Mở đầu là tin từ báo Nhân Dân.
Các thông tin cập nhật và bổ sung được dán dần ở bên dưới như mọi khi.
Tháng 7 năm 2024,
Giao Blog
---
Thứ sáu, ngày 19/07/2024 - 17:53NDO - Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) |
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có Thông cáo đặc biệt về tổ chức Lễ Quốc tang đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
https://nhandan.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tu-tran-post819993.html
---
CẬP NHẬT
17.
习近平吊唁越共中央总书记阮富仲逝世
https://www.youtube.com/watch?v=0n3OVUmvr-c
16.
Hơn 400 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhật Bản
Đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhật Bản, các đoàn bày tỏ sự tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của Tổng Bí thư, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhật Bản. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 26/7, các đoàn đại diện Chính phủ, Quốc hội, chính đảng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ngoại giao đoàn các nước và kiều bào Việt Nam đã đến viếng và ghi sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Chủ tịch đảng Công Minh - đối tác của đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong liên minh cầm quyền ở Nhật Bản, Thượng nghị sỹ Natsuo Yamaguchi, đã bày tỏ sự tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một lãnh đạo kiệt xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ tịch Natsuo Yamaguchi cho biết trong chuyến thăm đến Nhật Bản vào năm 2015, ông đã có vinh dự được diện kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với Thủ tướng Nhật Bản lúc đó là Abe Shinzo.
Ông bày tỏ mong muốn nhân dân Việt Nam nhanh chóng vượt qua nỗi đau này và tiếp tục phấn đấu và vươn lên phía trước.
Ông khẳng định trong mối quan hệ rất tốt đẹp và bền vững giữa Việt Nam với Nhật Bản có sự đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trên nền tảng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đóng góp và tạo dựng, Chủ tịch đảng Công Minh hy vọng hai nước thắt chặt hơn nữa mối quan hệ song phương. Theo ông, đây là cách tốt nhất để báo đáp công sức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ trưởng Kỹ thuật Số, ông Kono Taro đã đến viếng và ghi sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bộ trưởng Kono Taro viết: “Tình cảm chúng tôi hướng về người dân Việt Nam,” đồng thời bày tỏ hy vọng quan hệ song phương tiếp tục vững mạnh.
Sau khi làm lễ viếng, Tham mưu trưởng liên quân Nhật Bản, Đại tướng Yoshida Yoshihide, đã ghi sổ tang bày tỏ sự chia buồn sâu sắc nhất với Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Đại tướng Yoshida viết: “Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sát cánh với nhân dân Việt Nam trong giờ phút đau buồn này.”
Đặc phái viên của Chủ tịch Hạ viện, Tổng Vụ trưởng Đối ngoại Hironori Yamamoto, viếng và ghi sổ tang: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ để đưa Việt Nam phát triển hơn nữa. Ông cũng đã có những đóng góp to lớn để thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản trong những năm qua.”
Đại diện sứ quán Lào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản. (Ảnh: TTXVN)
Chia sẻ về ấn tượng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thống đốc tỉnh Kanagawa, ông Kuroiwa Yuji, cho biết lần đầu tiên ông gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015. Đó là dịp Lễ hội Việt Nam đầu tiên tại Kanagawa được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến phát biểu trong lễ khai mạc.
Bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc đó đã được tất cả các cơ quan truyền thông Việt Nam truyền trực tiếp về trong nước.
Thống đốc Kuroiwa Yuji cho biết chính nhờ điều đó mà Lễ hội Việt Nam tại Kanagawa trở thành một sự kiện có ảnh hưởng lớn.
Đối với Kanagawa, đây là điều rất đáng mừng và tạo ra một tiền đề để cho quan hệ Kanagawa với Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Từ đó, Lễ hội Việt Nam diễn ra hằng năm tại Kanagawa và ngược lại Lễ hội Kanagawa được tổ chức thường xuyên tại Hà Nội.
Vào thời điểm diễn ra Lễ hội Việt Nam đầu tiên ở Kanagawa, có 10.000 người Việt Nam sống tại tỉnh và giờ đây con số này tăng lên mức 34.000 người.
Vào thời điểm năm 2015, không có bất kỳ một doanh nghiệp nào của Kanagawa đầu tư vào Việt Nam nhưng bây giờ có 17 doanh nghiệp và chính quyền tỉnh Kanagawa hỗ trợ vô cùng tích cực cho các doanh nghiệp Kanagawa sang làm ăn ở Việt Nam.
Thống đốc Kuroiwa Yuji nhấn mạnh: “Chúng ta bắt đầu bằng giao lưu văn hoá và bây giờ đang là giao lưu kinh tế và chúng ta đang tiến hành giao lưu trên nhiều lĩnh vực. Người tạo ra xuất phát điểm đó chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tôi rất biết ơn ông vì điều này.”
Thống đốc tỉnh Yamanashi, Nagasaki Kotaro, bày tỏ sự đau buồn khi nhận được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Ông gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Thống đốc Nagasaki Kotaro cho biết trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Nhật Bản vào tháng 9/2015, ông có vinh dự được gặp Tổng Bí thư.
Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản mặc niệm. (Ảnh: TTXVN)
Ấn tượng đầu tiên của ông về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một phong thái điềm đạm, hiền hòa nhưng đầy uy nghiêm, toả sáng trí tuệ của một lãnh đạo. Ông xúc động cho biết lúc đó, với tư cách là nghị sỹ Quốc hội, ông đã có vinh dự được chụp ảnh chung với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thống đốc Nagasaki Kotaro khẳng định những lời nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã đóng góp rất lớn cho tăng cường quan hệ giữa tỉnh Yamanashi với Việt Nam.
Ông bày tỏ sự kính phục đối với những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư cho quan hệ hai nước và kính chúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng an nghỉ.
Cựu Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yushita Hiroyuki viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam, một người bạn lớn của Nhật Bản.”
Cũng trong ngày 26/7, kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục đến viếng và ghi sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trà My, một sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản, đã viết: “Bản thân con từ khi còn trên ghế nhà trường đại học, được tiếp thu và học tập tư tưởng đạo đức-lý luận chính trị, con thật sự đã thấm nhuần được lý tưởng cách mạng và biết ơn đến các vị anh hùng dân tộc.
Từ tận đáy lòng, con xin hứa sẽ trở thành một công dân tốt và có ích cho xã hội. Con có thể chưa đủ năng lực để sánh vai với các vị lãnh đạo và anh hùng đi trước. Nhưng con hứa sẽ luôn làm việc và học tập hết mình vì là người Việt Nam.”
Một thanh niên Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản viết: “Đời đời chúng cháu khắc ghi công ơn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chúng cháu xin hứa sẽ là người công dân Việt Nam ưu tú dù có ở bất cứ nơi đâu. Xin luôn mang theo tinh thần mà Tổng Bí thư luôn mang, tinh thần của một thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh."
Tổng cộng có hơn 400 đoàn đã đến viếng và ghi sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhật Bản./.
https://vnembassy-jp.org/vi/h%C6%A1n-400-%C4%91o%C3%A0n-%C4%91%E1%BA%BFn-vi%E1%BA%BFng-t%E1%BB%95ng-b%C3%AD-th%C6%B0-nguy%E1%BB%85n-ph%C3%BA-tr%E1%BB%8Dng-t%E1%BA%A1i-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n
15.
1. Cách đây 16 năm, khi đó là phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, tôi được Tổng Biên tập cử đi đưa tin Đoàn công tác do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu thăm bà con bị lũ lụt tại tỉnh Lào Cai. Lúc 14h ngày 12-8-2008, sau khi trực thăng hạ cánh, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đến thẳng thôn Tùng Chỉn I (xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát), nơi bị thiệt hại nặng nề nhất.
Trước nỗi đau mất mát của bà con, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, động viên mà mắt ngấn lệ. Tôi còn nhớ, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã ôm, vỗ về, động viên một thanh niên “mất cả cha, cả mẹ và 2 em, giờ chỉ còn cháu trơ trọi trên đời”… Đến 19h30 hôm đó, khi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lào Cai, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ xúc động trước tinh thần đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của đồng bào... Chủ tịch Quốc hội chân tình: "Tôi lên đây để thăm hỏi, nắm tình hình bà con, về tôi sẽ báo cáo Bộ Chính trị và đề nghị Chính phủ có phương án hỗ trợ khắc phục hậu quả; cá nhân tôi không quyết được hỗ trợ tỉnh bao nhiêu kinh phí cả...".
Cũng trong chuyến công tác ấy, ngày hôm sau, khi về tỉnh Yên Bái, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng xắn quần lội nước quá đầu gối, tay xách đôi dép nhựa tiền phong, đội mũ cối vào thăm hỏi, tặng quà các gia đình bị thiệt hại nặng.
Tại trụ sở Tỉnh ủy Yên Bái, Đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh đến 12h trưa. Công việc xong xuôi, Chủ tịch Quốc hội nói: "Tôi biết trưa nay, tỉnh đã chuẩn bị cơm nước rồi, nhưng giờ đề nghị các đồng chí ăn cơm cho nhanh để kịp về chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt; còn Đoàn công tác chỉ “xin” mỗi người một nắm xôi mang lên máy bay ăn để về Hà Nội cho sớm còn làm việc".
Thời điểm đó, các đoàn Trung ương về tỉnh công tác đều được "tiền hô hậu ủng", oai phong lắm. Trên đường phố, xe rú còi inh ỏi, trong - ngoài hội trường đều treo băng rôn, biểu ngữ "Nhiệt liệt chào mừng đồng chí X về thăm và làm việc với tỉnh...”. Lại còn có chuyện bàn giao đoàn công tác giữa tỉnh này với tỉnh kia. Cụ thể là, tỉnh tiễn đoàn phải đưa đến hết địa giới hành chính của mình, tỉnh đón thì đợi sẵn, rước đoàn ở nơi giáp ranh, có khi cách hàng trăm cây số mới về đến tỉnh lỵ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thấy việc này phiền phức quá đã đề nghị bỏ. Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, cán bộ Trung ương về tỉnh công tác, về với dân là trách nhiệm, không nên bày vẽ chào mừng, đưa rước cho phiền phức, làm khó địa phương…
Đây là những câu chuyện nhỏ thể hiện phong cách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà chúng tôi còn nhớ mãi, đó là đức tính mẫu mực, khiêm tốn, gần dân, lo cho dân, chia sẻ với dân và đặc biệt không làm phiền dân...
2. Tôi nhớ mãi lần đầu tiên được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bác hỏi: "Cậu này ở đâu ra thế này"?. Tôi đáp: "Dạ thưa, cháu là phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, học Tổng hợp Văn, đồng môn với bác đấy ạ". Bác vui vẻ động viên: "Thế à! Thế thì yên tâm rồi. Cố gắng làm việc tốt nhé!". Từ đó, trên quãng đời làm báo của mình, chúng tôi luôn có niềm động viên, khích lệ lớn lao - đồng môn với bác Nguyễn Phú Trọng.
