Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-việt-bốn-phương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-việt-bốn-phương. Hiển thị tất cả bài đăng

04/10/2024

Con đường FPT : từ tay trắng đến tập đoàn toàn cầu (ghi chép)

Có một cuốn sách mới ra với tiêu đề "FPT từ tay trắng đến tập đoàn toàn cầu", của FPT, kỉ niệm 35 năm FPT (năm 2024).

Tôi quan tâm nhất đến "văn hóa doanh nghiệp" của FPT.

Nhiều bạn bè và đàn em của tôi đang ở các cương vị khác nhau trong FPT. Một số em thì tôi đã gặp trực tiếp ở các nơi khi đi du lãng vượt biên giới Việt Nam. Họ đang sống và làm việc trong "con đường FPT" hay ngôn ngữ thời thượng hơn là "hệ sinh thái PFT".

31/08/2024

"Giáo sư John Vũ - Nguyên Phong" (tư liệu lưu trữ)

Mở một entry trên Giao Blog để quan sát về nhân vật "Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong".

Mình chưa đọc bất cứ mẩu nào của tác giả này. Sáng nay, có một số người nhắc đến, đồng thời cũng có nghi vấn đây là một nhân vật ảo. Cụ thể hơn, là "ảo" thì ảo như thế nào. Nghi vấn chỉ là nghi vấn vậy, và cứ để như vậy đã. 

Như mọi khi, tư liệu dán dần lên, khi đầy rồi thì sẽ mở entry mới và đánh số thứ tự.

Giao Blog đã từng quan sát về nhân vật ảo giả Hà Minh Thành (đọc các bài ở nhãn hà-minh-thành trên blog này).

13/02/2022

Những người Việt xuất ngoại để lập thân bằng nông nghiệp

Không phải là những người đi làm nông nghiệp dạng như các thực tập sinh Việt Nam ở các nông trại tại Nhật Bản hiện nay, mà Giao Blog đã điểm tin trước đây (ví dụ đọc lại ở đây).

Mà đây là những người Việt Nam đi lập nghiệp bằng nông nghiệp ở nước ngoài.

21/11/2021

Học giả - Nhà hoạt động xã hội Huỳnh Trí Chánh (1941-2021) vừa ra đi

Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 7 tháng 11 năm 2021 tại đất Phù Tang - nơi ông đã tới du học trước năm 1975, ở lại và xây dựng gia đình cùng một cô gái Nhật Bản. Sinh thời, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, phong trào thanh niên, thương mại, ngoại giao,...).

Thông tin ông qua đời được truyền đi vào ngày hôm kia - ngày 19 tháng 11 năm 2021 - trong nhóm "Lưu học sinh vùng Tokyo 1990s-2000s". Một bạn thân thiết với gia đình chú Huỳnh Trí Chánh loan tin kèm theo e-mail bằng tiếng Nhật của gia đình.

Cáo phó của trang Exryu thì cho biết, ông đã rời cõi tạm vào lúc 21h23 ngày 7 tháng 11 năm 2021 (Giao Blog cập nhật tin này vào tối ngày 21/11/2021). Bạn cùng thời với chú Chánh (các chú các bác Vĩnh Sĩnh, Đào Hữu Dũng,...) tự định danh thế hệ của mình là lứa "Chiêu Hòa 40/Showa 40" (lứa đến Nhật vào năm Chiêu Hòa thứ 40, tức năm 1965).

25/07/2021

Người Việt đầu thế kỉ 21 bàn về triết học (Nguyễn Hoàng Đức và Dương Ngọc Dũng)

Hai học giả Nguyễn Hoàng Đức và Dương Ngọc Dũng, đều có một số bài đã được lưu trên Giao Blog. Ví dụ, Nguyễn Hoàng Đức đã đưa một bình luận thú vị về nhóm thơ Mở Miệng, theo lời ngỏ của chủ nhân Giao Blog mấy năm trước, xem lại ở đây (năm 2013). Hoặc với Dương Ngọc Dũng, thì Giao Blog đã quan sát ở đây hay ở đây (năm 2016).

Bây giờ, tháng 7 năm 2021, quan sát cuộc tranh luận về triết học giữa hai vị.

19/06/2021

Bàn thờ tổ quốc lập ở Thượng Hải năm 1946 : nhóm Nguyễn Thành By gửi Hồ Chủ tịch

Bàn thờ tổ quốc được lập nhân ngày quốc hội năm 1946. Kiều bào ở Thượng Hải lập bàn thờ ấy, rồi nhóm Nguyễn Thành By có thay mặt bà con gửi thư cho Hồ Chủ tịch.

Dần dần đã nhận thức được rõ hơn bóng dáng của nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) ở Thượng Hải hồi năm 1946. Có liên quan đến tư liệu đã đi trên Giao Blog ở đây (đã đăng tháng 9 năm 2013).

18/06/2021

Giấc mơ của một cô gái Việt Nam hiện đại : em Trà Mi trong xe đông lạnh đi Anh năm 2019

Em Trà Mi đã có một thời gian làm việc tại Nhật Bản. Em có viết về giấc mơ của mình khi đó, bằng tiếng Nhật. Văn bản đó hiện còn tìm thấy ở Nhật.

