Lấy một tổng quan (dạng nháp tạm thời, cho đến ngày hôm nay) của Wiki.
Home
05/12/2022
"Làm mới sắc phong" tháng 12 năm 2022 : hoàn trả sắc phong cho thôn Đào ở thành phố Phủ Lý
Lễ giao nhận được thực hiện vào Chủ Nhật ngày 4 tháng 12 năm 2022. Nhà văn Nguyễn Thế Vinh thay mặt nhóm nhân sĩ Hà Đông (nhà thơ Nguyễn Quang Thiều) trao lại 2 đạo sắc phong cho thôn Đào.
Nhận lời mời của nhà văn Nguyễn Thế Vinh, tôi đã có kế hoạch về Phủ Lý. Nhưng cuối cùng đành lỗi hẹn do mắc việc đột xuất.
19/03/2022
Những vấn đề làng xã truyền thống (ghi chép và phổ biến của Bùi Xuân Đính)
Học giả Bùi Xuân Đính của Viện Dân tộc là một trong những chuyên gia về cơ cấu tổ chức làng xã và văn hóa làng xã.
Gần đây, ông có tham gia làng Facebook Việt và đưa dần những ghi chép của ông về chủ đề trên lên lưới trời.
30/05/2021
Quê hương Sơn Nam Hạ : "chợ Viềng" đâu chỉ có ở Phủ Giày (Vụ Bản)
Chúng tôi dự kiến đi Sơn Nam Hạ vào tháng 5 hoặc tháng 6, nhưng bây giờ thì đành phải đẩy lùi thời gian xuống, vì dịch covid-19 vẫn đang hoành hoành.
Lúc ở Huế hồi cuối tháng 4 (xem lại ở đây) thì tính là cuối tháng 5 có thể ok. Rồi lại hoãn xuống cuối tháng 6. Nhưng bây giờ thì đành phải lùi tiếp, tới tháng 8 hay 9.
Lần này dự kiến chúng tôi đi cả vùng Nghĩa Hưng - Vụ Bản, rồi sẽ du lãng hai bên làng Keo (một bên Keo Thái Bình, một bên Keo Nam Định).
Nhân lúc chuẩn bị, thì ngồi xem tư liệu về chợ Viềng Vụ Bản, tức chợ Viềng Phủ Giày. Tư liệu cũ ghi là "Hội chợ Thánh" hay "Hội chợ Phủ".
Bây giờ, vẫn còn đang có nhiều ý kiến về nghĩa gốc của "Viềng".
Nhưng quê hương Sơn Nam Hạ yêu quí của chúng tôi thì đâu chỉ có một chợ Viềng Vụ Bản (chợ Viềng Vụ Bản thì xem ở đây trên Giao Blog). Thậm ra có nhiều chợ Viềng, tính sơ cũng phải 4 chợ cùng tên "chợ Viêng".
18/01/2021
Bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm 1478 (khắc dựng năm 1484), và tên danh sĩ Trần Bích Hoành
Chúng tôi tính du lãng xứ Nam, có ghé qua nơi chốn cũ của cụ Trần Bích Hoành ở huyện Vụ Bản ngày nay.
Tên tuổi cụ được ghi ở nhiều tư liệu cấp quốc gia.
Trên bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất - Hồng Đức 9 (năm 1478) thì thấy rõ tên của cụ. Bia này được soạn và khắc dựng vào năm Hồng Đức 15 (năm 1484), tức là muộn lại vài năm. Năm ấy, hoàng đế Lê Thánh Tông sai bọn Thân Nhân Trung soạn văn, khắc đá, dựng bia của nhiều khoa thi cùng một lúc.
Thân Nhân Trung và Ngô Sĩ Liên được vua giao nhiệm vụ độc quyển trong kì thi năm 1478.
Tư liệu ở dưới là bản trực tuyến của Viện Nc Hán Nôm - đã nằm sẵn trên mạng từ lâu. Tuy nhiên, bản hiện nay (đang xem ngày 18/1/2021) thì lại có nhầm lẫn sau: đưa nhầm ảnh chụp văn bia (cụ thể là đưa nhầm ảnh chụp đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất, nhưng là đời Cảnh Hưng, mà không phải đời Hồng Đức !).
23/10/2020
Một hướng tìm hiểu về bản chất tín ngưỡng Thành hoàng làng (bài Đặng Thế Đại)
Bài của học giả Đặng Thế Đại - vốn thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
11/08/2018
Nhìn từ xa một ngôi đình làng thờ Liễu Hạnh Công Chúa : khu vực Nam Xá ở phủ Lý Nhân
22/04/2017
Bão táp ở xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, từ ngày 22 tháng 4 năm 2017
13/04/2017
Du lãng cùng ông và cháu nhà cụ Yubi - 1 (hòa thượng Hồng Tiệm)
10/02/2016
25/12/2015
Noel 2015, gặp bạn vong niên
19/05/2015
17/05/2015
03/02/2015
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, vùng Khoái Châu vẫn rộ phong trào tảo hôn nam
Sau dị bản của thần tích thành hoàng (tướng quân và tướng cướp), là thương đến Cụ Ỉn ở trời Tây
Có bạn bảo: nhiều khi ranh giới giữa tướng quân và tướng cướp, không ngờ, là không bao xa.
07/11/2014
Làng văn hóa, bản văn hóa, ấp văn hóa (2001 - 2011)
Phải đi ngược chiều, mới thấy thú vị.