Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/09/2022

Tin tức học thuật : Hội thảo "Văn hóa quản lý với di sản văn hóa..." (ngày 7/9/2022)

Hội thảo được tổ chức Hội trường tầng 2 - Nhà khách Văn phòng Trung ương Đảng - số 8 đường Chu Văn An, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội, vào buổi sáng ngày 7/9/2022 (Thứ Tư).

Mình vui nhất là được ngồi cạnh và hầu chuyện thầy Nguyễn Hùng Vĩ cả một buổi sáng. Rất lâu rồi mới có cơ hội này. Mình đã gửi thầy (qua zalo) ghi chép của mình về cuộc điều tra chung mà hai thầy trò thực hiện vào đầu năm 1993 tại khu vực Phủ Tây Hồ (đọc lại ở đây - tháng 10/2018).

Cũng thật vui mừng được nhận một loạt sách Phật giáo do nhóm sa môn Thích Pháp Nhẫn tặng, kèm theo là một tâm thư (đã được phép của sa môn, nên Giao Blog sẽ đưa tâm thư đó lên sau).

Gặp gỡ rất nhiều thầy cô, bạn bè, anh chị em. Gặp nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, mình có nhắc lại chuyện chiếc ô bỏ quên ở công viên Nhật Bản (Giao Blog đã đăng ở đây - tháng 9 năm 2016). Gặp đàn anh Nguyễn Hữu Thức (gắn bó với Hà Tây cũ), thì ôn lại chuyện năm 1993 anh tới thăm nhóm mình làm thực tập tại Cống Xuyên (đọc lại ở đây). Vân vân.

 

Đại khái tin tức như ở dưới đây.

Tháng 9 năm 2022,

Giao Blog


---

Thứ tư, 07/09/2022 16:38 (GMT+7)


Đây là nội dung của hội thảo “Văn hóa quản lý với di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển” vừa được Viện Phát triển Văn hóa dân tộc (Vusta) tổ chức sáng (7/9) tại Hả Nội.

Hội thảo với sự tham dự của những nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu, chuyên biệt về di sản văn hóa ở các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu, hiệp hội về văn hóa dân tộc

tm-img-alt

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng nhấn mạnh: Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/1946, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đf".

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tháng 11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định: “yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phái triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tỉnh thần”, "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi".

Theo Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng, quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập văn hóa, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và những thách thức rất to lớn; trong đó có những vấn đẻ về văn hoá và con người. Quản lý văn hóa trong môi trường hội nhập quốc tế đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Văn hóa quản lý là một bộ phận quan trọng của văn hóa nói chung, có những đặc thù về nội dung, cầu trúc và biểu hiện, xuất hiện như là sự tích hợp không thể tách rời của văn hóa với quản lý. ..

Quan tâm đến việc bảo tổn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miễn, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tỉnh hoa văn hóa của thời đại. Phát triển "sức mạnh mềm" của văn hóa Việt Nam, góp phân nâng cao sức mạnh tông hợp quốc gia là nhiệm vụ chung của cả hệ thông chính trị; đồng thời là chức năng, nhiệm vụ của Viện Phát triển văn hóa dân tộc (thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam) - Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung làm sáng rõ các vấn đề văn hóa quản lý cả về mặt cơ sở lý luận lẫn thực tiễn, hướng tới nhận thức khoa học về ứng xử với di sản, tiếp thu kinh nghiệm trong văn hóa quản lý di sản từ các nên văn hóa tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để ứng dụng sáng tạo vào Việt Nam. Hội thảo là nơi các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa bàn luận, chia sẻ ý kiến đóng góp của mình về những vấn đề nhận thức khoa học và thực tiễn liên quan đến văn hóa quản lý đối với di sản trong hội nhập và phát triển.

