Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn toyo-dai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn toyo-dai. Hiển thị tất cả bài đăng

04/02/2024

Cây đại thụ của dân tộc học Đông Á - thầy Suenari Michio 末成道男 của chúng tôi đã đi xa (1938-2024)

"Thầy đã đi xa vào ngày 4 tháng 1 năm 2024, hưởng thọ 85 tuổi".

Đó là tin báo của gia đình thầy ở Tokyo (Nhật Bản) tới các học trò sau tang lễ.

Tang lễ được cử hành trong phạm vi gia đình. Sau tang lễ, gia đình mới báo tin cho chúng tôi. Giao Blog đưa tin chậm lại, sau đúng một tháng ngày thầy rời xa cõi tạm (4/1 - 4/2/2024).

Thầy nguyên là Giáo sư Đại học nữ Thánh Tâm (Tokyo, 1972-1990), Giáo sư Đại học Tokyo (1990-1998), Giáo sư Đại học Toyo (Tokyo, 1998-2004).

Thầy là nhà dân tộc học Đông Á lừng danh (hiện nay, "dân tộc học" được chuyển thành "nhân loại học văn hóa" tại Nhật Bản). Ông làm điều tra điền dã ở tất cả các quốc gia Đông Á: làng xã Nhật Bản, làng xã Okinawa, vùng tộc người thiểu số ở Đài Loan, vùng làng xã ở Hàn Quốc, vùng người Khách Gia ở Mai Huyện (Quảng Đông, Trung Quốc), vùng Nội Mông (Trung Quốc), vùng nông thôn Hương Cảng, vùng làng xã Việt Nam. Sau này, để so sánh với Việt Nam, ông có tới khảo sát nhanh tại Mianma.

27/07/2023

Địa phương Trà Lũ - qua "Trà Lũ xã chí" và di văn hiện còn (1)

Cụ cử nhân Lê Văn Nhưng có để lại một ghi chép quan trọng bằng Hán văn là Trà Lũ xã chí. Tài liệu này đã được biết đến rộng rãi. Những tài liệu độc đáo dạng như thế này của làng xã Bắc Bộ đã được chúng tôi đọc luân phiên trong các nhóm đọc sử liệu địa phương được tổ chức từ cuối thể kỉ XX, mà là tại Tokyo. Đến khi tôi rời Tokyo đi làm điều tra điền dã dài hạn ở tỉnh xa Tokyo, thì không tham gia được nữa.

Mở một số entry trên Giao Blog để lưu những bài viết mới hiện nay liên quan đến Trà Lũ xã chí và các di văn hiện còn.

14/09/2021

Trở lại với kinh điển (1) : "Cành vàng" (The Golden Bough) tiêu tốn nửa đời học giả Frazer

Frazer, tức là James George Frazer (1854-1941), học giả người Anh, tác giả của bộ sách danh tiếng The Golden Bough xuất bản lần đầu năm 1890.

The Golden Bough thường được dịch ra Việt ngữ là Cành vàng. Tên đầy đủ của bộ sách ở ấn bản 1890 là The Golden Bough: A Study in Comparative Religion (Cành vàng: một nghiên cứu so sánh về tôn giáo). Lần xuất bản này, bộ sách chia làm 2 tập (vol 1, vol 2), toàn bộ khoảng 900 trang.

Ở các lần tái bản có sửa chữa sau này, ví dụ đầu thập niên 1910, bộ sách được tác giả đổi tên thành The Golden Bough : A study in Magic and Religion (Cành vàng: một nghiên cứu về ma thuật và tôn giáo).

20/11/2019

Ngày 20/11 của đúng 20 năm về trước : "thái hòa" 1999 ngẫu nhiên với "lệnh hòa" 2019

Đúng ngày hôm nay, của 20 năm về trước. Một buổi chiều.

Buổi chiều ngày 20 tháng 11 năm 1999. Một chiều cuối thu đã se lạnh ở Đông Kinh thời đầu niên hiệu Bình Thành. Chính xác thì là Bình Thành năm thứ 11.

Đôi lúc có giật mình khi mà lần tính trong lòng bàn tay là năm Bình Thành cứ lần lượt qua mau, năm 11, năm 12, năm 13, năm 14,....năm 20, năm 21, năm 22,...năm 30, rồi năm 31 !

Hai mươi năm đã qua đi. Không cần phải nhắm mắt lại, mình vẫn nhớ như in buổi chiều ấy. Một buổi chiều năm Bình Thành thứ 11.

Năm 2019 này, là một năm đặc biệt, bởi đầu năm thì vẫn là niên hiệu Bình Thành (năm Bình Thành 31), nhưng từ 1 tháng 5 trở đi thì cải nguyên sang Lệnh Hòa (năm Lệnh Hòa thứ nhất). Đọc về cải nguyên từ Bình Thành sang Lệnh Hòa, trên Giao Blog, thì ở đâyở đây.

16/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : vui với đàn em ở Đại học Phương Đông, nhớ những ngày Hông-gô

Đại học Phương Đông, là cách gọi Việt Nam cho Đại học Đông Dương (Toyo University) ở Tokyo. Đây là một trong những đại học tư thục danh tiếng ở Nhật Bản. Người sáng lập đại học là một nhà triết học phương Đông, đồng thời là một nhà giáo dục học, và một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian.