Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn asa-ba. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn asa-ba. Hiển thị tất cả bài đăng

19/10/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : người Việt viết du kí đi chơi thế giới hồi thập niên 1920 (trường hợp Bùi Thanh Vân)

Tiếp xúc với thế giới hiện đại đáng nhớ đầu tiên của người Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX, mà có sử dụng chữ quốc ngữ làm công cụ ghi chép quan trọng, là cuộc Đông Du (các năm 1905-1908) của nhóm các cụ Phan Bội Châu - Cường Để. 

Năm 1908, học sinh Đông Du là Trần Đông Phong đã mất tại Tokyo, mộ phần của cụ vẫn hiện ở tại Tokyo (xem trên Giao Blog ở đây), tính đến năm nay là đã sắp 120 năm !

Từ Nhật Bản hay từ Trung Quốc, nhóm Phan Bội Châu gửi thư từ và tài liệu về trong nước trong suốt những năm đầu thế kỉ XX. 

Các du kí xuất bản ngay đầu thế kỉ XX thì thường rất ngắn. Các cụ còn bỡ ngỡ với chữ quốc ngữ - thậm chí cụ Phan Bội Châu vẫn còn chưa học quốc ngữ (chỉ viết chữ Hán), các văn bản của các cụ đều phải qua tay nhóm cụ Lê Đại dịch và viết ra quốc ngữ !

Nhiều khi, xem lại những bản viết chữ quốc ngữ của nhóm Lê Đại thực hiện tại Tokyo trước năm 1910 để gửi về trong nước, hậu sinh chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động. 

Tôi đã để một thời gian tìm đi, rồi tìm lại, cái hiệu in sách cũ ở Tokyo, nơi đã in bản viết quốc ngữ của nhóm Lê Đại bằng phương pháp thạch bản, hồi đầu thế kỉ XX, mà chưa tìm được ! Vật đổi sao dời ! Tôi tìm các nơi có gắn bó với các cụ trong các năm 2003-2007, tức là sau khoảng 100 năm rồi, thì đúng là không còn gi. Đành chỉ còn biết được đại khái khu vực ấy, khu vực ấy mà thôi.


Bản viết tay chữ quốc ngữ năm 1909 tại Tokyo của nhóm Lê Đại được in thạch bản


17/07/2022

Cập nhật đến 2022 tình hình tấm bia chí sĩ Phan Bội Châu dựng năm 1918 tại Nhật Bản

Sau mấy ngày thất điên bát đảo vì sự cố kĩ thuật IT hi hữu mà mình bỗng bị, hôm nay mới bình tĩnh ngồi ngắm Giao Bác Khách (Giao Blog) chút xíu. Vẫn đang tiếp tục khắc phục. 


Về tấm bia này, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

24/04/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng Bến Ngự và nhà xưa của cụ Phan Sào Nam

Tôi đang ở Huế. Nắng rực lên gay gắt mở đầu một mùa hè.

Đã tới Huế rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tha thẩn mấy tiếng liền ở khu vực Bến Ngự - chùa Từ Đàm - nhà xưa của cụ Phan Bội Châu. 

1. Đây là cảnh chụp nhanh cầu Bến Ngự và chợ Bến Ngự:


09/06/2020

Thông báo về tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong tại Tokyo

Viết từ ngày 9 tháng 6 năm 2020
(ngày 31/5 năm 1908 tức ngày 2 tháng 5 âm lịch năm Mậu Thân, chí sĩ Trần Đông Phong quyên sinh ở Tokyo)
(ngày 9/6 năm 2013 cũng nhằm ngày  2 tháng 5 âm lịch, học giả Nishimura tử nạn ở Hà Nội)
(ngày 9/6 năm 2020, thống nhất giữa Giao và Hải về việc thông báo tình trạng của mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo)

Bổ sung:  Trần Đông Phong và Nishimura đều mất vào giờ Tị, tức 9 đến 11 h sáng, ngày 2 tháng 5 âm lịch, đều là Chủ Nhật.
(sự trùng hợp ngẫu nhiên của "ngày 2 tháng 5 âm lịch" đã công bố trên báo từ tháng 7 năm 2013)
(bổ sung được Giao và Khoa làm từ tháng 8 năm 2017, bây giờ là công bố lần đầu trên Giao Blog)


Chí sĩ phong trào Đông Du người xứ Nghệ là Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo vào mùa hè năm 1908, hưởng dương 25 tuổi (1884-1908). Nhóm các cụ tiền bối Cường Để - Phan Bội Châu đã tổ chức tang lễ và lập mộ Trần Đông Phong ngay sau đó. Trong nhiều năm nay, câu chuyện về Trần Đông Phong và mộ phần tại Tokyo của ông đã được chính giới, học giới và nhân dân hai nước đặc biệt quan tâm, nhất là từ năm 2013 - tức là từ dịp kỉ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Từ sử liệu chính thức và tư liệu thực địa trong nhiều năm, tôi đã thuật lại một cách tóm tắt quá trình lập mộ và dựng bia mộ năm 1908, cũng như tổng quan về động thái trong mối quan hệ giữa hai quốc gia trải dài hơn một thế kỉ (1908-2016) trong một bài học thuật đã công bố năm 2016, đọc toàn văn ở đây. Đây là bài được phát triển từ một bài ngắn đã công bố năm 2005, toàn văn thì xem ở đây (bản đăng đầu tiên, trên talawas ngày 26/10/2005) hoặc ở đây (bản đăng lại năm 2010 trên Giao Blog của hệ thống Yahoo).

Có một số nhầm lẫn của bài năm 2005 và bài năm 2016, thì đã được cải đính ở bài tham dự hội thảo năm 2017 (hội thảo đó ở đây và ở đây) - hiện chưa có bản in chính thức. Tiêu đề của bài năm 2017 là "Phúc thần của người Việt ở hải ngoại : trường hợp chí sĩ Trần Đông Phong trong phong trào Đông Du và mộ phần hiện còn ở Nhật Bản". Có nghĩa là đến năm 2017, tôi đã chính thức đặt vấn đề chí sĩ Trần Đông Phong là một vị phúc thần của người Việt ở hải ngoại.

Vào đầu tháng 6 năm 2020, tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong có một điểm đáng chú ý sau đây, đúng hơn là điểm đáng lo ngại, xin trân trọng thông báo đầu tiên trên Giao Blog.

11/02/2020

Chuyện kể về thi tiên xứ Nam Định : nhân duyên với Phủ Giầy của Nguyễn Bính

Tài thơ của Nguyễn Bính được công nhận bắt đầu từ hồi đầu thập niên 1930, mà cơ duyên khởi phát là ngay tại sân phủ Tiên Hương ở quần thể Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Định) --- thánh địa của tín ngưỡng Mẫu Liễu và tín ngưỡng Tam Tứ Phủ.

Người ta đồn thổi ngay cậu bé mới nhớn ấy là thi tiên giáng xuống cõi trần. Cậu đã tha thẩn với mối tình đầu cũng ở Phủ Giầy trong mùa lễ hội.

Đại khái là người ta tới gặp cậu Nguyễn Bính để xin thơ, vì tin thơ cậu được giáng xuống từ cõi tiên.

01/05/2019

Một biểu tượng tình hữu nghị Việt - Nhật (bài Shiraishi)

Một bài viết bằng tiếng Việt trên tờ Thanh Niên của học giả Shiraishi - người Nhật Bản, chuyên gia về sử cận hiện đại Việt Nam. Lĩnh vực hẹp của ông là về Phan Bội Châu (luận văn tiến sĩ sử học của ông là về Phan Bội Châu đã được xuất bản, cũng đã có bản dịch tiếng Việt được xuất bản tại Việt Nam khoảng 20 năm trước).

Bài đã lên mạng từ tháng 10 năm 2018, nhưng bây giờ tôi mới thấy.

Tạm đưa về đây.