Rồi sau đó, em đã đến Trung Quốc. Một hộ chiếu giả mang quốc tịch Trung Quốc đã được chuẩn bị. Em đã tử nạn trong xe đông lạnh khi từ Pháp nhập cảnh vào Anh. Đọc lại sự kiện này trên Giao Blog ở đâyở đây.

Bây giờ, là một tường thuật của phía Nhật Bản về cô gái Việt Nam này. Loạt bài của kí giả báo Mainichi-Shimbun - tờ báo phổ thông và lớn nhất tại Nhật Bản.

14/08/2020

Thị xã Thái Bình thời chúng tôi không hề có tri thức : Vũ Hoàng Chương với Đinh Hùng, và đặc biệt Duyên Anh

Thời gian 1947 - 1954, như Giao Blog đã nêu nhiều lần, vẫn là một trong những khoảng trống chưa biết đối với chúng tôi, nhất là về cuộc sống thường nhật ở những vùng tạm chiếm (có thể đọc lại ở đây).

Bây giờ, là nói về quãng thời gian ấy ở thị xã Thái Bình. Hiện đó là một khoảng trống lớn trong hiểu biết của tôi về thị xã Thái Bình (bây giờ thì đã là thành phố Thái Bình). 

Hóa ra, thời ấy, cả Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng đã tựa như có lánh về đó. Và duyên cớ thế nào, lại sinh ra một ông nhà báo Vạn Vân (vừa viết báo lại vừa buôn nước mắm Vạn Vân - về nước mắm Vạn Vân thì đọc lại ở đây).

Đặc biệt, đó là thời kì bắt đầu tập viết của một cây bút lớn của Thái Bình mà lâu nay chúng ta đã quên lãng. Đó là nhà văn Duyên Anh (1935-1997; tên thật là Vũ Mộng Long).

06/04/2020

Những chuyện lởm trong đại dịch : cú ra chân của nữ sĩ Hồng Beo làm dậy sóng đất nước sư tử

Có một bức ảnh xuất hiện vào ngày 25 tháng 3 năm 2020 trên Fb cá nhân của bác Hồng Beo (hay Hồng Hồ/Hong Ho).

Đây là nhà báo Hồ Thu Hồng, nguyên Tổng Biên tập tờ Thể thao Tp. Hồ Chí Minh. Có thể đọc nhanh ở đây (tháng 12 năm 2012), ở đây (tháng 6 năm 2014),  hay ở đây (năm 2018). Blog của bác là Beo Blog.

Đại ý là là bức ảnh sau đã xuất hiện trên Fb Hong Ho:

22/02/2020

Lâu rồi có thêm một tin vui : học sinh Việt Nam ở Đại học Nam Cửu Châu được cảnh sát thành phố cảm ơn

Lần trước, cũng đã có nam học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản gửi giấy cảm ơn vì hành động dũng cảm. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2019).

Lần này là lưu học sinh Phong (33 tuổi, ở Đại học Nam Cửu Châu). Phong đã giúp cho hai vợ chồng người Nhật Bản tránh được một cú lừa tiền qua điện thoại (một hình thức lừa đảo khá thịnh hành ở Nhật khoảng 20 năm nay, mà đối tượng bị lừa phần nhiều là người già).

Lúc đó, Phong đang trong ca làm thêm ở cửa hàng tiện ích gần nơi em học. Việc làm thêm này, ngày xưa, lớp của chúng tôi cũng đã trải nghiệm, ví dụ đã kể ở đây (tháng 5 năm 2016). Lứa của chúng tôi là ngay đầu thế kỉ XXI, lứa của Phong thì đang là thập niên thứ hai.

Những người có tên Phong. Ngẫu nhiên, làm mình tưởng nhớ đến cụ lưu học sinh Việt Nam lớp đầu tiên, là Trần Đông Phong (đọc lại ở đây). Đó là lứa đầu thế kỉ XX.

Cũng tên Huỳnh Thanh Phong, cũng ở Hậu Giang, thì có cậu ấm này.

12/02/2020

Chân dung tự họa của nhà văn Phạm Thị Hoài, vừa dịp lên lão

Có một thời bác Hoài đã làm ở Viện Sử rồi Viện Nghiên cứu Tôn giáo (đã viết ở đây, hồi tháng 9 năm 2017).

Dưới là bài đã lên trang của Phạm Thị Hoài. Nhưng chữ "văn nô" trong tiêu đề thì hơi bị thị trường hóa, mà thực ra là không rõ nghĩa. Hoặc cũng không cần rõ nghĩa.

Đã lâu lâu không có bài bình luận xã hội của Phạm Thị Hoài. Đến mẩu tự họa này cũng chỉ vui được vài giây.

Duy trì bút lực đâu phải chuyện dễ dàng xưa nay. Cũng như người nghiện thuốc lá thường ném thuốc lá vào sọt rác rồi lại nhặt lên châm lửa, thì nhà văn có thể nhiều lần vứt bút vào bụi rậm rồi lại phải chui vào lấy ra mà viết tiếp.

