Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch-pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch-pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

22/01/2023

Phong trào tạo linh vật vào dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam - ấn tượng từ năm Mão 2023

Đầu thế kỉ 21 ở Việt Nam, dần dần xuât hiện phong trào tạo linh vật vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Đã qua nhiều năm, nhưng ấn tượng nhất là bắt đầu vào năm Quỹ Mão 2023.

Hiện thực ở các địa phương làm linh vật vào dịp đầu năm 2023 cho cảm nhận như vậy.

Hiện thực ở các địa phương cũng vô tình làm nổi rõ cuộc tranh luận năm Mão là "năm Mèo" (Việt Nam) và cũng là "năm Thỏ" (Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan). Có thể thấy mạch vấn đề này trên Giao Blog, ở đâyở đây.

Năm Mão gắn với Mèo đã cho thấy sự độc đáo của Việt Nam trong thế giới Đông Á. Chỉ có Việt Nam trong các nước Đông Á thì mới dùng hình ảnh Mèo để diễn tả chi Mão. Đại khái vậy. 

Ở đây là hiện thực từ các địa phương tại Việt Nam (các địa phương tạo linh vật) và các cơ quan quốc gia - quốc tế (các bộ tem hay văn hóa phẩm được các quốc gia hay các cơ quan quốc tế phát hành).

16/01/2023

Đón tết Mèo 2023 : cùng trò chuyện trên VTC6 về lễ tạ cuối năm

Vào dịp cuối năm, tôi thường có trò chuyện ở đâu đó trên truyền thông. Ví dụ, cách đây đúng 12 năm là trả lời phỏng vấn của VTV về sự khác nhau giữa "con mèo" (Việt Nam) và "con thỏ" (các nước Đông Á khác), có thể xem lại ở đây; hoặc lần trước thì trao đổi về các hoạt động chuẩn bị Tết, tại trường quay ngoài trời mở tại làng Đồng Kỵ, có thể xem lại ở đây.

Lần trả lời về "mèo" và "thỏ" (năm 2012) thì phóng viên VTV đến tận nhà.

Lần này, vẫn là năm "mèo" (cũng là năm "thỏ"), sau 12 năm, thì đến trường quay của VTC6 tại phố Lạc Trung. Cùng trò chuyện là nghệ nhân ưu tú Lê Bá Linh - người của ngôi đền danh tiếng Linh Khiết linh từ ở phố Hàng Bạc đất Hà Thành.

01/01/2023

Chúc mừng năm mới 2023 (Quí Mão)

Năm Mão 2023, ngày 1 tháng 1 dương lịch.

Cùng năm Mão, tại Việt Nam là hình ảnh con mèo (Mèo), còn các nước Đông Á khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan) thì là hình ảnh con thỏ (Thỏ).

Nhiều nước là Thỏ, còn Việt Nam ta từ khoảng thế kỉ 17 trở lại đây là Mèo. Có thể đọc lí giải của các học giả, ở đây. Đúng một vòng địa chi, tức đúng 12 năm trước, tôi đã trả lời phỏng vấn của VTV4 về vấn để Mèo/Thỏ này.

22/02/2022

Một ngày đặc biệt, 22 tháng 2 năm 2022, chúng ta làm gì để ghi dấu ?

Một ngày toàn số 2 đặc biệt, là ngày hôm nay, Thứ Ba ngày 22 tháng 2 năm 2022.

20 ngày trước, tức ngày 2 tháng 2 năm 2022, thì Giao Blog đã đánh dấu bằng một việc đáng nhớ. Đã nói nhanh ở đây. Hôm đó chính là ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán.

Văn bản gửi đi ngày 2 tháng 2 năm 2022, thì nay đã có kết quả. Một văn bản chính thức đã được gửi đến bàn làm việc của mình, qua đường phát nhanh, đúng vào sáng nay ngày 22 tháng 2 năm 2022.

Chúng ta, mỗi người trong chúng ta, thực sự đang tự đánh dấu các ngày tháng đặc biệt theo cách riêng của mình. 