Năm 2011, tôi chuyển công tác, ít có cơ hội được gặp, ít được tiếp xúc, được nghe Tổng Bí thư dặn dò, chỉ dạy... Mãi đến năm 2015, tại Hội báo Xuân toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Hội báo. Thấy tôi ở gian trưng bày của Báo Kinh tế & Đô thị, mặc dù trên đường ra về, Tổng Bí thư vẫn ghé vào thăm. Tổng Bí thư hỏi thăm tình hình hoạt động của báo và nói: “Tôi cũng là người ủng hộ thành lập Báo Kinh tế & Đô thị đấy”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dặn, làm báo phải có tư tướng, phải đúng tôn chỉ mục đích, nội dung phải tập trung vào lĩnh vực kinh tế, đô thị, là những vấn đề mới… Lời dặn của Tổng Bí thư đã khích lệ chúng tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ… Năm 2020, kỷ niệm 20 năm ngày Báo Kinh tế & Đô thị ra số đầu tiên, mặc dù bận trăm công nghìn việc, Tổng Bí thư vẫn quan tâm, gửi lẵng hoa chúc mừng báo, để thấy một Tổng Bí thư chu đáo, nghĩa tình biết nhường nào…
Với những người làm báo chúng tôi, chấn hưng văn hóa luôn đau đáu trong lòng. Một thời gian dài, lĩnh vực văn hoá chưa được quan tâm đúng mức. Ngày 24-11-2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra. Khi nghe Tổng Bí thư phát biểu, đọc bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, đọc Chân quê của Nguyễn Bính, tôi đã rưng rưng…
Sau khi nhận nhiệm vụ làm Tổng Biên tập Báo Hànộimới, tôi được biết, khi giữ cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần đến thăm và làm việc với Báo Hànộimới. Đáng nhớ nhất là sáng 9-10-2002, Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố thăm và ký duyệt ma-két các trang Báo Hànộimới hằng ngày số đầu tiên ra 8 trang (số báo ra ngày 10-10-2002) nhân kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2002).
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng dặn dò: "Làm báo Đảng địa phương vừa đúng, vừa hay là việc không dễ. Báo Hànộimới phải giữ vững bản lĩnh chính trị, vừa đa dạng về nội dung và đổi mới phương thức thể hiện, vừa mang nét riêng của Hà Nội để ngày càng hấp dẫn bạn đọc". Ngày đó, đồng chí Nguyễn Phú Trọng mong báo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, xứng đáng là tập thể "bản lĩnh, sáng tạo, đổi mới, phát triển". Đó là những lời dạy quý giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Hànộimới. Chúng tôi, những người làm báo Đảng Thủ đô hôm nay, nguyện nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu học tập và công tác theo những lời chỉ đạo, dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
3. Con người, tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội tụ nhân cách của một bậc đại nho: “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”; lấp lánh tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi, lòng yêu thương con người bao la của Nguyễn Du... Tổng Bí thư là một nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà lý luận, đã kiến giải thấu đáo nhiều vấn đề khó của thời đại... Cao hơn cả, Tổng Bí thư là một người cộng sản chân chính, hiến trọn đời mình cho Đảng, cho đất nước, cho dân tộc. Chắc ai cũng thấm thía câu nói của Tổng Bí thư: "Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ; tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!".
Giáo sư Nguyễn Kim Đính, nguyên Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, là thầy dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, năm nay đã 93 tuổi, có câu đối tặng học trò khi nhậm chức Tổng Bí thư: Trọng chính, Trọng liêm, hưng Đảng tiết (trọng sự chính trực, trọng sự liêm khiết, chấn hưng khí tiết Đảng); Dương tài, dương trí, kết dân tâm (đề cao người tài, đề cao trí thức, kết chặt lòng dân). Chỉ 14 chữ thôi, nhưng đã phản ánh đầy đủ nhân cách, đạo đức, tài năng và đóng góp lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cả tuần nay, trời mưa tầm tã. Chiều nay trời quang, như để thuận tiễn đưa nhà lãnh đạo lỗi lạc về với thế giới người hiền. Đồng bào đứng kín hai bên đường tiễn đưa Tổng Bí thư, ai cũng xúc động, nhiều người mắt nhòa lệ! Tôi lại nhớ đến câu thơ của Tố Hữu viết khi đưa tiễn Bác Hồ: "Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn/Xin nguyện cùng người vươn tới mãi...".
Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!
Hà Nội, ngày 26-7-2024.
- “Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn”27/07/2024 - 06:42
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đảng viên thật sự vẹn toàn26/07/2024 - 22:48
- Trao tặng sách quý của Tổng Bí thư cho những người làm văn hóa ở Pháp26/07/2024 - 21:00
- Lãnh đạo cấp cao các nước, tổ chức quốc tế, các đảng chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần26/07/2024 - 20:54
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục đón đoàn viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng26/07/2024 - 20:37
- Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng26/07/2024 - 20:00
- Hơn 56.000 người viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Lại Đà26/07/2024 - 19:30
- Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng26/07/2024 - 19:11
- Tấm lòng của những người làm báo Hànộimới với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng26/07/2024 - 17:57
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quốc tế tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng26/07/2024 - 16:00
14.
Chiều 26/7, sau lễ truy điệu tại Nhà tang lễ Quốc gia, linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được linh xa đưa đến Nghĩa trang Mai Dịch để an táng. Tổng Bí thư mãi yên nghỉ, để lại niềm tiếc thương vô hạn với Đảng, Nhà nước, nhân dân và gia đình.
XEM VIDEO: Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Video: Người dân xếp hàng kín các tuyến phố tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
15h20:
Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gia quyến đi vòng quanh phần mộ Tổng Bí thư.
Các lực lượng vũ trang giơ tay chào. Nhiều người chắp tay bái biệt trước mộ và di ảnh Tổng Bí thư.
Bênh cạnh phần mộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phu nhân Ngô Thị Mận cùng gia đình Tổng Bí thư bắt tay cảm ơn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và các đại biểu dự Lễ an táng, đã tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ.
15h15:
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia quyến và các đại biểu dành 1 phút mặc niệm tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thay mặt Ban Tổ chức Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đại biểu khách quý và đồng bào, đồng chí cả nước, các lực lượng vũ trang, các vị nhân sĩ, trí thức, các chức sắc tôn giáo, các đoàn ngoại giao, lãnh đạo các nước, các tổ chức và bạn bè quốc tế đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự Lễ truy điệu, Lễ an táng và tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
15h09:
Các chiến sĩ tiêu binh thực hiện nghi thức lấp mộ trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia quyến Tổng Bí thư và các đại biểu dự Lễ an táng.
15h00:
Đại tá Nguyễn Thiện Học, Đoàn trưởng Đoàn Nghi lễ Quân đội thông báo Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.
Nghi thức hạ huyệt bắt đầu.
Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gia quyến Tổng Bí thư thả những nắm hoa và đất đầu tiên xuống huyệt mộ.
14h50:
Sau hơn 1 giờ di chuyển qua các tuyến phố, đoàn xe tang lễ chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến nghĩa trang Mai Dịch.
Lễ an táng Tổng Bí thư sẽ bắt đầu sau khoảng 10 phút nữa.
Phần mộ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm bên phải Đài Tổ quốc ghi công, sau phần mộ của cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Nghị định 105 của Chính phủ quy định các thành phần cán bộ cao cấp đủ tiêu chuẩn an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, đó là cán bộ thuộc Bộ Chính trị quản lý; lão thành cách mạng trước năm 1945 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh; các tướng lĩnh xuất sắc, anh hùng lực lượng vũ trang,...
14h23:
Đoàn xe tang lễ chở linh cữu Tổng Bí thư đến đường Trần Duy Hưng, sau đó qua nút giao Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long...
Video: Đoàn xe qua sân vận động Mỹ Đình.
13h58:
Đoàn xe đưa linh cữu Tổng Bí thư qua các phố tại Hà Nội.
Video: Đoàn xe qua đường Nguyễn Chí Thanh
13h46:
Xe chở linh cữu chuẩn bị rời nhà tang lễ trong tiếng kèn trầm buồn. Đoàn người xếp thành lối cho xe chở linh cữu tiến ra cổng.
Đoàn xe đã bắt đầu khởi hành từ Nhà tang lễ quốc gia đi theo lộ trình: Nhà tang lễ Quốc gia - Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông - Quảng trường Cách mạng tháng 8 - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú – Kim Mã - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - đường gom Đại lộ Thăng Long - Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - vào Nghĩa trang Mai Dịch.
Video: Lễ di quan để đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời nhà tang lễ.
13h40:
Người dân đứng đưa tiễn Tổng Bí thư trên đường phố Hà Nội.
Hàng nghìn người dân đã đứng dọc hai bên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) với mong muốn tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bà Nguyễn Thị Thoa (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) đã không cầm được nước mắt của mình.
Bà cho biết, khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, bà đã rất đau buồn và mong muốn đưa tiễn Tổng Bí thư.
13h35:
Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường tay đặt lên linh cữu, cùng đội tiêu binh đưa di hài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra xe.
Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được các sĩ quan QĐND Việt Nam chuyển lên cỗ linh xa.
Linh cữu Tổng Bí thư được chuyển lên cỗ linh xa di chuyển về nơi an táng. Đoàn lãnh đạo cấp cao đứng nghiêm trang trước xe chở linh cữu chờ đội tiêu binh làm thủ tục.
13h30:
Bắt đầu lễ di quan để đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nghĩa trang Mai Dịch.
Các sĩ quan QĐND Việt Nam và Đội nghi lễ đang chuẩn bị các thủ tục để tiến hành lễ di quan. Các sĩ quan QĐND Việt Nam rước di ảnh, khung gắn Huân chương, Huy chương của Tổng Bí thư.
Tiếp đó, 3 chiến sĩ tiêu binh rước di ảnh, Huân huy chương và cờ Tổ quốc phủ trên di quan ra khỏi nhà tang lễ.
Phía sau 12 chiến sĩ tiêu binh chia làm hai hàng khiêng linh cữu ra sân nhà tang lễ - nơi đặt cỗ linh xa.
13h18:
Sau điếu văn, con trai Tổng Bí thư là ông Nguyễn Trọng Trường thay mặt gia quyến nói lời cảm ơn tới các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương, lãnh đạo các nước, bạn bè quốc tế...
Thay mặt gia đình, ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đáp từ: "Bố chúng cháu sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y bác sĩ đầu ngành tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao bệnh nặng, đã đã từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19-7-2024 (tức ngày 14 tháng 6 năm Giáp Thìn), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi.
Bố chúng cháu không còn nữa mang đến nỗi đau sâu sắc đối với gia đình, nhất là mẹ cháu.
Từ khi bố chúng cháu lâm bệnh đến tận những giây phút cuối cùng, và trong suốt quá trình tổ chức tang lễ, gia đình luôn nhận được rất nhiều tình cảm động viên, chia sẻ chân tình, sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương, các ông bà, các bác, các cô chú, anh chị em; tình cảm của nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.
Mẹ cháu và toàn thể gia đình xin bày tỏ lòng sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất.
Tại thời khắc này, một lần nữa, cháu xin cảm ơn tới các bác, các cô, các chú lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao các cơ quan đoàn thể Trung ương và địa phương, các quý vị đại biểu, các ông bà, các cô chú, anh chị em, đồng bào ta và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa bố chúng cháu về nơi an nghỉ cuối cùng.
Gia đình xin cảm ơn các cơ quan đoàn thể Trung ương, địa phương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Nhà tang lễ Quốc gia đã chuẩn bị chu đáo trong những ngày tang lễ; các cơ quan, thông tấn, báo chí đã đưa tin kịp thời về lễ tang.
Trong quá trình tổ chức tang lễ chắc chắn không tránh khỏi sơ suất và gây ra phiền hà cho bà con, gia đình xin được lượng thứ".
Trong tiếng nhạc "Hồn tử sĩ", gia quyến cùng đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đi xung quanh linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chắp tay vái trước linh cữu Tổng Bí thư, phu nhân Ngô Thị Mận bật khóc nức nở.
13h05:
Nhạc Quốc ca kết thúc, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Tang lễ, bước lên bục đọc lời điếu.
Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết: Hôm nay, trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế và gia đình long trọng tổ chức Lễ truy điệu và tiễn đưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới về nơi an nghỉ cuối cùng.
Tổng Bí thư mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của Đảng ta, dân tộc ta, Nhân dân ta. Đất nước ta mất đi nhà lãnh đạo tài năng; phong trào cộng sản, tiến bộ thế giới mất đi nhà lý luận sắc bén; bạn bè quốc tế mất đi người bạn chân thành, người đồng chí thân thiết; gia đình, dòng tộc, quê hương Đông Hội mất đi người con ưu tú.
