Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch-sử-nhật-bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch-sử-nhật-bản. Hiển thị tất cả bài đăng

01/05/2019

Ngày thứ nhất, năm thứ nhất niên hiệu Lệnh Hòa : Thứ Tư, mùng 1 tháng 5 năm 2019

Sáng hôm nay, Thứ Tư ngày 1 tháng 5 năm 2019, vị Thiên Hoàng mới của Nhật Bản đã lên ngôi. Lễ đăng quang vừa kết thúc. Chúng ta đang ở vào ngày thứ nhất của năm thứ nhất niên hiệu Lệnh Hòa.

Cũng là chính thức khép lại niên hiệu Bình Thành.

Tân Thiên Hoàng sinh năm 1960, năm nay 59 tuổi (theo cách tính "tuổi ta" của cả Việt Nam và Nhật Bản thì tròn 60 tuổi, vừa hết một vòng hoa giáp, tiếng Nhật gọi là hoàn lịch). 

01/07/2018

Du lãng cùng ông và cháu nhà cụ Yubi - 2 (đất nước Ito của nữ vương Himiko)

Tháng 6 năm 2018, như kế hoạch hàng tháng, người cháu của cụ Yubi đã thực hiện một vòng khảo sát các di tích liên quan đến đất nước Ito (liên quan đến cái tên thành phố Itoshima ngày nay).

Đó là đất nước ở các thế kỉ 1 và 2 sau công nguyên, có quan hệ với nhà Hán (Trung Quốc). Được cai trị bởi nữ vương Himiko. Ngang ngang với thời kì Hai Bà Trưng bên ta (tạm tính cho dễ hình dung).

Đất nước ấy và ảnh xạ của nó hiện nay đã trở thành một sức hút đối với biết bao người, trong đó có tôi. Nhà cũ của tôi là trong vương quốc của nữ vương Himiko. Kho sách và kho hiện vật khảo cổ học về Himiko hiện nay đã được bàn giao cho một người bạn của tôi (anh được quyền bảo quản và thừa kế). Đó là vốn liếng của cả một đời nhà khảo cổ học địa phương, mà tôi tôn kính gọi là "thầy Lục". Bất ngờ, là năm ngoái, bạn đã thông báo tin ấy cho tôi. Một mối nhân duyên đến kinh ngạc !

22/04/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Chính phủ cải cách đã từng vứt bỏ luôn Lịch sử Nhật Bản khỏi giáo dục

Vẫn trong mạch suy nghĩ về Minh Trị duy tân. Như đã nói, đây là một chủ đề quan tâm nhiều năm qua của tôi. Ví dụ ở đây (năm Bình Thành 17, tức năm 2005). Dần dần, quan tâm đến Đổi Mới, là trong liên đới với Minh Trị duy tân.

Minh Trị duy tân về mặt tinh thần là sự vĩ đại vô song. Sẵn sàng vứt bỏ chính mình, đập bỏ mình, để xây dựng lại mình. Nước Nhật ngày nay chính đã trải qua một thời gian tự đập bỏ mình. Mà một điểm tiêu biểu là: những năm đầu thời Minh Trị, về mặt giáo dục, người ta vứt bỏ luôn môn Lịch sử Nhật Bản ! Thực sự đã là như vậy. 

29/12/2015

Nô lệ tình dục thời Nhật chiếm đóng Hàn Quốc : Thủ tưởng Abe xin lỗi và đạt thỏa thuận đột phá

Vào chiều Chủ Nhật vừa rồi (27/12), trong câu chuyện cuối năm với những người bạn Nhật, đã thấy ý kiến của quốc dân Nhật với tư thế ngoại giao gần đây của Thủ tướng Abe. Sự tiến triển theo chiều hướng ấm lên trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc, với vai trò đạo diễn chính của ông Abe, đã có phần làm quốc dân Nhật ngạc nhiên.

Hôm nay, báo chí đã loan lời xin lỗi của ông Abe về vấn đề "nô lệ tình dục" đối với các nạn nhân người Hàn Quốc. Hai nước đạt thỏa thuận đột phá về vấn đề này.

Cùng về chủ đề này, có thể đọc thêm các entry cũ trên blog này, ở đây và ở đây.

21/07/2014

Nhà cũ của ông vua Mỏ Than nước Nhật (Ito Den-emon)


Nhân NHK đang chiếu phim dài tập có liên quan đến Bạch Liên nữ sĩ và ông vua Mỏ Than.


Một làng nhỏ bán nông bán ngư ở trước vũng biển. Thuộc phạm vi của làng, có một hòn đảo nhỏ nằm trong vũng biển. Cảnh sắc và ngôi đền trên đó là của làng. Nhưng quyền sở hữu đá tự nhiên trên đảo, lại thuộc vào gia đình tư nhân.

04/04/2014

Thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) : Hướng đến bảo tồn nhà thổ lớn nhất châu Á phục vụ quân đội Nhật trước đây

Dạng nhà thổ này, nhiều năm trước, tôi đã đề cập đến trong một lần trao đổi qua mạng với một hậu duệ của cụ Trần Đông Phong (hiện mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong của phong trào Đông Du đang ở Tokyo - Nhật Bản).


点击进入下一页
Khu nhà này, ở thành phố Nam Kinh, sắp tới sẽ được công nhận là di sản văn hóa 

09/05/2012

Kinh nghiệm đấu tranh giữ đất của nông dân Nhật Bản : Tự xích cổ mình !

Thấy những người nông dân quê Vụ Bản, tức là quê hương của Mẫu Liễu Hạnh, đang chít khăn tang để đấu tranh giữ đất. Sự kiện của hôm nay, một ngày đầu tháng 5/2012, tại Việt Nam.

Giật mình, tôi nhớ đến sự kiện đấu tranh của hàng ngàn hộ nông dân khu vực sân bay Narita (Tokyo, Nhật Bản) quyết liệt chống chính phủ, để giữ đất cho mình (không phải là đất của tổ tiên, hay đất hương hỏa gì gì đó, như trong môi trường tiếng Việt).

Sự kiện của thập niên 1960. Khi mà Nhật Bản đã thoát khỏi khủng hoảng hậu chiến, đang bắt đầu cất cánh (tăng trưởng kinh tế với tốc độ máy bay).

Sự kiện đó hằn sâu vào lịch sử hiện đại Nhật Bản. Người ta gọi nó là "cuộc chiến Narita". Một hình ảnh ví dụ về cuộc chiến ấy như sau:



Điều đáng nói là, trong cuộc đấu tranh này, chính phủ Nhật Bản lúc đó - đứng đầu là thủ tướng Sato Esaku - đã mấy lần thua trước nông dân. Đấu lí bằng pháp luật thua. Truyền thông thì không theo chính phủ, mà hầu như đứng về phía nông dân !