Phần chúng tôi, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng vào sáng nay, rằng: một ngày đặc biệt như thế này, phải chăng nhóm cần một cái gì đó để ghi nhớ ? Ý tưởng đưa ra một cái, thì mọi người đều hưởng ứng ngay.

02/02/2022

Khai bút ngày 2/2/2022 (nhằm mùng 2 Tết năm Nhâm Dần)

Bản thảo đầu tiên được hoàn thành và đã gửi ngay sáng sớm nay, lúc hạ bút dòng cuối cùng, rồi mới bất giác thấy một hàng số đẹp đến giật mình:

"Ngày 2 tháng 2 năm 2022".

Một ngày thật đáng ghi nhớ. Tính theo can chi, thì là ngày Bính Tuất, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần. Tạm lưu tờ lịch từ trang lịch Việt Nam của chuyên gia lịch học Hồ tiên sinh:

07/04/2020

Trở lại chuyện Mão là "con thỏ" hay "con mèo" có trước (bài Đinh Văn Tuấn)

Mình đã tham gia thảo luận từ hồi năm 2010 gì đó, tức là khoảng 10 năm về trước. Thảo luận đó có thấy chiếu trên VTV4 cho người Việt ở hải ngoại (thực tế là sau đó thì có một người đã xem tivi mà báo thôi, chứ bản thân mình thì chưa từng xem).

Lúc nói chuyện thì mình vẫn phải dựa vào Từ điển Việt Bồ La của nhóm cụ Đắc Lộ làm một căn cứ gốc. Đại khái thế.

01/01/2020

23/12/2019

Nhân Noel 2019, kể lại chuyện Đông Chí và Giáng Sinh

Từ thế kỉ 16, ở châu Âu đã có nhiều phản luận về ngày tháng sinh của Đức Kito, cho rằng, thực ra, không phải ngày 25 tháng 12 đâu. 

Ngày 25 tháng 12, theo lịch pháp cổ La Mã, thì chính là ngày Đông Chí - ngày mà thời gian của ban ngày ngắn nhất trong năm, nhưng từ Đông Chí thì dương khí của mặt trời đang nhiều đầy lên, thời gian của ban ngày bắt đầu cứ dài dần dài dần ra. Đọc về Đông Chí với báo hiệu của dương khí, thì ở đây.

17/04/2019

Thời điểm đặc biệt : vai trò cá nhân được thấy rõ hơn bất cứ lúc nào

Hồi cụ rùa Hồ Gươm qua đời (đã đưa tin trên Giao Blog ở đây, 19/1/2016), tưởng như vô tình như các nhà rùa học phán và dân chúng luận bàn. Nhưng không. Không vô tình. Không vô tình ngẫu nhiên nếu suy nghĩ về một kết nối ở thời điểm hiện tại. Phải nói trước ở đây, tức Giao Blog, để sau này còn biết "điều hướng" của các nhà tự xem là rùa học mà đến khi cụ thăng thiên rồi họ vẫn chưa biết cụ ông hay cụ bà.

Trung tuần tháng 4 năm 2019.

02/04/2019

Đón chào niên hiệu mới Lệnh Hòa : trên nước Nhật và hải ngoại

Ngay sau khi niên hiệu Lệnh Hòa được công bố trưa ngày 1/4/2019, trên khắp nước Nhật và cả hải ngoại, những hoạt động chào mừng liền được diễn ra. Rất nhộn nhịp.

Trước đó hàng tháng thì là những hoạt động dự đoán trúng thưởng (ai đoán trúng niên hiệu mới thì được nhận giải thưởng).

Nhiều người Nhật Bản lần đầu tiên cảm ơn chính tên họ của bản thân mình. Bởi ở nhiều nơi có chương trình giảm giá (vài phần hoặc nửa giá) cho những người có chữ "Lệnh" hay chữ "Hòa" trong tên.