Một số đai biểu cho rằng, bản thân các khái niệm văn hóa, quản lý văn hóa thường có nhiễu cách định nghĩa khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Văn hóa được coi là tổng thể những nét riêng biệt tỉnh thần và vật chất, trí tuệ và tình cảm, quyết định bản sắc của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa là chỉnh thẻ hữu cơ các hoạt động của con người (trong quá khứ và hiện tại), sáng tạo nên hệ thống các giá trị vật chất và tỉnh thần, đáp ứng những nhu cầu của con người, phù hợp với kiểu lựa chọn đặc trưng của các nhóm và cộng đồng người khác nhau. Chính hệ thống các giá trị này chỉ phối cách ứng xử, giao tiếp của cộng đồng, làm cho cộng đồng này có đặc thù riêng biệt.

tm-img-alt

Nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa – Bộ Văn hóa Trương Quốc Bình tham luận tại hội thảo

Với 40 ý kiến tham luận tại hội thảo đã nêu bật nhiều vấn đề về cơ sở lý luận, các khái niệm về vấn đề văn hóa quản lý di sản văn hóa trong môi trường hội nhập quốc tế; Thực tiễn và những bài học kinh nghiệm về văn hóa quản lý trong quá trỉnh bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế (từ 1991 đến nay); Tiếp biến văn hóa quản lý trong hội nhập quốc tế đối với văn hóa quản lý di sản văn hóa ở Việt Nam; Kinh nghiệm thực tiễn về văn hóa quản lý và phát huy giá trị đi sản nỗi bật ở Việt Nam và quốc tế; Văn hóa quản lý di sản trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đỗi số ở Việt Nam; Các giải pháp xây dựng văn hóa quản lý ở Việt Nam trước mắt và lâu dài.

Có thể nói, hội thảo “Văn hóa quản lý với di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển” do Viện Phát triển Văn hóa dân tộc tổ chức là một diễn đàn đóng góp những kiến nghị quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyển quản lý văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng; từ đó góp phần tạo ra chuyển biến, tiền bộ mới, hiệu quả cao hơn nữa trên con đường chắn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

L.H

https://vusta.vn/van-hoa-quan-ly-voi-di-san-van-hoa-trong-hoi-nhap-va-phat-trien-p91324.html

..








Phương Nhung      Thứ tư, 07/09/2022 - 19:07

(Dân trí) - Các chuyên gia văn hóa cho rằng, không nên cấm nhưng cần có sự điều chỉnh phù hợp các lễ hội như chọi trâu, chém lợn, tránh phản cảm. Đặc biệt nghiêm cấm tiêm thuốc kích thích cho trâu.

Sáng nay (7/9), tại Hà Nội, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc đã tổ chức hội thảo "Văn hóa quản lý với di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển".

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Văn Nam - Viện trưởng Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc cho rằng, nhìn lại những năm qua, trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, dường như chúng ta đã tập trung và mất nhiều công sức nghiên cứu về vấn đề quản lý văn hóa còn ở chiều ngược lại, vấn đề văn hóa quản lý hầu như chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.

Lễ hội chọi trâu, chém lợn gây tranh cãi, vì sao chuyên gia đề xuất giữ? - 1

Ông Trần Văn Nam - Viện trưởng Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc cho rằng, vấn đề văn hóa quản lý chưa được quan tâm đúng mức (Ảnh: Phương Nhung).

Thực tế việc ứng xử của nhà quản lý văn hóa đối với đối tượng được quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Đã có không ít hiện tượng nhận thức chưa phù hợp về ứng xử với văn hóa và di sản văn hóa nên dẫn đến những tác động tiêu cực đối với môi trường văn hóa, di sản văn hóa cũng như làm lệch lạc, biến tướng các giá trị văn hóa ở nhiều địa phương.

Xuất phát từ thực tiễn và những bất cập trong công tác quản lý văn hóa hiện nay, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc nhận thấy rằng, việc tổ chức một hội thảo khoa học cấp quốc gia về "Văn hóa quản lý với di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển" là cần thiết.

Tham gia báo cáo tham luận tại hội thảo là những nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu, chuyên biệt về di sản văn hóa ở các bộ, ngành, viện nghiên cứu, hiệp hội về văn hóa dân tộc.

GS.TS Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, việc quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu rất đáng khích lệ, còn những mặt tồn tại và hạn chế.

Vấn đề được GS.TS Trương Quốc Bình nhấn mạnh là văn hóa quản lý. Trong đó thể hiện rõ rệt nhất, tập trung nhất là các hoạt động quản lý Nhà nước về văn hóa, bao gồm những lĩnh vực chuyên ngành như đời sống văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, di sản văn hóa…

Đề cập đến việc quản lý văn hóa phải đi đôi với nhu cầu của thực tiễn, GS.TS Trương Quốc Bình lấy ví dụ minh họa xoay quanh câu chuyện lễ hội chém lợn.

