Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thờ-cúng-tổ-tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thờ-cúng-tổ-tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

12/02/2021

Mùng 1 Tết (12/2/2021), thú vị thấy: nhiều báo đăng bài văn khấn chuẩn nhất

Từ ngày ông Táo cuối năm Canh Tý vừa rồi, cứ đến các lễ tiết theo phong tục, thì mình nhận qua zalo một hướng dẫn làm lễ kèm theo một bài văn cúng, từ một nhà sư. Mình xem là một tài liệu tham khảo thêm, bên cạnh bài cúng mình đã sử dụng trong rất nhiều năm nay.

Thường thì hướng dẫn và bài cúng dành cho hết năm Canh Tý 2020-2021 của nhà sư luôn đến trước ngày lễ một chút, hoặc vừa lúc chuẩn bị khấn, bởi vậy, khá thú vị.

Nhưng sáng nay, mùng 1 Tết thì chưa nhận được. Nên mình thử lên mạng, tra qua điện thoại thông mình, xem thế nào. Cũng là thử xem tài liệu tham khảo bản cập nhật 2021 trên không gian mạng.

Thử vậy, nhưng mở mạng ra thì thấy khá thú vị: có nhiều báo cùng lúc đăng cái bài hướng dẫn làm lễ mùng 1 Tết kèm lời bài văn khấn, mà là bài văn khấn được khẳng định là chuẩn nhất. Như là một cuộc tranh nhau đăng bài chuẩn nhất vậy !

26/03/2020

Tảo mộ mùng 3 tháng 3 giữa đại dịch Cô Vy, trên quê hương biên viễn

Giữa đại dịch Cô Vy đang bùng phát toàn cầu, thì ngày Mùng Ba tháng Ba hôm nay (Thứ Năm, 26/3/2020), nhiều đền phủ vẫn tổ chức lễ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hệ thần Liễu Hạnh trong phạm vi rất hạn chế (ví dụ ở đây).

Các gia đình người Kinh vẫn theo tục lệ từ xưa, làm bánh trôi bánh chay từ sáng, rồi tầm trưa thì dâng cúng ông bà tổ tiên. Điện thoại từ sáng sớm đã báo lịch "Tết Hàn thực" trên màn hình.

Ở vùng người Tày Nùng các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn như thường niên, có hoạt động tảo mộ (pái mo), nhưng nhìn nhanh cũng thấy là bớt đi phần vô tư của những năm trước. Mọi người không giấu đi được nỗi âu lo về Cô Vy.

17/01/2020

Quan niệm sinh tử thay đổi nhanh : cầu siêu cho chó và cho người máy

Học giả Hayashi (Nhật Bản) đã ghi chép những thay đổi trong 25 năm qua mà bà trải nghiệm tại Nhật Bản.

Những thập niên gần đây (cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21) việc cầu siêu cho chó mèo từ chỗ đặc biệt, dần dần trở thành chuyện bình thường ở Nhật Bản. 

Nhớ lại, thì khoảng 15 -16 năm về trước, một lần ở đại hội nghiên cứu thường niên của Hội Xã hội học Tôn giáo Nhật Bản, tổ chức ở Đại học Viện Quốc học (Tokyo), có một báo cáo gây chú ý là về cầu siêu cho chó ở Nhật Bản lúc đó. Lúc đó, tôi mới gia nhập hội này, tham gia đại hội nghiên cứu lần đầu tiên. Lần đại hội ấy, có hai người Việt Nam tham gia - đều đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ (anh TMĐ từ Osaka lên và tôi thì đã ở Tokyo sẵn). Hai anh em Việt Nam lần đầu tiên gặp nhau, sau phần buổi sáng thì cùng đi ra bên ngoài lúc giải lao trưa, buổi chiều thì anh ấy về lại Osaka. Báo cáo về câu siêu cho chó là chương trình buổi chiều.

Bây giờ, còn là cầu siêu cả cho máy móc, mà tiêu biểu là cho người máy.

08/05/2019

Thêm một vị nhân thần thời kì Đổi Mới : vùng đầm phá Tam Giang với "đức khai canh" Phan Thế Phương (1934-1991)

Người xứ Huế phát âm chữ "Đức khai canh" theo giọng Huế, mình cứ nghe thành ra "đớc khai căn". Đó là vị thần quan trọng, thường là người thật (hoặc vốn thật) có công khai phá xóm làng, dạy bảo dân làm ăn.

Nếu vùng Vĩnh Phúc có Kim Ngọc (1917-1979) ở đêm trước Đổi Mới, thì xứ Huế cũng có Phan Thế Phương ở thời kì đầu Đổi Mới.

Dân miền biển huyện Tiền Hải thì thờ cụ Nguyễn Tạo (người gốc Nghệ, cùng quê với Nguyễn Công Trứ) có công khai canh cho dân hồi thập niên 1930. Cũng chính dân huyện Tiền Hải lập sinh từ thờ sống Nguyễn Công Trứ ngay thời giữa thế kỉ 19.

