Có một xu hướng mới, với phổ rộng trên toàn cầu.
Mở đầu là một bài vừa đăng hôm nay trên Dân trí của nhà giáo danh tiếng Nguyễn Hùng Vĩ. Thầy là học trò của các nhà giáo danh tiếng Đinh Gia Khánh (đọc ở đây) hay Bùi Duy Tân (đọc ở đây). Thầy lại là thầy của nhiều lớp học trò đang giữ nhiều cương vị quan trọng, ví dụ có đương kim Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn.
Với chủ nhân Giao Blog, thầy Nguyễn Hùng Vĩ là một người thầy tạo cảm hứng và ảnh hưởng quan trọng, ví dụ như đã kể trên Giao Blog về hồi năm 1993 tại Phủ Tây Hồ hay chùa Tây Hồ, cũng thời gian đó là những điều tra chung tại vùng Phủ Giầy Nam Định (đọc lại ở đây hay ở đây). Chúng tôi hay nói vui là: thầy và trò đi dọc đi ngang miền Bắc hồi đầu thập niên 1990 bằng xe máy nhãn hiệu Honda 50 phân khối - chiếc xe thần thánh được thầy mang về từ Căm Bốt. Một học trò ruột mua lại "chiếc xe thần thánh" đó hiện nay là đương kim Tổng Biên tập báo Hà Nội mới.
Dưới bài của thầy Vĩ sẽ là bổ sung và cập nhật các luận bàn khác, từ nhiều góc nhìn.
Bài của thầy hiện đang ở dưới dạng trả lời phỏng vấn, nhưng nếu tách riêng (bỏ các câu hỏi của phóng viên) thì có thể thành một bài độc lập hàm chứa cả lý thuyết và thực hành, được diễn giải dung dị nhưng sắc sảo.
Tháng 3 năm 2024,
Giao Blog
Kỉ niệm tháng 9 năm 2022 tại huyện Vụ Bản với thầy Vĩ |
Kỉ niệm tháng 5 năm 1993 tại khu vực Phủ Tầy Hồ với thầy Vĩ |
---
Bài trả lời phỏng vấn của thầy Nguyễn Hùng Vĩ (báo lên bản điện từ vào ngày 29/3/2024)
Một số năm trở lại đây, tại các lễ hội truyền thống, hình thức rước kiệu bằng xe (chở kiệu) thay vì khiêng kiệu đang gây tranh cãi. Người thì cho rằng, điều này làm mất đi giá trị văn hóa, sự thiêng liêng của nghi thức rước Thánh trong lễ hội. Người lại cho, “chở kiệu” thể hiện sự văn minh, tiến bộ của xã hội hiện đại.
PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ – nguyên giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về vấn đề này.
Thưa ông, rước kiệu vốn nghi thức rất quan trọng của một lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, nét đẹp truyền thống này đang bị "lấn át" bởi hiện tượng "kéo kiệu", "chở kiệu". Thay vì kiệu được khiêng, giờ đây tại nhiều lễ hội đã dùng xe chở kiệu. Ý kiến của ông về hiện tượng này như thế nào?
- Trong đám rước của lễ hội, khiêng kiệu là một nghi thức quan trọng. Nghi thức này không chỉ là chứa đựng những giá trị về mặt tâm linh mà còn cả về mặt văn hóa. Nhưng nhiều năm trở lại đây, nhiều làng bỏ kiệu lên giá xe để "kéo kiệu" hoặc cho lên xe cơ giới để "chở kiệu". Còn đám rước ngày trước thì các cơ ngũ thường đi bộ, nay đã từng đoàn xe máy, ô tô diễu hành. Từ đó, tạo nên cách nhìn nhận đi bộ mới kính, mới thiêng, mới thành tâm tín ngưỡng. Nghe ra thì cũng có lý nhưng cái lý ấy là từ thực tiễn mà rồi người ta hình thành quan niệm như vậy. Không thể nói rằng, người đi xe cơ giới là bất tín, bất kính với thánh thần… nói thế oan cho họ quá.