Gần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhà tư tưởng Nguyễn Phú Trọng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã làm sáng tỏ lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về vai trò của Đảng Cộng sản, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, di sản vô giá đó đã củng cố niềm tin mãnh liệt về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của phong trào cộng sản trên thế giới, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay.
Với tầm nhìn chiến lược về tình hình quốc tế trong thế giới đương đại, với những nỗ lực không ngừng góp phần duy trì, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, Tổng Bí thư mở ra chương mới trong quan hệ giữa nước ta với đối tác quốc tế, thúc đẩy tình hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia, tăng cường sự đóng góp của Việt Nam bằng nhiều cam kết, hành động thiết thực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa đất nước ta tiến lên mạnh mẽ.
“Mãnh liệt truyền cảm hứng, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bằng trí tuệ, tinh thần nhân văn, nhân ái cao cả, bằng ý chí, quyết tâm mạnh mẽ, bằng nhân cách và danh dự người chiến sĩ cộng sản hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tâm niệm “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, Nhà lãnh đạo kiên trung Nguyễn Phú Trọng không ngừng xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước ta, dân tộc ta thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới”, Chủ tịch nước khẳng định.
Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, Tổng Bí thư đã đi sâu làm rõ về bản chất của Đảng, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam. Từ đó, Tổng Bí thư đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng. Đây là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” vô cùng gian nan vất vả làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, khẳng định vai trò tiên phong, bản lĩnh, trí tuệ, để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh”.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn”, Nhà văn hóa lớn Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều tâm huyết và có cống hiến đặc biệt quan trọng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đồng chí, sau hơn 70 năm Đảng ta đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về văn hóa - mốc son gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Với nhãn quan chính trị sâu sắc, nhạy bén, Tổng Bí thư đã nâng tầm tư duy chiến lược, tạo bước phát triển mới cho nền quốc phòng, an ninh và đối ngoại Việt Nam. Đó là tư tưởng về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; luôn chú trọng xây dựng thế trận lòng dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng tinh, gọn, mạnh, thật sự trong sạch, vững mạnh; Quân đội, Công an đoàn kết gắn bó như “hai cánh của một con chim”, như “thanh kiếm và lá chắn”, chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Phát huy vai trò tiên phong của nền ngoại giao toàn diện, hình thành và lãnh đạo thực hiện hiệu quả nghệ thuật ngoại giao thời đại mới mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” trên cơ sở cốt cách con người Việt Nam “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “hòa hiếu”, “lấy chí nhân thay cường bạo”. Dưới sự dẫn dắt của Đồng chí, Việt Nam trở thành đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm trên trường quốc tế; không ngừng hội nhập sâu rộng, toàn diện vào nền chính trị quốc tế, nền kinh tế thế giới và nền văn minh nhân loại.
Chủ tịch nước bày tỏ, trọn cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; mang hết tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, làm việc đến hơi thở cuối cùng, tận tâm, tận lực, tận hiến cho Đảng, cho nước, cho dân; khẳng định một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân.
Tổng Bí thư thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư”, lối sống giản dị, liêm khiết, chân thành, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, sâu sát, quyết liệt, nhất quán giữa nói và làm, tôn trọng và yêu thương con người, rất đỗi gần gũi với nhân dân; thật sự là hạt nhân quy tụ đoàn kết, thống nhất trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta...
“Chúng ta thành kính, tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao, cống hiến vô cùng to lớn của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ghi nhận những công lao, cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đồng chí, Đảng, Nhà nước đã trân trọng trao tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao quý nhất; nhưng hơn hết, Đồng chí mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo kết tinh phẩm giá, nhân cách của Đảng, hiện thân của hòa bình, thống nhất và tiến bộ; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện một lòng thực hiện ước nguyện của Tổng Bí thư, khắc cốt ghi tâm lời căn dặn “Nếu là người, hãy là người Cộng sản”, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước đã lựa chọn.
13h00:
Tại Nhà tang lễ Quốc gia, Thượng tá Bùi Văn Thu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội thông báo đến giờ cử hành Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang thay mặt Ban Lễ tang tuyên bố bắt đầu Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thường trực Ban Bí thư cho biết, những ngày qua tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có gần 6.000 đoàn đại biểu đại diện các cơ quan, đoàn thể Trung ương, địa phương, đơn vị, lực lượng vũ trang nhân dân, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, các tổ chức, cá nhân trong nước; gần 100 đoàn đại biểu quốc tế và gần 200.000 đồng bào, đồng chí đã đến viếng Tổng Bí thư tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TPHCM) và tại xã Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội).
Có gần 500.000 lượt người dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang truy cập gửi lời chia buồn qua sổ tang điện tử. Nhiều lãnh đạo các nước, bạn bè quốc tế đã đến viếng, chia buồn với Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư.
"Trong niềm tiếc thương vô hạn, vào thời khắc linh thiêng này, chúng ta tập trung tại đây để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu", Thường trực Ban Bí thư tuyên bố.
Sau lời tuyên bố ngắn gọn, Quốc ca vang lên.
12h55:
12h50:
Các cán bộ của Quân chủng Hải quân đứng xếp hàng ngay ngắn tay cầm ảnh Tổng Bí thư tại ngã ba Tràng Tiền - Phan Chu Trinh.
12h00:
Các chiến sĩ trường Học viện Kỹ thuật Quân sự ứng trực tại đường Lê Quang Đạo.
11h50:
Tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM), người dân viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước giờ chia xa mãi mãi.
11h40:
Tại nghĩa trang Mai Dịch, dù còn hơn 3 giờ nữa mới tới Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng từ 11h30 đã có rất đông người dân đến từ các tỉnh thành có mặt tại đây.
Các lực lượng đang triển khai các nhiệm vụ, đảm bảo an ninh trật tự. Theo ghi nhận, cổng vào nghĩa trang Mai Dịch đã đóng.
Nhiều người dân đã đứng sẵn phía bên đường đối diện, nơi nhìn thẳng vào cổng nghĩa trang, để có thể thấy rõ được hình ảnh các đoàn xe đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến an táng tại nghĩa trang.
Rất nhiều người dân có mặt từ sớm, có người đến từ Nam Định, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... Tất cả đều tự nhắc nhau giữ gìn an ninh trật tự, không làm phiền tới các lực lượng làm nhiệm vụ.
Video: Người dân xếp hàng bên ngoài nghĩa trang Mai Dịch chờ đợi tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
11h30:
Theo quy định, lực lượng phục vụ Lễ truy điệu có 4 sĩ quan túc trực bốn góc linh cữu; 6 chiến sĩ bồng súng túc trực đứng bên ngoài; 2 chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa nhà tang lễ; 1 tổ Quốc kỳ; 1 tổ Quân kỳ; lực lượng danh dự ba Quân chủng (127 cán bộ, chiến sĩ), quân nhạc phục vụ Lễ truy điệu.
Lực lượng phục vụ Lễ đưa tang có 1 sĩ quan mang ảnh, 1 sĩ quan mang gối Huân chương, 1 sĩ quan quấn cờ. Đội công tác gồm 1 sĩ quan và 12 chiến sĩ khiêng linh cữu; 7 chiến sĩ chuẩn bị xe tang; lực lượng danh dự ba Quân chủng.
Phương tiện phục vụ Lễ tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị gồm: 1 xe chỉ huy; 1 xe chở Quốc kỳ, ảnh, gối Huân chương; 1 xe chở Quân kỳ; 6 xe chở đội hình danh dự; 1 xe hoa; 1 xe kéo xe tang (phía cuối xe tang là khẩu lựu pháo 122mm); 1 xe dự phòng; 2 xe thông tin, 1 xe cứu thương.
11h00:
Trước khi bắt đầu Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các lực lượng tiêu binh đã tập hợp đội hình trước sân Nhà tang lễ Quốc gia. Đoàn xe tang, xe nghi thức và đội ngũ sẵn sàng ở khu vực quy định.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tại Thủ đô Hà Nội – nơi diễn ra Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời tiết cơ bản thuận lợi, nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi.
Người dân cần lưu ý các tuyến đường cấm triệt để phương tiện lưu thông từ bây giờ đến 14h30 gồm: Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ (đoạn từ Lò Đúc đến Tăng Bạt Hổ), Nguyễn Công Trứ (đoạn từ Lò Đúc đến Trần Thánh Tông), Yec-Xanh, Trần Thánh Tông, Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn (đoạn từ Nguyễn Cao đến Yec-Xanh), Nguyễn Cao (đoạn từ Lê Quý Đôn đến Nguyễn Huy Tự), Hàng Chuối (đoạn từ Hàn Thuyên đến Nguyễn Công Trứ) và đường Trần Khánh Dư (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lê Quý Đôn).
Từ 14h đến 18h, cấm các phương tiện lưu thông trên tuyến Hồ Tùng Mậu (đoạn từ Lê Đức Thọ đến Nguyễn Cơ Thạch).
Tối qua, để phục vụ người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lễ viếng tại Nhà tang lễ Quốc gia đã kéo dài tới 24h thay vì kết thúc lúc 22h như thông báo ban đầu.
Từ sáng sớm hôm nay (26/7), hàng nghìn người dân đã xếp hàng nối dài trên các tuyến đường quanh những địa điểm tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội, TPHCM để chờ được vào viếng Tổng Bí thư.
Theo Ban Tổ chức Lễ tang, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.
Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Ban Tổ chức Lễ tang cho biết, từ 7h đến 19h30 ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
>> TOÀN CẢNH LỄ VIẾNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: XEM TẠI ĐÂY
>> LỄ VIẾNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI CÁC NƯỚC: XEM TẠI ĐÂY
>> LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC GHI SỔ TANG: XEM TẠI ĐÂY
>> NHÂN DÂN VIẾNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: XEM TẠI ĐÂY
VietNamNet tường thuật trực tiếp Lễ truy điệu, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mời bạn đọc bấm F5 để thấy thông tin mới nhất.
https://vietnamnet.vn/le-truy-dieu-le-an-tang-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-2305705.html
13.
https://www.facebook.com/hue.tranthi.5030/posts/pfbid02tEtp2oXE9bBwAJMvH6rD95YQuBeiYSRcGxzRcBNy8WrwB5VUSM38FpZieBXtaEoKl
12.
Gia quyến Tổng Bí thư do bà Ngô Thị Mận, phu nhân Tổng Bí thư dẫn đầu vào viếng. Lần lượt đi vòng qua linh cữu, dòng người mang khăn tang trắng không cầm được nước mắt nghẹn ngào.
Sáng 25/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Trước khi đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ban ngành và khách quốc tế vào viếng, gia quyến Tổng Bí thư dâng hương kính viếng Tổng Bí thư.
Đoàn gia quyến do bà Ngô Thị Mận, phu nhân Tổng Bí thư dẫn đầu. Trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ, người thân trong đoàn gia đình họ tộc Tổng Bí thư đã thành kính dâng hương, dâng hoa. Vòng hoa của gia quyến mang dòng chữ "Vợ cùng các con cháu vô cùng thương tiếc".
Lần lượt đi vòng qua linh cữu Tổng Bí thư, dòng người mang khăn tang không cầm được nước mắt nghẹn ngào.
Trên báo chí và mạng xã hội, hình ảnh, những câu chuyện về cuộc sống, tình cảm gia đình của Tổng Bí thư và phu nhân được đăng tải khiến nhiều người xúc động.
Những ngày qua, bà Ngô Thị Mận nhận được nhiều sự chia buồn từ Đảng, Nhà nước, người dân và bạn bè quốc tế.
Trong thư tay phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gửi đến phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có viết: "Chị Mận thân mến ơi, tất cả người dân Việt Nam và rất nhiều người ở Lào đều biết đến tên tuổi của anh Trọng, một người đã cống hiến không biết mệt mỏi cả cuộc đời vì đất nước và vì nhân dân Việt Nam cho đến hơi thở cuối cùng".
Lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Hình ảnh xe Toyota Crown đời 1998 ở tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngày 25/7, hàng vạn người dân khắp mọi miền đã về thôn Lại Đà (xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội), quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, để xếp hàng chờ đến lượt vào viếng, thắp hương tưởng nhớ ông.
XEM VIDEO: Dòng người xếp hàng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội
Lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Viếng Tổng Bí thư, những người bạn học ngậm ngùi 'từ nay họp lớp vắng anh'
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một người thầy của ngành ngoại giao
https://vietnamnet.vn/hang-van-nguoi-xep-hang-dai-cho-vieng-tong-bi-thu-tai-que-nha-2305510.html
11.
Bây giờ, Anh đã đi xa, qua những dòng tâm huyết này, tôi muốn chia sẻ những kỷ niệm đẹp với lớp Văn K8, với Anh. Lòng tôi rưng rưng đầy niềm tiếc thương. Kính tiễn Anh, một nhân cách lớn - đồng chí Tổng Bí thư.
Những kỷ niệm đẹp với lớp Ngữ văn K8
Tôi thuộc lớp sinh viên Ngữ văn khóa I, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-1959). Sau khi tốt nghiệp, tôi được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy khoa Ngữ văn.
Năm 1965, Đảng và Nhà nước chủ trương sơ tán tất cả trường đại học về vùng nông thôn để tránh giặc lái Mỹ đánh phá vào các cơ sở đào tạo cán bộ của ta.
Mùa hè năm 1965, tôi và thầy Trần Hữu Nghĩa được Ban Chủ nhiệm khoa Văn giao nhiệm vụ đi cùng lớp sinh viên K8 (1963-1967) lên sơ tán ở huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (bây giờ là Thái Nguyên).
Lớp sinh viên K8 rất đông, hơn 120 người, tập hợp từ ba nguồn: Học sinh phổ thông; cán bộ đương chức được cử đi học nâng cao trình độ; số còn lại từng học ở Liên Xô, Đông Âu trở về tiếp tục học ở trong nước.
Thầy trò chúng tôi “đóng quân” ở xóm Tràng Dương, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ. Hằng ngày, chúng tôi phải leo dốc, các bạn sinh viên thường vui gọi là “dốc tắt thở”, vì lên đến nơi là hụt hơi, phải ngồi nghỉ khá lâu. Chúng tôi vào rừng khai thác gỗ, nứa, các loại vật liệu về xây dựng thư viện, lớp học, văn phòng khoa, nhà bếp nấu ăn của lớp K8...
Công việc xây dựng cơ sở lán trại của lớp sinh viên K8, K9, K10, K11 diễn ra rất khẩn trương và sớm kết thúc để bước vào khai giảng năm học mới (1965-1966).
Ngoài công việc giảng dạy, tôi còn được bổ nhiệm làm Bí thư Khoa (chức danh thường dùng lúc ấy - chính xác là Chánh Văn phòng Khoa).
Lớp sinh viên K8 đông về số lượng, mạnh về chất lượng vì nhiều cán bộ về đi học. Họ từng trải, nhiều kinh nghiệm, giỏi về công tác dân vận, giỏi tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể… Các bạn trẻ từ phổ thông lên thì sinh hoạt trong Chi đoàn Thanh niên do anh Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư. Khối này rất nhiệt tình, năng động tham gia các hoạt động học tập, ngoại khóa. Mỗi khi có việc cần điều động sinh viên tham gia với địa phương, tôi thường chủ yếu dựa vào lớp này.
Tôi nhớ năm 1967, Hội diễn văn nghệ toàn miền Bắc lần thứ II diễn ra tại Hà Nội. Để hưởng ứng hội diễn, khoa Văn đã phát động hội diễn văn nghệ (ca hát, diễn kịch), chọn tác phẩm đạt giải nhất đưa về Hà Nội tham gia hội diễn ở Trung ương.
Lớp sinh viên K8 lập đội kịch nghiệp dư, do anh Hoàng Chương phụ trách. Các anh chọn vở kịch “Những người chiến thắng” của nhà viết kịch Học Phi. Tác phẩm ngợi ca tấm gương kiên cường, bất khuất của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong công cuộc chống Mỹ cứu nước của đồng bào miền Nam ruột thịt. Vở này đoạt giải Nhất trong hội diễn của khoa. Sau đó, tôi và thầy Bùi Ngọc Trác được khoa cử đi cùng đội kịch Văn K8 về Hà Nội tham gia Hội diễn văn nghệ toàn miền Bắc.
Chúng tôi “kéo quân” về Hà Nội. Các anh phụ trách đội kịch liên hệ mượn được hội trường của Trường lý luận nghiệp vụ của Bộ Văn hóa ở phố Đường Thành, có sân khấu rộng để tập luyện. Các anh phụ trách đội kịch cũng mời được tác giả Học Phi và đạo diễn Lộng Chương hằng tối đến xem và góp ý uốn nắn cho từng diễn viên, nâng dần chất lượng từng vai diễn và sự hấp dẫn của toàn vở. Ban phụ trách đội kịch còn liên hệ với Bộ Văn hóa xin phép được diễn ở Nhà hát Lớn, thuê một tối để tập diễn và làm quen với sân khấu.
Các đội văn nghệ địa phương về tham gia Hội diễn được đăng ký diễn ở một trong hai nơi: Rạp Hồng Hà ở phố Đường Thành; Nhà hát Lớn ở phố Ngô Quyền. Phần nhiều đội địa phương đăng ký diễn ở rạp Hồng Hà, rất ít đội "dám" diễn tại Nhà hát Lớn.
Ban phụ trách đội kịch Văn K8 báo cáo và mời Ban Giám hiệu Trường Đại học Tổng hợp dự buổi diễn của đội. Nhà trường đề nghị tổng duyệt trước khi trình diễn ở Nhà hát Lớn. Chúng tôi được Tổng cục Đường sắt cho mượn hội trường gần ga Hà Nội. Giáo sư Hiệu trưởng Ngụy Như Kon Tum cùng Ban Giám hiệu và nhiều cán bộ giảng viên của trường đến dự. Xem xong, mọi người đều khen vở diễn hấp dẫn.
Rồi thì đêm diễn chính thức cũng đến. Hội trường Nhà hát Lớn kín chỗ ngồi. Sau quá trình tập luyện công phu của từng diễn viên với sự nhiệt tâm chỉ dẫn của tác giả Học Phi và đạo diễn Lộng Chương, màn trình diễn của đội kịch Văn K8 đã nhận được nhiều tràng vỗ tay khích lệ của khán giả.
Kết thúc vở diễn, sau tràng vỗ tay dài, ông Hà Huy Giáp, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng lên sân khấu tặng hoa và ân cần: “Các anh chị sinh viên Văn khoa có khác. Nghiệp dư mà diễn như vậy là quá tốt, rất đáng khen”.
Những kỷ niệm với Anh Nguyễn Phú Trọng
Tôi và lớp Văn K8 thân thiết như trong một gia đình. Sau này, hằng năm lớp tổ chức họp mặt, tôi và một số thầy thường được mời đến chung vui cùng các bạn. Anh Nguyễn Phú Trọng vì bận nhiều công việc nên thỉnh thoảng mới về họp mặt với lớp. Tôi xin kể một số kỷ niệm đẹp với lớp K8, có Anh Trọng cùng dự.
Trong buổi họp mặt năm 2016, Giáo sư Nguyễn Kim Đính, nguyên chủ nhiệm Khoa, tặng anh Trọng đôi câu đối:
Anh Trọng đáp lời thầy: “Em cảm ơn thầy. Đây là một nhiệm vụ cao cả và cực kỳ khó khăn. Nhưng em xin cố gắng hết mình để đáp lại niềm tin yêu của thầy dành riêng cho em”.
Năm 2018, lớp Văn K8 họp mặt tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam 58 Quán Sứ, Anh Trọng phát biểu tâm tình: "Nhiều thập kỷ đã qua nhưng tình bạn, tình đồng đội, tình đồng chí và tình thầy trò vẫn đầm ấm, trong sáng. Đây là điều quý nhất, mỗi chúng ta đã và sẽ mang theo suốt đời”.
Đến lúc dự bữa cơm trưa, tôi nói với Anh Trọng: "Nhân anh nói đến chữ Tình, tôi tặng Anh câu thơ chữ Hán - Việt tôi mới sưu tầm được:
Thế gian vạn sự giai bào ảnh (trên đời này mọi (sự) việc đều là bèo bọt, ảo ảnh)
Thiên kiếp duy dư nhất điểm tình (nghìn kiếp qua đi, chỉ có một thứ còn lại, đó là cái tình, tình đời, tình người)”
Anh Trọng bình luận: “Câu thơ hay quá thầy ạ, rất trùng hợp với suy nghĩ và phong cách sống của em”.
Buổi gặp mặt lớp K8 năm 2022, Giáo sư Nguyễn Kim Đính vắng mặt, nhờ tôi chuyển đến anh Trọng đôi câu đối:
Thượng tôn pháp luật, trừng đố quốc (Trên - thượng tôn pháp luật, trừng trị bọn sâu mọt đục khoét quốc gia)
Hạ kết nhân tâm, diệt tặc dân (Dưới - kết nối nhân tâm, diệt bọn giặc hại dân)
Tôi giải thích ý nghĩa câu đối và chuyển lời của Giáo sư Kim Đính khen Anh Trọng đang làm rất tốt việc này và mong Anh phát huy hơn nữa. Cả hội trường vỗ tay hưởng ứng khích lệ Anh Trọng.
Hồi Anh Trọng đang làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, tôi có in cuốn sách “Liên kết tri thức” do nhà bác học Edgar Morin (Pháp) chủ biên. Cuốn sách tập hợp các tham luận khoa học của một số nhà trí thức nổi tiếng của nước Pháp, khai mở các định hướng mới cho giáo dục phổ thông của nước này. Tôi nghĩ cuốn sách rất có ích, nên đã đích thân đến Văn phòng Thành ủy Hà Nội số 4 Lê Lai để biếu Anh Trọng.
Tôi nhớ có lần gặp Anh Trọng ở nhà anh Nguyễn Mạnh Hùng (cùng khóa K8 với anh Trọng) khi anh mang quà chúc mừng đám cưới con gái anh Hùng. Gặp tôi, Anh Trọng cười và nói “Em đến nhà bạn Hùng mừng hạnh phúc hai cháu vì hôm tới em bận việc không đi dự lễ cưới được”. Tôi thực sự cảm kích trước sự chân tình và giản dị, hồn nhiên như khí trời của vị lãnh đạo cấp cao Thành ủy.
Bây giờ Anh đã đi xa, qua những dòng tâm huyết này, tôi muốn chia sẻ những kỷ niệm đẹp với lớp Văn K8, với Anh. Lòng tôi rưng rưng đầy niềm tiếc thương. Kính tiễn Anh, một nhân cách lớn - Đồng chí Tổng Bí Thư - “Người đốt lò vĩ đại”.
Nguyện cầu hương linh Anh nhẹ cánh hạc bay siêu thăng miền mây trắng…
https://hanoimoi.vn/nhung-ky-niem-dep-voi-lop-sinh-vien-khoa-viii-k8-va-anh-nguyen-phu-trong-672765.html
10.
(NLĐO) - Công an TP HCM đã phối hợp với các cơ quan chức năng triệu tập 3 đối tượng đã công kích, xúc phạm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 22-7, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP HCM cho biết đã phối hợp Công an TP Thủ Đức, Công an quận 10, quận 12 triệu tập, mời làm việc đối với 3 đối tượng có hành vi sử dụng mạng xã hội facebook đăng tải thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu, đóng góp to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các đối tượng bị triệu tập gồm Đ.Q.V (SN 1985, ngụ quận 10), T.M.K (SN 1985, ngụ quận 12), T.T.N (SN 1986, ngụ TP Thủ Đức). Tại cơ quan Công an, cả 3 đối tượng đều thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Công an quận 10 và Công an quận 12 đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đ.Q.V 7,5 triệu đồng và T.M.K mức phạt 5 triệu đồng về hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân".