Dân vùng đầm phá Tam Giang ở xứ Huế thì thờ thần khai canh Phan Thế Phương (1934-1991). 

Xứ Huế là vậy. Có những người như Hồ Xuân Mãn man trá không có Đảng mà leo lên tận ghế Bí thư Tỉnh ủy, tham lam cái danh hiệu Anh Hùng (bị lật tẩy). Cũng có những người như cụ Phan Thế Phương xuất thân nhà giáo, được dân lập đền miếu thờ phụng đời đời.

29/08/2018

Sát bến tàu Cường Để rời bỏ nước Nhật ngày trước : giờ sắp có lễ Vu Lan của đạo tràng người Việt

Ít thời gian trước, tôi đã du lãng tới bến tàu mà cụ Cường Để phải rời bỏ nước Nhật khi phong trào Đông Du thất bại. Các cụ Phan Bội Châu và Cường Để bị nhà đương cục Nhật Bản trục xuất.

Khu vực bến tàu ấy, tôi đã kể ở đâyở đây, ở đây (năm 2016). Hồi ấy du lãng tới MoriShimo-ga-seki (hiện là Shimo-no-seki).

Hơn 100 năm trước, khu vực ấy hoàn toàn xa lạ với người Việt.

Nhưng bây giờ, sau hơn 100 năm, người Việt đã tập trung về đó khá đông, để học tập, làm việc và cư trú (một số là cư trú tạm, một số là định cư). Một đạo tràng Phật giáo Việt Nam đã được xây dựng, và sắp tới sẽ có lễ Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức.

25/04/2018

Hùng Vương 2018 nhìn ra xung quanh : với Cao Đài, ở Nha Trang

Hôm nay được nghỉ ở nhà. Bọn trẻ cũng không phải tới trường, nhưng lại bò ra làm bài tập các loại trong ngày mùng 10 tháng 3. Trời thì đổ mưa từ đêm qua.

Giỗ quốc tổ Hùng Vương năm 2018 nhìn ra xung quanh. 

Đầu tiên là Hùng Vương với lễ nghi của Cao Đài. Và sau là hoạt động giỗ tổ Hùng Vương ở Nha Trang.

18/03/2018

Xem nhanh gia phả họ Phan ở đất Củ Chi

"Họ Phan có truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều tấm gương hiếu học, khuyến học; có nhiều hậu duệ đời thứ sáu nắm bắt khoa học kỹ thuật, có trình độ văn hóa… đã hòa nhập và góp sức cùng làng xóm xây dựng Tân Thông Hội thành xã nông thôn mới hoàn mỹ.

13/09/2017

Giỗ Bác Hồ năm 2017 : tổ chức sớm một ngày tại Đỉnh Vua ở Bà Vì

"Núi Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì gồm có ba đỉnh nổi lên giữa đồng bằng Bắc bộ, bao gồm Đỉnh Vua cao 1.296m. Đỉnh Tản Viên cao 1.227m. Đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131mĐền thờ Bác Hồ được xây dựng trên đỉnh Vua nơi cao nhất của dãy núi Ba Vì"

11/09/2017

Ngày giỗ Bác Hồ : 21 tháng 7 âm lịch

Phong tục từ xa xưa, người Việt giỗ tổ tiên theo lịch âm. Nhiều năm nay, ngày giỗ Bác Hồ theo lịch âm được tổ chức ở khắp nơi. Song hành vẫn có nơi thì việc giỗ vào đúng ngày 2 tháng 9 dương lịch.

09/01/2017

Linh lực của chị em gái, so sánh Việt - Nhật - Đông Á (bài Suenari, 2010)

Một bài quan trọng, không thể bỏ qua khi nói về gia đình và văn hóa Việt Nam. Kết quả của khoảng 15 năm làm điều tra điền dã ở Việt Nam, lại với nền tảng khoảng 30 năm điền dã ở các vùng khác trong khu vực Đông Á. Bản dịch tiếng Việt của BTC hội thảo hiện nay thì dùng tạm.

Vào tháng 2 năm 2010, tức khoảng 7 năm về trước, có một hội thảo về đề tài phụ nữ được tổ chức tại Huế. Khi ấy, nhà dân tộc học/nhân loại học văn hóa Nhật Bản Suenari Michio (nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo) đang điều tra điền dã dài hạn tại Huế. Ông đã tham gia hội thảo ấy.

Bản tiếng Việt bài tham luận của ông dưới đây là tài liệu dịch vội từ bản tiếng Anh dùng trong hội thảo, được một học giả Việt Nam cùng tham gia hội thảo đưa lên blog vào năm đó (blog Chi).

13/09/2016

Nghệ sĩ toàn quốc Việt Nam đang ăn giỗ ai (Nguyễn Thúy Quỳnh hỏi)

Lần tới nếu gặp trực tiếp, sẽ hỏi bác nghệ sĩ Hoài Linh (đồng thời cũng là một thầy đồng có tiếng ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh).

Đầu tiên, là đưa lại câu hỏi của nhà văn Nguyễn Thúy Quỳnh.