Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn abe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn abe. Hiển thị tất cả bài đăng

11/09/2022

Kiến giải của học giả Nhật Bản về luật tôn giáo Nhật Bản hiện hành - thầy Shimazono bàn về Giáo hội Thống Nhất

Thầy Shimazono là một trong những tâc giả mà chủ nhân Giao Blog thích đọc, thích trích dẫn, và có giao lưu ở ngoài đời thực.

Thầy Shimazono (sinh năm 1948) xuất thân trong một gia đình có truyền thống Y học, nhưng ông đã chọn con đường khoa học xã hội (văn hóa dân gian, văn học dân gian, tôn giáo học). Ông nguyên là Giáo sư của Đại học Tokyo (chuyên ngành Tôn giáo học - Lịch sử Tôn giáo thuộc Khoa Văn học), hiện là Giáo sư của Đại học Sophia (Khoa Thần học).

Nhân sự kiện nguyên thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát bởi một phần tử có liên quan đến tôn giáo mới (gọi là Giáo hội Thống nhất), thầy Shimazono đã đưa ra quan điểm của mình với tư cách một nhà tôn giáo học.

10/07/2022

Tạp chí "Vấn đề Tôn giáo" số 32 (số mùa thu 2020) - Chính quyền Abe Shinzo và vấn đề tôn giáo

Là một số tạp chí cũ, của hai năm về trước. Đó là số chuyên đề "Chính quyền Abe Shinzo đã như thế nào với giới Tôn giáo" (hay dịch sát nghĩa là: Với giới Tôn giáo, chính quyền Abe Shinzo đã là cái gì vậy ?).

08/07/2022

Vĩnh biệt chính trị gia Abe Shinzo (1954-2022) : thủ tướng (nguyên thủ tướng) đầu tiên bị ám sát từ sau năm 1945

Theo thông tin chính thức, nguyên thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã từ trần tại Nara vào ngày hôm nay - Thứ Sáu ngày 8/7/2022. Ông bị ám sát khi đang diễn thuyết ủng hộ tranh cử tại Nara. Hung thủ đã bắn hai phát đạn từ phía sau lưng: một vào cuống họng, một vào lồng ngực. 

Nguyên thủ tướng được đưa vào cấp cựu tại Bệnh viện Nara, nhưng đã không qua được cơn nguy kịch

18/10/2020

Lần thứ hai liên tiếp (2013, 2020), tân thủ tướng Nhật Bản chọn Việt Nam là nơi công du nước ngoài đầu tiên

Năm 2013 là ông Abe. Lúc đó là niên hiệu Bình Thành.

Đang giữ chừng, thì vừa rồi, tháng cuối tháng 8 năm 2020, ông Abe đã bất ngờ từ chức với lí do sức khỏe (không đủ sức khỏe thì xin miễn luôn chức vụ).

Người vừa lên thay ông Abe là ông Suga, từ tháng 9 năm 2020. Bây giờ, đang là niên hiệu Lệnh Hòa, và nước đầu tiên ông Suga chọn để công du nước ngoài lại chính là Việt Nam.

2013 và 2020, hai lần liên tiếp, tân thủ tướng Nhật Bản đều chọn Việt Nam. Vai trò kiến tạo của nhà vua Bình Thành lại thêm một lần nữa được chứng minh (về chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà vua Bình Thành, cũng là chuyến công du cuối cùng của ông, thì xem ở đây - tháng 3 năm 2017).

17/09/2020

Nội các Nhật Bản mới : em trai của Abe và thầy gia sư của hai anh em ông, cùng vào nội các

Do bận, nên viết dần từ ngày 16/9 đến ngày 26/9/2020

Người em của ông Abe (em thật sự, cùng mẹ cùng cha) nhưng không mang họ Abe, bởi theo phong tục Nhật Bản, đi làm rể (hay con nuôi) nhà khác thì phải đổi họ. Tựa như con rể của cựu thủ tướng Obuchi, khi vào nhà Obuchi, là phải bỏ họ cũ của mình mà đổi sang họ Obuchi (đọc lại chuyện cũ về con gái nhà Obuchi ở đây).

31/08/2020

Sau khi Abe rút lui : chính trị gia Nhật đã quên tinh thần "ba lần hạ cố" mà thục mạng tranh quyền

"Ba lần hạ cố" là nói về tích chuyện Lưu Bị đã không quản là người bề trên (lúc ấy đang ở tuổi U50) mà đã ba lần tới thảo lư của anh chàng Gia Cát Lượng (lúc ấy mới U30) để cầu tài, mời họ Gia ra giúp mình.

