Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn fuchu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn fuchu. Hiển thị tất cả bài đăng

31/08/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : Chúng tôi đã cùng tham gia "Hội thi ăn cơm khỏe" thời Bình Thành (2003)

Bây giờ đang là thời Lệnh Hòa - về niên hiệu Lệnh Hòa (Reiwa) bắt đầu khi nào thì trên Giao Blog có thể xem lại ở đây và ở đây.

Trước Lệnh Hòa là thời Bình Thành. Chúng tôi lưu học ở thời Bình Thành, những năm tháng đáng nhớ nhất của mỗi chúng tôi là ở thời Bình Thành. Về một mùa xuân thời Bình Thành, lúc cùng nhau đi du lãng giữa rừng hoa anh đào năm đó, thì đọc lại ở đây.

15/07/2021

Đọc báo "Văn Nghệ" của Trung Quốc

Hội nhà văn Trung Quốc hiện vẫn là thời kì do nữ nhà văn Thiết Ngưng làm chủ tịch. Đây là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc được dịch khá nhiều tại Việt Nam, mà một trong số đó là Những người đàn bà tắm từ gần 20 năm về trước.

Chúng tôi đọc Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng đầu tiên bằng bản tiếng Việt, do Nxb Phụ Nữ ấn hành, lúc ấy đang ở Tokyo, trong căn nhà nhỏ (xem lại ở đâyở đây). Sau đó, thì tôi mới có được nguyên bản mấy cuốn của bà, mua từ hiệu sách cũ.

Bây giờ, tháng 7 năm 2021, thử ngó qua trang báo Văn Nghệ của Trung Quốc xem sao.

24/08/2020

Trông về trường cũ : nhớ mãi thời ở quận Bắc, tàu điện xưa cũ và xe đạp

Trường tôi trước năm 2000 thì nằm ở quận Kita - gọi vui sang nghĩa tiếng Việt là quận Bắc, một quận trong 23 quận nội thành của Tokyo.

Tôi chính thức nhập học vào trường là tháng 10 năm 2000, nhưng hồi cuối năm 1999 đã đến thăm trường. Lúc đến thăm là chỉ đến chơi thôi, nhân có hội trường và bạn thì mời đến "ăn nhậu" là chính (chưa để tâm đến việc nhập học). Kí túc xá của trường lúc đó và cho đến hết tháng 3 năm 2002 thì vẫn nằm ở quận Arakawa - chúng tôi gọi vui bằng âm Hán Việt là "quận Hoang Xuyên = quận sông vắng". Tức là, học sinh quốc tế của trường sẽ: ở thì là "quận Sông Vắng", còn học thì ở "quận Bắc".

Nhưng lúc đến thăm trường vào cuối năm 1999, tôi không ở trong kí túc xá thuộc quận Sông Vắng. Chính xác là không được ở, vì chưa phải học sinh chính thức của trường. Tôi ở quận Bunkyo (quận Văn Kinh) mà sang quận Bắc chơi với bạn. Phải từ tháng 10 năm 2000, mới thành "trường tôi" hay "trường chúng tôi".

Oái ăm một chút, là từ lúc ấy, tức là từ tháng 10 năm 2000, trường đã bắt đầu chuyển địa điểm: chuyển từ quận Bắc (nội thành) ra thành phố Fuchu (ngoại thành).

Tức là một nơi, bấy giờ, chúng tôi thuộc về 3 chốn:
1). Ở quận Arakawa;
2). Lúc đi học ở trụ sở cũ thuộc quận Kita.
3). Lúc đi học ở trụ sở mới thuộc thành phố Fuchu.

Có ngày phải đi đi về về giữa 3 nơi như vậy. Và kết hợp đủ các loại phương tiện: xe căng hải, xe đạp, tàu điện.

Cứ thế từ tháng 10 năm 2000 đến hết tháng 3 năm 2002. Tính ra là được khoảng 1 năm rưỡi "một nơi ba chốn" vậy.

Bây giờ, tháng 8 năm 2020, trường tôi đã có đại bản doanh ở thành phố Fuchu. Khuôn viên thì rất rộng, cho nên có dành một khoảnh cho kí túc xá. Lớp đàn em đàn cháu bây giờ thì chỉ "một nơi một chốn" (có thể lên trường để học, rồi về luôn kí túc xá ở cách đó không xa).

15/04/2019

Choáng, thậm chí mê man, giữa trời nắng gắt của U80 và U70 là bình thường

Một mùa hè của nhiều năm về trước, hồi mới U30 (dưới tuổi 30), dù đã luôn luôn được nhắc nhở về "trúng nắng" hay "bệnh trúng nắng", mà người Nhật gọi là Netsu-chu-sho (nhiệt trúng chứng 熱中症), mình đã bị đổ gục trong thư viện trường. 

1. Đang ngồi ở tầng 2, mà quáng đờ, rồi mê man, và lăn luôn ra sàn gỗ. Rồi nôn ! Chỉ nhớ rõ đến đoạn đó. Sau đó thì láng máng thấy mấy anh chị thủ thư quen quen ở dưới tầng 1 chạy lên, rồi lại láng máng thấy bà bác sĩ của trường.

12/11/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Trở lại phòng số 4, không dám chạm tay vào thùng thư ngày trước

Cả một thời gian dài, tới hơn mười năm, gắn với con số 4.

Rất nhiều với số ấy. Ngay số phòng ở hay số nhà ở, thì cứ quay đi quay lại với 4, là 314, rồi 524, rồi lại 204,... 

Phòng 204 là lưu luyến nhất. Ở được tới hơn 4 năm. Nên phải thay hợp đồng tới vài ba lượt, trong đó có một lần thì đổi cả công ty quản lí (người ta sang nhượng quyền đại lí cho nhau).