Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đỗ-bang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đỗ-bang. Hiển thị tất cả bài đăng

24/04/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng Bến Ngự và nhà xưa của cụ Phan Sào Nam

Tôi đang ở Huế. Nắng rực lên gay gắt mở đầu một mùa hè.

Đã tới Huế rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tha thẩn mấy tiếng liền ở khu vực Bến Ngự - chùa Từ Đàm - nhà xưa của cụ Phan Bội Châu. 

1. Đây là cảnh chụp nhanh cầu Bến Ngự và chợ Bến Ngự:


04/09/2018

mùng 4 tháng 9 : vườn nhà Phan Bội Châu, bia mới nói về bia 100 năm (1918-2018)

Về tấm bia 100 năm, thì đang có chương trình kỉ niệm, ví dụ là một trưng bày tại quê nhà Asaba thì xem ở đây (tháng 8 năm 2018).

Và hôm nay, ngày 4 tháng 9, một người chắt của cụ Phan Bội Châu vừa chụp một ít ảnh trong vườn nhà cụ ở Huế và đưa lên. Người chắt ấy, đợt trước đã nhắc đến, ở đây (tháng 10 năm 2016).

Một tấm bia mới được lập, mới chỉ từ 2010 (tức là được khoảng 8 năm), để kỉ niệm cho tấm bia 100 năm. Tấm bia mà cụ Phan Bội Châu đã dựng cách năm 2018 tới 100 năm tại thị trấn Asaba trước đây để tưởng niệm bác sĩ Asaba (xem lại ở đây).

23/03/2018

Tên gọi "Việt Nam" trong bia đá thời Lê Trung Hưng (năm 1994, Phạm Thị Vinh)

Có nhiều cứ liệu được đưa ra trong bài.

Nhưng không có hai trường hợp ở ngôi làng mà chúng tôi vừa tới thăm hôm qua (một mang niên đại 1675, và một mang niên đại 1681). Đọc lại ở đây. Hai trường hợp này bổ sung cho nhau, vì một cái là Nam Việt, và một cái là Việt Nam. Với tôi, chúng quí ở chỗ gắn được với Cao Bằng.

26/12/2017

Hôm nay, ở Huế : Phan Bội Châu 150 năm (26/12/1867 - 26/12/2017)

Ở huyện Nam Đàn và tỉnh Nghệ An thì đã làm từ trung tuần tháng 12, tức sớm lên.

Huế thì tổ chức đúng ngày.

Có thấy người cháu nội của cụ Phan, là bác Phan Thiệu Cát (đã kể ở entry trước). Đứng cùng hàng còn có thầy Đỗ Bang (sử học), anh Dũng (Sở Văn hóa),...

01/10/2013

Về văn thư của chúa Nguyễn gửi phía Nhật Bản (bài Võ Quang Vinh)

Lời dẫn: Về văn bản cổ nhất trong quan hệ Việt - Nhật hiện còn giữ được nguyên bản, thì tôi đang viết dở, khi nào xong sẽ gửi cho tạp chí chuyên ngành. Hôm trước, trong một hội nghị, đã trình ra ảnh chụp và nói qua nội dung của nó.

Trong một bài dài dưới đây của Võ Quang Vinh, không thấy anh nhắc đến văn bản cổ nhất như tôi nói trên. Có thể anh chưa cập nhật thông tin, và chưa có tư liệu. Một điểm sáng của bài là ở chỗ lí giải nghĩa của danh hiệu Đại đô thống mà các chúa Nguyễn tự xưng. Cái này liên quan sâu đến nhà Mạc cả thời Thăng Long và thời Cao Bằng, cũng phải truy cứu thêm.