Mức phạt này căn cứ theo Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Đối với T.T.N, Công an TP Thủ Đức đã răn đe, cho đối tượng cam kết không tái phạm, yêu cầu đối tượng chấp hành nghiêm quy định pháp luật.
Theo Công an TP HCM, chiều 19-7, thông tin liên quan việc đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần nhận được sự quan tâm, chia sẻ rất lớn của Nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Hầu hết đều bày tỏ sự kính trọng, thương tiếc, tưởng nhớ đối với những cống hiến của đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và cho sự phát triển, lớn mạnh của dân tộc Việt Nam. Là một người Việt Nam chân chính, không ai có thể tránh khỏi cảm giác mất mát, đau buồn, tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của một nhân cách lớn, một tấm gương tiêu biểu, mẫu mực của đạo đức cách mạng trong sáng.
Tuy nhiên, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP HCM phát hiện một số đối tượng trong và ngoài nước sử dụng tài khoản mạng xã hội để đăng tải thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu, đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Các đối tượng công kích phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước; những bài viết, bình luận có nội dung như trên nhanh chóng bị người dùng mạng xã hội chân chính phản bác, lên án.
Nhận thấy cần thiết phải có biện pháp pháp luật răn đe nghiêm khắc đối với số đối tượng có nhận thức chính trị yếu kém, coi thường pháp luật; Ban Giám đốc Công an Thành phố đã chỉ đạo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khẩn trương rà soát, xác minh; phối hợp các đơn vị nghiệp vụ, Công an địa phương liên quan xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các đối tượng.
Hiện nay, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục rà soát, xác minh những trường hợp đăng tải thông tin có nội dung như trên để mời làm việc, xử lý theo quy định pháp luật.
Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do trên không gian mạng để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Công an TP HCM đề nghị người dân cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng mạng xã hội; tôn trọng, làm theo pháp luật và những chuẩn mực đạo đức xã hội.
https://nld.com.vn/cong-an-tp-hcm-trieu-tap-3-doi-tuong-xuc-pham-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-196240722102140526.htm
9.
Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với mọi người
Tôi phi ra Tạp chí Cộng sản và xin gặp anh. Anh hào hứng nhận lời: “Ồ, được về phục vụ sinh viên Khoa ta thì còn gì bằng. Nói với thầy Tân là học trò xin đáp ứng. Vinh dự quá!”.
Sau khi bàn lịch dạy, đến việc đi lại. Anh nói: “Coi như việc tớ về Khoa dạy là chuyện cá nhân, tớ tìm cách đi, không sử dụng ô tô cơ quan”.
Tôi biết khi đó, anh đã là Phó Tổng biên tập Tạp chí, hàm Vụ trưởng, có chế độ xe công. Tôi dè dặt: “Này, hay là em chở anh bằng xe đạp, em chỉ có xe đạp thôi!”. Anh bảo: “Thế thì tốt quá! Còn hơn thời sơ tán Thái Nguyên! Nhà mình cũng chỉ một con xe máy, bà ấy đi làm”
Thế là theo lịch tôi ra chở anh vào Mỹ Đình dạy. Đi xe đạp nhưng chân tôi ngắn, muốn anh ngồi trước thì phải ghé xe sát hè, chống chân đã. Anh bảo cứ lên xe đi, tớ chạy theo nhảy lên sau.
Trên đường vào trường, anh em tâm sự, biết hoàn cảnh tôi một vợ, một con nên buổi trưa cơm nguội. Anh mời cứ 11 giờ, ra phố Nguyễn Thượng Hiền đợi anh rồi sang nhà anh ăn cơm. “Cán bộ giảng dạy, tớ lạ gì hoàn cảnh nữa”. Từ đó, vào ngày dạy, tôi lên tầng 3 tập thể nơi anh ở, ăn cơm chị Mận nấu. Rau muống, nước mắm và mươi lát thịt ba chỉ thái khéo, mong mỏng. Chị như một người chị ân cần, thường đẩy đĩa thịt gần về phía tôi và nói: “Thầy giáo xơi cơm!”.
Thế rồi sau đó, tôi nhận được tin nhắn nhận quà. Đạp xe ra nhà thơ Vũ Duy Thông, bạn khóa 8 Văn Khoa Tổng hợp. Thấy một gói giấy báo, mở ra là chiếc áo vét cũ, xanh rêu. Anh nói là Phú Trọng gửi tặng vì thấy vừa người mày. Cũ nhưng mặc tốt. Tôi biết mặc vét từ đó. Khoác vào thấy nó đàng hoàng con người hơn hẳn.
Đêm đó đốt đống lửa và tôi nghe được chuyện lạ. Mọi người chỉ sang sườn núi phía đối diện mờ ảo trong ánh trăng và kể:
Chúng mình hồi ấy, nam sinh trèo núi, chặt nứa vào về làm lán học. Phú Trọng và Nguyễn Văn Thịnh như 2 ông giáo, gầy yếu hơn nhưng cũng vác 10 cây như anh em, đi mắc ngược mắc xuôi, đến nơi nghỉ muộn. Anh em nhằm vào mà trêu là những “giáo Thứ” với “thư sinh yểu điệu”. Lúc đó có một cụ dân Thái Bình, lên Vạn Thọ định cư trước những 1945 vào xin thuốc lào vì cụ đi rừng thuốc ướt bẹt.
Cụ nghe mọi người trêu cười liền đứng dây chỉ vào Nguyễn Phú Trọng nói: -“Các anh đừng trêu. Đó mới là Vua, các anh chỉ là dân thôi”.
Rồi cụ quay sang anh Văn Giang, người Quảng Ngãi tập kết, nói giọng quê, to khỏe nên chúng tôi gọi là “Giăng Van Giăng” vì khi điểm danh, anh thưa “Giăng Giăng có mặt!”. Cụ nói: “Còn anh này sẽ là là anh hùng trận mạc…nhưng…”. Cụ ôm vai Văn Giang lắc lắc.
Đúng vậy, đến 1968, Giăng Van Giăng của chúng tôi đi chiến trường viết làm phóng viên và hy sinh. Còn bây giờ thì quá đúng, Phú Trọng là Bí thư Thành ủy, chúng mình giờ đây là dân Thủ đô cả.
Anh Trọng chỉ ngồi im, tủm tỉm cười và dựng lại những thanh củi lăn ra ngoài.
Là người ham viết báo thấy chuyện lạ, tôi về phới thành bài luôn, hy vọng kiếm vài đồng tiêu. Nhưng tính cẩn trọng, tôi xách bài hỏi liền mấy anh K8 với anh Phú Trọng. Lại anh Vũ Duy Thông khuyên: -“Chuyện thật thì lớp anh ai chả biết. Nhưng em đừng in. Em không sợ người người ta cho em là nịnh cấp trên à”. Anh Duy Thông lúc đó làm việc ở Ban Văn hóa Tư tưởng, phụ trách mảng Giáo dục và Báo chí nên tôi theo lời anh khuyên, dù thấy tiêng tiếc một kỷ niệm lạ lùng.
Chuyện thứ ba gần đây là việc đón tro cốt Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn từ Nga, theo di nguyện của thầy là về quê Thanh Chương. Anh Phú Trọng biết và nhắn vào: “Cụ Cẩn là thầy cậu nhưng cũng là thầy tôi đấy. Cho lịch để tôi gửi lẵng hoa kính viếng”.
Ngày đón, tôi cũng quên nhắc. Một đoàn xe đi từ Hà Nội về theo đường mòn Hồ Chí Minh. Đến địa phận Nghĩa Đàn thì ban tổ chức gọi cho tôi là sao chưa thấy hoa của Tổng Bí Thư. Trên xe, tôi gọi điện cho anh. Anh nói: “Xong em ạ! Xe đang từ Vinh lên”. Té ra anh nhớ hơn mình. Xe về đến vườn hoa Đô Lương nghỉ chút thì nghẹ điện thoại là hoa đã lên, chạy nhanh về.
Về con người đời thường của Tổng Bí thư, tôi chỉ nói ở phương diện cá nhân thôi. Đó là một bậc đàn anh hiền hậu, giàu lòng thương người, cảm thông với mọi người. Thứ hai là nghiêm túc và tận tụy với công việc, nhìn những bút tích còn để lại thời sinh viên được lưu trữ thì thấy nét chữ đúng là nết người. Thứ ba là người vững tin vào chính kiến của mình, rất nguyên tắc trong công việc nhưng đặt nguyên tắc đó trong sự phức tạp của tình thế vận động mà uyển chuyển. Thứ tư là hết lòng vì việc chung, lấy hiệu quả công việc làm chính mà riêng mình thì ẩn nhẫn, không tô vẽ, không “làm màu”. Thứ năm là sự kiên dũng trong tâm khảm, tư duy rốt ráo để vào cuộc với quyết tâm rất cao. Thứ sáu chắc chắn là, đó là một chính khách trong sạch theo tinh thần “khắc kỷ phục lễ”. Tổng Bí Thư là người hành động 62 năm không ngơi nghỉ, trọng tài nhưng luôn đặt chữ “tâm”, chữ “tình” lên trước.
Cũng là chuyện riêng, khi là Bí thư Thành ủy Hà Nội, qua Giáo sư Phùng Hữu Phú, anh bảo tôi ra Thành ủy làm việc, tôi từ chối vì mình không đủ tầm và không sắc sảo, đủ rộng về tư duy để nhận việc. Tôi nói: “Các thầy ta giữ em lại trường là để nghiên cứu và giảng dạy. Em gần 50 tuổi rồi, chuyển việc ngại lắm”. Anh nói luôn qua điện thoại: “Thế anh bắt đền em. Em giới thiệu cho anh một người”. Và tôi đã giới thiệu thành công, đó là Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Yến.
Tôi nghĩ rằng, mỗi người một nghề. Chính trị cũng là một nghề. Làm chính khách là vô cùng gian nan vất vả, kể cả hiểm nguy. Mình khác nghề, nhận xét về nghề khác thường phải hết sức thận trọng và trân trọng.
Nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ - Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/to-chuc-can-bo/tinh-cam-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-voi-moi-nguoi-22768.html
8.
https://www.facebook.com/groups/1206338929784116/posts/1968555006895834/
Nguyễn Liên
7.
Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Nhà báo Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.
Còn nhớ, vào khoảng cuối năm 1986, tôi vừa tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, đang thử việc tại Trung tâm Thực nghiệm Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, thì được thầy Nguyễn Hùng Vĩ nhắn vào gặp.
Vừa gặp tôi, thầy Vĩ hỏi luôn: "Em có muốn về Tạp chí Cộng sản không?". Tôi còn chưa hết ngạc nhiên vì cái tên Tạp chí Cộng sản quá lớn so với một sinh viên mới ra trường thì thầy nói tiếp: "Anh Nguyễn Phú Trọng trước cũng học khoa Văn mình, hiện là cán bộ lãnh đạo ở Tạp chí Cộng sản, được bọn mình mời vào dạy chuyên đề về báo chí cho sinh viên khoa Văn. Anh Trọng có nhờ mình tìm một sinh viên vừa tốt nghiệp giỏi để anh xem xét, đưa về Tạp chí làm, mình nghĩ ngay đến Thiên".
Lúc đó, tôi cũng đã nghĩ đến việc rời Trung tâm Thực nghiệm Giáo dục để tìm cơ hội khác vì thấy không hợp, nên nghe vậy không suy nghĩ nhiều mà nhanh chóng gật đầu.