Nhìn chung là một bài nhàn nhạt. Không nghĩ đó là bài của Shiraishi. Có chút lăn tăn. Trong hội thảo cuối tháng 12 năm 2017 (đã tạm ghi nhanh ở đây), bác Shiraishi cũng có trình bày một bài ở phiên toàn thể. Lúc đó, cũng đã nghĩ lăn tăn rồi (còn có hai lăn tăn khác, thì đã viết nhanh ở đây).

17/03/2019

Lần đầu tiên xuất hiện ở nhà ga Nhật Bản : tên và ảnh chụp năm 1918 của Phan Bội Châu

Đó là một tấm bia mới được dựng ở nhà ga đường sắt quốc gia Nhật Bản "ga Fukuroi" thuộc tỉnh Shizuoka. Lễ khánh thành được thực hiện vào ngày 16 tháng 3 năm Bình Thành 31 (năm cuối cùng của niên hiệu Bình Thành). Bia cao 1.2 m, rộng 0.9 m.

Trên bia có cả tiếng Nhật và tiếng Việt. Một tấm ảnh chụp năm 1918, trong đó có thấy hình ảnh của Phan Bội Châu, đã được khắc lên tấm bia vừa dựng này.

Vẫn là nằm trong hoạt động ngoại giao văn hóa như đã chỉ ra ở bài viết đã công bố lần đầu năm 2016 (đọc lại ở đây, còn toàn văn thì xem ở đây).

Đây là lần đầu tiên một danh nhân Việt Nam được giới thiệu trên bia dựng tại nơi công cộng tại Nhật Bản.

11/03/2019

Đại học Việt Nhật (VJU) : nhìn từ 1908 - 1918, đến hiện nay

Hồi năm 1908, du học sinh Việt Nam là Trần Đông Phong đã tự sát tại khuôn viên một ngôi chùa ở Tokyo. Một cái kết bi thảm cho phong trào Đông Du được khởi xướng bởi Phan Bội Châu - Cường Để.

Mộ phần của cụ Phong ở một công viên nghĩa trang tại Tokyo hiện nay là một điểm đến thăm viếng của nhiều người Việt. Chúng tôi đã viết rằng, cụ đang trở thành một vị phúc thần cho người Việt ở Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 8/2017).

Liên quan đến mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo, thì là câu chuyện gần đây vào năm 2018, về gia đình thầy giáo Nguyễn Thiện Nam (cựu lưu học sinh Đại học Ngoại ngữ Tokyo thời cuối thập niên 1990, cựu giảng viên tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo hồi đầu những năm 2000), đọc ở đây.

Năm 2019 (năm học thứ 3 của Đại học Việt Nhật - VJU), con trai thầy Nguyễn Thiện Nam (thanh niên điển trai Nam Anh) có phát biểu về VJU trong video mới đây (Nam Anh đã có hai kỉ niệm đáng ghi nhớ trong thăm viếng mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo):

09/12/2018

Trên quê hương của bác sĩ Asaba, có thêm nhiều quán ăn Việt Nam

Câu chuyện cứ phải tính bằng cả thế kỉ, tức là gắn với năm 1918 khi cụ Phan Bội Châu trở lại thị trấn Asaba để dựng bia tưởng niệm bác sĩ Asaba.

Những năm 2010s này, sau một trăm năm, có rất nhiều quán ăn Việt Nam trên quê hương bác sĩ Asaba. Lần trước đã nói về một quán mới khai trương (ở đây, hồi tháng 11 năm 2017, quán Bún Chả Hà Nội).

Bây giờ là thêm một số thông tin. Giá như bây giờ, năm 2018, thì chắc cụ Phan Bội Châu có thể mời cụ Asaba tới các quán ăn Việt Nam để chiêu đãi và đàm đạo.

01/12/2018

Sau chuyến quang lâm của nhà vua Nhật : tới thăm bia đá Phan Bội Châu, có nhiều đoàn du lịch

Tư liệu về chuyến viếng thăm bia đá Phan Bội Châu (dựng năm 1918 tại thị trấn Asaba) của nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản, vào ngày 29 tháng 11 vừa rồi, thì đã đi ở đây.

