Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-báo-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-báo-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

08/06/2024

Điểm tin : Khởi tố, bắt tạm giam hai nhân vật Huy Đức và Triển Chiêu

Hai người Hà Tĩnh.

Trên Giao Blog, có thể đọc về Triển Chiêu (Trần Đình Triển) ở đây hay ở đây. Tên "Triển Chiêu" là do bạn đọc Giao Blog gọi trước đây (từ thời Giao Blog thuộc hệ tống Yahoo - đã giải thể năm 2013). 

Đọc về Huy Đức (Trương Huy San) ở đây hay ở đây.

Bắt đầu là điểm tin về hai vị vào đầu tháng 6 năm 2024. Tin đầu tiên về việc bắt Huy Đức là từ Fb của Cô gái Đồ Long, sau khoảng 1 tuần thì báo chí chính thống mới đăng tin chính thức.

16/01/2024

Đọc lại và cập nhật sau 9 năm - về các nhà báo Nguyễn Công Khế - Nguyễn Quang Thông

Đọc lại, trên Giao Blog, cuối năm 2015, thì ở đâyở đây.

Nhiều tháng cuối năm 2023, nhiều thông tin của Người Buôn Gió xuất hiện trên Fb, liên quan đến hai nhà báo này.

Sang tháng 1 năm 2024 thì có các thông tin cập nhật ở bên dưới.

21/02/2022

Trở lại với cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên do người Việt Nam soạn : Huỳnh Tịnh Của với "Đại Nam quấc âm tự vị"

Bộ từ điển gồm 2 cuốn đã được xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1895 (tập 1) và năm 1896 (tập 2). Soạn giả là nhà trước thuật Huỳnh Tịnh Của (còn ghi là Hoàng Tịnh Của, Huình Tịnh Paulus Của,...) và nhóm cộng sự. Các nghiên cứu sau này đều chỉ ra: tham gia soạn bộ này có một nhóm, nhưng chủ biên Của chỉ ghi mỗi tên ông, rồi cũng không nhắc một chữ nào đến những cộng sự.

1. Cụ Của (1830-1908) từng được chức Đốc Phủ sứ, nên nhiều sách vở còn ghi rõ tên cụ đi kèm chức, là: Đốc Phủ sứ Huỳnh Tịnh Của. Cũng có tài liệu ghi cụ mất năm 1907. Đại khái, những năm cuối đời của Đốc Phủ sứ Của ở Nam Bộ là ngang ngang với thời kì các chí sĩ Cường Để và Phan Bội Châu đang "làm Đông Du" ở Nhật Bản. Đại khái là ngang ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu cho in thạch bản tại Tokyo một tài liệu tuyên truyền mà có cả quốc ngữ và chữ Hán để chuẩn bị gửi về Việt Nam (xem lại ở đây). Cũng là ngang ngang với thời điểm chí sĩ Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo (xem lại ở đây

13/02/2022

Những người Việt xuất ngoại để lập thân bằng nông nghiệp

Không phải là những người đi làm nông nghiệp dạng như các thực tập sinh Việt Nam ở các nông trại tại Nhật Bản hiện nay, mà Giao Blog đã điểm tin trước đây (ví dụ đọc lại ở đây).

Mà đây là những người Việt Nam đi lập nghiệp bằng nông nghiệp ở nước ngoài.

23/11/2021

Bà chủ Đại Nam nói về việc sẽ đóng cửa Đại Nam và dừng công việc thiện nguyện

Khơi mào đầu tiên là cuộc chiến giữa ông bà chủ Đại Nam với "thần y rởm" Võ Hoàng Yên. Có thể xem lại ở đây (tháng 3/2021), và ở đây.

Bây giờ, vào cuối tháng 11 năm 2021, bà chủ vừa gửi tâm thư. Trong thư, bà bày bỏ việc sẽ dừng công việc thiện nguyện bấy lâu nay, đồng thời sẽ đóng cửa Đại Nam.

26/10/2021

12/08/2021

Bóng ma Hà Minh Thành trong đại dịch 2021, lần này là bs Khoa (tiếp theo 2)

Đến sáng nay, Thứ Năm ngày 12 tháng 8 năm 2021, vẫn chưa thấy cơ quan điều tra thông báo gì mới về chuỗi sự kiện bs Khoa ở Sài Gòn thời gian vừa rồi.

Hi vọng là có kết quả trong mấy ngày tới.