28/03/2019

Sakura ở khuôn viên chùa cổ vào cuối tháng 3 : sắp bung nở để chào đón Niên Hiệu mới

Chùa cổ hơn 800 năm. Đang là cuối tháng 3 của năm Bình Thành 31. Đây là những ngày cuối cùng Nhật Bản sử dụng niên hiệu Bình Thành. Đồng hồ đang đếm ngược đến giờ phút đức kim thượng Bình Thành chính thức thoái vị, và hoàng thái tử lên ngôi. Ở giờ phút đó, niên hiệu mới sẽ được công bố.

Điểm đặc biệt của lần cải nguyên 2019 này, là lần đầu tiên niên hiệu sẽ không dựa vào kinh điển Trung Quốc, mà dựa vào điển tích Nhật Bản. Mà chủ yếu là dựa vào hai cuốn Cổ sự kíNhật Bản thư kí - những cuốn sách gối đầu giường của giới cổ học và văn hóa dân gian (folklore), có thể xem đại khái như Lĩnh Nam chích quáiViệt điện u linh của Việt Nam. Tinh thần quốc học Nhật Bản được xây dựng bắt đầu bằng việc chú giải hai bộ sách ấy của giới trí thức hồi thế kỉ 16 - 17. Nói cụ thể ở một dịp khác.

Một số giấy tờ quan trọng của tôi mang niên hiệu Chiêu Hòa (hồi cố), và niên hiệu Bình Thành (hiện thực). Đã nói về việc đó ở đâu đó trên Giao Blog. Nhiều năm về trước, lần đầu thấy giấy tờ tùy thân ghi niên hiệu Chiêu Hòa, tôi đã bất ngờ một lúc ! Sau thì quen dần.

14/01/2019

Đã hết Tết rồi, người Nhật nhóm lửa đốt những đồ trang trí năm mới

Trung tuần tháng 1 năm 2019 rồi, nên Tết ở Nhật Bản đã coi như hoàn toàn kết thúc. Dân ở khu làng chài đã ra bãi biển nhóm lửa và đốt !

Một sinh hoạt sau Tết rất quen thuộc. Ngày xưa, còn ở trong làng, mình khá bận rộn vào dịp này đây.

04/01/2019

Thế giới đã sang năm mới 2019, còn Việt Nam vẫn chưa có cảm giác

Một trong những nguyên nhân đẩy lùi sự phát triển bình thường, là cảm giác về thời gian do Tết Nguyên Đán tạo ra. 

Mấy nay, vẫn thấy nhiều người ghi nhầm là 2018 trong văn bản giấy tờ. Tuy đã sang năm 2019 được mấy ngày rồi. Không phải người bình thường, mà vừa thấy ngay cả ở nơi làm thủ tục hành chính, tức các cơ quan công quyền của quốc gia.

Mấy hôm nay, trời rất rét (nhiệt độ trong nhà chỉ khoảng 15 - 16 độ C), nhiều người bảo hợp với thời tiết của Tết. Nói xong, mấy ông mấy bà lại bảo, ờ, còn tới cả tháng nữa mới đến Tết. Biết đâu, đến đó thì lại nóng bừng bừng như mùa hè. Một ông bảo: có năm, vào ngày Tết thì mặc áo may ô và quần đùi, vì nóng quá !

01/01/2019

Đón mừng năm mới 2019 : vũ kịch dâng lên thần đền vào sáng sớm Nguyên Đán

Đang là ngày Nguyên Đán ở Nhật Bản - một đất nước đã tiên phong từ bỏ âm lịch trong hành chính quốc gia, để chuyển sang thống nhất lịch với phương Tây, từ thời Minh Trị, tức hơn 100 năm nay.

Ở làng bán nông bán ngư ấy, như truyền thống nhiều đời nay, cứ sáng sớm Nguyên Đán thì dâng vũ kịch lên cho các vị thần linh, mong cầu sức khỏe và hưng vượng. Mười mấy năm về trước, mình đã viết về vũ kịch kagura này, tại chính ngôi đền này, trong một bài học thuật có đăng kèm ảnh chụp, nhưng mới là vũ kịch vào ban ngày và dịp khác trong năm. Về vũ kịch đêm Giao Thừa thì chưa.

