Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn niên-hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn niên-hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng

18/05/2020

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : chuông đồng niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội)

Hôm trước, đã nói về bia xá lị mang niên đại 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh. Đọc lại ở đây.

Hôm nay, sẽ giới thiệu về chiếc chuông đồng đúc năm 948, dù đã thuộc thời Ngô nhưng không có niên hiệu nhà Ngô, mà mang niên hiệu Càn Hòa của nhà Nam Hán (đóng đô ở Quảng Châu). Chuông này hiện được bảo quản ở làng Nhật Tảo (Hà Nội).

Một thời kì dài, dù đã độc lập khỏi ách đô hộ của người Hán đến từ phương Bắc, trở thành một quốc gia tự chủ, nhưng chưa hề có quốc hiệu hay niên hiệu. Phải tới tận năm 970, Đinh Tiên Hoàng mới đặt niên hiệu Thái Bình.

Đại khái trong khoảng từ năm 938 đến năm 970, chưa rõ tên nước, chưa rõ niên hiệu của vua. 

Chuông đồng Nhật Tảo đã được chỉ định là Bảo vật Quốc gia từ ngày 15/1/2020.

02/04/2019

Đón chào niên hiệu mới Lệnh Hòa : trên nước Nhật và hải ngoại

Ngay sau khi niên hiệu Lệnh Hòa được công bố trưa ngày 1/4/2019, trên khắp nước Nhật và cả hải ngoại, những hoạt động chào mừng liền được diễn ra. Rất nhộn nhịp.

Trước đó hàng tháng thì là những hoạt động dự đoán trúng thưởng (ai đoán trúng niên hiệu mới thì được nhận giải thưởng).

Nhiều người Nhật Bản lần đầu tiên cảm ơn chính tên họ của bản thân mình. Bởi ở nhiều nơi có chương trình giảm giá (vài phần hoặc nửa giá) cho những người có chữ "Lệnh" hay chữ "Hòa" trong tên.

01/04/2019

Lệnh Hòa (令和 Reiwa) : niên hiệu mới của nước Nhật, từ 11 h 30 ngày 1/4/2019

Lúc 11 h 30 trưa nay tại Tokyo (tức 9 h30 tại Hà Nội), chính phủ Nhật Bản đã chính thức công bố Niên Hiệu mới của đất nước.

Tính từ niên hiệu Đại Hóa大化, thì niên hiệu mới sẽ trở thành niên hiệu thứ 248 của hoàng gia Nhật Bản. Đại Hóa năm thứ nhất là năm 645. Nước Nhật chỉ có một dòng họ làm vua, trải qua cả ngàn năm mà không đổi. 

Niên Hiệu mới là Reiwa令和, đọc theo âm Hán Việt là Lệnh Hòa. Xuất điển của Lệnh Hòa là tập thơ cổ Vạn diệp tập (lần này, là lần đầu tiên trong lịch sử, người Nhật chỉ dựa vào kinh điển Nhật Bản để định ra niên hiệu, mà không còn dựa vào kinh điển Trung Quốc như truyền thống nữa, đã nói nhanh ở đây).

28/03/2019

Sakura ở khuôn viên chùa cổ vào cuối tháng 3 : sắp bung nở để chào đón Niên Hiệu mới

Chùa cổ hơn 800 năm. Đang là cuối tháng 3 của năm Bình Thành 31. Đây là những ngày cuối cùng Nhật Bản sử dụng niên hiệu Bình Thành. Đồng hồ đang đếm ngược đến giờ phút đức kim thượng Bình Thành chính thức thoái vị, và hoàng thái tử lên ngôi. Ở giờ phút đó, niên hiệu mới sẽ được công bố.

Điểm đặc biệt của lần cải nguyên 2019 này, là lần đầu tiên niên hiệu sẽ không dựa vào kinh điển Trung Quốc, mà dựa vào điển tích Nhật Bản. Mà chủ yếu là dựa vào hai cuốn Cổ sự kíNhật Bản thư kí - những cuốn sách gối đầu giường của giới cổ học và văn hóa dân gian (folklore), có thể xem đại khái như Lĩnh Nam chích quáiViệt điện u linh của Việt Nam. Tinh thần quốc học Nhật Bản được xây dựng bắt đầu bằng việc chú giải hai bộ sách ấy của giới trí thức hồi thế kỉ 16 - 17. Nói cụ thể ở một dịp khác.

Một số giấy tờ quan trọng của tôi mang niên hiệu Chiêu Hòa (hồi cố), và niên hiệu Bình Thành (hiện thực). Đã nói về việc đó ở đâu đó trên Giao Blog. Nhiều năm về trước, lần đầu thấy giấy tờ tùy thân ghi niên hiệu Chiêu Hòa, tôi đã bất ngờ một lúc ! Sau thì quen dần.