Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngoại-giao-nhân-dân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngoại-giao-nhân-dân. Hiển thị tất cả bài đăng

21/10/2020

Bão lụt lịch sử năm Canh Tý 2020 ở miền Trung, "từ thiện nhân dân" và những yêu cầu cấp bách đổi mới pháp lí

Hơn 10 năm về trước, các năm 2010-2011, chúng tôi (gồm chủ nhân Giao Blog, nữ nhà báo Mai Khuê, một đàn em Đại học Tổng hợp Hà Nội, và mấy vị nữa) đã khởi xướng một quĩ từ thiện, để tưởng niệm nữ nhà báo Hải Sâm ở Lào Cai (có thể đọc lại tạm thời trên Giao Blog bên Yahoo, ở đâyở đâyở đây).

Về nữ nhà báo Mai Khuê (tên quen gọi là Mai Nghé hay Nghé Ọ) thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây (Nghé Ọ là bạn học phổ thông cùng lớp với vợ cũ của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ).

Tôi đã dùng ngoại giao nhân dân và ngoại giao văn hóa (ở đây), bây giờ dùng thuật ngữ từ thiện nhân dân.

1. Quĩ từ thiện nhân dân của chúng tôi hồi năm 2010 đã có khởi đầu thuận lợi. Dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam lúc đó còn chưa tiện lợi, cơ bản phải dùng tiền mặt là chính. Bởi vậy, tôi thường phải đi tận nơi để nhận số tiền từ thiện của từng người một (ví dụ lên Hàng Ngang - Hàng Đào để gặp chị Nga vô thường, tới khu phố Nhà Chung để gặp đại ca Hùng, ra dãy hàng cà-phê ở Thanh Xuân Bắc để gặp đàn anh Liêm,...). Sau đó, tôi sẽ chuyển lên cho tài khoản của quĩ, lúc đó đặt ở một chi nhánh ngân hàng trên Lào Cai - do một đồng nghiệp của nhà báo Hải Sâm đứng làm chủ tài khoản (nhưng có văn bản ghi nhớ đứng tên 3 người - ai làm gì đều phải được sự đồng ý của 2 người còn lại).

Nhưng được một ít hôm, tôi đã đánh tiếng nhờ các luật sư trợ giúp về mặt pháp lí. Lúc bấy giờ, tôi mới vỡ lẽ: luật pháp Việt Nam ở thời điểm ấy, tức trước năm 2010, thì không có sự hỗ trợ nào cho các hoạt động từ thiện nhân dân, như chúng tôi đang làm !

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (tức Luật sư Nguyễn Minh Tâm) còn ân cần gửi cho tôi các văn bản cũ và mới của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động từ thiện.

17/03/2019

Lần đầu tiên xuất hiện ở nhà ga Nhật Bản : tên và ảnh chụp năm 1918 của Phan Bội Châu

Đó là một tấm bia mới được dựng ở nhà ga đường sắt quốc gia Nhật Bản "ga Fukuroi" thuộc tỉnh Shizuoka. Lễ khánh thành được thực hiện vào ngày 16 tháng 3 năm Bình Thành 31 (năm cuối cùng của niên hiệu Bình Thành). Bia cao 1.2 m, rộng 0.9 m.

Trên bia có cả tiếng Nhật và tiếng Việt. Một tấm ảnh chụp năm 1918, trong đó có thấy hình ảnh của Phan Bội Châu, đã được khắc lên tấm bia vừa dựng này.

Vẫn là nằm trong hoạt động ngoại giao văn hóa như đã chỉ ra ở bài viết đã công bố lần đầu năm 2016 (đọc lại ở đây, còn toàn văn thì xem ở đây).

Đây là lần đầu tiên một danh nhân Việt Nam được giới thiệu trên bia dựng tại nơi công cộng tại Nhật Bản.

16/09/2017

Trải nghiệm cuộc sống bình thường Nhật Bản trên quê hương bác sĩ Asaba : lần thứ 9 (năm 2017)

Chương trình Trải nghiệm cùng gia đình người Nhật trên chính quê hương của bác sĩ Asaba đã bắt đầu, từ ngày hôm nay, 16/9/2017. Đây là lần thứ 9.

Chương trình của năm ngoái, tức lần thứ 8, thì có thể đọc lại ở đây.

06/03/2017

Chúng tôi cùng thảo luận về tấm bia, gần ngang thời điểm nhà vua tới thăm

Sự kiện nhà vua và hoàng hậu tới thăm, tức thăm nhà cũ của Phan Bội Châu ở Huế, thì đã điểm tin ở đây (ngày 4/3/2017). 

Duyên cớ trực tiếp của chuyến viếng thăm đặc biệt, vào đầu năm 2017 này, là tấm bia được Phan dựng năm 1918 tại Nhật (đợi xem bài viết toàn văn, đã điểm tin về tóm tắt ở đây). Chuyện được tính bằng thế kỉ.

Gần ngang với thời điểm đó, chúng tôi cũng đã thảo luận về tấm bia.

24/01/2017

Theo mạch tiếp tục suy nghĩ về tình bạn Phan Bội Châu - Asaba trong đương đại (bài mới)

Bài đầu tiên từ năm 2005.

Hơn chục năm sau mới chính thức có bài thứ hai. Mở đầu một mạch tiếp tục suy nghĩ về tình bạn Phan Bội Châu - Asaba trong bối cảnh đương đại.

Bài thứ hai mang tính "căn cơ" (nhiều chỗ có tính liệt kê một cách bắt buộc) để chuẩn bị cho những bài luận tiếp theo.

20/05/2014

rời Vũng Áng về Hải Nam, rồi tỏa đi các tỉnh : hơn 3500 công nhân Trung Quốc đã lên bờ (ngày 20/5/2014)

Một thời gian trước, tôi đã từng đón một đoàn khách đi từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến Hà Nội. Họ phải đi xe ô-tô từ Hải Nam vào đất liền thuộc hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, rồi từ đó, đi vào Việt Nam (qua Lạng Sơn, xuôi xuống Hà Nội). Lúc về, thì đi theo đường cũ.


Dòng chữ trên băng rôn màu đỏ: "Hoan nghênh công nhân viên Trung Quốc làm việc tại Việt Nam đã trở về nhà an toàn" (cập cảng Hải Khẩu ở Hải Nam, 20/5/2014)

Ngày hôm nay, 20/5/2014, hơn 3500 công nhân Trung Quốc đã cập bến Hài Nam. Họ đã lên tàu từ Vũng Áng (Hà Tĩnh, Việt Nam), vào ngày 19/5. Sau khoảng 20 tiếng đồng hồ thì tới Hải Nam.

Từ Hải Nam, họ lại sẽ đi tiếp về các tỉnh trong nội địa Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam,...).