Một đám rước rất điển hình được ghi lại cách đây đã hơn 900 năm đời vua Nhân Tông nhà Lý trên tấm bia Sùng thiện Diên linh còn lưu ở Đọi Sơn, Hà Nam cho ta rõ, một đám rước hoành tráng, trong đó đã có ngựa xe. Ta đọc thấy vài đoạn như sau: "Lại tới sớm mùng ba, mới sắm sửa xe giá (chữ "giá" có bộ "mã" nghĩa là "xe cộ"), cưỡi xe ngọc ra ngoài chín bệ; lên xe châu rong ruổi đường vàng, quạt lông trĩ che ở hai bên, kiệu nạm bạc vây quanh bốn phía. Lọng vàng rợp trời; cờ màu lóe nắng... Tới lúc ác vàng xế bóng; xe báu sắp về...". Đọc cả đoạn văn thì thấy đây là một đám rước vào ngày rằm tháng Tám từ cung đình ra bến sông Hồng (Lô Giang) để làm lễ Phật, cầu siêu cho cha mẹ vua. Như vậy từ xưa, đã dùng xe trong đám rước rồi.
Chưa kể, trong kinh Phật Ấn độ, trong ghi chép đời Đường thì những đám rước dùng xe kéo tay chở tượng, xe ngựa kéo, kiệu người khiêng rộn ràng cùng nhau. Việt Nam là nước nghèo, các làng xã trước đây thật ít xa mã, chúng ta lấy sức người làm phu khiêng kiệu lâu rồi thành tập quán, rồi thành tâm lý và thành cả "định kiến" cứ thấy giàu sang một tí là sân si.
Văn hóa vận động bất tận trong lịch sử. Trong lễ hội, nếu trật tự, thành tâm, kính ngưỡng thì chả nhẽ bắt bẻ người ta. Nói thế nhưng cũng phải trừ những nơi mà hội lệ, hương ước có quy định phải đi bộ, khiêng bộ thì vì lệ làng mà chúng ta phải tuân thủ, gọi là "ước lệ" (tuân theo lệ xưa). Nhưng tôi cũng chưa đọc được cái hội lệ nào như vậy cả. Chỉ có quy định bất thành văn là đã là tráng đinh thì phải ghé vai khiêng kiệu nếu làng phân công, bất kể anh ta chức vụ gì.
Vậy ông có suy nghĩ gì khi hình thức "chở kiệu" đang dần trở nên phổ biến ở các lễ hội truyền thống làng, xã?
- Cũng vì những điều tôi đã nhận định ở trên, nếu hình thức dùng xe chở kiệu mà đẹp đẽ, trang trọng thành tín... thì chẳng có gì đáng lo ngại hết. Vấn đề là cái tâm của người tham gia trình diễn đám rước, trình diễn lễ hội thôi.
Làm thế nào để mọi người có cái nhìn khách quan, tích cực hơn về hiện tượng "chở kiệu"?
- Năm 1960, quê tôi có quan niệm, khi ông bà, bố mẹ mất thì con cái phải đi chân đất đưa tang mới thể hiện "đạo hiếu". Năm 1990, tức là 30 năm sau, không ai đi đám tang mà đi chân đất nữa. Sao vậy, họ không còn "hiếu" nữa chăng? Không phải như vậy đâu! Vấn đề là, cuộc sống đã khác đi, cách thể hiện cũng khác đi. Biến đổi từ đi chân đất đến đi giày dép cũng giống như từ khiêng kiệu đến chở kiệu thôi. Khi bố mẹ mất, chúng ta "trái xống trái áo" nhưng bây giờ chúng ta mua áo đen, trang phục đen tất trang trọng thì sao?