Đại khái là sau chuyến viếng thăm lịch sử đó, thì tấm bia đá sẽ được quan tâm nhiều hơn nữa, cả trong tư cách là di sản văn hóa địa phương, cả trong tư cách "đại sứ đặc biệt" của ngoại giao Việt - Nhật đương đại. Đã nói rõ ở đây.

Ngày một nhiều công ti du lịch Việt Nam và Nhật Bản thiết kế tua đến thăm bia đá.

27/11/2018

Nhà vua Bình Thành và hoàng hậu tới thăm bia Phan Bội Châu dựng 100 năm trước

Đúng như tin đã đưa ở đây (ngày 16 tháng 11), hôm nay, ngày 27 tháng 11 năm 2018, nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản đã tới thăm tấm bia mà chí sĩ Phan Bội Châu dựng 100 năm trước tại làng Asaba để kỉ niệm người bạn là bác sĩ Asaba.

Đọc tài liệu học thuật về tấm bia này ở Giao Blog tại đây tại đây(bài đã phát biểu năm 2016, và 2017).

16/11/2018

Nhà vua Bình Thành sắp tới thăm bia Phan Bội Châu dựng 100 năm trước tại Asaba

Lẽ ra nhà vua Bình Thành và hoàng hậu đã tới thăm tấm bia đó từ hồi tháng 7 năm nay. Tin đã xác nhận ở đây. Nhưng do lần đó có thiên tai lớn, nhiều vùng bị ảnh hưởng, nhà vua phải hoãn kế hoạch đi thăm tỉnh Shizuoka (trong đó, có thị trấn Asaba). Đã báo hoãn ở đây.

Bây giờ, tin tức mới đã xác nhận: nhà vua và hoàng hậu sẽ tới thăm tấm bia đó vào hạ tuần tháng 11. Cụ thể là ngày 27 tháng 11 năm 2018.

15/11/2018

Ghi lại để khỏi quên : Phan Bội Châu không liên quan đến Hội Duy Tân và Phong trào Cần Vương

Đó là các phát ngôn "làm kinh động" học giới tại hội thảo quốc tế về Phan Bội Châu và Asaba, vào cuối năm ngoái (tháng 12 năm 2017), tại Nghệ An.

Hội thảo đó, đã đi bài ở đây (14/12/2017) và ở đây.

Hai nội dung trên, là phát ngôn của hai người, tính ghi lại từ lâu rồi, nhưng hôm nay mới thực hiện được trên Giao Blog. Cốt để khỏi quên.

Dĩ nhiên có bản ghi âm của Ban tổ chức Hội thảo và của chủ nhân Giao Blog. Cũng có ghi âm trao đổi lại của một học giả về hai phát ngôn trên, ngay tại hội thảo. Ở đây, chỉ ghi nhanh.

29/09/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : lần đầu sau 100 năm, một quan đầu tỉnh Nghệ tới thăm bia đá Phan Bội Châu

Thật ra là nguyên quan đầu tỉnh. Bây giờ, vị trí đã thăng cao ở cấp trung ương (từ độ 2014-15, xem ở đây).

Khoảng gần 10 năm về trước, lúc chúng tôi đi du lãng khu vực dãy núi huyền thoại Kim Nhan, và nhiều nơi khác dọc bờ sông Lam men đường núi Hồng, thì một buổi hẹn làm việc trực tiếp tại phòng của ông. Dĩ nhiên là thành nội Vinh. Lúc ấy, ông mới thực sự là quan đầu tỉnh Nghệ.

26/09/2018

Thêm một lần nữa, con cháu cụ Phan Bội Châu gặp gỡ con cháu cụ Asaba, bên bia đá 1918

Chương trình kỉ niệm 100 năm bia đá do Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản để tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba vào năm 1918, thì đã đi ở nhiều entry trước (ví dụ ở đây hay ở đây).