Hôm sau, hai thầy trò đạp xe ra Tạp chí Cộng sản ở số 1 Nguyễn Thượng Hiền, vào phòng khách ngồi đợi. Lát sau, một người đàn ông tầm thước, tóc hoa râm, mặc chiếc áo bay Liên Xô, đeo kính trắng tươi cười bước vào. Đó là lần gặp đầu tiên của tôi với ông Nguyễn Phú Trọng. Không hiểu sao, vừa gặp ông, tôi lại chào ông bằng chú, dù tuổi ông hơn tôi không quá nhiều. Có thể vì mái tóc hoa râm, thái độ tiếp xúc điềm đạm, tạo cho người đối diện cảm giác gần gũi nhưng không suồng sã của ông.
Cuộc gặp hôm ấy khá ngắn gọn. Ông hỏi han tôi một số điều về hoàn cảnh gia đình, về việc học hành ở khoa Văn, những mong muốn, dự định tương lai, giới thiệu sơ qua cho tôi về Tạp chí Cộng sản và công việc ở đây, bảo tôi về suy nghĩ và tìm hiểu thêm.
Biết ông cũng vừa mới bắt đầu dạy chuyên đề báo chí ở khoa Văn, tôi xin phép được vào dự thính vì kiến thức về báo chí của tôi lúc đó là con số không, cả ông và thầy Vĩ đều vui vẻ đồng ý và khuyến khích tôi vào học.
Sau hôm đó, tôi rủ thêm Đặng Nam, bạn cùng lớp khoa Văn đang tập sự nghề báo ở chương trình Phát thanh Thanh thiếu niên của Trung ương Đoàn (nay là Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cùng vào học.
Tôi nhớ đó là chuyên đề báo chí ông Trọng giảng cho khóa 30 khoa Văn (khóa của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và nhà báo, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục hiện nay). Ở đây, tôi được học những khái niệm nhập môn cơ bản về báo chí: tin tức, phóng sự, điều tra, xã luận, chuyên luận, bình luận, cách thức tác nghiệp, xử lý tin bài... cùng với những nội dung về đường lối, chính sách về báo chí của Đảng và Nhà nước.
Sau mỗi buổi học, từ Thượng Đình, tôi thường đạp xe cùng ông Trọng về. Đường Hà Nội thời đó còn vắng nên hai chú cháu vừa đạp xe song song nói chuyện vui vẻ. Lúc đó, tôi hỏi ông: "Cô nhà chú công tác ở đâu ạ?", ông đáp: "Bà xã mình làm ở Công an quận Hai Bà Trưng", và mỉm cười nói thêm: "Nhà mình luôn nắm vững chuyên chính vô sản".
Sau đó, qua nhiều thủ tục, đầu năm 1987, tôi đã được nhận vào Tạp chí Cộng sản với công việc đầu tiên là biên tập viên ở Ban Thư ký. Nói biên tập viên cho oai chứ thực ra, công việc là đọc bông, soát lỗi, chữa morat.
Đó là công việc tôi làm trong 2 năm như một cách đào tạo cán bộ của Tạp chí Cộng sản (từ những công việc bếp núc sơ đẳng, đơn giản nhất của nghề báo) trước khi được chuyển sang ban chuyên môn. Tôi nhập tâm công việc này đến mức cho đến nay, nhắn tin điện thoại vẫn phải viết hoa viết thường, chấm phẩy đầy đủ, nếu không sẽ thấy khó chịu.
Khi đó, Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngang cấp bộ nhưng cả tòa soạn có chưa đến 60 người, và tất cả đều nghèo như nhau nên luôn có một không khí gia đình gắn kết, đầm ấm, chan hòa.
Những năm còn bao cấp (trước 1990), trong khuôn viên Tạp chí, giữa hai ngôi nhà cao tầng là một căn nhà cấp 4 - gọi là nhà câu lạc bộ - trong đó có một bàn bóng bàn cũ. Ban ngày, bàn bóng này được dựng lên cho mọi người để xe đạp. Chiều chiều, lại được lắp vào để mấy anh em, chú cháu chơi bóng bàn. Ông Trọng cũng thường tham gia chơi hoặc cổ vũ với mọi người.
Ngày Tết, để giúp anh chị em cải thiện đời sống, cơ quan từ đầu năm đã nhờ một cán bộ quê Nam Định về quê đặt nuôi một con lợn, gần Tết chở lên để nấu cho mọi người cùng được ăn xì xụp, ngon và vui không để đâu cho hết.
Thêm chuyện khác, hồi mới vào Tạp chí, nhập hộ khẩu là mối quan tâm hàng đầu của tôi, vì có hộ khẩu mới làm được sổ mua gạo. Một buổi sáng, gặp tôi ở dưới sân, ông Trọng đưa cho tôi một cuốn sổ màu xanh và nói: "Hộ khẩu của Thiên, cô Mận đã làm xong cho rồi này, cô gửi cho Thiên đây!". Tôi nhận cuốn sổ hộ khẩu từ tay ông mà lòng cảm động không nói nên lời.
Bà Ngô Thị Mận, phu nhân của ông là Trung tá công an, phụ trách đội hộ khẩu của Công an quận Hai Bà Trưng. Không chỉ tôi mà nhiều anh vào cơ quan trước tôi cũng được bà giúp đỡ giải quyết thủ tục hộ khẩu (một công việc hết sức khó khăn, rắc rối thời ấy) một cách thuận lợi, nhanh chóng.
Tạp chí Cộng sản có trụ sở khá đắc địa, hai mặt phố Nguyễn Thượng Hiền và Trần Bình Trọng, và có hai nhà tập thể lớn (thực ra là hai căn biệt thự cũ từ thời Pháp thuộc) cho các thế hệ cán bộ trước tôi ở là nhà 61 Nguyễn Du và 16 Nguyễn Thượng Hiền. Gia đình ông Trọng ở số 16 Nguyễn Thượng Hiền, trong căn phòng 20m2 ở tầng 3. Còn tầng 2 dưới nhà ông là gia đình của hai cán bộ lãnh đạo của Tạp chí, thuộc lớp đàn anh của ông Trọng là ông Nguyễn Trọng Thụ - Trưởng Ban Quốc tế và ông Vũ Xuân Kiều - Trưởng Ban Kinh tế.
Tôi và anh Hồ Bất Khuất lúc đó còn độc thân, được cơ quan bố trí một phòng tập thể ở tầng 1 trụ sở. Ngày chủ nhật, tôi vẫn thường sang 16 Nguyễn Thượng Hiền, lên nhà các cô chú chơi, thân tình, vui vẻ.
Tôi về Tạp chí Cộng sản năm 1987 là thời điểm sau Đại hội VI của Đảng, Tổng biên tập mới của Tạp chí là nhà lý luận, phê bình văn học Hà Xuân Trường, người cùng quê Hà Tĩnh với tôi, là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương. Ông Trường về thay ông Hồng Chương, một nhà báo kỳ cựu, đã chuyển sang làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Ông Trọng từ Phó Trưởng Ban Xây dựng Đảng được đề bạt Trưởng Ban (1987), Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan. Ngay thời điểm ấy, ông đã là một ngôi sao ở Tạp chí. Tất cả mọi người trong tòa soạn đều mặc nhiên coi ông là Tổng biên tập tương lai, không phải bàn cãi. Bên cạnh sự uyên bác, vững vàng về chuyên môn, ở ông luôn bộc lộ tố chất lãnh đạo.
Có thể đó là cái uy của người lãnh đạo toát ra từ ông, dù ông luôn điềm đạm, nhỏ nhẹ khi tiếp xúc, hầu như không to tiếng, quát tháo ai, kể cả khi đứng trước những tình huống gay cấn, căng thẳng trong cơ quan. Có thể đó là phong độ khoan thai, đĩnh đạc, khả năng phát biểu, chỉ đạo với tư duy mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng, là sự mềm dẻo, chừng mực. Tuy nhiên, làm việc mới hiểu, ông cũng là người rất nguyên tắc và nhất quán trong xử lý công việc. Cái gì thuộc về nguyên tắc, ông luôn có thái độ nghiêm khắc, không nhượng bộ.
Còn nhớ, lúc tôi về Tạp chí Cộng sản và cả trước đó, Tạp chí thường rất ít bổ sung cán bộ, mấy năm mới lấy một người. Sau khi tôi về khoảng 4,5 năm, đứng trước yêu cầu phát triển Tạp chí, ông Trọng chủ trương tuyển một đợt cán bộ trẻ, khoảng gần chục người về đào tạo. Sau đó, ông cho mở một lớp bồi dưỡng kiến thức cho lứa cán bộ này, mời các nhà lý luận, nhà báo kỳ cựu, các giảng viên về giảng.
Tôi lúc đó nghĩ mình về cơ quan cũng lâu rồi, đã đi học mấy lớp của Hội Nhà báo rồi nên tỏ ý không cần học lớp này nữa. Chuyện đến tai ông, lập tức bị ông gọi lên phòng mắng luôn rằng: “Mới làm việc được mấy năm, kiến thức hiểu biết đã hơn ai mà kiêu ngạo, không cần học nữa là thế nào. Mình là lớp đàn anh (tôi đang là bí thư Chi đoàn), phải làm gương cho lớp sau chứ. Không học là chú sẽ cho kỷ luật luôn đấy!”. Nghe xong, tôi toát mồ hôi, xin lỗi ông và tham gia lớp học nghiêm chỉnh.
Có nhiều chuyện tôi được các bậc đàn anh trong Tạp chí kể cho nghe về ông. Chẳng hạn, chuyện sau Đại hội IV của Đảng, ông Lê Đức Thọ, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương yêu cầu Tạp chí chuẩn bị cho ông một bài viết mang tính chỉ đạo về công tác cán bộ của Đảng. Nhiệm vụ được truyền từ Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập xuống Trưởng Ban và cuối cùng được giao cho ông Trọng. Bài viết được ông Trọng chấp bút xong, trình lên các cấp ở Tạp chí, sau đó là Văn phòng ông Lê Đức Thọ. Ông Thọ xem và “chỉ sửa đúng 2 chữ” (lời người kể cho tôi) và duyệt đăng. Sau đó, trong buổi tiếp lãnh đạo Tạp chí, nói về bài viết, ông Thọ khen chất lượng tốt và hỏi: “Người chấp bút bài này chắc cũng phải cỡ Trưởng Ban ở Tạp chí chứ?”. Lúc đó, ông Trọng mới là một Biên tập viên trẻ ở Ban Xây dựng Đảng.
Các tiền bối ở Tạp chí cũng kể lại, người được coi là có tác động và ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng là ông Đào Duy Tùng, vị Tổng biên tập tại vị lâu nhất của Tạp chí Cộng sản (kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương từ năm 1965 – 1982), trước khi làm Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương và Thường trực Ban Bí thư (khóa VII). Chính ông Đào Duy Tùng, một nhà lãnh đạo chủ chốt về tư tưởng và lý luận của Đảng thời kỳ đó đã phát hiện, bồi dưỡng “nhân tố Nguyễn Phú Trọng” từ một cán bộ trẻ trở thành một cán bộ lãnh đạo đầy tiềm năng của Tạp chí và của Đảng sau này.
Năm 1989, từ vị trí Trưởng Ban, ông Trọng được đề bạt Ủy viên Ban biên tập, rồi Phó Tổng biên tập (1990) và Tổng biên tập (1991). Năm 1994, ông được bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và năm 1997, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Một điều khá đặc biệt trong cuộc đời chính trị của ông Trọng là khi vào Trung ương hay vào Bộ Chính trị đều theo con đường bổ sung giữa nhiệm kỳ.
Năm 1996, ông rời Tạp chí Cộng sản để sang làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kết thúc chặng đường tròn 30 cống hiến cho tạp chí lý luận và chính trị của Đảng. 30 năm vừa làm báo vừa làm nghiên cứu lý luận đã chuẩn bị cho ông một hành trang khá vững vàng để bước vào một chặng đường mới, chặng đường của một chính khách, một nhà lãnh đạo tầm cỡ, người đã tạo nên những thay đổi, những dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử Đảng và đất nước.