Văn hóa cứ thế mà vận động. Chúng ta cần nhìn thấy cái hợp lý của quá trình vận động đó. Bởi vậy, chỉ những người không quan sát văn hóa trong tính vận động của nó mới tạo nên những định kiến mà thôi.
Cảm ơn ông đã chia sẻ thông tin!
https://danviet.vn/ruoc-kieu-bang-xe-keo-trong-le-hoi-van-hoa-dang-thut-lui-hay-tien-len-20240329132417082.htm?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo
---
CẬP NHẬT
---
BỔ SUNG
2. Giao Blog 2015
28/02/2015
https://giaovn.blogspot.com/2015/02/kieu-bay-la-la-mat-nuoc-quan-kieu-bi.html
27/02/2015
Kiệu lao tới tấp tấn công xe : Thánh dẫn người, hay người dẫn Thánh ?
Tuy nhiên, chuyện này, trước đây, cũng hay thấy các cụ kể. Rằng: nhiều khi kiệu tự kéo người. Cứ phăng phăng phăng phăng, kéo đi lạc tới đâu đó rất xa, lính khiêng kiệu bị quần bở hơi tai, áo mũ rách tơi tả.
01/03/2015
Về kiệu bay vào kính ô-tô, nghe các chuyên gia bình luận
Ví dụ, xem bình loạn sau:
1.
神輿の渡御は、本来、氏子たちが自分の町の神社の神輿を担いで町を練り歩くというものでした。
行徳の祭礼では、神輿を揉む人数は、少ないところで20人前後、多いところだと30人以上とされ、交代要員も含めるとその3倍の人数は必要とされています。近年、町内だけではこれだけの人が集まらず、神輿の担ぎ手不足に悩まされているのが現状です(これは行徳だけの話ではありません)。
現在神輿の渡御を支えているのは、地元の青年会や神輿会、祭礼保存会などの組織です。
担ぎ手たちは自分の町の祭りだけでなく、他の地域の祭りにも駆けつけ、互いに助け合いながら祭りを支えています。
以下に、神社や自治会の下部組織として活動している行徳の担ぎ手団体を紹介します。
祭りの前の9月頃には、担ぎ手を募集し、初めての人のために練習会を開くところも多いようです。
これから神輿を担いでみたい方は、時期をみて各団体に問い合わせてみてはいかがでしょうか。
※このほかにも同好会などの神輿団体があります。
当ページでは、行徳を拠点とする同好会もぜひご紹介させていただきたいと思いますので、掲載を希望される団体関係者の方はこちらからご連絡いただけますでしょうか。
(会員数は、2022年5月現在)
上妙典青年会
発足 :2011年(平成23年)10月10日
代表者 :木村 崇
会員数 :約40名
公式サイト:Facebook
連絡先 :kamimyoden@yahoo.co.jp
当会は3年に1度の本祭や毎年開催の妙典祭りなどで、お神輿の御渡を実施しております。
【関連記事】
2022/10 妙典まつり 2022
獅子保存会
発足 :1980年(昭和55年)10月15日
代表者 :岩田美佐男
会員数 :約20名
公式サイト:なし
自治会及び神社の行事などの手伝いも行っています。
ただいま会員募集中!
女性の担ぎ手も募集しています。
【関連記事】
2023/5 下妙典春日神社 獅子頭お披露目渡御
三盛会(本行徳三丁目)
発足 : 2011年(平成23年)10月
代表者 :平柳勇二
会員数 :22名
公式サイト:なし
本行徳三丁目在住有志の元結成されました。
本行徳三丁目を盛り上げる会、略して三盛会です。
町会の年中行事など、さまざまなお手伝いをさせていただいております。
他地域の祭りやイベントにも参加し、神輿を担いでいます。
今後とも更に活動して、地域と地域の繋がりを太くして行きたいと思います。
友四会(本行徳四丁目)
発足 : 2014年(平成26年)5月
代表者 :近藤栄一
会員数 :16名
公式サイト:なし
行徳四丁目を盛り上げるために活動している神輿会「友四会(ゆうしかい)」です。
行徳五ヶ町例大祭や縁日などの行事に参加しております。
年齢男女は問わず四丁目を楽しくする活動にご参加いただける方を募集しております。
伊勢宿神輿会
発足 :2016年(平成28年)
会員数 :約20名
公式サイト:なし
連絡先 :ryuta_tatu_nana_@i.softbank.jp
伊勢宿の祭りのほか、他の祭りの手伝いもしています。
また、町の火の用心の夜回りにも協力しています。
コロナが早く収束することを願っています。
再びお祭りできる日を楽しみにしています!