Tích chuyện ấy được giáo dục trong các trường học Nhật Bản từ xưa, xem là mĩ đức (đức tính đẹp, đạo đức tốt) trong đối nhân xử thế, trở thành một đức tính của người Nhật. 

Đó là đức khiêm nhượng (luôn khiêm tốn, sẵn sàng nhường mọi thứ cho người khác). Đức ấy được giáo dục từ rất lâu. Ngay trong bầu cử, ở cấp độ nào thì người ta đều khiêm nhượng để gạch tên mình (không tự bỏ cho mình trong bầu cử).

Nhưng đức khiêm nhượng ấy đã mất rồi, ở lần bầu cử sắp tới.

Sau khi thủ tướng Abe chính thức xin rút lui khỏi chính trường với lí do bệnh nặng vào cuối tháng 8 năm 2020, thì nội bộ đảng cầm quyền đang chia rẽ mạnh, chẳng phe nào nhường phe nào, chắng cá nhân nào nêu cao tinh thần khiêm nhượng cả, chỉ ra sức tranh đoạt quyền lực.

Dĩ nhiên, đảng đối lập thì không có quyền bầu cử rồi, luôn bị bỏ ra bên ngoài !

07/04/2020

Dư luận Nhật Bản trước tình hình lây lan Covid-19 (tin cũ từ 24/03/2020)

Tin này đã cũ, vì lên mạng từ 24 tháng 3. Nhiều cái đã thay đổi rồi, ví dụ rõ nhất là ở thời điểm 24/3 thì chưa có quyết định gì về Olympic Tokyo 2020, còn bây giờ thì nó đã được lùi luôn sang năm 2021 rồi (đọc lại ở đây).

30/06/2019

G20 Osaka (Japan) 2019, và một sáng Chủ Nhật ở Hà Nội

Bọn trẻ nghỉ hè thức dậy buổi sáng thì đã thấy TV đưa nổi bật sự kiện thượng đỉnh G20 đang diễn ra ở Osaka (Nhật Bản), liền thắc mắc đúng đắn: thủ tướng Việt Nam xuất hiện rõ nét và vui vẻ thế kia, chắc Việt Nam mình đã là thành viên của G20 ?

Trả lời nhanh: G20 thực chất là G7 mở rộng, tức là G7 cộng thêm một số nước cùng khu vực nữa. Đến 2019, không có Việt Nam trong G20. Ở Đông Nam Á, dự vào hàng thành viên G20 mới có Indonexia thôi.

Trả lời bọn trẻ nhanh như vậy trong một buổi sáng trời Hà Nội đã dịu đi nhiều. Là nhờ có trận mưa khá lớn đêm qua. Mà mưa khá muộn, chắc phải tầm mười hai rưỡi đêm hay một giờ sáng gì đó.

Mấy hôm nắng nóng dữ dội, chỗ làm việc thường xuyên ở nhà lên tới tận 35 độ, vài phút là coi như ong thủ ! Nên đã di cư. Sáng nay, ngày Chủ Nhật dịu mát, đã trở lại vị trí thường xuyên. Ngó vào nhiệt kế vẫn thấy chỉ 33 độ ! Nếu không có điều hòa thì ở cái nóng 35 độ là không thể làm việc. Nhưng với 33 thì có thể ok, không cần điều hòa, mà với quạt gió mạnh là ổn. Chỉ 2 độ thôi, nhưng hoàn toàn khác.

Việc đầu tiên là ngó ngàng một chút tới G20 Osaka 2019. Đã phải giải thích với bọn trẻ về tư cách khách mời G20 của Việt Nam.

02/04/2019

Đón chào niên hiệu mới Lệnh Hòa : trên nước Nhật và hải ngoại

Ngay sau khi niên hiệu Lệnh Hòa được công bố trưa ngày 1/4/2019, trên khắp nước Nhật và cả hải ngoại, những hoạt động chào mừng liền được diễn ra. Rất nhộn nhịp.

Trước đó hàng tháng thì là những hoạt động dự đoán trúng thưởng (ai đoán trúng niên hiệu mới thì được nhận giải thưởng).

Nhiều người Nhật Bản lần đầu tiên cảm ơn chính tên họ của bản thân mình. Bởi ở nhiều nơi có chương trình giảm giá (vài phần hoặc nửa giá) cho những người có chữ "Lệnh" hay chữ "Hòa" trong tên.