Thú vị là hạ tuần tháng 9 này, trong dịp kỉ niệm 100 năm, thêm một lần nữa, các con cháu của cụ Phan lại gặp con cháu cụ Asaba, tại Nhật Bản, và bên tấm bia năm 1918 ấy.

14/09/2018

Bia đá năm 1918 tưởng niệm bác sĩ Asaba : đính chính một chi tiết nhỏ (năm 2018)

Mới nhận được văn bản ấn hành năm 2018 của ngôi trường danh tiếng Quốc Học Huế. Một tập hợp các bài viết đóng chung, với tên Giai phẩm xuân 2018.

Trong tập Giai phẩm này, có một bài nói về tấm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918 để tưởng niệm cụ Asaba. Có một chi tiết nhỏ về vấn đề dịch thuật trong bài đó cần đính chính nhanh một chút, vì bây giờ đã là 2018 rồi.

Đó là: tác giả trong Giai phẩm có lẽ dựa theo tư liệu cũ nào đó, ghi là tôi dịch bài văn bia từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Đại khái là trùng dịch: ông Goto người Nhật dịch từ Hán văn ra Nhật văn, rồi ông Giao lại dịch từ Nhật văn ra Việt văn (tức là dịch qua bản trung gian là Nhật văn của Goto).

04/09/2018

mùng 4 tháng 9 : vườn nhà Phan Bội Châu, bia mới nói về bia 100 năm (1918-2018)

Về tấm bia 100 năm, thì đang có chương trình kỉ niệm, ví dụ là một trưng bày tại quê nhà Asaba thì xem ở đây (tháng 8 năm 2018).

Và hôm nay, ngày 4 tháng 9, một người chắt của cụ Phan Bội Châu vừa chụp một ít ảnh trong vườn nhà cụ ở Huế và đưa lên. Người chắt ấy, đợt trước đã nhắc đến, ở đây (tháng 10 năm 2016).

Một tấm bia mới được lập, mới chỉ từ 2010 (tức là được khoảng 8 năm), để kỉ niệm cho tấm bia 100 năm. Tấm bia mà cụ Phan Bội Châu đã dựng cách năm 2018 tới 100 năm tại thị trấn Asaba trước đây để tưởng niệm bác sĩ Asaba (xem lại ở đây).

10/08/2018

Ngoại giao Việt - Nhật 45 năm : một lễ chuẩn bị ở Tokyo (hội trưởng Tô Huy Rứa xuất hiện)

Đang trong dịp kỉ niệm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật 45 năm (1973 - 2018). Đã đi một số tin liên quan ở đâyở đây.

Vừa rồi, có một hoạt động chuẩn bị diễn ra tại Tokyo. Có thấy sự xuất hiện của hội trưởng Tô Huy Rứa. Trong khuôn khổ ngoại giao Việt - Nhật, đã từ 2016, sau lễ khai giảng của Đại học Việt - Nhật năm đó (lễ khai giảng đầu tiên với ý nghĩa chính thức khai trường, ở đây) đến nay, mới thấy lại hình ảnh của bác Rứa. Trong lễ khai giảng năm 2017 thì người ta có nhắc đến bác (xem lại ở đây).

22/07/2018

1973-2018 : hòa nhạc kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật, nhà vua Bình Thành và hoàng hậu giá lâm

Nhà vua Bình Thành đã có lịch làm việc đầu tháng 7 năm 2018 tới viếng thăm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918, tức đúng 100 năm trước, để tưởng niệm bác sĩ ân nhân phong trào Đông Du là Asaba (tại thị trấn quê hương của bác sĩ), nhưng do lũ lụt lớn ở các miền Nhật Bản, nên kế hoạch đó đã bị hoãn. Đã đi ở đâyở đây.

Vừa rồi, một buổi hòa nhạc kỉ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật được tổ chức tại Tokyo. Nhà vua và hoàng hậu đã giá lâm.