10/08/2021

Bóng ma Hà Minh Thành xuất hiện trong đại dịch 2021, lần này là bs Khoa (tiếp theo)

Thông tin về sự kiện bóng ma Hà Minh Thành xuất hiện trở lại trong đại dịch 2021 đang được cập nhật. Phần đầu tiên thì xem ở đây.

Do dung lượng của entry đầu tiên đã quá đầy, nên mở một entry mới.

Vậy là, đến sáng ngày 10 tháng 8, có thể tạm đi đến một điểm chung cho sự kiện Hà Minh Thành năm 2011 (tạm gọi) và sự kiện Hà Minh Thành năm 2021, đó là: đều loáng thoáng bóng dáng của các cây viết (nhà văn, nhà báo).

Lần này, con ma Hà Minh Thành và các liên kết của nó đang ở trong nước, nên chắc sẽ sớm có kết quả từ các cơ quan điều tra.

08/08/2021

Bóng ma Hà Minh Thành xuất hiện trong đại dịch 2021, lần này là bs Khoa

Sau 10 năm, một Hà Minh Thành dạng mới lại xuất hiện trên bão mạng xã hội Việt Nam. Suốt một đêm ngày 7 rạng sáng ngày 8 tháng 8 năm 2021.

Hà Minh Thành trong câu chuyện một cảnh sát Nhật gốc Việt, đã xuất hiện trong đại động đất và sóng thần 2011 vùng Đông Bắc nước Nhật Bản. Có thể tạm xem trên Giao Blog, ở đây hay ở đây.

Bây giờ, giữa đại dịch năm 2021, tại Sài Gòn, thì xuất hiện bác sĩ Khoa.

10 năm trước, Hà Minh Thành là con ma ở nước ngoài, nên chưa xử nó được. Mới xử được những người ở trong nước tiếp tay cho con ma ấy.

Bây giờ, câu chuyện bác sĩ Khoa và những người liên quan đang ở trong nước. Cần phải xử nghiêm những nhân vật đầu têu, không lại để hậu quả, mà cho đến gần đây ông Đào Hồng Tuyển (mệnh danh là chúa đảo Tuần Châu) hoặc thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc (hiện là chủ tịch nước) vẫn tin Hà Minh Thành với câu chuyện cậu bé nhường bánh mì ở Nhật Bản năm 2011 là chuyện có thật (xem lại ở đây).

Cần xử nghiêm và nhanh đối với con ma bs Khoa và các KOLs, các thẻ tích xanh.

07/07/2021

Báo chí Việt Nam bắt đầu thu phí từ tháng 7/2021

Như báo chí Nhật Bản thì khoảng từ 2002 trở đi, mình đã thấy việc báo chí thu tiền khi độc giả muốn đọc bản trên mạng. Chi tiết về ngày tháng thì kiểm tra lại sau. Sau này, hệ thống blog cũng có phần thu phí (chỉ ai đóng phí thì mới đọc được những nội dung hạn chế).

Báo chí chính thống của Việt Nam thì bắt đầu từ tháng 7 năm 2021.

Quan sát đầu tiên là trang Premium của báo điện tử VNN - tức là nội dung thu phí của VNN vốn miễn phí cho đến tháng 7 năm 2021.

Có lẽ hệ thống blog, như Giao Blog, cũng dần dần đặt chế độ thu phí cho tương xứng.

19/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : lời ai điếu xúc động và mực thước về Nguyễn Văn Vĩnh của Phan Khôi năm 1936

Nhà báo học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất tháng 5 năm 1936 tại Lào trên đường đi khai thác vàng (cùng đi có một người bạn Pháp, một số người theo hầu, một lái xe). Cụ mất trên thuyền.

Linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội, quàn tại trụ sở của Hội Tam điểm lúc đó. Có tới  3 vạn người từ khắp Bắc Trung Nam tới viếng. Nhân sĩ trí thức cả nước, ví như cụ Phan Bội Châu, cụ Bùi Kỉ, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đều gửi lời điếu.

Đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh có tới gần 2 vạn người tham dự, đoàn đưa tang kéo dài hàng cây số.

Trong các lời điếu lúc đó, đáng chú ý là bài của Phan Khôi. Cụ Phan rất xúc động, nhưng cũng rất mực thước. Cụ nói rõ ngay lúc đó, rằng: Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều công lao nhưng không đáng phải dựng tượng đồng mà tôn thờ mãi mãi, đồng thời, cũng có nhiều việc nhà Nho khắt khe với Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm sao hóa giải được. Phan Khôi không cho Nguyễn Văn Vĩnh là "văn hào" hay "đại văn hào". Lí do chính được đưa ra là: trước sau, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một dịch giả lớn, mà hầu như không có trước thuật gì đáng nói tới.

20/04/2021

Tư liệu tiếp về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008, cập nhật năm 2021

Về vụ án này, đã theo dõi đến khoảng tháng 5 năm 2020, tại đây.

Bây giờ là cập nhật 2021, mà mở đầu là sự kiện thêm nhiều thành viên của nhóm Báo Sạch bị bắt. Nhóm này được gọi là KOLs. Các thành viên trong nhóm một dạo rất tích cực khám phá và đăng tin về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008.

12/02/2021

Mùng 1 Tết (12/2/2021), thú vị thấy: nhiều báo đăng bài văn khấn chuẩn nhất

Từ ngày ông Táo cuối năm Canh Tý vừa rồi, cứ đến các lễ tiết theo phong tục, thì mình nhận qua zalo một hướng dẫn làm lễ kèm theo một bài văn cúng, từ một nhà sư. Mình xem là một tài liệu tham khảo thêm, bên cạnh bài cúng mình đã sử dụng trong rất nhiều năm nay.

Thường thì hướng dẫn và bài cúng dành cho hết năm Canh Tý 2020-2021 của nhà sư luôn đến trước ngày lễ một chút, hoặc vừa lúc chuẩn bị khấn, bởi vậy, khá thú vị.

Nhưng sáng nay, mùng 1 Tết thì chưa nhận được. Nên mình thử lên mạng, tra qua điện thoại thông mình, xem thế nào. Cũng là thử xem tài liệu tham khảo bản cập nhật 2021 trên không gian mạng.

Thử vậy, nhưng mở mạng ra thì thấy khá thú vị: có nhiều báo cùng lúc đăng cái bài hướng dẫn làm lễ mùng 1 Tết kèm lời bài văn khấn, mà là bài văn khấn được khẳng định là chuẩn nhất. Như là một cuộc tranh nhau đăng bài chuẩn nhất vậy !

28/01/2021

"Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta" (đọc lại bài đăng năm 1961 của cây bút T.Lan)

T.Lan đã viết và cho đăng một bài trên báo Nhân Dân vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1961. Trong đó, có một câu là: "Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta".

Năm 1961, tức cách nay vừa tròn một vòng hoa giáp (60 năm), cũng có nghĩa thời điểm đó là Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu.

Năm 2021 này cũng là năm Tân Sửu. Chúng ta đang bước vào dịp Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu 2021.

Bài của T. Lan có tựa đề "Bác ăn Tết với chúng tôi", kể lại chuyện Nguyễn Ái Quốc về nước, đầu tiên hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung, nhờ uy tín của Trương Phát Khuê và Nguyễn Hải Thần mà được một làng bên kia biên giới cho cư trú. Nhóm chí sĩ cách mạng đã mở lớp huấn luyện tại đó, được nhân dân bao bọc. Gặp dịp Tết Nguyên Đán, cả làng thết đãi khách quí. Nhưng giữa cái Tết ấy, nhóm chí sĩ cách mạng Việt Nam phải nhanh chóng về bên kia biên giới để tránh sự kiểm tra của phía chính quyền Tưởng Giới Thạch. Sau đó là thời kì Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở vùng Cao Bằng.

21/10/2020

Bão lụt lịch sử năm Canh Tý 2020 ở miền Trung, "từ thiện nhân dân" và những yêu cầu cấp bách đổi mới pháp lí

Hơn 10 năm về trước, các năm 2010-2011, chúng tôi (gồm chủ nhân Giao Blog, nữ nhà báo Mai Khuê, một đàn em Đại học Tổng hợp Hà Nội, và mấy vị nữa) đã khởi xướng một quĩ từ thiện, để tưởng niệm nữ nhà báo Hải Sâm ở Lào Cai (có thể đọc lại tạm thời trên Giao Blog bên Yahoo, ở đâyở đâyở đây).

Về nữ nhà báo Mai Khuê (tên quen gọi là Mai Nghé hay Nghé Ọ) thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây (Nghé Ọ là bạn học phổ thông cùng lớp với vợ cũ của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ).

Tôi đã dùng ngoại giao nhân dân và ngoại giao văn hóa (ở đây), bây giờ dùng thuật ngữ từ thiện nhân dân.