01/04/2019

Lệnh Hòa (令和 Reiwa) : niên hiệu mới của nước Nhật, từ 11 h 30 ngày 1/4/2019

Lúc 11 h 30 trưa nay tại Tokyo (tức 9 h30 tại Hà Nội), chính phủ Nhật Bản đã chính thức công bố Niên Hiệu mới của đất nước.

Tính từ niên hiệu Đại Hóa大化, thì niên hiệu mới sẽ trở thành niên hiệu thứ 248 của hoàng gia Nhật Bản. Đại Hóa năm thứ nhất là năm 645. Nước Nhật chỉ có một dòng họ làm vua, trải qua cả ngàn năm mà không đổi. 

Niên Hiệu mới là Reiwa令和, đọc theo âm Hán Việt là Lệnh Hòa. Xuất điển của Lệnh Hòa là tập thơ cổ Vạn diệp tập (lần này, là lần đầu tiên trong lịch sử, người Nhật chỉ dựa vào kinh điển Nhật Bản để định ra niên hiệu, mà không còn dựa vào kinh điển Trung Quốc như truyền thống nữa, đã nói nhanh ở đây).

17/11/2018

Chuyện đặc biệt kì quái trong chính giới Nhật Bản : Bộ trưởng phụ trách An Ninh Mạng không biết gì về máy tính và USB !

Chuyện một người Nhật không biết máy tính, thậm chí không biết USB là gì, đã là lạ lắm rồi. Một nước công nghiệp hàng đầu thế giới như thế, tiên phong về công nghệ máy tính như thế, làm gì tìm được một công dân như vậy.

10/10/2017

"Các bác hãy cho anh xã nhà em tiếp tục làm việc, phục vụ đất nước"

Hôm trước, đã thấy con trai của cựu thủ tưởng Nhật Bản diễn thuyết ngoài phố (xem lại ở đây).

Hôm nay, là hình ảnh của phu nhân đương kim thủ tướng Abe diễn thuyết, kêu gọi mọi người ủng hộ chồng mình. Công khai giữa thanh thiên bạch nhật.

04/10/2017

Tiết lộ sự thật về việc bình chọn di sản văn hóa ở Nhật Bản hiện nay

Tiết lộ của một quan chức cũ của chính quyền Nhật Bản hiện nay - chính quyền của thủ tướng Abe.

Các ví dụ đưa ra rất dễ hiểu. Có một cái là về việc bình chọn di sản văn hóa gọi là "vùng cách mạng công nghiệp" của hội đồng chuyên môn Nhật Bản để đưa đề cử cho UNESCO. Vùng cách mạng công nghiệp thời Minh Trị, thì đã đi ở đây (tháng 10 năm 2016).

30/08/2017

02/05/2017

Minh Trị 150 năm (1868 - 2018) : tổng quan chương trình của chính phủ

Sang năm là năm Bình Thành 30 (2018). Tính từ năm Minh Trị 1 (1868), thì năm sau là năm kỉ niệm công cuộc duy tân Minh Trị tròn 150 năm.

Phía chính phủ Nhật Bản đã khởi động chương trình từ hai năm trước (năm Bình Thành 28 - tức năm 2016).

Phía dân gian, cũng có những phương cách riêng.

29/12/2015

Nô lệ tình dục thời Nhật chiếm đóng Hàn Quốc : Thủ tưởng Abe xin lỗi và đạt thỏa thuận đột phá

Vào chiều Chủ Nhật vừa rồi (27/12), trong câu chuyện cuối năm với những người bạn Nhật, đã thấy ý kiến của quốc dân Nhật với tư thế ngoại giao gần đây của Thủ tướng Abe. Sự tiến triển theo chiều hướng ấm lên trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc, với vai trò đạo diễn chính của ông Abe, đã có phần làm quốc dân Nhật ngạc nhiên.

Hôm nay, báo chí đã loan lời xin lỗi của ông Abe về vấn đề "nô lệ tình dục" đối với các nạn nhân người Hàn Quốc. Hai nước đạt thỏa thuận đột phá về vấn đề này.

Cùng về chủ đề này, có thể đọc thêm các entry cũ trên blog này, ở đây và ở đây.

29/07/2015

Sau Hoa Kì, điểm ngoại giao tiếp theo là Nhật Bản (vào tháng 8 năm 2015)

Tin của báo chí Nhật (nguyên văn dán ở dưới) cho biết: vào tháng 8 năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tới thăm Nhật Bản. Báo chí viết: đây là chuyến thăm đầu tiên tới Nhật Bản trong lịch sử của lãnh đạo tối cao Việt Nam.

Mục đích chính của chuyến đi được xem là vấn đề Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc.

Tin vừa được phát đi ngày hôm nay, 29/7/2015.