Nói đến ông Trọng không thể không nhắc đến gia đình ông, bà Ngô Thị Mận, phu nhân của ông và hai người con, gồm một trai và một gái.
Những năm tôi ở Tạp chí, mọi người trong cơ quan, nhất là chị em phụ nữ đều có tình cảm đặc biệt quý trọng và yêu mến đối với bà Mận, một người phụ nữ chân chất, hiền lành, phúc hậu, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Bà Mận là hình mẫu của người phụ nữ khiêm nhường đứng sau lo hậu phương, giúp chồng thành công. Phong cách sống khiêm cung, giản dị, chân thành của hai ông bà cũng ảnh hưởng đến hai người con. Dù khi ông Trọng còn ở Tạp chí hay khi ông đã lên đến những vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng và đất nước thì có dịp gặp bà Mận và hai người con, tôi vẫn nhận được một thái độ tiếp xúc như vậy: khiêm nhường, chân thành, vui vẻ, không kiểu cách, màu mè, không cố tình tạo khoảng cách.
Trong những ngày này, từ khi bắt đầu nghe được thông tin không chính thức về sức khỏe của ông cho đến khi có thông báo chính thức ông đã từ trần, trong tôi thực sự là cảm giác mất mát, buồn đau như mất người thân. Mười ba năm công tác ở Tạp chí, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền ông, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.
Tràn ngập trên mạng xã hội những ngày này là những dòng tiếc thương, buồn đau trước tin ông mất. Đó là lòng dân (điều không dễ có) đối với một nhà lãnh đạo mà mọi người tin yêu không chỉ ở sự trong sạch, liêm khiết, phong cách sống giản dị, gần dân, trọng dân, mà còn ở sự kiên định, tâm huyết cống hiến hết mình cho đất nước của ông. Dẫu còn nhiều việc dang dở, nhiều mong muốn (của dân) ông chưa kịp thực hiện, nhưng cuộc đời của một con người là hữu hạn.
Người xưa nói: “Cái quan định luận”, hay như một câu của nhà thơ Khương Hữu Dụng trong bài thơ viết về Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu: “Đậy nắp quan tài mở sử ra”. Với một sự nghiệp đáng tự hào, với những dấu ấn mạnh mẽ không thể phai mờ, với những chủ trương, quyết sách “kinh thiên, động địa”, có thể thay đổi cả lịch sử của ông thì sử sách hậu thế sẽ còn viết nhiều, rất nhiều về ông.
Trong thời khắc đau buồn này, tôi xin được gửi đến gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lời chia buồn sâu sắc và chân thành nhất. Cầu mong Tổng Bí thư sau khi cất được gánh nặng giang sơn sẽ thanh thản nhẹ gót vào miền mây trắng.
https://vietnamnet.vn/nhung-cau-chuyen-voi-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-o-tap-chi-cong-san-2304581.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR3Iw86mQTKGakuSj2hJEwaefDR4UpP342zkbI400lOfqTN-Uue1UH7HIcY_aem_-jpJQTSLIIy2iQ5u6a1Qmg
https://www.facebook.com/1738397661/posts/10212481172021172/?mibextid=oFDknk&rdid=w64d0gHJtsyVSPWI
6.
VHO - 1. Ông học trước tôi 7 khoá khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp. Khoá ông có nhiều anh tài. Khi GS Nguyễn Kim Đính là Chủ nhiệm khoa, lại đúng dịp chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thành lập nên cần sự góp sức của các Cựu sinh viên mà Hội Cựu sinh viên khoa Ngữ văn được thành lập.
Những chuyện lớn như gặp gỡ, nêu chủ trương GS Đính làm vì ông là GS, học khóa 1, uy tín rộng khắp. Tôi là Phó khoa nên hay tham gia giúp rập việc này. Ông là một thành viên (lúc đó ông công tác ở Tạp chí Học tập- nay là Tạp chí Cộng sản) và ông không phải là người “nổi nhất” một phần vì ông trầm tính, khi việc gì được giao đều làm hết sức chu đáo nhưng không “xin việc”. Chúng tôi biết nhau từ đó.
Một buổi chiều ông đạp xe đến nhà nhờ tôi dạy thêm cho con gái ông môn Văn để cháu thi đại học. Ông ân cần, chu đáo, có gì đó hơi lạnh chứ không vồ vập. Tôi hiểu đó là sự đúng mực của người tự trọng.
2. Khi tôi sắp chuyển việc thì nhận được tin nhắn ra gặp ông. Đến khi gặp tôi mới biết ông muốn tôi về làm ở Sở Văn hoá. Ông khuyên tôi từ chối chỗ làm mới và bảo “mọi chuyện cứ để anh lo”. Tôi nói “Em chưa làm văn hoá bao giờ, sợ không làm được”. Ông cười, đôi mắt nhỏ và dài ánh lên nét tinh nghịch “Cứ làm rồi biết. Có ai dạy anh làm Bí thư đâu. Cái chính là mình tập trung cho công việc, vừa làm vừa học. Mình là dân Tổng hợp mà”. Rồi khi mọi việc coi như kết thúc, ông bắt tay tôi “Thế nhé. Việc không dễ nhưng cứ phải cố. Nhất là mấy anh em bảo nhau mà làm. Anh chưa xin ai bao giờ nhưng trường hợp của em anh đã xin ý kiến Thường trực, đừng làm mất uy tín anh nhé”. Chỉ mấy câu thế thôi nhưng tôi nhớ mãi và tự dặn lòng, mình không thể để người xin mình về thất vọng.
Ngày mồng 3 Tết năm ấy tôi nhận được điện thoại của Văn phòng “Anh có đi chúc Tết đâu không? Không thì ở nhà, khoảng 3h nhé”. Tôi hỏi chuyện gì thì anh ấy không nói nhưng tôi đoán có người nào đó “to to” trong thành phố đến chơi. Ba giờ, ông đến chúc Tết gia đình tôi. Đi cùng một cán bộ văn phòng. Thăm hỏi, trò chuyện một lát, ông bảo “Tết, đến thăm cô chú tí. Vất vả hơn ở trường cũng đừng trách anh đấy nhé. Ăn cam nhà chú ngọt thế chắc việc chú cũng xuôi chèo mát mái thôi. Thôi, trò chuyện đủ rồi, anh về để chú còn lo việc khác”.
3. Tôi nghe những đồng môn Ngữ văn kể lại khi họp lớp, có người nhắc ông ”Giờ ông làm to thế (Chủ tịch Quốc hội), ông cần quyết liệt hơn. Ông tốt nhưng hiền quá. Phải dùng quyền lực của mình để ngăn chặn cái xấu chứ chỉ lo giữ mình thì…”. Ông nhỏ nhẹ “Các bạn nghĩ vậy à? Mình sẽ cố gắng”. Không tỏ thái độ gì, cũng không giải thích. Khi lớp tôi in cuốn “Mùa thu tôi yêu” tập 1, không biết vì sao sách đến tay ông, ông nói với các bạn đồng khoá, đại ý: Nếu lớp ta in kỷ yếu, nên làm một cuốn hay như cuốn K.15 đã làm. Đã làm thì làm cho tử tế. Không ngờ ông đọc cả những câu chuyện thời sinh viên của các đồng môn lớp sau và muốn khoá mình cũng nên làm một cuốn thật “cẩn thận”.
4. Tôi có đôi lần được tham gia đoàn công tác của ông. Ông không muốn đoàn của ông có xe cảnh sát dẫn đường rú còi inh ỏi. Ông bảo bật đèn để người đi đường dễ nhận ra có xe khác là đủ, rú còi khiến người ta giật mình là không nên. Ông nói với mọi người “Anh em địa phương quý thì mới mời mình ăn uống này nọ. Nhưng như thế vất vả cho anh em lắm. Mình cũng không nên cầu kỳ. Với lại, ăn thì cũng đến đủ thì thôi, cầu kỳ làm gì. Đừng lãng phí”. Ông lo cả đến chuyện nhỏ mà lo thật lòng chứ không màu mè, làm dáng.
Ông có lần dặn anh em chúng tôi: làm văn hoá khó lắm vì có phải ai cũng hiểu đúng đâu. Nhiều cái màu mè, hình thức mà cứ tưởng đấy mới là cái mình cần phấn đấu là nguy hiểm lắm. Đừng làm theo kiểu phong trào. Phong trào cũng cần nhưng thực chất mới quan trọng. Thực chất là gì? Là con người, là bình an và hạnh phúc. Phải coi trọng văn hoá hơn. Đừng đặt mục tiêu Hà Nội là trung tâm kinh tế hàng đầu nhưng văn hoá phải là hình mẫu, là hàng đầu của cả nước. Bộ mặt của quốc gia cơ mà. Khi chỉ đạo chương trình 08 “Phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội” có vị đặt ra những yêu cầu không chuẩn nhưng cứ nói như “đúng rồi”, ông nhỏ nhẹ khi tổng kết “Văn hoá đa dạng lắm, nhiều cấp độ lắm. Anh em chúng em người trần mắt thịt chỉ nghĩ được đến thế thôi. Xin tiếp thu ý kiến của các anh chị nhưng xin cho làm như những gì đã chuẩn bị”. Rồi lúc ra về vỗ vai tôi “Khó chưa? Nhưng đừng nản nhé. Thấy gì đúng cứ thế mà làm. Thực tiễn sẽ kiểm nghiệm”. Tôi lặng đi vì sự tế nhị và minh triết của ông.
Vĩnh biệt ông, một con người đáng kính!
https://baovanhoa.vn/chinh-tri/nhung-ky-niem-voi-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-99604.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR3ob52YiyoHT4VYdBBve8j9jLVNjGtrq55XINnMPDAon7o64uqNz_1k4S8_aem_wHDV0l3ukdcER-C3MUiorg
5.
(VTC News) -
Thông cáo đặc biệt về tổ chức Lễ Quốc tang với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát chiều 20/7.
Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Linh cữu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.
Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội, bắt đầu từ 7h đến 22h ngày 25/7 và từ 7h đến 13h ngày 26/7.
Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.
Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội.
Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, TP.HCM
Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
https://vtcnews.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-se-yen-nghi-tai-nghia-trang-mai-dich-ar884469.html
4.
Ở tuổi 90, giáo sư Hà Minh Đức vẫn rất minh mẫn, nhắc lại những ấn tượng về người học trò Nguyễn Phú Trọng, nam sinh viên khoa văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội ngày ấy...
Theo thông tin chiều 19-7 từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần vào 13h38 ngày 19-7-2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Nghe tin Tổng bí thư, "học trò Nguyễn Phú Trọng" từ trần, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, giáo sư Hà Minh Đức cho biết ông rất buồn, đau xót.
Giáo sư Đức nói: "Sự ra đi của ông Trọng là một tổn thất lớn cho đất nước, nhân dân Việt Nam".
Sau đây là những chia sẻ của giáo sư Hà Minh Đức về người học trò xuất sắc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:
Lớp K8 (khóa 1963 - 1967), khoa văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội là một lớp rất đặc biệt. Tôi là chủ nhiệm lớp 4 năm.
Lớp K8 có khoảng 100 sinh viên, là lớp học nổi tiếng nhất của khoa văn ngày ấy, bởi có nhiều cá tính đặc sắc, trong đó có nhiều sinh viên làm thơ, viết văn, có những sinh viên từ nước ngoài về học.
Sinh viên Nguyễn Phú Trọng ngày ấy, tôi quan sát rất ít nói, lặng lẽ, chăm chỉ học.
Ông Trọng luôn cố gắng làm sao để trong thời gian ấy tích lũy được nhiều kiến thức nhất. Khi tốt nghiệp, ông Trọng làm đề tài khóa luận ảnh hưởng của thơ dân gian đến thơ Tố Hữu, việc chọn lựa này có ý nghĩa vì thơ Tố Hữu nói nhiều về cách mạng, vấn đề dân tộc.