Tính nhanh chút, thì thấy bác Hoài năm nay đã vừa lên lão tuổi 60.

26/01/2020

Đầu năm mới Canh Tý 2020, đọc tâm sự của người Việt ở hải ngoại

Mở đầu là một ghi chép vào đúng ngày mùng 2 Tết (nhằm ngày 26/1/2020) của một thanh niên mới tới Nhật Bản và dự định sẽ lập nghiệp tại đất nước này (cùng nhân vật, có thể đọc các tâm sự khác ở đây - viết trong năm 2019).

23/01/2020

Sách về Hội Tam Điểm của tác giả Trần Thu Dung vừa bị tạm ngừng phát hành

Vẫn là trong văn mạch liên quan đến Hội Tam Điểm, khởi đầu, tác giả Trần Thu Dung đưa vấn đề Hội Tam Điểm và Cao Đài, đã xuất bản thành sách ở Việt Nam từ nhiều năm trước.

Về sách ấy, với tư cách người đọc, Giao Blog đã nêu một số điểm kì lạ, ví dụ đọc ở đây (tháng 4 năm 2014) hay ở đây (tháng 2 năm 2018). Tín đồ của đạo Cao Đài cũng đã có ý kiến ở đây (tháng 7 năm 2015).

Còn ở góc nhìn khác, thì có bài điểm sách của cây bút Phạm Trọng Chánh, đọc lại ở đây.

16/12/2019

Người Việt bốn phương : một công viên ở Nhật Bản tạm thời hạn chế người Việt Nam

Đó là công viên thể thao Iwase của thành phố Toyama (tỉnh Toyama).

Lí do được phía quản lí công viên đưa ra là: do người Việt Nam trong hoạt động mượn sân để thi đấu thể thao gần đây, với qui mô khoảng 300 người, đã không có ý thức tốt về xử lí rác thải (vứt rác lại, vứt đồ mang tới công viên,...).

Biện pháp hạn chế sử dụng trong một thời gian đối với người Việt Nam đã được chính thức đưa ra. Cho thấy là người Việt Nam ở Nhật Bản qua hành động cụ thể đã làm ảnh hưởng đến khu dân cư ở xung quanh công viên, nên ban quản lí công viên phải đưa ra mức phạt đó !

26/10/2019

"Quốc dân" đang vượt biên : ngang nhiên dùng "quốc cơ", hay đổi "quốc tịch" lậu mà trốn trong thùng xe đông lạnh

Quốc hội thì chỉ hé lộ thông tin các công dân bám càng quốc cơ sang Hàn Quốc rồi bỏ trốn ở lại xứ Kim Chi, muộn lại cả 1 năm. Nếu báo chí chính thống của Hàn Quốc không đưa tin, thì cả quốc hội Đại Việt sẽ câm như hến. 

Sau nhiều lần trao đổi, quốc hội Đại Việt vẫn vòng vo tam quốc. Vẫn đóng dấu bí mật quốc gia về các tội phạm bám càng quốc cơ trốn ra nước ngoài. Vẻ như quốc hội đang bảo vệ các tội phạm. Là tội phạm vượt biên bằng quốc cơ, mà ngay danh tính cũng vẫn đang được quốc hội bảo vệ. Đó là chuyện của năm 2018 và 2019 (đọc lại ở đây).

Còn nhiều năm trước, lúc du lãng ở Nhật Bản, nhà văn Vương Trí Nhàn đã trực tiếp thấy cảnh du khách Việt Nam bỏ trốn khỏi đoàn mà đào tẩu trong nội địa nước Nhật (đọc lại ở đây, chuyện năm 2013). Dạng bỏ trốn như thế này thì rất đa dạng và rất nhiều. Bản thân chúng tôi cũng đã từng chứng kiện tận mắt.

15/10/2019

Cụ bà Trần Văn Toàn (1927-2019): dâu Việt người Bỉ

Tháng 9 năm 2014, học giả Việt kiều Trần Văn Toàn từ trần (đọc lại ở đây).

Lúc đó, đã ghi lại kỉ niệm với ông và phu nhân người Bỉ, rằng:

"Chuyến điền dã chớp nhoáng có sự tham gia của phu nhân người Bỉ. Ông bà nói với nhau bằng tiếng Bỉ/Pháp, còn chúng tôi thì bằng tiếng Việt giọng Bắc. Và có thêm một học giả người Nhật nữa. Tức là có sự pha trộn thêm cả Nhật ngữ trong chuyến đó.


Những lúc giải lao, bà kể lại những thời điểm ở Việt Nam, chăm sóc các con gái như thế nào. Tất nhiên là ông phiên dịch. Tôi thì mang mảng liên hệ với bà Xờ-tan-kê-vích cũng đến làm dâu nước Việt thời kì chiến tranh, trong mái ấm gia đình của cụ Nguyễn Tài Cẩn. Ở hai bên chiến tuyến khác nhau."

Đi du lãng cùng ông bà hồi đó một chuyến, khoảng 11 năm về trước. Hồi đó, chúng tôi chụp một ít ảnh kỉ niệm ở giữa chuyến đi. Cụ bà tầm thước, chỉ ngang ngang cụ ông.