Cứ sau Giao Thừa mươi phút là bắt đầu. Hôm nay là ngày 1 tháng 1 năm Bình Thành 31. Một cậu bé sinh vào đầu niên hiệu Bình Thành, thì năm nay đã 31 tuổi. Mình thì sinh thời Chiêu Hòa - tức là triều vua cha của vua Bình Thành. Thông tin ghi trên giấy tờ của mình sau ngày nhập học năm ấy thường được qui đổi sang năm Chiêu Hòa (có lẽ máy tính của trường tự đổi). Sau thành quen, hay nói "sinh năm Chiêu Hòa thứ ...." khi được hỏi tuổi.

13/07/2018

Kiêng sợ "Thứ Sáu ngày 13" : quan niệm của người phương Tây đang lan truyền

Kiêng số 13 ở Việt Nam hiện nay, thì đã lan tới cả những chỗ nho nhỏ, tức khá sâu. Như có lần đã kể lướt qua, ở đây, thì ngay việc đánh số nhà ở chỗ tổ dân phố của tôi hiện nay, người ta cũng đã bỏ số 13 (chỉ có số 11, rồi nhảy cách, sang luôn số 15). Hiện không rõ có qui định gì về việc đánh số nhà ở thành phố Việt Nam hay không. Cần hỏi thêm các nhà luật học.

Ở thành phố và nông thôn Nhật Bản, thì vẫn có số 13 như thường. Không có điều luật nào cụ thể về số 13.

Hôm nay, là Thứ Sáu ngày 13, của tháng 7 năm 2018.

Tính sang âm lịch, thì hôm nay còn là ngày Mùng Một của tháng 6.

10/05/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : cảm giác lệch thời tiết giữa lịch Tây và lịch truyền thống Nhật Bản

Lịch truyền thống của Nhật Bản cũng chính là âm lịch, giống như âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc. Chính phủ Minh Trị, vào cuối năm Minh Trị thứ 5, đã quyết định từ bỏ hẳn âm lịch để đổi sang lịch Tây. Mọi sinh hoạt trong nước, đều phải căn cứ theo lịch Tây. Ăn Tết là vào 1 tháng 1 lịch Tây, hệt như người phương Tây. Một số sinh hoạt thì phải căn cứ hoán đổi sao cho phù hợp.

Lịch Tây thì thường đi trước âm lịch khoảng 1 tháng hay 2 tháng. Nên dù thế nào, vẫn lệch về thời tiết.

24/02/2018

Đại lễ vía Đức Chí Tôn của Cao Đài : mùng 9 tháng Giêng (Tòa thánh Bến Tre - Ban Chỉnh Đạo)

Mùng 9 tháng Giêng (hôm nay, tức ngày 24/2/2018) là ngày vía Đức Chí Tôn theo lịch của Cao Đài. Theo văn bản hướng dẫn của Hội thánh năm 2018, thì là hai ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng.

Hội thánh dưới quyền ủng hộ của Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương. Tòa thánh Bến Tre và các thánh thất thuộc Hội thánh. 

13/02/2018

Tiếp câu chuyện tồn tại hơn nửa thế kỉ: làm gì với hai cái Tết, dương lịch và âm lịch (thời điểm 2018)

Riêng chỉ trên không gian blog, thì cũng đã tới cả chục năm cùng một chủ đề này. Cứ đến khoảng đầu mỗi năm (tháng 1 và tháng 2 dương lịch) thì tự nhiên sôi động trở lại. Thật ra, thì đã bắt đầu từ thập niên 1960. Tức cũng đã hơn cả nửa thế kỉ rồi. 

Tính đến đầu năm 2017, thì đã tập hợp ở đây.

Từ đây là bàn luận ở thời điểm năm 2018.