【関連記事】
2022/10 2022年の陰祭り
青和会(押切)
発足 :2009年(平成21年)
代表者 :澤村剛央
会員数 :12~13名
公式サイト:なし
湊青年会
発足 :1975年(昭和50年)
代表者 :浅川英二
会員数 :10名
公式サイト:Instagram
当会は、湊水神宮祭・四カ村祭・自治会、子供会行事を中心に活動する団体です。年齢・職業も多種多様で、湊だけでなく広範囲から仲間が集まり楽しく活動しています。地域の伝統文化を繋いでいきます。
一緒に活動する仲間も募集しております。行事を通じて街の伝統・文化も学べます。
【関連記事】
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート④
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート③
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート①
湊新田胡録神社 胡録會
発足 :2008年(平成20年)5月
代表者 :田中 靖志
会員数 :28名
公式サイト:なし
連絡先 :koroku-kai@googlegroups.com
当会の神輿行事以外の活動は、湊新田自治会の協力団体として毎年7月14日に行われる胡録神社祭礼などの祭礼行事への積極的な参加や、また他の神輿会と忘年会などを合同で企画し親睦を深めるなど横のつながりも大切にして、楽しく活動しています。居住が湊新田以外の仲間もいますので、興味を持たれた方はご連絡ください。お待ちしています。
【関連記事】
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート③
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート②
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート①
2022/10 湊新田 子ども神輿(樽神輿)製作
2022/ 7 湊新田の町会神輿 担ぎ棒新調
香取青年会
発足 :1940年(昭和15年)ごろ
代表者 :椎名 栄
会員数 :約50名
公式サイト:なし
連絡先 :hakuai.ob-sakae.@docomo.ne.jp
当会のメンバーは、『昔の青年(!?)』からホントの青年まで幅広い年齢層です。地域のイベント開催時になんとな~く集まって、開催後になんとな~く親睦を深めて、顔見知り関係から親戚みたいな付き合いをしているような仲良しこよしのゆる~い間柄が特徴ですかね(笑)。
【関連記事】
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート③
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート②
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート①
欠真間青年会
発足 :2006年(平成18年)10月10日
代表者 :矢島 真大
会員数 :12名
公式サイト:なし
アットホームな関係を信条とし、欠真間地域の行事(祭礼、餅つき、盆踊り、ゴミ拾い等)町会との交流を通して地域に貢献し、次世代の子供たちへの郷土愛を育成しながら日々活動しています。
【関連記事】
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート④
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート②
2022/10 2022四カ村の祭礼レポート①
新井 熊野神社 伊邪那美會
発足 :2017年(平成29年)3月25日
代表者 :峯﨑 学
会員数 :31名
公式サイト:なし
当会は、熊野神社の下部組織として、例大祭の神輿渡御の先導および神社行事(初詣、節分、七五三)や町会行事(地域清掃)の手伝いなどを通して、地域の良き伝統文化をこれからの世代に伝えることを目的として発足した団体です。
≪会員も随時募集中!≫
お祭り好きな人、仲間を作りたい人、イベント好きな方々。
是非とも一緒に地域を盛り上げていきましょう!
【関連記事】
2022/12 わっしょいいざなみ@新井熊野神社
https://www.wasshoigyotoku.com/katsugite/
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.