Lớp K8 khoa văn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều giảng viên tham gia giảng dạy, trong đó các giảng viên dạy nhiều là thầy Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Kim Đính, Lê Hồng Sâm. Còn tôi chủ yếu dạy lý luận văn học và môn Mác, Ăngghen, Lênin và văn học nghệ thuật.
Tháng 7-2023, dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, ông Trọng (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng) có đến dự, tôi cũng đến sự kiện đó. Trên đường ông Trọng vào hội trường, mọi người đứng ra để đón thì ông Trọng thấy tôi, liền ôm vai tôi và nói: "Thầy trò ta lại gặp nhau".
Khi ra trường, năm 2022, lớp Văn K8 có tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày ra trường và mời ông Nguyễn Phú Trọng tham dự, ông ấy rất hoan nghênh.
Sự kiện hôm đó tổ chức tại báo Nhân Dân (phố Hàng Trống) và tôi cũng trực tiếp tham gia. Sinh viên tụ họp về rất đông, tôi nhớ ít nhất có tới 50 - 60 anh trở về, quy tụ dưới gốc đa trong khuôn viên của báo Nhân Dân, mọi người ngồi ở đó mát lắm.
Mọi người ngồi chờ thì một lúc ông Nguyễn Phú Trọng tới, lúc đó tôi ngồi ở ghế hàng đầu cạnh gốc đa. Tôi đứng lên thì Tổng bí thư đỡ tay tôi và mời tôi ngồi xuống: "Thầy vẫn thế".
Rồi sau đó, ông Trọng đi bắt tay, chào hỏi mọi người trong lớp. Khi Tổng bí thư đang đi chào hỏi thì tiến sĩ Trịnh Hồ Khoa nói vọng lại: Có nhớ Trịnh Hồ Khoa nữa không?
Ngay lập tức, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến lại và ôm lấy anh Hồ Khoa, lúc đấy anh Khoa phải chống gậy, già yếu lắm rồi.
Cô Hồ Hoa giơ tay lên chào ông Nguyễn Phú Trọng: Hồ Hoa đây. Cô Minh Mẫn, cô Hoàng nhà ở Hàng Đào, rồi mấy anh bạn nam cũng giơ tay lên chào bạn cũ…
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhớ hết từng người trong lớp, không quên một ai. Không những nhớ mà còn lại bắt tay, vỗ vai, rất chân tình…
Hôm đó là một ngày quá đẹp, sau này tôi viết một bài trong cuốn sách của tôi để tả lại cuộc gặp đấy. Dịp gặp gỡ, họp lớp cũng nhân sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng lần thứ 3 được bầu làm Tổng bí thư, đó là một vinh dự cho Trường đại học Tổng hợp, cho lớp Văn K8.
Hôm đó, phát biểu trước các học trò, tôi nói đồng chí Nguyễn Phú Trọng có được vị trí cao đẹp ấy là nhờ bốn yếu tố: một là trí tuệ, hai là tài năng, ba là bản lĩnh, bốn là đạo đức.
Sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có phát biểu ngắn gọn mấy câu:
"Tôi cảm ơn giáo sư Hà Minh Đức đã phát biểu những ý kiến minh mẫn, chuẩn mực đến từng câu từng chữ. Trước sau tôi vẫn là học trò của các thầy, là bạn thân của các anh chị của lớp. Năm tháng trôi qua như lời tôi phát biểu ở buổi gặp mặt lần thứ nhất năm 2012 như một đám mây sẽ qua đi, cái còn lại là tình bạn bè, tình bằng hữu".
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà văn Hà Minh Đức thuộc thế hệ giảng viên đầu tiên của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng: chủ nhiệm khoa báo chí (nay là Viện Đào tạo báo chí và truyền thông), Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; viện trưởng Viện Văn học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; thành viên Ủy ban Giáo dục toàn quốc.
https://tuoitre.vn/giao-su-ha-minh-duc-ke-ve-cuu-sinh-vien-nguyen-phu-trong-truoc-sau-van-la-hoc-tro-cua-cac-thay-20240719185116564.htm
3.
Văn tế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thôn Lại Đà là nơi sinh hạ, hun đúc nên một bậc anh tài////Bốn năm trời đèn sách miệt mài, thấm thoắt đã đến ngày tốt nghiệp
VĂN TẾ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
https://www.moitruongvadothi.vn/van-te-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-a167146.html
2.
ベトナムの最高指導者グエン・フー・チョン共産党書記長が死去…汚職撲滅キャンペーン、全方位外交を展開
【ハノイ=安田信介】ベトナムの最高指導者、グエン・フー・チョン共産党書記長が19日午後、ハノイ市内の病院で死去した。80歳だった。共産党機関紙ニャンザンが伝えた。闘病中だった。
汚職撲滅キャンペーンを主導し、米中露などといずれも良好な関係を保つ「全方位外交」を展開した。体調不良が伝えられ、党政治局は18日、党務を序列2位のトー・ラム国家主席が代行すると発表していた。
ハノイ出身で、ソ連科学アカデミーで政治学を学んだ。党誌の編集長を経て党中央委員、政治局員、国会議長を歴任し、2011年党大会でトップの書記長に選ばれた。2期務めた後、21年の党大会で1976年の南北統一後初めて3期目を務めることが決まった。
在任中には徹底した汚職対策に取り組んだ。汚職対策は国民から支持を得る一方、チョン氏の後継者争いの過熱を指摘する見方も出た。
https://www.yomiuri.co.jp/world/20240719-OYT1T50205/?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR1zm6pqfORfDNyjuf-FkgO7u02wDP-VT0OHIllzNL1D9H-Dh26x906v7K0_aem_XqyWrquV1iLMRMWvFiZcJA
1.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG - NHÀ LÃNH ĐẠO LỖI LẠC, TRỌN ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG - NHÀ LÃNH ĐẠO LỖI LẠC, TRỌN ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.
Trên 55 năm hoạt động liên tục, được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, tư duy sắc bén, gắn kết chặt chẽ với tổng kết thực tiễn, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; bổ sung, hoàn thiện và lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, xây dựng đất nước ta “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày hôm nay”.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác Đảng và xây dựng Đảng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu làm rõ bản chất của Đảng, vai trò của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam. Từ đó, đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái, hư hỏng trong Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực đi đôi với không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, bản lĩnh, trình độ trí tuệ, tính tiên phong, phát huy truyền thống tốt đẹp, mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, xây dựng xã hội thực sự “là đạo đức, là văn minh”.
Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí luôn đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đặt mục tiêu “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045”(1).
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn”, Nhà văn hóa Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc trên mặt trận văn hóa của Đảng đã dành nhiều tâm huyết xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc lĩnh vực văn hóa; Hội nghị toàn quốc về văn hóa của Đảng sau hơn 70 năm là dấu mốc gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Với nhãn quan chính trị sâu sắc và tầm tư duy chiến lược, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát triển tư duy đối ngoại Việt Nam, tổng kết thực tiễn và hình thành nghệ thuật “Ngoại giao cây tre”; xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bản sắc “Ngoại giao cây tre” được phát huy mạnh mẽ, tạo những bước ngoặt có tính lịch sử, thay đổi về chất trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác lớn. Chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh Việt Nam là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay và cũng chưa bao giờ Việt Nam lại hòa nhập sâu rộng như hiện nay vào nền kinh tế thế giới, nền chính trị quốc tế và nền văn minh nhân loại.
Thời kỳ kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chăm lo xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh, đoàn kết gắn bó. Đồng chí thường xuyên căn dặn lực lượng vũ trang phải thấm nhuần, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lấy “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “dựa vào dân mà làm việc”, “phải thực sự trung thành, tôn kính, thương yêu dân”, gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, phải làm cho dân ngày càng tin hơn, giúp đỡ nhiều hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang tinh, gọn, mạnh, thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đạt nhiều kết quả quan trọng; lực lượng Công an, lực lượng Quân đội đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, thực sự là thanh kiếm và lá chắn, hai cánh của một con chim, bảo vệ giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, xây dựng con người, lấy Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới. Về Đảng, đồng chí khẳng định “Đảng ta phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”(2); “đường lối của Đảng mà không phản ánh được lợi ích của Nhân dân, của đất nước, của dân tộc, không phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, là đường lối sai lầm”(3), “liên hệ chặt chẽ với nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng”(4). Phân tích sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa, đồng chí nêu rõ “Nhà nước pháp quyền XHCN về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số Nhân dân”(5). Về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng chí khái quát “Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”(6), “mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội…, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, những người không may gặp khó khăn, cơ nhỡ”. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Sáu vùng kinh tế trên cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hoạch định mục tiêu, tầm nhìn, phương hướng, giải pháp nhằm tạo sự phát triển mạnh mẽ, đột phá, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của đất nước 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam, đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, thực hiện ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.
Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; khẳng định một nhân cách lớn, coi “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, giữ vững nguyên tắc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư”, lối sống giản dị, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, tôn trọng và yêu thương con người…, được cán bộ, đảng viên và nhân dân kính trọng, tín nhiệm cao, tin tưởng và yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao.
Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên định vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 khi Đảng ta tròn 100 năm thành lập, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2045, hoàn thành mục tiêu 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
https://vietnamnet.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nha-lanh-dao-loi-lac-tron-doi-vi-nuoc-vi-dan-2303792.html
---
BỔ SUNG
2.
ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Quê quán: Xã Đông Hội, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), Cử nhân Ngữ văn
- 1957 - 1963Học trường phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội
- 1963 - 1967Sinh viên khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
- 12/1967 - 7/1968Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản)
- 8/1968 - 8/1973Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971). Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973)
- 8/1973 - 4/1976Nghiên cứu sinh khoa Kinh tế-Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên
- 5/1976 - 8/1980Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ
- 9/1980 - 8/1981Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
- 9/1981 - 7/1983Thực tập sinh và bảo vệ Luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô
- 8/1983 - 2/1989Phó Ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985 - 12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988 - 12/1991)
- 3/1989 - 8/1996Ủy viên Ban Biên tập (3/1989 - 4/1990), Phó Tổng Biên tập (5/1990 - 7/1991), Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (8/1991 - 8/1996)
- 1/1994 - nayỦy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII
- 8/1996 - 2/1998Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
- 12/1997 - nayỦy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII
- 2/1998 - 1/2000Phụ trách Công tác Tư tưởng-Văn hóa và Khoa giáo của Đảng
- 8/1999 - 4/2001Tham gia Thường trực Bộ Chính trị
- 3/1998 - 8/2006Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998 - 11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001 - 8/2006)
- 1/2000 - 6/2006Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV
- 5/2002 - nayĐại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV, XV
- 6/2006 - 7/2011Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh
- 1/2011 - nayTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, XIII; Bí thư Quân ủy Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (từ 2/2013) (nay là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực); tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương (từ 8/2016); Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, nhiệm kỳ 2016-2021 (23/10/2018 - 2/4/2021); Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (2019-2022)
- 2/2/2023Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huy hiệu 55 tuổi Đảng
- 18/7/2024Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng vì có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc
- 19/7/2024Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.
https://vietnamnet.vn/tieu-su-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong.html
1.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ chín, khóa XIII, tháng 5/2024. |
Ngày 18/7, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn số 10610-CV/VPTW gửi các cơ quan thông tấn, báo, đài và Ban Tuyên giáo Trung ương Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Công văn nêu rõ: Thời gian qua, theo yêu cầu của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Tổng Bí thư.
Đến nay, do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để đồng chí Tổng Bí thư tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII, trước mắt Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.
Bộ Chính trị kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tăng cường đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu quan trọng, toàn diện mà đất nước ta đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra; giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo tốt đời sống tinh thần, vật chất cho Nhân dân.
https://nhandan.vn/thong-bao-cua-bo-chinh-tri-ve-tinh-hinh-suc-khoe-cua-dong-chi-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-post819771.html
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.