Dư luận và Tổ chức Động vật châu Á từng phản ứng về lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh là phản cảm, dã man, bạo lực và cho rằng, nên bỏ lễ hội này.

GS.TS Trương Quốc Bình phân tích, với trách nhiệm của những người quản lý văn hóa, cần tìm về căn cốt, ý nghĩa của lễ hội này. Đây là một trong những hoạt động văn hóa đáng trân trọng, là tập quán văn hóa được cộng đồng gìn giữ hàng trăm năm nay.

Việc chuẩn bị cho lễ hội diễn ra cả một năm. Chú lợn tham gia hiến tế được người dân gọi là "ông lợn" để thể hiện sự yêu mến, tôn kính những nghi lễ truyền thống. Người chăm sóc "ông lợn" được nhân dân địa phương lựa chọn kĩ càng với đầy đủ các tiêu chí cụ thể.

Trước sự phê bình của công chúng với nghi thức chém lợn, địa phương đã có sự tiếp thu, điều chỉnh, không làm công khai mà đưa vào khu vực kín đáo hơn. 

Trao đổi thêm với PV Dân trí về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, GS.TS Trương Quốc Bình cho biết: "Lễ hội chọi trâu cũng không thể bỏ được mà phải ủng hộ. Tuy nhiên, việc thực hiện cần phải điều chỉnh, làm sao đảm bảo an toàn cho người xem, nghiêm cấm hành vi tiêm chất kích thích cho trâu chọi".

Trong tham luận gửi tới hội thảo, Thạc sĩ Bùi Vũ Duy Quang - Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề này: "Có lẽ không nên đặt ra câu hỏi: "Có nên tiếp tục tổ chức lễ hội truyền thống chọi trâu Đồ Sơn nữa hay không? Bởi, tự thân việc đặt ra câu hỏi đó, trong hoàn cảnh thực tiễn hiện nay là đã và đang dường như có nguy cơ chứng thực cho sự bất lực của đội ngũ được giao trọng trách quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hóa ở các cấp, từ Trung ương đến địa phương.

Vấn đề cần và cấp thiết được hoặc nên đặt ra là, phải có những giải pháp hoặc cách tổ chức, quản lý ứng dụng nào để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa từ lễ hội truyền thống chọi trâu Đồ Sơn".

Cũng theo Thạc sĩ Bùi Vũ Duy Quang, kinh nghiệm ứng xử với các lễ hội đấu bò tót, săn đại bàng cùng hàng loạt những lễ hội gắn với tục hiến sinh mang tính mạo hiểm, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng người thực hành, ở nhiều dân tộc trên thế giới cần được các nhà khoa học, giới quản lý văn hóa các cấp quan tâm, tìm hiểu, học hỏi và vận dụng linh hoạt với thực tiễn Việt Nam.

Đội ngũ quản lý văn hóa, không nên chỉ dừng lại ở sự "an toàn" cho mình ở nội dung các văn bản quản lý đã ban hành mà cần song song gắn trách nhiệm của mình với toàn bộ quá trình hội.

Lễ hội chọi trâu, chém lợn gây tranh cãi, vì sao chuyên gia đề xuất giữ? - 2

Các chuyên gia văn hóa đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực (Ảnh: Phương Nhung).

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia đã tập trung các vấn đề sau: Cơ sở lý luận, các khái niệm về vấn đề văn hóa, quản lý di sản văn hóa trong môi trường hội nhập quốc tế; Thực tiễn và những bài học kinh nghiệm về văn hóa quản lý trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế (từ 1991 đến nay); Tiếp biến văn hóa quản lý trong hội nhập quốc tế đối với văn hóa quản lý di sản văn hóa ở Việt Nam; Kinh nghiệm thực tiễn về văn hóa quản lý và phát huy giá trị di sản nổi bật ở Việt Nam và quốc tế; Văn hóa quản lý di sản trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số ở Việt Nam...

Hội thảo đã đóng góp những kiến nghị quan trọng với các cơ quan có thẩm quyền quản lý văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng nhằm phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

https://dantri.com.vn/van-hoa/le-hoi-choi-trau-chem-lon-gay-tranh-cai-vi-sao-chuyen-gia-de-xuat-giu-20220907120754462.htm

..


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.