấy của giới trí thức hồi thế kỉ 16 - 17. Nói cụ thể ở một dịp khác.

Một số giấy tờ quan trọng của tôi mang niên hiệu Chiêu Hòa (hồi cố), và niên hiệu Bình Thành (hiện thực). Đã nói về việc đó ở đâu đó trên Giao Blog. Nhiều năm về trước, lần đầu thấy giấy tờ tùy thân ghi niên hiệu Chiêu Hòa, tôi đã bất ngờ một lúc ! Sau thì quen dần.

17/03/2019

Lần đầu tiên xuất hiện ở nhà ga Nhật Bản : tên và ảnh chụp năm 1918 của Phan Bội Châu

Đó là một tấm bia mới được dựng ở nhà ga đường sắt quốc gia Nhật Bản "ga Fukuroi" thuộc tỉnh Shizuoka. Lễ khánh thành được thực hiện vào ngày 16 tháng 3 năm Bình Thành 31 (năm cuối cùng của niên hiệu Bình Thành). Bia cao 1.2 m, rộng 0.9 m.

Trên bia có cả tiếng Nhật và tiếng Việt. Một tấm ảnh chụp năm 1918, trong đó có thấy hình ảnh của Phan Bội Châu, đã được khắc lên tấm bia vừa dựng này.

Vẫn là nằm trong hoạt động ngoại giao văn hóa như đã chỉ ra ở bài viết đã công bố lần đầu năm 2016 (đọc lại ở đây, còn toàn văn thì xem ở đây).

Đây là lần đầu tiên một danh nhân Việt Nam được giới thiệu trên bia dựng tại nơi công cộng tại Nhật Bản.

12/03/2019

Nhà vua bắt đầu các nghi lễ thoái vị, vẫn canh cánh nỗi lo về hôn lễ của cháu gái

Nhà vua Bình Thành đã bắt đầu thực hiện các nghi lễ mừng 30 năm tại vị, cũng là những nghi lễ chuẩn bị cho sự kiện thoái vị sắp tới của ngài. Về sự kiện đặc biệt này, có thể xem thêm ở đây (tháng 11/2016) và ở đây (tháng 8/2016).

Phía báo chí Nhật Bản cho biết: tựa như cả hoàng cung đang canh cánh nỗi lo về hôn lễ của người cháu gái nhà vua. Tức là công chúa mà đầu tháng 9 năm 2017 đã làm lễ đính hôn (phát biểu về việc hôn lễ), lúc đó Giao Blog đã đưa tư liệu trực tuyến ở đây.

Những tưởng hôn lễ sẽ được cử hành nhanh chóng trong năm 2017, nhưng các sự cố đã xảy ra. Vấn đề "khó chịu" của phía chú rể được lộ diện liên tục, và kết quả là đám cưới phải lùi 2 năm.

12/12/2018

Hai người Việt nhận huân chương từ Hoàng gia Nhật Bản

Ông Trần Ngọc Phúc (Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản) và ông Trần Văn Thọ (Giáo sư Đại học Waseda).

Về huân chương do nhà vua Nhật Bản đại diện Hoàng gia ban tặng cho công dân Nhật Bản và ngoại quốc, thì có thể tham khảo thêm ở đây hay ở đây.

01/12/2018

Sau chuyến quang lâm của nhà vua Nhật : tới thăm bia đá Phan Bội Châu, có nhiều đoàn du lịch

Tư liệu về chuyến viếng thăm bia đá Phan Bội Châu (dựng năm 1918 tại thị trấn Asaba) của nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản, vào ngày 29 tháng 11 vừa rồi, thì đã đi ở đây.

Đại khái là sau chuyến viếng thăm lịch sử đó, thì tấm bia đá sẽ được quan tâm nhiều hơn nữa, cả trong tư cách là di sản văn hóa địa phương, cả trong tư cách "đại sứ đặc biệt" của ngoại giao Việt - Nhật đương đại. Đã nói rõ ở đây.

Ngày một nhiều công ti du lịch Việt Nam và Nhật Bản thiết kế tua đến thăm bia đá.

27/11/2018

Nhà vua Bình Thành và hoàng hậu tới thăm bia Phan Bội Châu dựng 100 năm trước

Đúng như tin đã đưa ở đây (ngày 16 tháng 11), hôm nay, ngày 27 tháng 11 năm 2018, nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản đã tới thăm tấm bia mà chí sĩ Phan Bội Châu dựng 100 năm trước tại làng Asaba để kỉ niệm người bạn là bác sĩ Asaba.

Đọc tài liệu học thuật về tấm bia này ở Giao Blog tại đây tại đây(bài đã phát biểu năm 2016, và 2017).

16/11/2018

Nhà vua Bình Thành sắp tới thăm bia Phan Bội Châu dựng 100 năm trước tại Asaba

Lẽ ra nhà vua Bình Thành và hoàng hậu đã tới thăm tấm bia đó từ hồi tháng 7 năm nay. Tin đã xác nhận ở đây. Nhưng do lần đó có thiên tai lớn, nhiều vùng bị ảnh hưởng, nhà vua phải hoãn kế hoạch đi thăm tỉnh Shizuoka (trong đó, có thị trấn Asaba). Đã báo hoãn ở đây.

Bây giờ, tin tức mới đã xác nhận: nhà vua và hoàng hậu sẽ tới thăm tấm bia đó vào hạ tuần tháng 11. Cụ thể là ngày 27 tháng 11 năm 2018.

24/07/2018

Lễ hội mùa hè ở thành phố quê : ngày 24 và 25 tháng 7

Một người bạn vừa gửi mail hôm qua bảo rằng, chỗ anh ấy ở miền trung Nhật Bản đang thời điểm nóng như thiêu như đốt, không khác gì Hà Nội, hàng ngày cứ kéo dài liên tục chính là cái nhiệt độ khoảng 38 - 39 độ ngoài trời. Bạn đã sinh sống trong một thời gian rất dài tại Hà Nội, như thành người Hà Nội, giờ trở lại Nhật là để quen với cái nóng Hà Nội tại Nhật !

Ở vùng thành phố quê thuộc miền nam Nhật Bản thì cũng nóng không kém. Chính lúc nóng thế này, thường là đợt nóng đỉnh nhất hàng năm, thì lễ hội mùa hè sẽ được tổ chức. Ngày 24 và 25 tháng 7. Ngày xưa là theo lịch âm (nông lịch), còn bây giờ là tính lân sang lịch Tây.