1. Quĩ từ thiện nhân dân của chúng tôi hồi năm 2010 đã có khởi đầu thuận lợi. Dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam lúc đó còn chưa tiện lợi, cơ bản phải dùng tiền mặt là chính. Bởi vậy, tôi thường phải đi tận nơi để nhận số tiền từ thiện của từng người một (ví dụ lên Hàng Ngang - Hàng Đào để gặp chị Nga vô thường, tới khu phố Nhà Chung để gặp đại ca Hùng, ra dãy hàng cà-phê ở Thanh Xuân Bắc để gặp đàn anh Liêm,...). Sau đó, tôi sẽ chuyển lên cho tài khoản của quĩ, lúc đó đặt ở một chi nhánh ngân hàng trên Lào Cai - do một đồng nghiệp của nhà báo Hải Sâm đứng làm chủ tài khoản (nhưng có văn bản ghi nhớ đứng tên 3 người - ai làm gì đều phải được sự đồng ý của 2 người còn lại).

Nhưng được một ít hôm, tôi đã đánh tiếng nhờ các luật sư trợ giúp về mặt pháp lí. Lúc bấy giờ, tôi mới vỡ lẽ: luật pháp Việt Nam ở thời điểm ấy, tức trước năm 2010, thì không có sự hỗ trợ nào cho các hoạt động từ thiện nhân dân, như chúng tôi đang làm !

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (tức Luật sư Nguyễn Minh Tâm) còn ân cần gửi cho tôi các văn bản cũ và mới của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động từ thiện.

14/05/2020

Tư liệu tiếp về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008, đang nóng năm 2020

Đang đi theo dõi về vụ án ấy ở đây (từ ngày 8/5/2020). Do dung lượng một entry đã quá chật rồi, đến ngày 14/5/2020 thì không thể đưa thêm được gì nữa, nên phải mở thêm entry mới này.

Bắt đầu bằng việc phóng viên báo chí đi tìm manh mối của nghi can Nguyễn Văn Nghị vào trung tuần tháng 5 năm 2020. Hiện người ta chưa tìm ra được gì. Không rõ Nguyễn Văn Nghị (quê ở xã Tân Hội huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang) đã đi đâu và hiện đang ở đâu.

07/05/2020

Từng có năm kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, mà không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cụ thể là năm 1984, kỉ niệm 30 năm (7/5/1954 - 7/5/1984).

1. Ngay trong cuốn sách của Trần Dân Tiên in năm 1949, thì vốn có chi tiết Võ Nguyên Giáp được sự giúp đỡ của một người Mĩ nên đã hạ được địch cố thủ ở Thái Nguyên lúc mà đoàn quân cách mạng từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 (bản đầu tiên của Trần Dân Tiên ghi rõ như vậy), nhưng sau này, đã được biên tập, chỉ còn lại mỗi Võ Nguyên Giáp. Liên quan đến người Mĩ được gạch bỏ.

Người Mĩ lúc đó (lúc biên tập vào nửa đầu thập niên 1950) không được phép xuất hiện, dù là vào năm 1945, nếu không có người Mĩ thì chưa chắc đã có một ngày 2/9/1945 thành công tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam mới (sự cố của ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn cho phép liên tưởng như vậy).

Xem cụ thể lại sự kiện năm 1945 gắn với Võ Nguyên Giáp ở đây (đã đưa lên Giao Blog từ 2013), hay ở đây.

29/04/2020

Định kiến với người thiểu số ở Việt Nam, và với người châu Á

Người châu Á thường bị phía phương Tây kì thị. Mà trong tiếng Việt đúc kết thành cái gọi là "châu Á đầu đen". Đầu đen ấy là chỉ chung màu tóc đen của người Trung Quốc, người Việt Nam, người Nhật Bản, người Triều Tiên, người Đài Loan, người Thái Lan,...

Dĩ nhiên, bây giờ, châu Á không chỉ còn là đầu đen, bởi các loại tóc màu nước chè, màu đỏ, màu xanh, màu đủ thứ,... đã thấy ở khắp nơi, cả nơi thị thành cả vùng xa xôi hẻo lánh.

Còn về người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, từ lâu, có một cách nói lái mang tính miệt thị là "tông dật". Một ông bạn của mình bây giờ đã là người quản lí một tờ báo ngành, nhưng nhiều năm về trước, hồi còn là sinh viên sống trong kí túc xá Mễ Trì, một sáng thức dậy mà dám dùng từ "tông dật" để nói chuyện với một người bạn là người Dao mạn Bắc Giang. Thế là, người nói chữ "tông dật" ấy suýt nữa bị một trận nhừ tử, nếu không có sự can ngăn kịp thời. Chuyện của thập niên 1990, và tôi thì là người chứng kiến từ đầu đến cuối.